lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Tin Tức Thời Sự Việt Nam Quốc Tế 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Câu Chuyện Tố Cáo

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18

Thư Tố Cáo 2

...

Gặp vợ, tôi mới biết được tình hình bên ngoài. Cơ sự bắt đầu từ bức Thỉnh Nguyện Thư mà tôi in ra rồi để quên lại tại khách sạn Bưu Điện khi chuyển sang khách sạn Tony (ngày 9/11/2009, theo đề nghị của ông Triết). Các nhân viên khách sạn chuyền tay nhau đọc rồi đem báo Công an. Chính vì thế, Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Công an Quảng Trị đã  báo ra Bộ Công an và lập hồ sơ theo dõi tôi. Do trong lực lượng Công an có nhiều phe nhóm khác nhau, nên mặc dù phần lớn sỹ quan cao cấp đều biết đến vụ việc, đều muốn tham gia nhưng không phải ai cũng được tham gia vào (như tôi đã trình bày trong Nhật ký). Ông Triết mới chỉ lôi kéo được 3 (ông Ngô Văn Tiếu, Giám đốc; ông Ngô Quận, Phó GĐ; ông Nguyễn Thanh Thắng, Phó GĐ) trong số 4 lãnh đạo Công an Quảng Trị (còn một người nữa không tham gia vào là ông Lê Công Dung, Đại tá, PGĐ phụ trách khối An ninh; sau khi ông Tiếu được điều ra Hà Nội vào giữa tháng 12/2009, ông Dung đã lên thay). Ngày 5/8/2008, khi Công an Quảng Trị mời tôi lên làm việc, tiếp tôi là một vị trung tá cảnh sát tên Nguyên, quê ở Hưng Nguyên, Nghệ An, cùng một tay trung uý mà tôi không biết tên (tay này từng cùng một viên cảnh sát của Công an Đông Hà từng mấy lần theo anh cảnh sát khu vực tên là Lê Phước Giải đến nhà tôi để điều tra xem tôi có bị vấn đề ‘thần kinh’ gì hay không; sáng hôm đó tay trung uý này cùng tay cảnh sát Đông Hà kia đã đến tận nhà rồi chở tôi bằng xe máy lên Công an tỉnh làm việc). Cuối buổi làm việc, gần trưa, chính viên trung uý chở tôi về nhà. Gần thời gian tôi bị bắt, người ta không chỉ theo dõi vợ chồng tôi mà cả ông Quận cũng bị theo dõi. Sau khi tôi tung Thư Tố Cáo lên mạng lần thứ 20 và tình hình ở Hà Nội hết sức rối ren, chế độ tưởng chừng như sụp đổ đến nơi, nhóm sỹ quan an ninh kia của Bộ Công an đã chỉ đạo Ban Chuyên án thuộc Cơ quan An ninh Điều tra của Công an Quảng Trị, và, để đảm bảo bí mật, Ban Chuyên án đã chỉ đạo Công an Đông Hà theo dõi và bắt quả tang tôi tại tiệm Internet (với tội danh ban đầu là ‘tuyên truyền chống phá Nhà nước’), vì đó là cách duy nhất họ có thể bắt được tôi. Bởi nếu ra lệnh bắt khẩn cấp thì không được vì hai lẽ:

  1. Tôi là người tố cáo, muốn bắt tôi thì phải điều tra thực hư rồi mới bắt được; về điều này thì Bộ Chính trị đã cho điều tra bí mật và kết quả đúng như những gì mà chúng tôi tố cáo;
  2. Nếu ra quyết định bắt khẩn cấp thì phải thông qua nhiều cấp mà cao nhất là Bộ Chính trị; BCT đã biết được thực hư vụ việc và tôi lại có ông Triết đứng sau lưng.

Theo tôi, nhóm sỹ quan an ninh cao cấp của Bộ Công an đứng sau vụ bắt giữ tôi không phải là không biết thực hư vụ việc, mà chính là họ muốn “làm” và quan trọng hơn là muốn “được” một cái gì đấy. Tôi không rõ là rồi họ có “được” cái gì không nhưng đất nước thì đã mất đi một vận hội vô cùng to lớn.
(Ngày 21/4/2008, tôi tung THƯ TỐ CÁO lên mạng lần đầu. Ngày 5/8/2008, Công an Quảng Trị đã mời tôi lên làm việc, tôi đã ký trực tiếp vào từng trang của THƯ TỐ CÁO; sau đó, cho đến ngày 23/12/2009, tôi còn tung thêm 19 lần nữa, một số báo mạng nước ngoài đã đăng THƯ TỐ CÁO của tôi; thậm chí tôi còn trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh RFVN vào ngày 16/12/2009. Chưa kể, tôi còn có một số bài viết đăng trên các trang báo mạng tiếng Việt uy tín về học thuật ở nước ngoài (i). Vì vậy, nếu tôi phạm tội thật sự thì không có lý do gì khiến Công an không dám ra lệnh bắt khẩn cấp tôi cả, mà phải rình mò để “bắt quả tang” và tiếp theo đó là 2 lệnh tạm giữ.)
Người ta (phía ông Triết và cả ông Mạnh, ông Dũng, ông Hải) đã đe doạ vợ tôi là nếu đồng ý với lời khai của tôi (vì trong toàn bộ câu chuyện vợ tôi mới là người trực tiếp dính líu), người ta sẽ bắt cả cô ấy, thậm chí họ sẵn sàng thủ tiêu cả hai vợ chồng tôi để bảo vệ chế độ “của họ”. Ngoài ra, vợ tôi cũng từng tham gia vào đường dây ma tuý của ông Hoàng Trung Hải và liên quan trực tiếp đến một vụ án mạng (như tôi đã kể chi tiết trong THƯ TỐ CÁO I), mà chứng cứ phạm tội đó hiện đang nằm trong tay của cả ông Triết lẫn ông Hải. Vợ tôi cho tôi biết là nhiều người nói với cô ấy rằng câu chuyện bây giờ ai cũng biết nhưng không ai dám làm gì cả. Ông Triết lúc này đã quay sang liên minh với ông Mạnh, ông Dũng và ông Hải, chống lại nhóm sỹ quan an ninh cao cấp ở Hà Nội đứng đằng sau vụ bắt giữ tôi và tìm  cách mua chuộc nhóm sỹ quan điều tra trực tiếp ở Quảng Trị. Chúng tôi hoàn toàn rơi vào thế yếu. Người ta cũng bày ra lối thoát cho chúng tôi là xem như tôi bị bệnh tâm thần (như khẳng định của mẹ tôi ), và vợ tôi bị ép buộc phải khai với Công an theo hướng đó (chúng tôi đang còn hai đứa con thơ dại 3 tuổi và 1 tuổi, đang phải ở nhờ vật vạ tại nhà bà ngoại vợ; tiền bạc của chúng tôi thì đang nằm trong tay ông Quận). Dù vậy, vợ tôi vẫn khẳng định với tôi là “có chết thì cùng chết”. Nghĩa là nếu tôi phải ra toà và bị tuyên án nặng, cô ấy sẵn sàng khai nhận hết trước toà (về tội ác của ông Mạnh, ông Dũng, ông Hải; về việc ông Triết đứng sau lưng chỉ đạo chúng tôi tố cáo; và về cả tội của cô ấy nữa).
Đấy chính là lý do mà người ta đưa tôi vào Huế để “giám định” tâm thần.
Vợ tôi cũng nhiều lần liên lạc được với anh Lý Trinh Châu của Đài Tiếng nói Việt Nam Tự Do, anh rất quan tâm, gửi lời hỏi han và động viên tôi (ii). Anh nói, nếu tôi phải ra toà thì anh sẽ gửi tiền về cho vợ tôi thuê luật sư.
Ông Quận có nói với vợ tôi là khi nào vụ việc này kết thúc ông sẽ trả tiền cho chúng tôi, vì “đó là tiền của các cháu.” Ông cũng cho vợ tôi biết là ông “hoàn toàn bất ngờ” trước việc tôi bị bắt. Thực ra, trước khi ông Ngô Văn Tiếu (Giám đốc Công an Quảng Trị) chuyển ra Hà Nội công tác, ông có bảo vợ tôi là “nếu chú đi rồi mà lính của chú có làm phiền gì thì bảo Hùng đừng sợ” (điều này vợ tôi có về nói lại với tôi). Sau đấy, ông lại dặn vợ tôi một lần nữa là “bảo Hùng đừng có ra tiệm Internet nữa có được không”, nhưng vợ tôi bảo là “chồng cháu mà ngồi ở nhà thì làm sao chịu nổi” và không thấy ông Tiếu nói gì thêm (điều này thì lúc đó vợ tôi quên không nói lại với tôi). Nghĩa là ông Tiếu vẫn biết người ta có thể gây phiền hà cho tôi, chứ không hề nghĩ là tôi sẽ bị bắt. Ông Quận thì lại càng không nghĩ tới điều đó. (Thời gian ấy tôi vẫn biết là Công an đang theo dõi tôi, nhưng tôi không hề e ngại gì cả, vì không nghĩ là mình sẽ bị bắt.)
Dự kiến, ngày thứ Sáu, 29/1, các bác sỹ sẽ hội chẩn về trường hợp của tôi.
28/1/2010: Buổi sáng, Công an đột ngột đến đưa tôi về lại Trại Tạm giam Công an Quảng Trị (i).
1/2: Sáng vợ vào thăm nuôi. Cô ấy cho tôi biết là người ta đang thu xếp để ra Tết đưa tôi ra Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương để giám định và điều trị.
8/2 (thứ Hai): Buổi sáng ra làm việc với Võ Nam Cường. Cường hỏi tôi “sau khi gặp vợ anh có thay đổi lời khai không?” Tôi khẳng định là vẫn giữ nguyên lời khai. Anh ta lại hỏi thêm là “vợ anh có nói gì với anh nữa không? Vợ anh nói là không can thiệp vào chuyện của anh à?” Tôi nói, “vợ tôi khuyên tôi đừng tố cáo nữa, bởi nếu tố cáo thì người ta sẽ bắt cô ấy vì tội vu khống.” Cường động viên tôi, “Chuyện thì đã lỡ rồi…” Cuối buổi làm việc, tôi nói với Cường: “Tôi chấp nhận sự đối xử của các anh, coi như đấy là sự hi sinh của tôi. Tôi chỉ mong người ta sớm tìm ra giải pháp cho đất nước. Còn nếu có tiền, sau này tôi sẽ làm từ thiện. Đấy không phải là tiền của tôi.” (Tôi chắc trong người anh ta có máy ghi âm.) Lúc này, tôi đã sẵn sàng cho “vị thế” của một “bệnh nhân tâm thần”.
19/2: Vợ vào thăm nuôi. Cô ấy cho biết là tình hình ở Hà Nội vẫn đang “rối ren”.
2/3: Người ta đưa tôi ra Viện Giám định Pháp y Tâm thần Trung ương (Thường Tín, Hà Nội) để “giám định”.
6/3: Buổi chiều, một vị tiến sỹ, viện phó “giám định” tôi lần đầu. Vị này yêu cầu tôi thực hiện các phép toán, dịch các câu tiếng Việt sang tiếng Anh, hỏi han về chính trị, tình cảm… Có mặt cả trung tá Bường (Đội phó, Phòng Hỗ trợ Tư pháp, Công an Quảng Trị), và một cảnh sát viên tên là Nam, những người canh giữ tôi. Cuối buổi, vị viện phó buông một câu: “Thông minh, phản xạ nhanh!”
7/3: Vợ và con trai ra Hà Nội thăm tôi, ở lại hai ngày.
17/3: Vợ và con gái ra thăm tôi. Cô ấy cho biết là cuối năm 2010, Việt Nam sẽ có sự thay đổi (theo các nguồn tin đáng tin cậy).
28/3: Sau nhiều lần khôn khéo “gợi ý” song vẫn thấy tôi vẫn “cố tình” ngu ngơ không hiểu, ông Trưởng khoa Giám định (người thỉnh thoảng vẫn “bắt bệnh” tôi) nói huỵch toẹt luôn với tôi là “bảo người nhà ra gặp rồi ‘giám định’ cho.” (ii) Tôi báo cho vợ tôi biết điều đó (nhờ điện thoại của một người đến “giám định” khác). Vợ tôi liền liên lạc với mấy người của ông Triết ở Quảng Trị. Họ bảo cô ấy đến lấy tiền để đưa ra HN cho ông bác sỹ trưởng khoa giám định kia. Vợ tôi gọi điện thoại trực tiếp với ông trưởng khoa, đặt thẳng vấn đề là sẽ chi cho ông ta 5 triệu VND. Ông ta vui vẻ đồng ý. (i)
1/4: Vợ tôi ra thăm tôi, ban đầu dự định sẽ gặp ông bác sỹ trưởng khoa giám định để đưa tiền. Tuy nhiên, hôm trước đó vợ tôi đã được người của ông Triết cho biết là dù muốn hay không tôi cũng sẽ được kết luận là bị “tâm thần hoang tưởng”. Người ta không muốn đưa tôi ra toà vì sợ báo chí đưa tin này nọ; vả lại chắc họ cũng biết tính tôi, làm sao tôi lại có thể “cúi đầu nhận tội” trước toà để được khoan hồng được. Cuối cùng thì người ta cũng đã “nhất trí cao” về phương án dành cho tôi. Vì thế, người của ông Triết khuyên vợ tôi là đừng nên đưa tiền cho tay bác sỹ kia làm gì nữa (lúc này vợ tôi đã nhận tiền). Tôi bảo vợ là thôi đừng đưa tiền nữa, mà hãy dành số tiền (hiếm hoi) mà họ đưa cho ấy để nuôi con.
15/4: Buổi chiều, tôi được đưa đi “giám định” lần cuối. Hội đồng giám định gồm ba vị, một viện trưởng, một viện phó (khác vị trên kia) và vị trưởng khoa giám định. Ông viện trưởng dẫn dắt cuộc giám định và tôi biết chắc là ông này đã được “chỉ đạo”. Ông trưởng khoa giám định ghi biên bản và không hỏi gì.
17/4: Tôi được đưa về Trại Tạm giam Công an Quảng Trị. 
28/4: 8h30 ra làm việc với Võ Nam Cường. Anh ta trao cho tôi bản kết luận điều tra. Người ta kết luận là tôi bị “rối loạn hoang tưởng dai dẳng”. Tôi nói với Cường, “Tôi ở trong tay các anh, các anh bảo tôi bị gì mà chẳng được.” Cường nói là bây giờ nhiều người ngồi máy tính, chơi game nhiều rồi bị hoang tưởng … “mặc dù anh vẫn thông minh, vẫn có thể dịch sách được ngay” (!?) (iii)
4/5/2010: Công an đưa tôi vào Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng để “điều trị bắt buộc”.
24/8/2010: Tôi được thả tự do.                        

Lê Anh Hùng

T.B.
Trong thời gian tôi bị bắt giam, tôi vẫn nhận được tin ở bên ngoài (qua vợ tôi) là cuối năm 2010, Việt Nam sẽ cải cách thể chế triệt để. Người ta cho tôi biết tin đó như là để “động viên, an ủi” tôi vậy.
Sau khi được trả tự do, tôi không tiếp tục tố cáo là vì nhiều lẽ. Thứ nhất, chúng tôi đã kiệt sức và không có bằng chứng gì trong tay cả. Thứ hai, người ta hứa là hết năm 2010 sẽ trả lại tiền cho chúng tôi (tôi không muốn nói đến số tiền mà ông Triết “hứa” cho chúng tôi, mà là số tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi đang bị ông Triết giữ). Dù đang gặp muôn vàn khó khăn, với bao đắng cay tủi nhục (i), nhưng chúng tôi cũng không còn giải pháp nào khả dĩ hơn. Ít nhất, đấy là tất cả hy vọng để chúng tôi bám víu vào (ii). Trước đây, khi có ông Triết và bao người khác nữa đứng sau lưng ủng hộ, mà chuyện lớn của đất nước cũng chẳng thành, còn chúng tôi thì lại rơi vào tình cảnh thê thảm như thế này. Bây giờ, một mình tôi liệu có thể làm được gì? Trong nước thì có ai dám lên tiếng đâu. Vợ tôi thì một nách 2 đứa con lít nhít và một đứa nữa sắp chào đời. Thứ ba, sau tất cả những gì đã xẩy ra, tôi vẫn nuôi hy vọng là ít nhiều người ta cũng sẽ phải cải cách thể chế. Đến ngày 25/8/2010, ông Nguyễn Phú Trọng đã phát đi thông điệp chính thức, “Đối với vấn đề sửa đổi hiến pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng kết luận nên chuẩn bị hai phương án: một là nếu chuẩn bị kịp, các điều kiện chín muồi, có thể tiến hành thông qua ngay tại kỳ họp thứ 8; hai là nếu không chuẩn bị kịp thì Quốc hội sẽ họp thêm một kỳ họp ngắn vào tháng 12 để thảo luận và quyết định việc sửa đổi hiến pháp.” Nhưng rồi mọi chuyện như quý vị đều đã thấy.
Tôi xin trân trọng gửi tặng cuốn Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công (mà tôi mới hoàn thiện xong) cho các nhà lãnh đạo, các nhà lập pháp, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý của Việt Nam. Hy vọng rằng cuốn sách sẽ sớm được xuất bản với đầy đủ hình hài của nó ngay trên đất nước vẫn tự hào với nền văn hiến bốn ngàn năm của chúng ta.
Nhật ký này cùng với nội dung chi tiết của THƯ TỐ CÁO I (i) dài hơn 100 trang kèm theo là toàn bộ SỰ THẬT về câu chuyện của vợ chồng tôi.
Sau tất cả những gì đã xẩy ra và đã không xẩy ra, tôi xin nhường lại quyền phán xét và hành động cho quý vị./.

Hà Tĩnh, 3/2011

Lê Anh Hùng

webcache 1, 2

(i) Trước đấy, khi Công an đến nhà mẹ tôi ở Hà Nội để điều tra về tôi (có rất nhiều nhóm, họ đến hàng chục lần chứ không ít), mẹ tôi đều khẳng định là tôi bị bệnh tâm thần hoang tưởng. Đây cũng chính là cái cớ để Bộ Chính trị phớt lờ những yêu cầu đòi điều  tra và “xử lý” tôi. Vì thế, khi tôi có các bài viết đăng trên các trang mạng tiếng Việt uy tín ở nước ngoài, những người có trách nhiệm đâm ra “khó ăn khó nói” và họ đều nhắn nhủ tôi là đừng viết những bài như thế nữa để khỏi “ảnh hưởng đến đất nước”. Thực ra, những bài viết như của tôi thì thiếu gì trên mạng.

(ii) Anh Châu có gửi cho vợ tôi 500USD. Về sau, Công an phát hiện được việc vợ tôi liên lạc với đài RFVN. Chính trung tá Nguyễn Khắc Thu và đại uý Võ Nam Cường đã doạ đưa vợ tôi ra trụ sở Công an Phường 5 (Đông Hà) làm việc, doạ sẽ bắt cô ấy nếu không chấm dứt việc liêc lạc.

(i) Sau này vợ tôi cho biết là vì các bác sỹ ở đấy dự định sẽ kết luận là tôi không bị gì cả. Một ông bác sỹ đã ghé vào tai vợ tôi hỏi nhỏ là “sao chồng em bình thường thế mà lại đưa vào đây?”

(ii) Lúc này, tôi đã xác định là mình chẳng nên “cương” làm gì nữa. Đằng nào thì người ta cũng thay đổi chế độ, và mình phải để đường lùi cho những người trong cuộc, coi như đây là sự hi sinh của mình vì đại cuộc vậy. Chính vì thế, nhiều lúc tôi cũng cố chui vào cái vỏ bọc "tâm thần", mà đôi khi càng cố chui vào thì càng lòi cái đuôi ra. Thực ra, các bác sỹ họ rất tinh tường, khó có thể qua mắt họ được, ở Huế cũng vậy mà ở Hà Nội cũng thế.

(i) Tôi không muốn nêu tên vị bác sỹ trưởng khoa ấy ở đây. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Xã hội này từ trên xuống dưới đều thế cả, thậm chí càng lên cao càng thối nát. Dù sao, nếu có điều gì phiền luỵ, mong ông hãy thứ lỗi cho tôi.

(ii) Ông Triết thậm chí còn “thăm dò” thái độ của tôi (qua vợ tôi) về phương án theo đó tôi sẽ ra toà rồi nói linh tinh trước toà để được nhận một bản án nhẹ nhàng. Tuy nhiên, tôi không nói gì với vợ cả.

(iii) Nói chung, trong quá trình làm việc với tôi, Cường là ngưòi điềm đạm. Ban đầu anh ta không hề ý thức được điều gì, song dần dà tôi biết chắc anh ta cũng nhận ra vấn đề. Dĩ nhiên anh ta phải che dấu điều đó và tôi biết chắc là anh ta phải đánh đu giữa hai làn đạn.

(i) Sau khi được thả ra (24/8/2010) rồi dịch xong cuốn Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công và đứng trước thái độ lấp lửng của NXB Tri thức (đơn vị ký hợp đồng dịch cuốn sách với tôi), đến đầu tháng 12/2010, tôi buộc phải đi làm cho người anh trai của mẹ tôi (ông bác tôi chỉ là chủ một doanh nghiệp tư nhân nhỏ ở Hà Tĩnh - một người với “lý lịch” như tôi thì còn biết xin việc ở đâu bây giờ?). Những người trong gia đình tôi vẫn nghĩ tôi bị hoang tưởng, và tôi phải nuốt nhục vào trong để tạm có việc làm, có tiền nuôi vợ con trong giai đoạn khốn khó này. Đâm lao thì phải theo lao, quay đầu lại chẳng thấy bến bờ đâu, tôi chỉ còn lựa chọn duy nhất là nhẫn nhục chờ cho đến khi họ thực hiện lời hứa của mình. Vợ tôi dù đang bụng mang dạ chửa (sau khi vợ tôi vào thăm tôi trong Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng đầu tháng 8/2010 [mặc dù trước đó cô ấy đã đặt vòng tránh thai]), vẫn phải đi tiếp rượu kiếm tiền nuôi con. Bác sỹ bảo không thể phá vì sợ nguy hiểm đến sức khoẻ của vợ tôi, vốn đã hai lần sinh mổ; bác sỹ cho biết là khoảng 7-8 tháng sẽ phải mổ trước, nếu không sẽ vỡ tử cung.

(ii) Nếu họ trả lại tiền cho chúng tôi, tôi sẽ không tố cáo nữa. Thứ nhất, chúng tôi không có bằng chứng gì trong tay cả. Thứ hai, những người mà tôi muốn tố cáo ít nhiều đều có quan hệ với chúng tôi, đặc biệt là vợ tôi. Một khi họ đã “chạy lại” rồi thì tôi không nên “cố” làm gì nữa. Thứ ba, việc chúng tôi tố cáo chắc chắn sẽ gây phiền luỵ tới nhiều người; họ là những nhân chứng, những mắt xích của câu chuyện, mà nói chung họ đều từng ít nhiều giúp đỡ vợ chồng tôi.

Dù vậy, nếu họ không chịu trả tiền cho chúng tôi, tôi nhất quyết sẽ tung thư lên mạng tố cáo tiếp, bất chấp mọi hậu quả xẩy ra. Bởi chắc chắn với tình cảnh của mình, với cả khả năng lẫn tinh thần của tôi hiện nay, tôi không thể nào tiếp tục chịu đựng được nữa, tôi không còn đủ sức để chạy theo những lời hứa hươu hứa vượn của họ. Với một kẻ không một tấc sắt trong tay như tôi, tôi cần phải làm sao để người ta chỉ có thể tự trách mình chứ không thể oán trách tôi được; tôi không hề muốn ăn thua đủ với người khác để đạt được cho bản thân mình một cái gì đấy, điều ấy hoàn toàn xa lạ với bản chất của tôi. Cho dù không tồn tại cái gọi lại là “pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tôi vẫn luôn tin vào pháp luật tối thượng của ông Trời; hơn ai hết, những người trong cuộc hẳn đều ý thức được điều đó. Lần này, khi không còn đường lùi nữa và để “đoái công chuộc tội”, lấy lại danh dự  cho tôi, vợ tôi đã hoàn toàn đồng tâm nhất trí với tôi; cô ấy sẽ dũng cảm đối mặt với sự thật, đối mặt với bạo quyền. (Vợ tôi đã ký sẵn và Thư Tố Cáo I và Thư Tố Cáo II.) Tôi mong ông Triết, ông Mạnh, ông Dũng, ông Hải cùng những người liên quan khác hãy hiểu rằng chúng tôi đã đi đến tận cùng của sức chịu đựng và sự kiên nhẫn, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác.

Thời gian gần đây, các địa chỉ email của tôi bị theo dõi rất chặt (tôi biết được điều này bởi việc liên lạc bằng email của tôi trong công việc thường xuyên bị trục trặc; những người liên lạc qua email với tôi hết sức ngạc nhiên vì không hiểu rõ nguyên nhân), vì thế lần này chắc chắn tôi sẽ gặp nhiều khó khăn khi gửi bức thư tố cáo đến hàng hoạt địa chỉ email trong và ngoài nước. Do vậy, tôi khẩn thiết đề nghị quý vị hãy phổ biến bức thư này để buộc nhà chức trách phải công khai xử lý vụ việc. Với cái cớ là bức thư tố cáo gây ra nhiều hoang mang trong dư luận, quý vị có đầy đủ lý do chính đáng để gửi bức thư này đến những người có trách nhiệm cũng như những người khác để yêu cầu có câu trả lời rõ ràng từ phía nhà chức trách. Thiết nghĩ, đấy cũng chính là trách nhiệm của quý vị trước vận mệnh dân tộc.

(i) Có một số tình tiết tôi trình bày trong THƯ TỐ CÁO I nhưng lại không ghi trong Nhật ký.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site