lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Việt Nam

Hãy Đem Bọn Tội Phạm Việt Cộng Ra Tòa Án Quốc Tế Hay Tòa Án Các Quốc Gia

1, 2, 3

Luật Sư Nguyễn Thành

Lời Thưa.- Bài viết dưới đây được thực hiện cho Đặc San Luật Khoa [phát hành vào dịp] Hội Ngộ Mùa Thu Cựu Sinh Viên Luật Khoa (CSVLK) Sàigòn-Huế-CầnThơ, do các CSVLK “trẻ” tổ chức ở San Jose, California, Hoa Kỳ, vào ngày 16/10/2010 sắp tới.

Thật ra, đây chỉ là tóm lược một phần của một bài nghiên cứu khá dài do người viết biên soạn ngay sau khi Toà Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” [International Criminal Court =ICC] ra đời ngày 11/4/2002 và được báo chí ở Bắc California phổ biến hồi tháng 5 và 6/2002.

Gần đây, cùng với việc đưa đất nước đến chỗ nguy cơ trở thành Tây Tạng 2 của Trung-Quốc, Việt-Cộng đang mưu toan giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung-Cộng qua Luật Biển LHQ, việc đem các tội ác của Việt-Cộng ra trước Công Lý Quốc Tế lại được nêu lên. [1]

Từ Sàigòn, ngày 22/8/2010 vừa qua một số cựu tù nhân chính trị lâu năm nhất tố cáo: Cho đến nay, vẫn còn hàng trăm người bị giam cầm vô hạn định, trong đó có Đại Úy QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu, bị giam giữ trái phép đã gần 34 năm và bị hành hạ đến gần mù cả 2 mắt.

Khung hướng của Luật Pháp Quốc Tế hiện nay liệt các “tội bắt bớ, hành hạ, thủ tiêu,… người đối lập” vào loại “tội ác nhân quyền” hay “tội ác chống nhân loại” và kẻ bị cáo buộc “có thể bị đem ra xét xử bất cứ ở đâu" và “bị truy lùng đến tận cùng trái đất để đem ra trước công lý."

Người viết xin được phổ biến rộng rãi bài viết vì những gì được nêu trong bài vẫn còn nguyên gía trị và hữu ích đối với việc đem các tội ác của Việt-Cộng ra trước Công Lý Quốc Tế, một phương cách khả thi “cứu nguy đất nước” trước hiện tình “Tổ Quốc lâm nguy” hơn bao giờ hết.
Khuynh Hướng của Luật Pháp Quốc Tế

Sau Thế-Chiến 1939-1945, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “ad hoc” Nuremberg và Tokyo [2] được thiết lập để xét xử bọn chóp bu quốc-xã Đức và quân-phiệt Nhật, những kẻ đã gây chết chóc và tàn tật cho nhiều triệu người trên thế giới. Khi hai Tòa Án này hoàn tất nhiệm vụ cuối năm 1946, bốn Công Ước Quốc Tế về “chiến tranh” và “nhân quyền” ra đời ở Genève với ước mong là các hành vi tàn ác man rợ sẽ không còn tái diễn nữa. Nhưng cuộc chiến tranh lạnh giữa khối Tự Do và Cộng Sản lại tiếp diễn, kéo dài hơn nửa thế kỷ và chém giết, thủ tiêu, tra tấn, tù đầy,... lại hoành hành tàn bạo khắp nơi và thủ phạm không hề bị truy tố, xét xử ở bất kỳ Tòa Án nào.

Sau khi khối Cộng Sản tan rã [năm 1991] không còn tác yêu tác quái được nữa, cộng đồng thế giới lại bắt tay vào việc thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “ad hoc” Bosnia và Rwanda để trừng trị các tội ác man rợ ở Âu và Phi-châu, thực hiện châm ngôn "ở đâu có xã hội, ở đó phải có luật pháp" [ubi societas, ibi jus]. Và khuynh hướng quốc tế ngày càng đòi phải có một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” để xét xử những tội ác đối với nhân loại, một tòa án quốc tế hữu hiệu có thẩm quyền tài phán bao trùm khắp nơi mới có thể duy trì được “hòa bình, an ninh” thế giới, hai mục tiêu của LHQ.

Đó là lý do, tháng 6/1998, một hội nghị quốc tế qui tụ 4/5 hội viên LHQ và trên 800 “tổ chức phi chính phủ” [non-governmental organization] hội họp ở trụ sở chi nhánh của Hội Đồng Kinh Tế-Xã Hội [LHQ] ở Rome cùng với Tổng Thư Ký LHQ Kofi Anna để bàn thảo việc thiết lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” [ICC]. Ngày 17/7/1998, 121 nước tham dự hội nghị ký kết Quy Chế Rome thiết lập ICC nhưng ICC vẫn chưa ra đời vì chưa đủ 60 nước phê chuẩn theo quy định. Trong khi đó, Toà Án Quốc Tế Bosnia lại “dậm chân tại chỗ” và Toà Án Quốc Tế Rwanda thì “thất bại” hoàn toàn vì thiếu tài chánh.

Thẩm phán Tây Ban Nha Baltasar Gapzon, nhà tranh đấu nhân quyền tích cực, không thể kiên nhẫn được nữa khi tội ác nghiêm trọng xảy ra khắp địa cầu và tội phạm thì vẫn nhởn nhơ. "Cuộc cách mạng xanh” của giới thẩm phán xảy ra: Ngày 16/10/1998, Gapzon đã gây chấn động thế giới khi ký trát bắt giam cựu Tổng Thống Chile Augusto Pinochet về các tội ác xảy ra trong thời gian cầm quyền [1973-1990] khi ông này đến Anh, dẫn đến phán quyết “làm rung chuyển luật pháp quốc tế” của Tòa Tối Cao Anh. Ngày 2/3/2000, kết thúc vụ án Pinochet, Toà Tối Cao Anh phán quyết: "Một nguyên thủ quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền có thể bị đem ra xét xử bất cứ ở đâu." [3]

Luật gia trứ danh Pháp Samuel Pisar trả lời phỏng vấn về phán quyết của Toà Tối Cao Anh đã nói: "Sự đòi hỏi phổ quát ngày nay là những tội phạm chống nhân loại phải bị truy lùng đến tận cùng trái đất, bất cứ ở đâu và bất kỳ lúc nào có thể tìm ra chúng để đem ra xét xử trước công lý." [4]
Tiếp theo, hàng loạt sự kiện xảy ra trên thế giới đã thể hiện sự hân hoan đón nhận phán quyết lịch sử của Toà Tối Cao Anh hay “luật lý” của Thẩm Phán Gapzon. Năm 2002, Toà Liên Bang Mỹ ở New York đã chấp nhận thụ lý vụ thân nhân sinh viên bị sát hại ở Thiên An Môn ngày 8/6/1989 kiện Thủ Tướng Trung-Cộng Lý Bằng và ra phán quyết khuyến cáo Tổng Thống Zimbabwe Magube phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân “bị tra tấn, hành hạ” hay thân nhân các người “bị sát hại” bởi đảng cầm quyền của Magube ở Zimbabwe, khi Lý Bằng và Magube đến New York họp Đại Hội Đồng LHQ hàng năm với tư cách nguyên thủ một nước.

Ngày 24/4/2002, thẩm phán Gapzon cùng với một đồng nghiệp ngưòi Pháp yêu cầu Tòa Án Anh cho phép thẩm vấn Kissinger, khi ông này đến diễn thuyết trước 2500 doanh gia ở đại sảnh đường Royal Albert Hall, London, về những liên hệ của Kissinger với các tội ác xảy ra ở Chile dưới thời Pinochet [1973-1990] và tuy Gapzon không thành công nhưng đã khiến Kissinger phải bỏ dở buổi diễn thuyết và vội vàng về Mỹ.

Ngày 11/4/2002, Toà Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” đầu tiên của thế giới ra đời tại trụ sở LHQ ở New York, sau khi được 10 nước phê chuẩn trong cùng một ngày, nâng số nước phê chuẩn Quy Chế Rome lên 66, vượt quá số 60 quy định, và Toà Án có hiệu lực từ ngày 1/7/2002. Cho đến nay, Toà Án Quốc-gia của Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Canada,… đều có thẩm quyền tài phán “quốc tế” như phán quyết của Toà Tối Cao Anh trong vụ Pinochet.

Toà Án Quốc Tế và Tội Ác Việt Cộng

1. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “tạm thời”?

Ngày 25/5/1993, lần đầu tiên HĐBA ra Nghị Quyết thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “tạm thời” [International Criminal Court “ad hoc” Bosnia] để truy tố nguyên thủ đương quyền và 26 cộng sự viên về các "tội ác chống nhân loại" và "tội ác chiến tranh" xảy ra trong phạm vi một nước, gồm đương kim Tổng Thống Liên Bang Nam Tư Slobadan Milosovic, đương kim Tư Lệnh Quân Đội Nam Tư Dragoljub Ojdanic và Tổng Thống Serbia, Milan Milutinovic, trong Liên Bang Nam Tư.

Công tố viên đầu tiên của Tòa Án này là bà Louise Arbour đã nổi tiếng thế giới khi ra trát bắt giam đích danh Tổng Thống Milosovic và cộng sự viên về các “tội ác nghiêm trọng” xảy ra trong lúc cầm quyền. Công tố viên kế nhiệm là bà Carla D. Ponte, trong phiên xử khai mạc vào tháng 2/2002, tuyên bố: "Tòa Án này bắt đầu xét xử cựu Tổng Thống Nam Tư với những cáo buộc về “tội diệt chủng” và nhiều “tội ác nghiêm trọng” khác. Chúng ta sẽ được thấy nền Công Lý Thế Giới đang được tiến hành."

Ngày 11/4/2002, Quốc Hội Nam Tư đã hợp tác với Toà Án Quốc Tế Bosnia khi thông qua đạo luật về dẫn độ, cho phép chính phủ Nam Tư bắt giữ và dẫn độ tới Tòa Án đang diễn ra ở La Hague các tội phạm bị truy tố. Ngày 17/4/2002, hành pháp Nam Tư lệnh cho các bị cáo tự nộp mình cho Tòa Án để đổi lấy quyền tại ngoại trước khi xét xử.

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site