lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Việt Nam

Hãy Đem Bọn Tội Phạm Việt Cộng Ra Tòa Án Quốc Tế Hay Tòa Án Các Quốc Gia

1, 2, 3

Luật Sư Nguyễn Thành

...

Tư Lệnh Quân Đội Ojdanic bị cáo buộc tội cưỡng bách dân Albania ra khỏi Kosovo để dành riêng vùng này cho sắc dân Serb là người đầu tiên đến trình diện Tòa Án. Phó Thủ Tướng Nam Tư Nikola Sainovic cũng bay sang Hòa Lan trình diện Tòa cùng với Trưởng các trại giam vùng Bosnia, Momcilo Gruban, người bị cáo buộc về các tội tra tấn, đánh đập, hãm hiếp tù nhân và làm chết nhiều người. Và chỉ vài giờ đồng hồ sau khi Quốc Hội Nam Tư thông qua luật dẫn độ cho phép bắt giữ và dẫn độ các bị cáo, Bộ Trưởng Nội Vụ Nam Tư là Vlajko Stojilkovic đã tự tử để tránh sự nhục nhã.

Trong 3 bản cáo trạng dầy gần 160 trang, Milosovic và cộng sự viên bị cáo buộc về các “tội ác chống nhân loại” và “tội ác chiến tranh”, bao gồm các “tội lạm quyền", "tội tra tấn, hành hạ thường dân vô tội", "tội tra tấn, ám sát, thủ tiêu, bỏ tù các nhà đối lập", "tội cưỡng bách các dân tộc thiểu số phải rời bỏ nơi họ đang sinh sống,"… Theo cố Ls Phạm Thanh Dân, từng hành nghề nhiều năm tại Paris, “tất cả các tội ác nghiêm trọng của tập đoàn CS cầm quyền Hà Nội đối với dân tộc VN suốt bao năm qua là những tội ác chống nhân loại và bất khả thời tiêu.” [5]

2. Tòa Án Quốc Gia có Thẩm Quyền “quốc tế”?

Thật ra, trước khi xảy ra phán quyết lịch sử ngày 2/3/200 của Toà Tối Cao Anh, toà án một số nước đã có các phán quyết “nới rộng” thẩm quyền tài phán của Toà Án Quốc Gia.

Vụ án Eichmann: Sau khi Tòa Án Quốc Tế ad hoc Nuremberg xét xử xong nhóm đầu xỏ Quốc-Xã Đức vào cuối năm 1946, Tòa Án các nước vẫn tiếp tục truy nã và xét xử bọn tội phạm Đức còn sót lại. Điển hình là Aldolf Eichmann, chuyên viên giết người của Hitler, đã dùng lý lịch và thông hành giả lẩn trốn ở nhiều nước và sau cùng bị Do Thái bắt ở Argentina. Ngày 11/12/1961, Tòa Án Quốc Gia Do Thái đã lên án tử hình Eichmann về tội ác diệt chủng đối với dân Do Thái trong Thế Chiến II.

Qua vụ án Eichmann, Tòa Án Do Thái đã minh định 2 nguyên tắc quan trọng:

[a] Nguyên tắc "luật hình có giá trị hồi tố đối với các tội phạm nghiêm trọng." Khi Eichmann phạm tội ác đối với dân Do Thái vào thời điểm 1939-1945, nước Do Thái chưa ra đời. Do Thái ra đời vào ngày 14/5/1948 bởi Nghị Quyết của LHQ vào ngày 29/11/1947. Do Thái ban hành “luật hình có hiệu lực về quá khứ" năm 1948 để trừng phạt nhóm Đức Quốc-Xã lẩn trốn, chưa bị trừng trị.

[b] Nguyên tắc "lãnh thổ không giới hạn thẩm quyền của Tòa Án các nước đối với các tội phạm nghiêm trọng" cũng được Tòa Án Do Thái căn cứ vào để ra phán quyết trừng phạt Eihmann về các tội ác nghiêm trọng xảy ra ngoài lãnh thổ Do Thái gần 20 năm trước.

Vụ án Noriego: Viện dẫn lý do gìn giữ kênh đào Panama theo hiệp ước Mỹ-Panama [1978] và lý do bảo vệ công dân Mỹ, ngày 20/12/1989 Tổng Thống George Bush cho quân đội Mỹ hành quân vào Panama bắt Tổng Thống Panama Manuel A. Notiego đem về giam ở Florida. Năm 1992, Toà Liên Bang Mỹ ở Florida tuyên án phạt Noriego 30 năm tù về các “tội rửa tiền” và “tội buôn lậu ma túy."

Qua vụ án Noriego, Tòa Liên Bang Mỹ, ngoài sự công nhận nguyên tắc “lãnh thổ không giới hạn thẩm quyền của Toà Án Quốc Gia đối với các tội ác nghiêm trọng” còn minh định "tội rửa tiền” và “tội buôn lậu ma túy" là "tội ác nghiêm trọng" và “bị luật pháp quốc tế trừng trị.”

Vụ án Pinochet: Ngày 16/10/1998, thế giới sửng sốt trước tin cựu Tổng Thống Chile Augusto Pinochet bị Cảnh Sát Anh bắt giam tại London khi Pinochet tới đây nghĩ hè theo lời mời của bà M. Thatcher, cựu Thủ Tướng Anh, bạn thân của Pinochet và Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan.

Người ký trát nã bắt quốc tế là thẩm phán Baltasar Gapzon đã cáo buộc Pinochet 35 tội ác, trong đó có “tội ác diệt chủng, bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu đối lập”,… trong thời gian cầm quyền ở Chile [1973-1990], với trên 3,000 người bị giết, hơn 1,000 mất tích, trong đó có cả người ngoại quốc.
Toà Sơ Thẩm London quyết định Anh có thể dẫn độ Pinochet tới Tây Ban Nha một cách hợp pháp. Trái lại, Toà Thượng Thẩm bác bỏ quyết định của Toà dưới và phán quyết việc bắt giữ Pinochet là trái luật vì Pinochet được hưởng “quyền đặc miễn” truy tố. Nội vụ lên Tòa Tối Cao Anh, gồm 5 vị Thẩm Phán chuyên nghiệp [như Tối Cao Pháp Viện Mỹ] và ngày 2/3/2000, Tòa Án này phán quyết: "Một nguyên thủ quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền có thể bị đem ra xét xử bất cứ ở đâu."

Theo "tập tục pháp lý", Tòa Án có thẩm quyền xét xử Pinochet phải là một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế như Tòa Án xét xử Milosovic hay một Tòa Án Quốc Gia của Chile mới có thẩm quyền tài phán. Nay, sau án lệ Pinochet, hầu như tất cả các Tòa Án Quốc Gia trên thế giới đều có quyền truy tố và xét xử những tội ác nghiêm trọng như trường hợp Pinochet.

Được tin Pinochet bị bắt ở Anh, các nạn nhân sống sót và gia đình các người bị sát hại đã cùng với các nhà tranh đấu cho nhân quyền biểu tình rầm rộ ở Chile đòi dẫn độ Pinochet đến Tây Ban Nha. Trong khi đó, Tổng Thống Chile Eduardo Frei và bà Magaret Thatcher ráo riết vận động Anh phóng thích Pinochet, trả về nước để Pinochet ra trước Toà Án Quốc Gia của Chile.

Về phần Pinochet, tuy phạm nhiều tội ác trong lúc cầm quyền nhưng đã được Tòa Án Chile ân xá và được phong tước Thượng Nghị Sĩ trọn đời nên tin tưởng là sẽ được hưởng quyền đặc miễn truy tố về trách nhiệm cá nhân trong lúc cầm quyền. Cuối cùng, dàn luật sư danh tiếng biện hộ Pinochet đã cứu Pinochet khỏi bị dẫn độ vì lý do nhân đạo, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của phe bảo thủ Anh và bà Thatcher.

Theo giám định y khoa của 4 bác sĩ, Pinochet 84 tuổi bị bịnh tiểu đường, bịnh tim và từng ngất xỉu 2 lần trong lúc bị giam ở London, bộ não bị chấn thương, chân phải gần tê liệt,… không thể chịu đựng nổi thủ tục pháp lý lâu dài ở Tây Ban Nha.

Theo luật dẫn độ của Anh, Toà Án Anh không có quyền ra lệnh dẫn độ; quyền này và quyền phóng thích thuộc về hành pháp Anh. Do đó, hành pháp Anh [lúc đó là Tổng Trưởng Jack Straw] đã ra lệnh phóng thích và trả Pinochet về Chile vì lý do nhân đạo.

Các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và những người chống đối việc phóng thích Pinochet biểu tình ở London để ngăn chặn chuyến bay chở Pinochet về Chile không thành công vì tới trễ. Chuyến bay chở Pinochet của không lực Chile đã khởi hành, chỉ 2 giờ sau khi có quyết định phóng thích Pinochet, và không ghé bất cứ nước nào vì sợ bị bắt lại, ngoại trừ một hòn đảo nhỏ thuộc Anh-quốc để tiếp tế nhiên liệu.

3. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực”? [ICC] [6]

Trước sự “chậm trễ” của Toà Án Quốc Tế “tạm thời” Bosnia và trước tình hình tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh,… ngày càng gia tăng, tháng 6/1998 một Hội Nghị Quốc Tế quy tụ 4/5 nước hội viên LHQ hội họp ở Rome cùng với ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan bàn thảo việc thiết lập một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” có thẩm quyền tài phán đối với tất cả các tội ác nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Sau 5 tuần lễ thảo luận, ngày 17/7/1998, 121 nước ký kết [signature] Quy Chế Rome thiết lập một Toà Án Hình Sự Quốc Tế thường trực. Tuy nhiên, Quy Chế Rome chỉ có hiệu lực khi được 60 nước phê chuẩn [ratification]; do đó Toà Án vẫn chưa hình thành. Phải đến ngày 11/4/2002 Toà Án mới ra đời [và có hiệu lực từ 1/7/2002], sau khi được 10 nước phê chuẩn trong cùng một ngày, nâng số nước phê chuẩn Quy Chế Rome lên 66, vượt quá con số 60 quy định. [7]

Vào ngày 17/7/1998, kết thúc hội nghị Rome, ông Annan tuyên bố: "Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực đang hình thành nhằm cung cấp những gì từ lâu được xem là mắt xích bị thiếu trong hệ thống pháp lý quốc tế để xét xử những tội ác liên quan sâu đậm đối với nhân loại và những tội ác chiến tranh" và, theo Annan, "giấc mơ ấp ủ từ lâu về một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực nay được thực hiện."

Trách nhiệm cá nhân

Điều 1, Điều 25 và Lời Mở Đầu Quy Chế minh định:

[a] ICC có thẩm quyền xét xử các "cá nhân" vi phạm các "tội ác nghiêm trọng" quốc tế quan tâm, quy định trong Quy Chế Rome;

[b] ICC có quyền xét xử "bổ xung" đối với các Tòa Án Quốc Gia.

Tức là:

[a] Nếu quốc-gia là chủ thể đi kiện hay bị kiện trước Toà Án Quốc Tế La Hague [1945] thì cá nhân có quyền đi kiện hay bị kiện trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế [ICC] [ra đời ngày 1/7/2002].

[b] ICC sẽ thụ lý nếu Tòa Án Quốc Gia liên hệ [bao che] không đem các "cá nhân" vi phạm các "tội ác nghiêm trọng" ra xét xử hay xét xử nhưng trừng phạt không đúng mức.

Trách nhiệm hình sự

Các Điều khoản khác trong Quy Chế Rome quy định:

[a] Phán quyết của ICC có "tính cách cưỡng hành" [chứ không thể "không thi hành" như ICJ quy định được]

[b] Nguyên tắc “bất khả thời tiêu”: Điều 29 qui định nạn nhân không kiện được lúc này thì sau này kiện lúc nào cũng được, không bị bất cứ "luật hạn chế thời hiệu" nào làm mất đi tố quyền.

Tội ác nghiêm trọng

[a] Điều 5 minh định tổng quát các "tội ác nghiêm trọng" quốc tế quan tâm và trừng trị, gồm: Tội diệt chủng [Crimes of Genocide]; Tội ác chống nhân loại [Crimes against Humanity]; Tội ác chiến tranh [War Crimes]; Tội xâm lược [Crime of Aggression].

[b] Các Điều 6, 7, 8 giải thích và liệt kê các "tội ác nghiêm trọng" bị trừng phạt dài trên 6 trang giấy mà các "cá nhân" nạn nhân có thể kiện trước ICC.

Thẩm quyền tài phán

Điều 13 qui định ICC có thẩm quyền tài phán theo 3 phương cách:

[a] Do quốc gia hội viên khởi tố;

[b] Do HĐBA yêu cầu; hay

[c] Do Công Tố Viên của Tòa Án tự tiến hành điều tra; tức là: Công Tố Viên của ICC có thể tự tiến hành điều tra và đưa ra ICC xét xử các tội ác nghiêm trọng do nạn nhân khởi tố.

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site