lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Bút Xuân Trần-Đình-Ngọc

Chuyện Chử-Đồng-Tử Với Nàng Tiên-Dung

1, 2, 3, 4

(Phóng tác từ dã sử Việt Nam)

...

Anh Chử ngạc nhiên sao bố lại rõ nguồn cơn của mình đến thế. Quả thực, ít lâu nay, anh thường ghé thăm ông bà Hàng và cô Trinh - cô con gái độc nhất của ông bà - và có mớ tôm cá nào ngon, anh cũng chia ra đem kho nấu cho bố ăn  một ít, còn một ít đem biếu ông bà Hàng.

Anh để ý thấy cô Trinh thường hay giúp đỡ anh bán tôm cá, dùng tiền đó đong gạo, mua muối, mua rau cải giùm anh hoặc có lần nàng tới lều phụ anh thổi cơm, kho cá. Cô có tài làm bếp nên nồi cá trê kho tiêu với lá gừng và tô canh cá chuối (lóc) nấu với rọc mùng, cà chua và trái nhót lần nào cũng được hai cha con ông Chử phù Vân khen hết lời.

Ðám trai làng nhiều anh cũng ngấm nghé cô Trinh nhưng cô không thân thiết với ai mặc dù họ cố làm thân và lấy lòng ông bà Hàng.

Nhưng đối với anh Chử lại khác. Có cái bánh rán, phong bánh khảo, cái kẹo gừng, kẹo lạc, kẹo bột hay thứ gì ngon ngon, quả hồng, quả cam vườn nhà cô cũng để phần anh. Vài ba hôm anh không ghé chơi là cô đã thấy nhớ, cô ra lều hỏi thăm hai bố con anh Chử dăm ba câu bâng quơ rồi về. Chỉ có thế nhưng cô rất thỏa mãn. Trong lòng cô gái ngây thơ, chân chất ấy hình như có một cái gì lạ lạ, say say, len lén đi vào mà ngày nay người ta gọi là tình yêu.

Anh Chử Đồng Tử mỉm cười với bố, đang tính nói:

“Sao bố tài quá vậy! Bố biết rõ cả người yêu của con!” thì ngay lúc đó, ông Chử Phù Vân trợn trừng đôi mắt, nấc lên vài cái rồi thở hắt ra. Hồn ông đi kiếm bà vợ đã hai chục năm không gặp.

Anh Chử vuốt mắt cho bố, xong ngồi ôm xác bố khóc ngất. Anh thương bố quá. Cả đời bố chưa được hưởng điều gì sung sướng. Góa vợ từ lúc còn rất trẻ, ở vậy nuôi con mặc dầu trong làng cũng có vài người đàn bà góa trẻ thương ông, muốn làm bạn với ông và giúp ông nuôi đứa con côi cút. Nhưng ông cương quyết từ chối vì sợ cái cảnh:”Anh ơi! Con anh, con em nó đánh con chúng ta!” nhức đầu, nhức óc, điếc tai hàng xóm.

Qua hai ngày để bố nằm trong lều và thương khóc bố, sáng ngày thứ ba, anh Chử lấy đá chận cửa lều đàng hòang.  Anh Chử lấy đỡ một mảnh thân chuối bện dây che đỡ phần thân thể, xong đi xuôi xuống đụn cát cách nhà khoảng một đỗi ngắn (ước khoảng hơn cây số; lúc đó chưa có thước tấc gì cứ gọi là một quãng xa xa, một đỗi. Còn các vật ngắn thì bằng một, hai, ba con sào; cao bằng đầu người, hai, ba đầu người, bằng ngọn cau, ngọn tre v.v...)

Anh dùng con dao đá dài khoảng một cánh tay và một tấm ván nhỏ, đào một cái lỗ rộng rãi một người nằm, sâu khoảng chiều cao một người cho thú vật khỏi đánh hơi thấy. Nếu chôn nông, thú sẽ  bới ra ăn thịt, tha xác đi.

Xong anh, cũng vẫn chỉ mình anh, về lều cõng bố lên vai, vừa đi ra mộ huyệt vừa khóc.

Từ khi có loài người ( Theo “The Penguin Atlas of World History” thì con người đã có từ 2.6 triệu năm và có tên là Australopithecus (tên đặt do nhà bác học Raymond Dart, người tìm ra thuyết này đầu tiên vào năm 1924 tại Taungs, Tranvaal), chưa có đám ma nào bi hùng và cảm động bằng đám ma của ông Chử Phù Vân do chính con trai duy nhất của ông là Chử Đồng Tử lo liệu.

Hai thân người trần truồng, người cõng và người được cõng, da sạm đen cháy nắng vì cái nắng nhiệt đới, cả hai tóc đen dài xuống đến ngang lưng, râu quai nón uy nghi và hùng dũng. Ông già tóc và râu đã điểm sương, chết nhưng vẻ mặt bình thản, hình như đang nhếch một nụ cười. Một nụ cười hài lòng và tự tại. Cũng có thể là một nụ cười hãnh diện, hãnh diện vì đã làm hết bổn phân một con người và hãnh diện vì có một đứa con thương bố hết lòng, một đứa con kiêu dũng, đầy anh hùng tính.

Chử Đồng Tử, tay phải chống một cây gậy tre tươi còn cành lá anh mới chặt, tay trái  đỡ lấy hông bố cho khỏi tuột. Ngang đầu anh là một sợi dây chuối cột ngang để anh luôn nhớ rằng bố anh đã mất. Có lẽ vì vậy sau này nhiều người Việt chúng ta bắt chước anh, chít khăn trắng trên đầu để tang bố mẹ và người thân. Từ nay, sợi dây chuối này sẽ ở trên đầu anh cho đến ngày mãn tang, ba năm sau. Không, với anh Chử, nó sẽ ở mãi mãi vô kì hạn vì lòng thương vô tận của anh đối với bố.

Anh không báo tin cho xóm giềng, quen biết, ngay cả ông bà Hàng, cô Trinh và vợ chồng người chú họ xa nên trước sau  chỉ có mình anh, nhưng không vì thế mà thiếu tiếng khóc thương người quá cố, một thói quen cần thiết thời đó và cả sau này của dòng Việt đến nỗi những gia đình không đủ người khóc phải thuê những người chuyên khóc mướn.

Cõng bố một quãng, anh phải nghỉ mệt. Thực ra, anh dư sức cõng một người đi từ lều vào khu chợ Bài (cũng khoảng cây rưỡi bây giờ) và cõng trở về lều , hai lần như vậy dù người to béo và nặng. Anh có tiếng khoẻ trong làng.

Nhưng anh chóng mất sức vì vừa đi vừa thổn thức khóc thương bố. Anh không muốn chôn cất bố ngay, muốn để bố trong lều ít bữa nữa nhưng e kiến ngửi mùi người chết tới bu và thú dữ đi qua mò vào tha đi lúc anh không có nhà. Anh vẫn phải đi săn thú hoặc đánh cá lấy thực phẩm cho mình hằng ngày.

Dù muốn kéo dài thời gian ở bên bố, anh Chử, cuối cùng, vẫn đến mộ huyệt. Ðặt bố nằm trên miệng huyệt, anh lai ngậm ngùi ôm xác bố khóc đến khản tiếng. Chỉ có hai cha con, giờ này còn lại mình anh, lấy ai là người sớm tối chuyện trò, chia vui sẻ buồn, an ủi nâng đỡ tinh thần và dù chưa được đi học, anh Chử cũng hiểu chẳng ai có thể thay thế bố anh được.

Anh có thể có cô Trinh hoặc một cô khác để làm vợ và bố mẹ cô nhưng chẳng ai thương yêu anh như bố anh và có địa vị độc tôn trong trái tim anh như bố anh.
Trời đã ngả chiều. Ánh nắng đẩy bóng hàng cây chạy dài ra xa. Chim chóc ríu rít bay ngang gọi nhau về tổ. Dẫy núi gần mé Ðộng Đình hồ phản chiếu ánh hoàng hôn rọi lên tím ngắt. Ðàn vạc bay lưng trời gọi nhau:”Vạc, vạc” nghe thật buồn và xa vắng.

Anh Chử biết đã đến lúc. Anh gạt nước mắt cõng bố lên vai thận trọng đi lại phía cuối huyêt, nơi đó anh đã đào lài lài để cõng bố đàng hoàng đi vào chính huyệt.

Anh đã nghĩ ra cách đó vì chỉ có một mình. Nếu có dăm người thì dùng giây thòng xác xuống và rút giây lên.  Còn mình anh, chỉ có cách đẩy xác xuống, nhưng làm thế anh không đành lòng. Xác bố anh sẽ bị co quắp, rơi cái “ịch” như cục đất từ một bờ cao. Anh đã nghĩ ra lối đi lài lài này nhưng cũng phải mất thêm một khoảng thời giờ gần bằng đào thêm một lỗ huyệt khác.

Chử Ðồng Tử, một lần nữa, vuốt mặt, vuốt tay chân cho bố. Mái tóc bố hơi rối. Anh lấy năm đầu ngón tay cào trên tóc cho suông đuột. Anh nhìn kĩ mặt bố, cúi xuống hôn vào hai bên má bố. Lại khóc. Nước mắt của anh lã chã rớt xuống tấm thân già đã lạnh giá.

Chợt nhìn vào phần giữa thân thể của bố, anh nhớ lại lời dặn:”Cái khố.” Cái khố hiếm quí hơn bất cứ vật gì anh có. Hơn cái giậm. Hơn cái cần câu. Hơn cái nơm. Hơn cả con dao đá vì anh có thể đẽo một con dao khác. Cái khố là kỉ niệm của bố anh cho anh. Nhìn thấy nó là nhìn thấy bố vì anh, bố anh và nó đã chẳng là ba người bạn đồng hành thân thiết trong thời gian dài hay sao? Cái khố cũng là vật vô giá vì ngoài nó, bố con anh còn cái gì đáng giá đâu.

“Bố dặn đừng chôn kẻo phí!”

Anh lẩm bẩm nhắc lại lời bố. Thực tình anh cũng thấy phí vì không có nó, anh chẳng đi đâu được, mò giậm, săn thú cũng như ra chợ. Ấy là mỗi khi ở sông hồ hoặc ở biển, cứ thấy người là anh phải trầm mình xuống nước chỉ để lộ cái đầu để thở. Nhất nữa, có cái khố anh còn muốn lân la ghé nhà ông bà Hàng gặp cô Trinh, cô thôn nữ anh cảm thấy nhớ nếu vài ngày không gặp. Bện bẹ chuối coi tệ quá, nó tố cáo sự nghèo nàn. Nó cho người ta nhìn xuyên suốt cái nghèo của anh. Và chắc hẳn là một ấn tượng không đẹp mấy. Với ai chứ với Trinh, anh không muốn để nàng biết anh nghèo, quá nghèo. Nếu gia tư khá khá, anh nghĩ, có lẽ anh đã có nàng để nâng khăn sửa túi lâu rồi.

Chử Ðồng Tử nghĩ đến đó thì thừ người ra. Phải, đóng cái khố này thì lịch sự hơn bẹ chuối rất nhiều và dễ nói chuyện với Trinh hơn. Ðàng nào bố cũng mất rồi, đâu còn biết gì nữa. Mình đang cần mà đem chôn khố với bố thì phí quá. Bố cũng dặn đi dặn lại đừng chôn khố. Biết bao lâu mới sắm lại được một cái khố ngon lành như thế này?

Anh Chử tặc lưỡi, anh đành liều mạng. Vả cũng là lời bố dặn. Lần tay xuống dưới thân thể bố, anh nắm được hai sợi giây buộc để cởi nó ra. Vừa cởi xong sợi giây, anh cảm thấy có cái gì lạnh lạnh ở sau gáy bèn nhìn lên miệng huyệt: hai con chó sói khá to lông khoang đen trắng, hau háu đôi mắt thèm thuồng, há miệng nhỏ rãi đứng nhìn xuống bố anh. Ý chừng chúng đã quen bới mộ huyệt để ăn thịt người. Chúng là những con sói thành tinh, đêm đêm tru lên rất dễ sợ. Có thể chúng đã thấy anh từ lúc anh mới tới đây.

Quyết định hành động lóe ra trong đầu anh như tia chớp. Anh Chử quơ lấy cây tre làm gậy chống lúc nãy, anh vụt đứng lên và phóng lên khỏi miệng lỗ. Vừa chạm chân xuống đất, anh quơ cành cây phạt ngang một cái. Một con luồn được còn con kia ngã bổ chửng bị anh Chử quất  thêm một cái ịch như trời giáng vào lưng. Nó đau quá tru lên thảm thiết, nằm quay lơ ra.

Nhưng khi anh Chử chồm tới tính bồi thêm một cái nữa chấm dứt cuộc đời của nó thì anh kịp nghĩ lại và chùn tay. Bố mất còn nằm đó, lại giết thêm một sinh vật thì không nên. Nó cũng là một sinh vật như anh, như bố anh, cũng cần đồ ăn để sống, thấy mồi nhào tới là lẽ đương nhiên, những con chó hoang không chủ này. Anh đói anh cũng kiếm mồi, huống hồ nó. Nên tha cho nó.

Con chó nằm dưới đất chỉ chờ mấy giây chùn tay của anh Chử. Nó nhổm lên, cố sức phóng đi với tiếng kêu ăng ẳng, chát chúa. Con kia thoát được đã ra khỏi vòng vây một khoảng xa, đứng nhìn lại con bạn, sủa phụ họa.

Vậy là vì bố, anh Chử đã phóng sinh một con chó sói.

Anh Chử lại trở xuống mộ huyệt. Anh vừa đi được mấy bước thì kìa, môt con gấu đen to như ông hộ pháp gác cửa chùa đang lừng lững đi tới. Nó còn cách anh Chử một khoảng vài chục con sào. Chắc là nó đã nhìn thấy anh Chử và hai con chó trong cuộc đựng độ vừa qua. Thịt người thật tốt mà thịt chó cũng thơm đối với nó.

Anh Chử ngó quanh tìm một món võ khí khả dĩ đương đầu với con gấu khá to này. Con dao đá anh để nhà vì hơi nặng. Vả lại, lúc cõng bố đi chôn, anh đâu có ngờ gặp gấu lớn như thế này. Phải như không có xác bố, mình anh tay vo cũng có thể quần thảo với nó nửa ngày, kì cho nó mệt, anh bắt sống. Nhưng còn ông cụ nằm kia. Cách nào anh cũng không để nó đụng vào ông cụ.

Con gấu đánh hơi người ở trong huyệt. Nó gầm lên mấy tiếng thật lớn để uy hiếp tinh thần đối thủ, rồi nó xông thẳng đến với khí thế hung hãn vô cùng. Nó đi bằng hai chân sau như người, hai cánh tay vươn dài sẵn sàng túm bắt, mõm lởm chởm hai hàm răng nhọn trắng nhởn với bốn cái răng nanh mọc dài như răng quỉ Dạ xoa. Hai con mắt đỏ ngầu, nó đã thèm thịt khát máu điên cuồng xông đến mục tiêu bất kể nguy hiểm.

Anh Chử đứng án ngay trước mộ huyệt. Anh biết anh phải sống mái với nó phen này. Cây tre  anh dùng quật con chó lúc nãy đã gẫy đôi, vả lại, cái cây bằng cườm tay đó với con gấu này không bõ phủi bụi cho nó.

Bất thần, còn chừng khoảng ba thước, con gấu lao cả cái thân mình nặng nề của nó vào anh Chử, một đòn độc của loài gấu, đối phương khó thoát, nhất là những thú vật nhỏ như hươu nai, chồn cáo. Ðàn bà, trẻ nít bị món võ này càng dễ vong mạng. Nguyên sức nặng dăm trăm cân của nó đè lên cũng rụn xương.

Nhưng nó hoàn toàn không ngờ. Ðà lao của nó đang mạnh như vũ bão vậy mà “huỵch” , cú đá nặng trăm cân của anh Chử vụt thần tốc vào ngực nó như trời giáng. Nó té bổ ngửa. Cả cái thân hình nặng nề của nó đổ sầm xuống như vạt núi lở. Anh Chử cũng té nhoài. Một bên đùi và một cánh tay của anh bị nó vươn ra cào bật máu, hằn sâu vết những móng sắc của nó. Anh Chử xúyt xoa đau nhưng cái đau càng làm anh nổi hung thêm. Anh quyết phải hạ nó cho bằng được. Vả lại, anh chẳng còn con đường nào khác.

Con gấu bị cú bất ngờ, nó không dám coi thường đối thủ nữa. Nó gầm lên và nhỏm dậy ngay. Nhưng anh Chử nhanh tay hơn. Anh nhảy sát tới bên nó. Dùng hai bàn chân, anh đạp nó chúi xuống, ngồi trên lưng, hai tay nắm lại, đấm những cú thôi sơn như trời giáng vào đầu, vào tai, vào mình, vào cổ nó. Nó vẫn gầm lên như voi gầm, máu từ mõm đổ ra, hai bàn tay hai bàn chân cào xuống, cát đất bụi mù mịt cả lên. Máu từ mõm nó đổ ra văng lên tay chân, lên người anh Chử đỏ lòm.

Anh Chử đã nhìn được điểm sơ hở của nó. Bốc cát, anh tung vào hai mắt nó một nắm lớn. Con gấu không còn nhìn thấy gì, lồng lộn, quờ quạng. Anh đi kiếm một tảng đá lớn, bê lại, cứ thế anh giáng xuống đầu, xuống mình nó như giã gạo, cho đến khi nó nằm bất động.

Hạ được con ác thú, anh Chử thấy thấm mệt. Hai bên đùi và bàn chân, bàn tay anh máu chảy rỉ rỉ. Những vết cào sâu vào đùi, ngực, tay, có chỗ mất cả thịt da, lõm xuống, máu ứa ra, đau rát như phải bỏng.

Anh Chử nhìn quanh quất. May quá ở trong bụi có cây thuốc dấu. Anh lại hái một nắm bỏ miệng nhai nhỏ xong đắp vào những vết thương. Kì lạ thay, máu cầm liền mà anh cũng bớt đau.

Quá mệt, anh Chử nằm vật ra trên bờ mộ huyệt, thở dốc. Cách đó không xa là xác con gấu khổng lồ nằm không cựa quậy. Người ta ít thấy một cuộc tranh hùng giữa người và dã thú ác liệt đến thế.

Anh Chử đoán nó đã chết hẳn vì chưa bao giờ anh hạ một con thú lại tàn độc và nhanh chóng như với con gấu này. Có lẽ anh sợ nếu nó thắng thì nó sẽ làm thịt xác ông cụ trưóc. Với lòng thương cha, anh đã dùng hết sức lực và ông Trời cũng cảm thông và phù hộ anh.

Trời đã bảng lảng. Chỉ một lúc nữa là tối hẳn. Tiếng tù và từ khu chợ Bài rúc lên. Người ta báo cho nhau biết sắp tối và nếu ở trong rừng thì liệu mà về kẻo làm mồi cho thú dữ. Tiếng tù và cũng  nhắc nhở thôn dân liệu mà chận cửa nẻo, rút lên nhà sàn, nhất là trẻ em, đàn bà. Cọp, beo, sư tử...hay lợi dụng lúc chạng vạng tấn công người. Mới đây, thôn này đã có hai đứa trẻ bị hại. Cọp đến cõng vào rừng và dù có huy động dân làng đốt đuốc đi tìm suốt đêm cũng vô phương. Sáng hôm sau cha mẹ đứa trẻ ra bờ suối thì chỉ còn hai cái đầu với những vũng máu tươi bê bết trên lối đi.

Nghỉ một lát đã đỡ mệt, Chử Ðồng Tử nhỏm dậy. Tối lâu rồi. Con gấu làm anh mất một khoảng thời gian quí báu khá dài. Anh khát nước vì quần thảo với nó, mồ hôi đổ như tắm. Nhưng anh không dám đi kiếm nước uống; mới đó đã hai con chó và một con gấu đến “thăm” ông cụ. Anh không thể để xác ông cụ đó đi đâu được.

Mảnh trăng hạ tuần treo lơ lửng trên cao, thật xa. Làn gió đêm thổi nhẹ hây hẩy mát. Lại có tiếng tù và và tiếng chó sủa từ khu chợ Bài. Anh Chử đã có định kiến. Anh phải an táng bố cho xong mới trở về lều ngủ. Anh cũng mệt quá rồi.

Quì bên xác bố, anh Chử luồn tay đóng khố lại cho bố. Anh không thể vì cần có khố để gặp người yêu hay bất cứ ai mà nỡ để bố táng trần. Chỉ độc một cái khố trên người khi chết đã là một sự kém cỏi nghèo nàn quá lắm! Anh đâu đành lòng mặc khố cho mình để bố chết trần truồng.

Anh Chử đứng dưới chân bố, quì xuống lậy bố năm lậy, dặn dò như khi bố anh còn sống:

“Bố ơi! Con thương bố quá. Con chẳng muốn rời xa bố nhưng con không thể làm gì hơn. Cứ nghĩ bố phải nằm một mình ở bãi cát hoang vắng này lòng con đau như cắt. Con hứa sẽ ra thăm  bố mỗi ngày, trò chuyện với bố. Bố sống khôn, thác thiêng xin phù hộ cho con mạnh giỏi và thực hiện được một phần những điều bố dặn con, nhé bố!”

Rồi anh vừa khóc vừa lấy mảnh ván nhỏ gạt cát xuống huyệt. Khi đã đầy, anh lại vun cao lên, lấy cành cây đa đánh ghi đầu, chân mộ rồi lững thững về lều định bụng sáng hôm sau sẽ trở ra dùng đất đắp cao thêm cho thành nấm vì cát rời, cứ tuột đi. Anh cũng định sẽ mang theo con dao đá xả con gấu lấy lông làm áo nhưng sáng hôm sau, khi anh trở ra thì xác con gấu đã biến mất. Anh không hiểu có người đến khiêng đi hay nó hồi tỉnh vì chưa chết hẳn?

Từ đó, Chử Ðồng tử sống cô độc một mình, chuyên chú vào nghề đánh cá hay săn thú kiếm ăn. Anh vẫn dùng bẹ chuối và dây bện để che thân. Dù nhớ lời bố dặn, anh không đi tìm gặp cô Trinh ở khu chợ mà ngược lại, ngày ngày lúc rảnh rang, anh ra ngồi bên mộ, kể cho bố nghe những chuyện của anh y như bố anh còn sống đang ngồi nghe anh. Sợi dây chuối thắt ngang đầu để tang bố, anh vẫn mang hằng ngày và khi có được con tôm, con cá ngon, thứ sinh thời bố anh thích là anh nướng lên, đặt trên lá chuối, đem ra đặt trên mộ, khấn vái vong linh bố vể thượng hưởng.

Trong làng có vài gia đình thấy anh nghèo túng, thiếu áo quần bèn sai con đem quần áo tặng nhưng anh từ chối, nói khi nào có đủ tiền sẽ tự sắm.

Cũng có người chê anh là gàn dỏ; bố chết sao không giữ lại khố mà đi đây đi đó, lại đem chôn cho phí đi, rồi ở truồng phải bện dây chuối mà che.

Thực ra, anh Chử không gàn dở; cũng không kém thông minh. Tất cả chỉ vì lòng thương bố. Anh tuy chưa được đi học nhưng không vì thế mà kém sự suy nghĩ. Tư chất thông minh, trí nhớ rất tốt, chỉ có ba người là bố anh và ông bà Hàng biết, nếu có tiền của cho anh ăn học, anh sẽ không thua kém bất cứ ai. Ngay như xử sự của anh lúc mai táng bố đã hơn hẳn nhiều kẻ có địa vị cao trong xã  hội thời đó và ở thế kỉ 21 này.

Anh cũng hay giúp đỡ mọi người, không có tiền của thì bằng sức lực. Năm ngoái, một người làng có thằng con trai mười tuổi đi lạc trong rừng, ba ngày không về. Làng xóm tổ chức đi kiếm nhưng không thấy. Mọi người thất vọng, coi như thằng bé đã làm mồi cho cọp, beo. Anh Chử vẫn một mình đi kiếm và tìm ra thằng bé sau tám ngày tìm kiếm trong một cái động khỉ. Cha mẹ đứa trẻ đưa vải vóc, lợn gà đến trả ơn nhưng anh không nhận.

Tính tình anh Chử từ ngày bố mất cũng thay đổi. Trước kia anh còn có bạn là mấy trai làng cùng đi mò giậm bắt cá, săn thú, học võ... Nhưng từ khi Chử ông mất, anh chẳng giao dịch với ai, anh tịnh khẩu cả ngày. Anh chỉ còn duy nhất một người bạn thiết là Trinh vì Trinh thường giúp đỡ việc mua bán và an ủi khi anh quá buồn khổ.

Ngày ra ngoài kiếm sống, tối về lều chận cửa ngủ, mỗi ngày đều ghé viếng mộ cha, đời sống của Chử Ðồng Tử lặng lẽ trôi trong giản đơn và bình lặng.

(còn tiếp)
Xuân Vũ  TRẦN ĐÌNH NGỌC
Trích Tuyển tập “Tình Mẹ Con” Đông A xb 2009

1, 2, 3, 4

Xuân Vũ Trần-Đình-Ngọc @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site