lịch sử việt nam
Bức Tranh Biết Nói
Ở nước ta, có sấm Trạng Trình, nói trước các sự kiện lịch sử sẽ xảy ra trong tương lai. Vì cách diễn dịch khác nhau nên không ai đoán trước được sự vìệc sẽ diễn tiến. Khi xong rồi, ai bàn lại các việc ấy thì đều đúng như lời Sấm nói. Nhưng đó là những câu sấm, chưa có bức tranh nào nói trước các sự việc sẽ xảy ra trong nước. Ở Nhật, gần đây, xảy ra bao tai họa thảm khốc; nào là động đất, sóng thần ..v.v.. Ở Thái Lan, hết sóng thần đến lụt khu vực thủ đô Bangkok .v.v…Không biết ở hai nước này có Sấm hay điều gì, có thể khiến người ta suy đoán trước những dự kiện xảy ra trong nước. Nhưng ở Na Uy, bức tranh “skrik”, phần nào đã làm đúng chức năng này, theo cách diễn ý riêng của người viết.
Ở Na Uy, cách đây khoảng 4 năm, có vụ cướp xảy ra tại Stavanger (ở cuối phía nam). Đây là vụ cướp lớn nhất trong lịch sử hình sự của Na Uy. Bọn cướp, gồm nhiều tên (đủ các sắc dân), có kế hoạch đàng hoàng …và đã bắn chết cảnh sát trưởng, lúc chúng phải đối đầu với cảnh sát. Khi tên đầu đảng nằm tù, bên ngoài, đồng đảng của hắn, đánh cướp bức tranh “Skrik” tại Viện bảo tàng Munch. Chúng dùng bức tranh để đánh đổi với cảnh sát những tin tức cần thiết về vụ án tại Stavanger, nhằm làm giảm sự nghiêm trọng của vụ án này.
Ngày 22.07.2011, vụ nổ tại Phủ Thủ Tướng Na Uy, tại ngay Thủ đô Oslo, làm chết 09 người. Thiệt hại vật chất khá nặng khiến có nhiều ý kiến cho rằng, phải dời Phủ này đi nơi khác; hoặc xây lại mới. Chính thủ phạm, Breivik, ngay sau khi cho bom nổ, đã ra hòn đảo Utøya, giết thêm 68 người nữa. Phần đông nạn nhân là thanh thiếu niên. Đây là vụ giết người có con số nạn nhân lớn nhất, không những tại Na Uy mà hơn hẳn các vụ thảm sát khác, tại các nước khác. Đây là vụ án đầu tiên, được gọi là “khủng bố” tại Na Uy.
Vào thời gian xảy ra vụ thảm sát, vận động viên bơi lội Na Uy, Alexander Dale Oen, đoạt huy chương vàng Thế vận hội, tại Thượng Hải. Oen là một vận động viên tạo thành tích liên tục. 2006, huy chương đồng tại Shanghai. 2008, huy chương bạc tại Beijing. 2011, huy chương vàng tại Thượng Hải. Ole là vận động viên sáng giá của Na Uy, về môn bơi lội trong kỳ Thế vận mùa hè, sắp tổ chức tại Anh vào mùa hè năm nay. Khi nhận giải tại Thượng Hải, Oen nói, ý như sau: “Tôi bơi với trái tim, không bằng cái đầu. Nếu tôi có thể giúp thêm một ít trong phần ngàn cái vui (chung), điều đó tốt, nhưng đồng thời huy chương vàng cũng không thể làm một điều gì hơn được cho sự việc xảy ra tại quê nhà”.
Oen, lúc lãnh giải huy chương vàng Thế vận Hội, bức ảnh được chụp khi đó cho thấy, anh ta, với nét mặt buồn, đã nâng cao lá cờ Na Uy, được khâu trên ngực áo khoác, để tưởng niệm những nạn nhân của cuộc thảm sát ngày 22.07.2011, tại Na Uy. Rõ ràng, khác với các động viên khác, khi lãnh giải, thường đề cập đến những thành tích của mình trước đây, hoặc có những tuyên bố đầy tính, huênh hoang, tự hào. Con người nồng ấm tình cảm đó đã chết vào ngày Thứ ba 01.05 vừa qua, tại Mỹ, sau cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Thế vận Hội mùa hè sắp tới tại Anh.
Trang 28-29, phần thể thao, báo Aften Posten, Thứ tư 02.05.12, tràn ngập những chia buồn và hình ảnh lá cờ Na Uy tại khu vực tổ chức Thế vận Hội trượt ván trên tuyết, khu vực Sogn, Thủ đô Oslo. Một người nào đó, đã viết chia buồn trên lá cờ: “Hãy yên nghỉ, Alexander. Anh đi vào lịch sử như huyền thoại”. Vận động viên các môn tự do viết trên Twitter : “Thể thao không có ý nghĩa gì. Tất cả đều không quan trọng. Chúng ta đã mất Alexander. Anh ra đi quá sớm”. Thủ Tướng, Jens Stolenberg, viết: “Alexander Dale Oen là một vận động viên lớn của một đất nước nhỏ. Những suy nghĩ của tôi hướng về những bạn bè và gia đình của anh ấy”. Những chia buồn khác, tuôn trên các phương tiện truyền thông xã hội, đã làm đầy hai trang báo này.
Giống như câu nói trong bài viết của Mette Bugge, ký giả, chủ bút phần tin tức thể thao, báo Aften Posten. Câu nói được viết: “Alexander Dale Oen đã cảm động rơi nước mắt khi nhận huy chương vàng tại Thượng Hải. Anh ấy biết rằng, cái huy chương lịch sử này không thể giúp gì những người bị ảnh hưởng bởi cuộc thảm sát ngày 22.07, nhưng có thể làm giảm phần nào sự đau đớn của đất nước”. (Lưu ý rằng: Oen 23 tuổi, người Na Uy đoạt huy chương bơi lội đầu tiên tại Thế vận hội).
Sự đau đớn, ở khía cạnh nào đó, đã giảm xuống (?)... khi bức tranh “Skrik” của danh hoạ Na Uy, Edward Munch, đã được bán đấu giá tại Nữu Ước, tối hôm qua, 02.05.12. Bức tranh “Skrik” có nghĩa là “tiếng thét”, với hình ảnh chủ yếu trong tranh là một người, hai tay úp vào hai tai, mặt như hốt hoảng, sợ hãi với những gì chứng kiến trước mắt, miệng há hốc như những nỗi kinh sợ không còn giữ được trong đầu!!...
Petter Olsen, kẻ bán bức tranh này với giá 107 triệu đô la (nơi bán đấu giá được 12 triệu tiền huê hồng, người mua trả tổng cộng 119 triệu đô la. Giá bán đã tạo nên kỷ lục bán tranh đấu giá trên thế giới. Tranh của Picasso được bán vào năm 2006 chỉ với giá 106,5 triệu đô). Ông ấy muốn bán đi vì bức tranh đã tiên đoán những điều tệ hại cho đất nước Na Uy …hay chỉ vì lợi lộc riêng. Có lẽ lý do sau đúng hơn, khi ông nhấn mạnh: “Munch vẫn tiếp tục đóng một vai trò đáng kể trong cuộc sống của tôi, và với dự án tranh Munch của riêng tôi, tôi sẽ chú trọng hơn về cuộc sống và tình yêu”.
Bức tranh không nói lên điều gì được xem là, như tiên đoán những điều không tốt cho đất nước Na Uy. Người mua đã làm bức tranh trở nên nổi tiếng. …và gián tiếp làm danh tiếng của nhà Hội họa Munch cao thêm. Sự việc này làm Na Uy trở thành một quốc gia được nhiều người biết đến hơn, như họ đã biết đến tên các cầu thủ bóng đá, Ole Gunnar Solskjær, Tore Andre Flo ..v.v.. Có thể họ biết về Na Uy như thế, còn hơn biết Na Uy là một trong những nước viện trợ khá nhiều cho các quốc gia khác. Gần nhất là cho Hy Lạp mượn một số tiền khá lớn, không tính lãi, trong nhiều năm.
Cuộc sống chứa đầy những mâu thuẫn. Cái chết đột ngột của Oen là nỗi đau buồn nặng trĩu của gia đình Oen và đất nước Na Uy, nhưng với các vận động viên đối thủ, tin Oen mất đã làm họ nhẹ lo hơn..??. Cũng như vụ án Breivik, nếu thủ phạm bị kết tội nặng nề, đó có thể là niềm vui của những người Hồi giáo cực đoan, nhưng đó cũng có thể phần nào là điều bất lợi đối với một số nhỏ bảo thủ, những người không chấp nhận sự nhập cư của những giống dân ngoại quốc.
Người được vẽ trong tranh "Skrik" chỉ thét lên (skrik) vì nỗi sợ hãi cùng cực. Nếu người đó có thể nói được, câu nói ấy có thể là: "*Tại sao tòa án đã dành cho can phạm quá nhiều thời gian để nói về việc thảm sát của hắn ta ..." nhưng, câu đó cũng có thể là "Vì sao đất nước Na Uy trong thời gian gần đây lại nhận chịu nhiều sự việc không hay !!!...
Đặng-Quang-Chính @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử