lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Trí-Lực

Trí-Lực

Hồi Ký

Bao Nỗi Tang-Thương

hoa sen

In lần thứ hai năm 2012

Mục Lục

Lời giới thiệu
Thay lời tựa
1. Mái chùa xưa 
2. Chinh chiến và sự chia lìa
3. Ngày hội ngộ và những hệ lụy của nhà sư
4. Vị pháp vong thân
5. Sự đàn áp bởi bạo quyền cộng sản
6. Nhà sư viên tịch
7. Cuộc tuyệt thực và lễ trao chúc thư
8. Phục hoạt Giáo hội
9. Cảnh lao lung
10. Lá rách đùm lá nát
11. Trước vành móng ngựa
12. Trại giam Z30A Xuân Lộc
13. Kiếp lao ngục đọa đày

14. Án lệnh quản thúc
15. Trở về quê cũ 
16. Cuộc đàn áp nước lũ
17. Lánh nạn tại xứ Chùa Tháp
18. Cao ủy tỵ nạn Liên Hiệp Quốc phỏng vấn
19. Được hưởng quy chế tỵ nạn
20. Những mối âu lo
21. Mật vụ cộng sản bắt cóc
22. Bị cưỡng bức hồi hương
23. Biệt tăm
24. Dã tâm cộng sản
25. Đàm phán với bị can
26. Trò hề xét xử
27. Bến bờ tự do            
Phụ Lục

14

Án lệnh quản thúc

Ngày 13 tháng 2 năm 1997, cán bộ trực trại dẫn tôi vào văn phòng ban giám thị để làm thủ tục mãn án. Cầm tấm giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, bên dưới có ghi thêm dòng chữ: “ Quản chế 5 năm sau khi mãn hạn tù, tước quyền bầu cử…’’, tôi thầm nghĩ rằng, mình sắp rời khỏi trại giam Xuân Lộc, gọi là được trả tự do, song thật sự là cuộc đời mình bắt đầu bước chân vào một nhà tù lớn. Nhà tù này tuy không có cửa khóa bịt bùng, bên ngoài không có hàng rào điện tử để báo động khi có người trốn trại, mà chính quyền cộng sản Việt Nam đã lấy nhà chùa biến thành nhà tù, như họ đã từng giam giữ Hòa thượng Thích Quảng Ðộ ở Vũ Ðoài, tỉnh Thái Bình; Hòa thượng Thích Huyền Quang ở chùa Hội Phước, tỉnh Quảng Ngãi; Thượng tọa Thích Liễu Minh ở một ngôi chùa làng hẻo lánh thuộc tỉnh Tiền Giang v.v… Nhà tù lớn này luôn luôn có công an ngoại tuyến rình rập, theo dõi; mỗi tháng phải đi trình diện, đi đâu xa thì phải xin phép, đủ chuyện trên đời. Ðang miên man nghĩ ngợi, chẳng mấy chốc tôi đã ra đến ngã ba ông Ðồn, rồi đón xe trở về thành phố.

giấy chứng nhận

Theo giấy ra trại, tôi về lại chùa Pháp Vân, đến trình diện công an phường 18, quận Tân Bình và tiếp tục thi hành bản án quản chế 5 năm.

Mặc dầu tôi đã gửi đơn yêu cầu được trở về lại chùa Liên Hoa, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai; hoặc là chùa Hoa Nghiêm, thôn Ðại Ninh, xã Ninh Gia, huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng; là hai nơi tôi trú trì trước đây, thế nhưng vẫn không được chính quyền giải quyết, cho nên tôi đành phải làm thủ tục tạm trú ở đây, có sự bảo lãnh của Hòa thượng trú trì Thích Thật Trí.

Một buổi sáng nọ, tôi có công việc phải rời chùa khoảng hai tiếng đồng hồ. Khi trở về thì thấy đồ đạc của mình bị vứt ra khỏi phòng, tôi hỏi các chú ở nhà thì được biết, họ chỉ làm theo lệnh của thầy Thích Phước Trí ở chùa Vạn Phước, người tạm thời trông coi ở đây. Trước tình cảnh này, nếu là một công dân được tự do, thì tôi đã trở về chùa cũ từ lâu. Ngặt nỗi, tôi là tù nhân đang thi hành án lệnh quản thúc của chính quyền, thì làm sao tôi có thể tự ý rời bỏ chỗ này để đi nơi khác khi chưa có lệnh của cơ quan công an thành phố. Tấn thối lưỡng nan, chưa biết phải tính thế nào, tôi bách bộ trước sân chùa.

Ðứng dưới bóng cây mai, tôi nghiêm trang nhìn nấm mộ cố Thượng tọa Thích Thanh Văn, cựu giám đốc trường Thanh niên phụng sự xã hội, bên cạnh những nấm mộ của nhiều cựu tác viên bất hạnh, đã bị Việt cộng ném lựu đạn gây tử thương trong lúc sinh hoạt và làm công tác ở đây vào khoảng thập niên 60. Bất chợt tôi nhớ lại và cất tiếng ngâm nga bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của thiền sư Chánh Thống, hiệu Bích Phong, chùa Quy Thiện, Huế:

Do lai duật bạng cửu tương trì,
Ðể sự tang thương vị liễu kỳ.
Bán chẩm Hoàng lương kinh mộng hậu,
Tiền trần hồi thủ sự giai phi.

Tạm dịch:

Cò hến giằng co gẫm nực cười,
Bể dâu dồn dập mấy phen rồi.
Kê vàng nửa gối bừng đôi mắt,
Còn mất hơn thua cũng chuyện đời.

bài thơ tứ tuyệt

Bỗng phía ngoài cổng chùa có tiếng xe gắn máy chạy vào, thì ra, công an phường 18 quận Tân Bình đến gửi giấy mời, rằng tôi phải có mặt tại trụ sở Ủy ban phường 18 ngay bây giờ để làm việc.

Tôi đến trụ sở Ủy ban nhân dân phường theo giấy mời, ông chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường tiếp tôi. Sau vài câu thăm hỏi xã giao, ông ấy chậm rãi đi đến bàn giấy lấy một xấp hồ sơ và tài liệu của Viện Hóa Ðạo - Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất - ông mang đến để trước mặt tôi rồi hỏi:

- Ðây là những tài liệu mang nội dung chống phá nhà nước, có phải của thầy cất giữ hay không?

Tôi thản nhiên hỏi lại:

- Thế cơ quan an ninh của các ông tịch thu các giấy tờ này ở đâu mà bảo rằng đó là của tôi?

- Sáng nay, thầy Phước Trí là người đang nộp đơn xin chúng tôi hợp thức hóa trú trì chùa Pháp Vân thay thế Hòa thượng Thích Thật Trí nay đã già yếu, thầy ấy tự động sai người mang những tài liệu giấy tờ này ra giao nộp chính quyền, bảo rằng những thứ này lấy ở trong kệ sách của thầy Trí Lực.

Nói xong, ông ấy bèn đi ra ngoài vì có ai chờ đợi việc gì đó nảy giờ.

Còn lại một mình trong phòng, tôi tập trung suy nghĩ sẽ đối phó sự việc này như thế nào? Bỗng nhiên, một viên công an phường bước vào, hình như ông ấy tỏ vẻ có thiện cảm với tôi. Ông ta nói:

- Thầy nên phủ nhận là hơn.

Tôi hỏi ngay:

- Ông nghĩ thế nào, tại sao thầy Phước Trí cố tình làm hại tôi như vậy?

- Cũng dễ hiểu thôi, thầy ấy muốn chùa Pháp Vân không dính dáng gì đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để lấy điểm tốt với chính quyền, đó cũng chỉ là một cách lập công.

Rồi viên công an này còn cho tôi biết thêm, trong thời gian tôi ở tù, thì ngoài này thầy ấy đã lo quà cáp để vận động chính quyền địa phương không đồng ý cho tôi trở về chùa Pháp Vân sau khi mãn án tù, mà sẽ chuyển đi quản thúc ở một nơi khác.

Tôi cười và nói:

- Hèn gì ngày tôi đến trình diện, ông  trưởng công an phường ngạc nhiên bảo rằng, sao tôi lại về đây? Tôi trình giấy ra trại và trả lời rằng, tôi đâu có biết, trong giấy ghi tôi về trình diện ở đâu, thì tôi phải đến trình diện ở đó.

Ông ấy mỉm cười thông cảm gật đầu chào tôi rồi đi ra. Một lát sau, ông Chủ tịch Mặt trận phường trở vào tiếp tục làm việc với tôi. Uống xong cốc nước, ông ấy chậm rãi nói:

- Sao, thầy vừa mới đi cải tạo về mà lại còn ngoan cố lưu giữ tài liệu chống phá cách mạng, như vậy là vi phạm pháp luật và có thể bị truy tố ra tòa.

- Tôi hoàn toàn phủ nhận. Tại sao các cơ quan an ninh không ra lệnh khám xét chỗ ở của tôi để lập biên bản thu giữ, gọi là biên bản phạm pháp quả tang rồi xử lý. Trong các tài liệu đó có chữ ký của tôi hay không? Có bút tích của tôi hay không? Nếu có thì tôi sẽ chịu trách nhiệm hình sự. Nhân đây, tôi cũng xin báo cho chính quyền biết, sáng nay, thừa dịp tôi đi vắng, thầy Phước Trí đã sai chúng điệu vứt hết đồ đạc và giấy má của tôi ra khỏi phòng, tôi sẽ làm đơn tường trình sự việc, yêu cầu chính quyền giải quyết cho tôi trở về chùa cũ của tôi.

Một lát sau, ông ấy bảo tôi ra về và hãy chờ ý kiến cấp trên.

Tôi trở về rồi vội vàng đi đến chùa Long Vĩnh, đường Lê Văn Sĩ, quận 3. Hôm nay là ngày giỗ cố Hòa thượng Thích Thiện Minh, ngày mà gần hai mươi năm trước, chính quyền cộng sản đã tra tấn ngài đến chết một cách đau thương trong ngục tù. Trang nghiêm trước di ảnh của ngài, tôi thắp hương tưởng niệm và chí thành đỉnh lễ Giác linh.

Mặc dù tôi đã làm đơn gửi đến bộ Công an ở Hà Nội trình bày sự việc, yêu cầu cơ quan thẩm quyền giải quyết tình trạng của tôi. Tôi mong ước được trở về chùa cũ hay một nơi nào đó để tiếp tục thi hành án lệnh quản thúc. Thế nhưng hoàn toàn vô vọng, chẳng thấy họ hồi âm. Theo pháp lý, tôi không thể nào tự ý rời bỏ nơi chỉ định cư trú khi chưa có ý kiến của cơ quan chủ quản là PA38, công an thành phố. Thế nên, suốt cả tháng trời, tôi đành phải trải chiếu gối ngủ ở hiên chùa, đêm đêm ngắm nhìn trăng sao đầy trời bao la cao rộng, nhiều lúc cũng gặp cảnh gió lộng mưa chan. Ðến thế là cùng, tôi trở thành một người tù không có buồng giam.

cải cách ruộng đất

Cảnh đấu tố trong thời kỳ cải cách ruộng đất

Sở dĩ tôi ghi lại sự việc này, một quá khứ dở khóc dở cười, pha lẫn chút oái oăm, không phải tôi có ý oán hờn trách móc ai, mà chính là tôi muốn nói lên bản chất của chế độ cộng sản. Bản chất ấy có thể sản sinh ra những con người đối xử với nhau một cách cạn tàu ráo máng: con tố cha, vợ tố chồng, anh tố em, trò tố thầy… Chủ nghĩa cộng sản vốn mang bản chất tựa hồ loài bọ ngựa, chúng có thể cấu xé, nhai nuốt hoặc tàn hại đồng loại mà không chút thương tâm. Làm sao mà trong tình đời nghĩa đạo với nhau, lại có những người nhẫn tâm đặt bút ký tên thỉnh nguyện, đề nghị chính quyền cộng sản đưa những người đồng hội đồng thuyền với mình phải chịu cảnh lưu đày biệt xứ, còn đâu là tình cốt nhục Linh Sơn? Làm sao mà hàng hậu bối có thể đi tố giác với thế tục quyền những việc làm chính đáng của thầy tổ mình, mà việc làm ấy đúng thật là đại nghĩa, vì sự sống còn của Giáo hội truyền thống, được truyền thừa bởi lịch đại Tổ sư?

nạn nhân cộng sản

Trí-Lực @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site