lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

...

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa

...

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

...

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Thư Tín

...

 

Tin Tức Thời Sự - Lịch Sử Việt Nam

Bình Long Ngày Về Tìm Lại Dấu Xưa Tích Cũ

1, 2, 3

an lộc, bình long

Lý Cà Sa (VoBiVic)

...

Chúng tôi học được cách lấy tin từ người Pháp là do dân trong vùng thì thầm nhau. Tây đóng thuế cho VC để đổi lại an toàn tính mạng, không bắn phá rừng cao su để tiếp tục khai thác. Đồ trắng làm dấu định dạng; VC về làng đánh phá ngoài đồn bót, không phục kích trong lô cao su (cây cao su trồng đến năm thứ 6 mới cho cạo mủ, trúng mảnh đạn sẽ làm hư cây). Nghe nói có lần kinh tài VC kẹt tiền sao đó, dẫn quân du kích về làng bắt cóc một ông Tây nhốt trong rừng 7 ngày đêm, đòi đúng một triệu đồng tiền chuộc mạng mới thả ra, báo hại chủ Tây lo chạy về Toà Đại Sứ nhờ can thiệp, gọi điện ra Hà Nội, nạn nhân mới được tha về. Cũng dân họ nói:”Vì quyền lợi lớn của tư bản và nước Pháp, tiền thuế viên quan Chánh Phủ Pháp đóng thuế cho VC tại Paris; còn mở hội nghị tại kinh đô ánh sáng cho ông Kissinger với ông Lê Đức Thọ chia nhau giải Nobel hoà bình!”

Để trả lời cho câu hỏi

Trong trận An Lộc, QLVNCH tử thủ, một mình đã tự lực chiến đấu không để thua quân Bắc Việt.

Người Mỹ đã có ý bỏ rơi VNCH bằng chiêu bài Việt Nam hóa chiến tranh, vừa rút quân lui binh, vừa làm vừa lòng người, Trung Quốc sau ngày Nixon hội ý với Mao (tôi nghĩ anh có tài liệu này)

Trung Cộng không muốn Hà Nội thắng miền Nam, vì sợ ảnh hưởng của Nga xuống vùng Đông Nam Á (nhưng chưa đủ sức khống chế được Lê Duẩn, con bài của Liên Xô, muốn đánh mạnh tấn chiếm nhanh miền Nam). Người Tàu họ có mục đích sau này khi đủ thực lực. Họ đang thực hiện chính sách bá quyền trên biển Đông, chặn giòng chảy sông Mê Kông, hay âm mưu địa chính, khai thác quặng mỏ, để xâm nhập các nước phía Nam Trung Quốc

Người Pháp bày bàn xếp ghế Hội Nghị Paris năm 1973, cho các bên kéo dài thời gian bàn cải, hẳn có mục đích gây lại ảnh hưởng người Pháp với miền Nam (không bị hận thù Pháp như miền Bắc, không mặc cảm Điện Biên Phủ, còn có thế hệ trẻ chịu ảnh hưởng Tây, cảm tình, thân thiện nền văn hoá Pháp)? Họ tưởng rằng với thiện chí của một ông Tây noble, gentleman, sẽ tạo ra được thế Tam Quốc mới (dù không đủ mạnh thay người Mỹ) ở Đông Dương như ý đồ tham vọng của Paul Doumer, của De Gaulle hồi những năm 30, 40? Người Pháp cũng chỉ vì quyền lợi riêng tư, không vì thảm cảnh chiến tranh của một thuộc địa cũ!

Ký kết Hiệp Định Paris năm 1973 là một thiệt thòi bức tử miền Nam. (Anh biết rõ chi tiết nhiều hơn tôi), từ đó đưa Miền Nam đến thất thủ!

Nhưng sau này, CP Pháp cũng giống như những ông chủ Tây đồn điền cao su, bị gạt vì quả lừa của VC. Vào những ngày cuối tháng 4-75, Tướng Vanuxem (xếp cũ của những tướng lãnh gốc Quân Đội Pháp) từ Paris bay qua Saigon đôn đáo chạy đèn, nhưng Lê Đức Thọ đã trả ơn:”Tống cổ đế quốc thực dân ra khỏi Việt Nam!”. Tiếp đến, quân miền Bắc vào tiếp quản, quốc hữu hoá luôn hết các đồn điền cao su miền Đông Nam Việt!

Rõ ràng là người Pháp vẫn luôn có chủ đích, chờ cơ hội trở lại Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận. Tổng Thống F. Mitterand đã từng sang thăm Việt Nam, làm thân với chánh quyền Hà Nội, khuyến khích người Việt học thêm môn Pháp văn, nuôi dưỡng đài RFI, quảng bá văn minh Pháp...

Nhưng nước Pháp đã bị nhân quả do chính sự tác hại từ chánh sách thuộc địa của họ gây ra. Vì thực dân Pháp quá tham lam, tàn nhẫn đối xử với dân bản địa: không mời mà đến, tự xưng làm chủ nhân ông, chia nước làm 3 miền để trị. Họ sống quyền quí cao sang, hưởng thụ trên đầu người dân nô lệ, vơ vét tài nguyên về cho mẫu quốc.

Kỹ nghệ cao su tại miền Đông, khai thác vựa lúa miền Tây, kết hợp với sưu cao thuế nặng, tận dụng nhân công thuộc địa rẻ tiền,chiếm dụng bán đất công thổ là nguồn lợi vô song vô tận của thực dân Pháp thời đô hộ. Mặc dù có chút công ích để lại về sau trong khai phóng văn minh (chữ viết, trường học, báo chí,..), xây dựng (nhà cửa, cầu đường, cơ sở hành chánh, nhà thương, trường học..), văn hoá (văn hoá nghệ thuật, thi cử, tuyển chọn nhân tài..) xã hội văn minh theo đà tiến bộ của thế giới (tổ chức hành chánh chánh quyền...)

Nhưng nếu Chánh Phủ Pháp biết nhận định theo xu hướng lịch sử thời đại như Anh, Hoà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trả lại chủ quyền sớm cho các nước thuộc địa. Cộng tác và phát triển kỹ nghệ, kiến tạo chung doanh nghiệp, trao đổi văn hoá, khuyến khích thiết lập nền văn minh dân chủ; lấy hoà bình thay chiến tranh, lấy giao hòa thay cho những phong trào giải phóng, lấy hợp tác phát triển thay cho bóc lột. Mô hình Liên Hiệp Pháp chỉ là giả tạo đồng minh, tuyên truyền hợp tác, không có giá trị hợp tác thật sự cho hoà bình, hữu nghị.

Thật tiếc một cơ hội đánh mất cho Pháp và Việt Nam, để đổi thù làm bạn. Cũng buồn cho vận nước xứ mình, có một ông HCM sang Pháp về, mang theo chủ nghĩa CS bức hại dân tộc. Buồn cho tôi ngồi viết lại trả lời câu hỏi của anh, thấm thía nỗi tha hương, nửa đời còn lại không thực hiện được lý tưởng của mình phục vụ đất nước đến trọn đời.

Bạn anh,
TCT
Kỹ niệm ngày Quân Lực VNCH 19-6-2010

Cuộc chiến An Lộc bắt đầu (từ hồi 12 giờ đêm 4 rạng sáng ngày 5-4-1972), anh em NQ, đóng đồn trong ấp Tân Khai nghe nổ mìn tự động; toán ĐPQ kích đêm cầu Tàu Ô bị đánh lui. VC bị chiếm cầu, đồn ĐPQ bị đánh phá suốt đêm.

Trong suốt mùa hè đỏ lửa năm 1972, hai bên tranh nhau từng tất đất để chiếm giữ cầu. Cũng chính tại QL13 chạy ngang qua ấp Tân Khai trên quãng đường một cây số, dân chúng Bình Long (Lộc Ninh+An Lộc) khốn khỗ bồng bế chạy nạn bị VC bắt, lùa ngược lại lên Lộc Ninh để Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam ra mắt với quốc tế: chứng minh họ có đất (tạm chiếm Lộc Ninh) có dân (bị lùa từ An Lộc lên)..

Xe đã qua cầu Tàu Ô, ấp Tân Khai mà lòng tôi còn bùi ngùi với biết bao tình cảm xúc động, nhớ đến những anh em NQ nhờ mìn tự động phá vỡ nhiều lần đặc công VC âm mưu phá ấp Tân Khai khi mới lập ấp. Một lần TT Nguyễn Văn Thiệp đến thăm ấp bình định kiểu mẫu này, tôi vì hứng thú với vị đàn anh Võ Bị Đalat khoá 1, đã dám trình bày sự thật bằng niềm kiêu hãnh của một sĩ quan trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm đời, kinh nghiệm chánh trị:

"Kính thưa TT, nơi mà TT đang ngồi nghe chúng tôi thuyết trình đây, hai hôm trước VC mò về đánh đồn NQ. Nhưng hôm nay tôi xin lấy sinh mạng và sự nghiệp của mình, bảo đảm là Ấp Tân Khai này hoàn toàn an ninh, là một ấp bình định kiểu mẫu!"

Ôi, tuổi trẻ của tôi quá lý tưởng, ăn nói đại ngôn không biết sợ trời cao đất rộng!

Tôi yêu cầu tài xế chạy chậm, để quan sát, theo dõi cảnh quang bằng trí nhớ mỗi ngã đường. Nhưng thật là khó mà phân đâu vào đâu, chỗ nào là chỗ nào, một nơi mà trong đầu tôi thuộc lòng từng địa danh trong hai năm (1970-1972) lội bộ hành quân, lái xe thăm đồn bót, ngủ ấp thăm dân, quan sát địa hình... những con đường đất đỏ bóng mát dưới tàn cây cao su, những mái nhà ngói đỏ đồn điền, những xã kinh ấp thượng....

Ngã nào vào Xa Cát (xã Minh Đức), ngã rẻ nào vào xã Tân Phước (Xa Trạch, Bò Com), đoạn nào là Đông Phất Thượng (xã người Stiêng) chạy lên Quản Lợi, đường nào vào Xa Cam (xã Thanh Bình), đồn điền nào của Terre Rouge, đồn điền nào của CEXO...nơi đâu là Đồi Gió, đường vòng xuống Xóm Ga, bốn cổng quanh thị xã.?...Nhưng cảnh xưa không còn nữa, mọi sự đều đổi thay theo thời gian!

Theo yêu cầu, anh tài xế lái đưa ba anh em chúng tôi đến khu bia mộ tập thể. Quần thể ngôi mộ được xây cất lại, khác với hồi năm 1972, hố huyệt chôn xác tập thể thì đúng vị trí. Nhưng trường THBL nay là đồn công an huyện(?).Cổng cũ bệnh viện BL (nằm bên kia đường) xây gạch đóng bít tường, làm cổng mới chỗ khác. Bốn ngôi mộ chớ không phải là hai như năm 1972 (có thể chánh quyền VC mới làm thêm để táng chung nhiều hài cốt vô thừa nhận mà họ muốn xóa sạch hết dấu vết cũ mồ mả của dân chôn lấp nhiều nơi, của các đơn vị quân đội chôn tạm nơi đóng quân, xác bộ đội vùi vập đâu đó trong thị xã, bìa rừng?). Chúng tôi cho xe chạy quanh khu chợ và các nơi quanh đường phố. Những mộ xây cũ của nghĩa trang các đơn vị quân đội năm 72 hoàn toàn mất dấu: 52 ngôi mộ 81 BCND (sau dãy nhà lồng chợ củ), dãy mộ BĐQ (đối diện trước công viên Tao Phùng), mộ lính ND (quanh trại Biệt Kích B15) không còn dấu vết), khu mộ riêng của SĐ5BB, NQ, ĐPQ (tòa hành chánh tỉnh, khu chợ, xóm Ga, cổng Phú Lố...). Mọi dấu tích đều bị cào bằng ủi sạch, nhà cửa công thự cất chồng lấp lên xóa lấp.

Thay vào đó là ngôi mộ tập thể 4 khuôn đất vuông, vòng rào sắt biệt lập với nhà cửa chung quanh, một bia mộ lớn với văn bia hoàn toàn sai sự thật, khắc ghi lời tuyên truyền đánh lạc hướng công luận lịch sử, gây căm thù cho thế hệ sau.

Dù thế nào, vừa bực tức trước sự bị thật bóp méo, vừa e ngại có người theo dõi báo cáo (những người lạ mặt tập trung tại nơi nhạy cảm), ba anh em chúng tôi vẫn tiến vào khu mộ để chụp hình; đến trước chỗ đặt bàn thờ có lư hương, thắp nhang, khấn vái, cầu nguyện. Đó là vào lúc giữa trưa ngày 26-10-2010, học sinh đang ra về sau buổi học sáng, tò mò nhìn chúng tôi, những người xa lạ.

Tôi hồi nhớ lại những diễn tiến mùa hè đỏ lữa năm 1972, khúc phim hồi ức ấn tượng, mà qua bao nhiêu năm vẫn khó quên, nó còn đưa tôi sống lại như cơn mê ác mộng:

Đêm 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1972, VC tấn công và đóng chốt luôn tại cầu Tàu Ô. Sáng ngày được TKBL cung cấp cho một trực thăng bay CNC, tôi đích thân quan sát mục tiêu, đìều động ĐPQ, NQ trong vùng đến nhổ chốt, kéo pháo 105 và xe bọc thép V100 đến ngã 3 Xa Cát để tiếp cận yểm trợ. Một xe thiết giáp của ĐPQ V100 bị bắn hư, Trung Tá Nguyễn Thống Thành TKP cho lệnh tôi rút quân.

Vừa xuống trực thăng, tôi nhận lệnh vào gặp Đại Tá Vỹ, TLP/SĐ5BB, đang chỉ huy BCH Tiền Phương của SĐ5BB tại Bình Long, lúc đó đã dời vào căn hầm chắc chắn của BCH/TK/BL (BCH/ TK/BL dọn sang chiếm chỗ của căn cứ B15/BK (BĐQ Biên Phòng), nằm đối diện với Quận & BCH/CK An Lộc).

Tôi biết Đại Tá Lê Nguyên Vỹ từ hồi ông còn là Trung Tá/TRĐT/TRĐ8BB đóng BCH ở Bến Cát năm 1969. Khi đó tôi đang là TĐP/ TĐ1/8BB dưới quyền chỉ huy của ông. Tôi có vào BCH/TP để thăm ĐT Vỹ mấy lần, vào năm 71, 72, lúc đó ông bị "thất sủng nằm chờ ở BCH tiền phương"(?)

ĐT Vỹ đích thân nói ngắn qua tình hình chung: VC đang đánh mạnh thế áp đảo cấp sư đoàn vào các đơn vị QLVNCH trên Lộc Ninh, tình hình rất nguy ngập! TRĐ52 của SĐ18BB biệt phái, đóng căn cứ pháo binh Hùng Tâm, tây nam Lộc Ninh, sát biên giới An Lộc, cũng đang bị đánh đữ dội, khó cầm cự lâu. Ông phân công cho tôi, cậu đem NQ, ĐPQ, NDTV đóng chốt trong thành phố, tôi lo cho tuyến phòng thủ SĐ5, TRĐ52 và BĐQ rút về đóng quân vòng đai. Ông còn nhắc nhỡ tôi dùng mọi phương tiện chặn bít 4 cổng vào thị xã: cổng Lộc Ninh (Bắc), cổng Phú Lố (Tây), cổng Quản Lợi (Đông), cổng Xa Cam (Nam), ngừa trước thiết giáp VC chạy vào. Tôi báo cáo lại cho TK, xin lệnh phối hợp với BCH/TKBL, trưng dụng xe be kéo hết gỗ súc trong các trại cưa ra, xì hơi xẹp bánh, tháo bỏ bình ắc quy, cho nằm vắt ngang chặn đường 4 cổng thị xã.

Vào thời điểm đó, ĐT Trần Văn Nhựt Tỉnh Trưởng & TKT/BL vẫn còn đang dự hội thảo BĐPT ở Vũng Tàu, ĐT Vỹ hoàn toàn chỉ huy, điều động quân phòng thủ tại mặt trận vào những ngày đầu. Theo ngu ý, Saigon không đánh giá cao tình hình khẩn cấp, QK3 coi nhẹ VC tấn công Lộc Ninh, nghi chúng đánh nghi binh (vào An Lộc) để tấn công vào Tây Ninh hay Phước Long? Nhưng tình hình thay đổi nhanh chóng, QLVNCH vào thế bị động:

-Ngày 7-4-1972 VC tấn công dữ dội vào quận lỵ Lộc Ninh, các đơn vị phòng thủ đều tan rả.

- ĐT Nhựt được lệnh về lại tỉnh để điều động chỉ huy. Trên Lộc Ninh ĐT Vĩnh TRĐT/TRĐ 9BB và TR/T Dương ThĐ1/ThG bị bắt sống, Th/T Thịnh QT Lộc Ninh thoát chết, chạy về được tới cầu Cần Lê, tôi ra đón ông tại ấp thượng Kalahon.

- TRĐ52BB không chịu nỗi áp lực tấn công, rời bỏ căn cứ pháo binh Hùng Tâm, từ cầu Cần Lê rút về An Lộc. VC chiếm căn cứ, dùng súng đạn đại bác 105, 155 ly còn bỏ lại pháo kích cường tập vào thị xã An Lộc. Đại bác 130 ly tầm xa (bắn 30 cây số) từ Lộc Ninh pháo xuống. An Lộc nằm trong túi lửa!

- Đoàn xe thiết giáp của quân BV tràn xuống An Lộc, húc ủi văng các chướng ngại vật trên đường, vượt qua tuyến phòng thủ của BĐQ và SĐ5BB. Quân CSBV cũng khinh địch, không có bộ binh tùng thiết, chiến xa T54, PT76 làm mồi cho quân trú phòng, làm bia bắn cho lính, cho NDTV. Đến nổi ĐT Vỹ cũng xách M72 rượt đuổi bắn xe tăng, như một trò chơi thể thao!

- Ch/T Lê Văn Hưng rời căn cứ Lai Khê lên An Lộc, chỉ huy mặt trận để chống chọi với 4 SĐ quân BV (Công trường 5 và 7 đánh vào mặt Bắc và Tây, Công trường 9 phía Nam, chốt cầu Tàu Ô, chặn quân tiếp viện từ Chơn Thành lên, Công Trường Bình Long địa phương vào Quản Lợi hướng Đông).

- Bộ Nội Vụ cho lệnh rút nhân viên hành chánh về Bình Dương bằng phi cơ dân sự (Tôi cho rằng BNV đã làm mất tinh thần quân dân cùng nhau chiến đấu trong chiến tranh nhân dân (cán bộ hành chánh chánh quyền là NDTV cơ sở), không có nhân viên hành chánh ở lại phụ giúp quân đội làm công tác dân sự vụ, trong lúc đó không đủ phi cơ quân sự để tản thương!).

- VC bít đường tiếp viện từ Chơn Thành. Dân chúng từ Lộc Ninh tràn về, kéo theo dân chúng An Lộc gồng gánh, bồng bế nhau chạy giặc, lớp chết lớp bị thương. VC từ ấp Tân Khai tràn ra QL13 chặn lại, đuổi ngược dân vào rừng, đẩy ngược lên Lộc Ninh.

- LĐ1ND vào tiếp viện bị đánh tan tại Đồi Gió, Đông Phất; kéo quân vào vòng đai phòng thủ chung với quân trú phòng.

- LĐ 81BCND nhảy thẳng vào tiếp cứu BTL/SĐ5BB đang bị bao vây sát phòng tuyến; bung từng toán quân nhỏ đánh cài răng lược trong thành phố, ngoài đường, ngoài chợ ban ngày lẫn ban đêm, đẩy VC ra ngoài. Từng toán đánh chốt trong nhà cửa dân chúng, đánh du kích vào đội hình địch từ bên ngoài, phá chốt Đồi Đồng Long (VC chiếm làm điểm quan sát tiền tiêu, trinh sát, điều chỉnh cho pháo binh)

- Từ những ngày thượng tuần tháng 4 cho đến cuối tháng 6 năm 1972 Cộng quân tung nhiều đợt cao điểm, xung phong biển người để dứt điểm chiến trường, lấy thành tích cho sinh nhựt HCM. VC quyết đánh lấy Bình Long cho âm mưu ra mắt chánh phủ MTGPMN (làm bù nhìn) để Hà Nội tăng áp lực với Mỹ ký kết Hiệp Định Paris đang diễn tiến tranh cải.

Người sống lo đánh nhau, người chết nhiều lần vì bị thương bị pháo! Trong ba tháng người ta chết như rạ! Vì không có chỗ nào an toàn, nơi nào ẩn núp kiên cố, nơi nào có lối thoát ra.

Trong túi lửa hoả ngục: trên đầu pháo chụp, dưới đất đạn bắn, VC bít đường, dân quân tử thủ; mất thông tin liên lạc với Saigon (may nhờ có máy viễn thông A 100 độc nhất trong BCH/TKBL, bắt dò tần số liên lạc về Ty Bưu Điện Q10 trong Chợ Lớn!); máy bay tiếp tế thả dù bị bắn rơi; trực thăng không đáp xuống được để tản thương! Nút thoát cầu Tàu Ô bị chốt cấp sư đoàn quân CVBV ngăn bít, QLVNCH từ Lai Khê lên gở chốt, hai bên quần thảo với nhau ngày đêm, thương vong nặng nề.

Tại thị xã vòng đai một cây số vuông, hai bên đánh nhau cận chiến ngày lẫn đêm, cài răng lược từng khu phố chợ; xe tăng CSBV tràn vào bắn phá không phân biệt; B52 thả bom dây vòng đai thị xã. Máy bay ta từ Saigon, Biên Hòa, Trà Nóc (miền Tây) lên vùng không đọ được với hoả tiễn SAM, đạn đại liên phòng không đan lưới bầu trời...

Xác chết quân, dân, bộ đội lên hàng trăm rồi hàng ngàn người, trong nhà thờ, sân đình chùa, hành lang nhà thương, hết còn chỗ chôn, chỗ lấp. Sau một trận đánh chí tử, một đợt pháo kích kinh nhồn, lại có thêm nhiều xác chết trong nhà, dưới hầm, tử thi bị trói cột trong xe tăng, xác người lăn lóc ngoài đường. Bệnh viện BL không còn chỗ chứa thương binh, quá tải thường dân bị thương; xác chết la liệt bỏ đống từng dãy hành lang, ngoài cổng... máu đọng rơi vãi mặt đất...

Hai trung đội NQ/CK/AL: BLG1 và BLG5, do một SQ và HSQ chỉ huy, sử dụng 2 xe GMC cơ hữu đi nhặt người bị thương, xác chết, mang về Bệnh Viện.

Thủa đất trước sân trường THBL còn trống, đối diện cổng Bệnh Viện, lính NQ kéo xác từ bên trong bệnh viện ra, bỏ xác từ trên xe mới nhặt về xuống, nằm chất đống. Một vấn đề hết sức nan giải cần giải quyết nhanh gọn dưới mưa đạn pháo kích từng chập từng hồi của VC. Nghe tiếng đạn départ hoảng hồn, tiếng đạn đi, rơi nổ ầm ầm, tiếng đạn bắn vãi từ hai phía, tiếng la khóc kêu gào của người bị thương...một cảnh địa ngục trên trần gian, càng làm cho những người đi nhặt xác ghê rợn!

Các đơn vị đang đánh nhau sống chết ở tuyến đầu, quân xa bị pháo hư nát, không có đơn vị công binh để có xe ủi, đào, xe xúc đất. Tỉnh không tìm ra một phương tiện cơ giới nào để nhanh chóng đào hố chôn. Anh em NQ đi lục lọi Ty Công Chánh, tìm mọi cách để đưa chiếc xe ủi xúc đất loại nhỏ (một phương tiện đào hố độc nhất) đến hiện trường giải quyết xác chết.

Hai lỗ đất lớn được đào bên hông sân trường THBL, xử trí kịp thời làm nơi an táng tập thể cho dân, quân, bộ đội tử nạn những ngày đầu cuộc chiến. Mỗi hố chôn tạm 500 xác người chết không toàn thây, chôn không hòm quách!

Những ngày về sau chiếc xe ủi đất của Ty Công Chánh bị pháo hư không thợ sửa; lính NQ đi tải xác bị pháo chết nhiều. Bác Sĩ Quí và cô y tá tên Bích (chỉ còn có hai vị này tình nguyện ở lại  (Bác sĩ Trưởng Ty Y Tế di tản theo nhân viên hành chánh Tỉnh(?,) nhận lệnh di chuyển vào trạm xá mới thành lập dã chiến dưới hầm kho của BCH/TK/BL (B15). Bệnh viện BL bị pháo đỗ nát, không ai còn kéo thêm xác người về, từ đó người chết ở đâu xác chôn nơi đó.

Dân chúng chạy pháo quanh thành phố, sau cùng đổ dồn xuống Xóm Ga, ấp Phú Đức, trú ẩn nhà dân chung quanh ngôi chùa Cư Sĩ Tịnh Độ (ấp Phú Đức) Xóm Ga chưa bị một vết đạn của hai bên, đông người không có gạo ăn. BCH/CKAL chúng tôi dời ra đóng quân với dân trong xóm, lính NQ đi phát phiếu phát gạo, lương khô cho dân (nhờ được chia lại kho gạo và số thực phẩm của BCH/LĐ 81BCND do anh em BK thu nhặt được từ những chuyến tiếp tế thả dù), nên không xảy ra nạn đói cướp giật lương thực. Người dân An Lộc tri ân các anh chiến sĩ các đơn vị QLVNCH, quân dân cùng sống một nhà, chia sớt thực phẩm cho dân đói khổ, lúc hoạn nạn có nhau. Binh sĩ ta còn làm công tác dân vận tự nguyện, giúp dân chôn cất người thân tử nạn ở mỗi chỗ đóng quân.

Ngoài hai hố chôn tập thể, trong thị xã An Lộc còn có nhiều mồ mã chôn cất đất cạnh nhà, ngoài vườn, đất bỏ trống, đất quanh chùa... Cho đến từ cổng Xa Cam đến ấp Tân Khai, đất trống hai bên QL13, ven lô cao su, trảng trống sườn đồi đâu đâu cũng thấy mộ đất lấp; nhiều mồ mả chôn tạm lấp vùi, mặc cho nắng lửa mưa dầu đất trôi cát lỡ. Về sau này, nhiều năm đi tìm mộ người thân, thân nhân khó tìm lại được dấu vết mộ hoang. Ngoài vòng đai thị xã, xác bộ đội thường thì bị bom tan xác, khô héo trong vườn cao su, hay được chôn vùi lấp tạm dưới những đường khe rãnh trong lô cao su...

Tôi thuyết phục hai người bạn tin rằng sở dĩ có thêm hai hố tập thể (hiện tại 4 ngôi mộ) sau này là do chánh quyền CSVN gom góp hài cốt khắp nơi về chôn chung một chỗ? Khi VC qui hoạch lại thành phố, khu chợ, họ gom hài cốt chôn chung, theo cách giải quyết vô thần của CS "chết là hết!" Để trả lời cho thân nhân không bốc được mộ người thân, họ lập văn bia, thờ nhang khói chung một ngôi mộ tập thể?

VC chắc cũng không muốn xây dựng "nghĩa trang nhân dân" cho bộ đội nằm chung “mả ngụy”, nằm cạnh “dân ngụy”? Nhà Nước CSVN đã bối rối ghi lên mộ bia lời tuyên truyền lố bịch đầy hận thù, láo khoét, khó tin được:

3000 đồng bào An Lộc bị bị bom Mỹ sát hại ngày 3-10-1972!

Ngày 3 tháng 10 năm 1972 cũng là một ngày tưởng tượng. Vì thời gian đó hầu hết dân chúng đã thoát được về tạm trú tại Trại tỵ nạn Phú Văn, Bình Dương.

Chuyện B52 nào bỏ bom vào thị xã gây ra cái chết hàng ngàn người thật khó tin, vì bom dây B52 con kiến cũng chết hết! Sao họ không nói bộ đội ta ngày đêm pháo kích bừa bãi vào dân trong ba tháng ròng rã, lúc đó trong thị xã có khoảng 10 ngàn người, chạy pháo trong chu vi một cây số vuông. Cho đến nay Nhà Nước XHCN vẫn chưa chịu gở bảng xuống, viết lại cho đúng sự thật, còn nói dối với đồng bào trong nước và thế giới để gây thù oán hận, trong lúc ra sức tuyên truyền kêu gọi hòa giải với yêu thương?

Chúng tôi chạy xe đến ngã ba trường tiểu học, nhìn thấy tượng Kytô Vua bị pháo mất đầu và gãy tay còn để lại nguyên trạng, VC không cho phép tín đồ công giáo chỉnh sửa lại? Liệu người dân địa phương thấy chướng mắt, hay mỗi ngày nhìn thấy, nhớ lại vết thương cũ còn đau?

Mục đích chuyến đi của chúng tôi cũng muốn đến tận mắt xem căn cứ Tà Thiết, một nơi cách An Lộc hơn 25 cây số, nằm trong địa phận quận Lộc Ninh. Chúng tôi muốn đến đó để tận mắt nhìn thấy nơi nhượng địa (!) vì Hiệp Định Paris tháng 1 năm 1973, Mỹ đã ép VNCH phải ký kết, tương nhượng lãnh thổ cho MTGPMN. VC đã dùng nơi vừa chiếm giữ lãnh thổ của miền Nam (1972) cách Saigon 130km, vừa làm hậu cần, vừa làm chỗ tập trung quân BV xâm nhập (từ năm 1973), vừa làm căn cứ cho BCH đầu não (1974-1975) của CSBV thôn tính miền Nam.

Lâu nay ở nước ngoài, tôi nghe và đọc nhiều về tranh luận tình hình chính trị, quân sự đưa đến sự thất trận ngày 30-4-75 của miền Nam; qui trách đổ lỗi cho TT Nguyễn Văn Thiệu, cho QLVNCH (nhất là về dư luận tiêu cực của truyền thông Mỹ). Ít ai nói đến chiến lược của VC, đã lợi dụng sự đi đêm của Mỹ và CSBV qua Hiệp Định Paris 1973 (ngang nhiên chiếm đóng lãnh thổ của VNCH); từ sát nách Saigon họ chuyển quân từ miền Bắc vào, chuẩn bị cho chiến dịch HCM, chiếm lấy Saigon ngày 30-4-1975.

Hiệp Định Paris 1973 mới chính là đầu mối bức tử VNCH: Người Mỹ bỏ bạn đồng minh, bọn phản chiến Saigon phá hoại, thành phần thứ 3 ở Quốc Hội làm lợi cho CS. HĐ Paris 1973 đã lót đường cho quân BV xâm nhập, tập trung quân tích trữ hậu cần, đặt BCH, mở chiến dịch HCM thôn tính miền Nam tháng 4 năm 1975.

Cụ thể hơn Tà Thiết là căn cứ an toàn cho địch quân mà VNCH vì thi hành theo HĐ Paris, để cho VC ngang nhiên chiếm đất nhà mình, mang người vào lấn chiếm, và đoạt luôn nhà mình.

Dự thảo khung của Hiệp Định là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hoà bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày.
................................

Chương 2 HĐ ghi: Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973: với tất cả các đơn vị quân sự ở nguyên vị trí. Mọi tranh chấp về quyền kiểm soát lãnh thổ sẽ được giải quyết bởi Ủy ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng của Việt Nam Cộng hòa và Việt Cộng. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam Cộng hòa.

..................................

Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần.

(Trích dẫn nguồn Wikipedia)

1, 2, 3

 

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

free counters
un compteur pour votre site