lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Lịch Sử Việt Nam

Thủ Tướng Ngô Đình Diệm Giành Lại Chủ Quyền: Giai Đoạn Cực Kỳ Gây Cấn

ngô đình diệm

Di ảnh cố thủ tướng, tổng thống Ngô Đình Diệm

1, 2, 3

...

Tướng Collins về HTĐ ngày 23/4/55. Còn thủ tướng Diệm qua đài phát thanh lên tiếng mời các lãnh tụ Bình Xuyên và các giáo phái đến gặp ông để dàn xếp.

Ông thừa nhận rằng chính phủ không còn trả lương cho các lực lượng bổ túc tức Bình Xuyên và các giáo phái, nhưng ông sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này nếu họ sẵn lòng cộng tác với chính phủ. Ông Diệm cũng công bố rằng trong 3 tháng nữa sẽ tổ chức tuyển cử để bầu dân biểu vào quốc hội. Ông kêu gọi toàn dân hãy thống nhất ý chí để thực hiện nền độc lập của xứ sở sau 80 năm bị ngoại bang đô hộ. Ông cũng cho biết rằng quân đội quốc gia có đủ phương tiện chống lại mọi mưu toan bạo động. Trong khi ấy, ông Diệm cũng lo việc tiếp thu các tỉnh trung bộ là Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi và một phần Quảng Nam, khi quân kháng chiến rút dân về Quy Nhơn để xuống tàu Ba Lan, Pháp và Liên Xô đi ra Bắc.

Trong khi ông Diệm có thái độ dè dặt và nhân nhượng, một phần dân chúng và một số người ủng hộ ông hay cả quân đội, lại hiểu lầm và than phiền là ông kém cương quyết. Sao không thay thế Lai văn Sang ngay trong chức vụ tổng giám đốc công an, cảnh sát và sao không tấn công dẹp Bình Xuyên đang lộng hành giữa thủ đô như vậy? Họ cảm thấy bất ổn. Thủ tướng Diệm cũng nhận được một điện tín của Bảo Đại bảo nên kéo dài hưu chiến đến cuối tháng 4/1955 và đòi 30 triệu bạc.

Nhưng ông Diệm đâu có tiền gởi sang cho Bảo Đại. Trong khi ấy, phòng nhì của quân đội Pháp và các giới thực dân Pháp va chạm nhau với toán CIA dưới quyền đại tá Lansdale, vì các hoạt động đối nghịch nhau. Pháp ủng hộ Bình Xuyên còn Mỹ giúp ông Diệm. Ông Lansdale có bị mưu sát, bắn lén và suýt bị xe vận tải đâm vào xe ông?

THỜI GIAN CĂNG THẲNG

Tháng 4/1955 có thể xem là thời gian căng thẳng nhất trong đời chính trị của ông Diệm, nếu so với cả tháng 10/1963 trước khi ông bị đảo chánh và ám sát. Thủ tướng Diệm có thể nói là không còn chính phủ nữa. Các bộ trưởng Cao Đài và Hòa Hảo đã từ chức từ cuối tháng 3/1955. Tiếp theo, bộ trưởng quốc phòng Hồ thông Minh và bộ trưởng ngoại giao Trần văn Đỗ cũng thôi việc. Còn bộ trưởng kế hoạch Nguyễn văn Thoại đang làm trưởng đoàn dự hội nghị các quốc gia không liên kết tại Bandung, Indonesia, cũng lên tiếng từ nhiệm và đây là một bất lợi ngoại giao cho thủ tướng Diệm. Nhiều công chức cao cấp trước kia do Pháp hay các nội các tay sai bổ nhiệm cũng xin thôi việc. Nhiều vùng thôn quê ở Nam bộ cũng tiếp tục bị giáo phái hay CS thống trị. Ông Diệm không có đủ người và đơn vị quân đội cần phải gởi đến các vùng mới tiếp thu từ phe CS. Chỉ có một số đơn vị quân đội sẵn lòng ủng hộ chính phủ và chiến đấu chống Bình Xuyên, và chính phủ cần các đơn vị này tại Saigon. Còn các vị chỉ huy các đơn vị khác hoặc thờ ơ, cầu an hoặc không thích ông Diệm hay có thái độ thụ động, chờ xem. Một số chỉ huy quân sự cũng báo cho thủ tướng rằng họ không muốn can dự vào nội chiến. Ông Diệm tìm cách đem thêm vào Saigon vài tiểu đoàn mà ông có thể tin cậy được, nhưng tướng Ely không chịu cấp phương tiện chuyên chở. Quân đội Pháp rất hạn chế trong việc cấp nhiên liệu như xăng nhớt cho các đơn vị của quân đội quốc gia. Tại Saigon, người Pháp tìm cách ngăn chận sự điều động các đơn vị của quân đội Việt nữa. Họ để quân Bình Xuyên tự do di chuyển và mở rộng phạm vi của Bình Xuyên tại Saigon-Chợ Lớn, và chiếm giữ thêm các điểm chiến lược trong thành phố. Ngày 19/4, một phát ngôn của Bình Xuyên tuyên bố với một phóng viên Pháp như sau: “Diệm đang trở nên mỗi ngày một suy yếu thêm. Quân đội không theo ông và các tướng bỏ rơi ông. Bảo Đại khuyến khích chúng tôi cầm cự cho đến khi thanh toán được thủ tướng Diệm. Người Pháp đứng về phe chúng tôi và người Mỹ đang thay đổi thái độ. Nếu Diệm gây chiến, Y sẽ sụp đổ càng chóng hơn và tính mạng Y sẽ bị đe dọa”.

Ngoài ra, ông Diệm hình như không còn có thể vận động, lôi cuốn, hay mua chuộc các lãnh tụ các giáo phái được nữa. Ông hộ pháp Cao Đài Phạm công Tắc đả kích việc tướng Cao Đài Nguyễn thành Phương về với chính phủ và nói rằng binh sĩ Cao Đài sẽ không tuân lệnh tướng Phương. Tướng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ nuốt lời hứa trong tháng 2 là sẽ đem quân về với chính phủ. Còn các lãnh tụ Hòa Hảo khác như Năm Lửa Trần văn Soái, Lâm Thành Nguyên và Ba Cụt đều bác bỏ sự vận động mới về với chính quyền ngày 23/4/55. Trong khi ấy, thực dân Pháp vận động ráo riết với Bảo Đại để loại trừ ông Diệm. Cựu phó cao ủy Pháp là Jean Daridan chạy đôn đáo từ Saigon đến Cannes, về Paris để vận động Bảo Đại và chính phủ Pháp chống ông Diệm hơn thế nữa. Giới thực dân Pháp tại Saigon còn muốn quân đội Pháp can thiệp trực tiếp vào vụ xung đột về phe Bình Xuyên.

Trong khi ấy, dù ham mê cờ bạc và ăn chơi, Bảo Đại vẫn theo dõi tình thế. Ông cảm thấy Hoa Kỳ không còn ủng hộ thủ tướng Diệm như truớc, qua sự phản ảnh của các viên chức cao cấp Mỹ trong báo chí, đài truyền hình, hoặc số ngừơi Mỹ tại Pháp hay Saigon. Có lẽ vì vậy, Bảo Đại sẽ can thiệp vào cuộc xung đột giữa chính phủ và Bình Xuyên.

Đến cuối tháng 4/1955, các quan sát viên cũng như các báo chí Pháp, Anh hay Mỹ, đều cho rằng những ngày làm thủ tướng của ông Diệm không còn bao lâu nữa. Báo chí Pháp nói chung, có thái độ thù nghịch chống ông Diệm ra mặt, và cho rằng sự sụp đổ của ông Diệm là một điều may mắn cho Nam VN. Báo chí Anh tỏ ra tiếc về những nhược điểm của ông Diệm và nhấn mạnh rằng những điều này làm cho sự thất bại của thủ tướng Diệm không thể tránh được. Tại Hoa Kỳ, chỉ một số ít báo chí chống ông Diệm, nhưng hầu hết các báo không còn hy vọng gì chính phủ Diệm có thể tồn tại được. Đa số báo chí, ngay những tờ lâu nay ủng hộ ông Diệm, đều chấp nhận sự kết thúc không may mắn, tức là sự sụp đổ của chính phủ Ngô Đình Diệm vì nội chiến, và sự sụp đổ này làm cho miền Nam sẽ mất vào tay CS.

Trong khi ấy, ông Diệm vẫn cương quyết đối phó. Ngày 25/4, ông cho đại tá Lansdale biết ông không còn có thể giải quyết ôn hòa được nữa. Hôm sau, ông ký nghị định giải chức Lai văn Sang và cử đại tá Nguyễn Ngọc Lễ làm tổng giám đốc công an cảnh sát, ông cũng ra lệnh tất cả nhân viên công an cảnh sát lâu nay dưới quyền Lai văn Sang phải đến trình diện đại tá tân tổng giám đốc trong vòng 48 giờ, nếu không, sẽ bị truy tố ra tòa án binh. Qua ngày sau, chính phủ công bố lệnh cấm Bình xuyên di chuyển trong thành phố. Bình Xuyên không tuân lệnh của chính phủ và quân hai bên bắt đầu xung đột tại các nơi trong thành phố. Trưa 28/4, quân nhảy dù bắn vao một tòa nhà của Bình Xuyên trên đại lộ Galliéni (TrầnHưng Đạo) rồi sau đấy, 4 tiểu đoàn dù và một đơn vị thiết giáp tấn công vào các vị trí Bình Xuyên, còn phe Bình Xuyên nã súng cối vào dinh Độc Lập.

Tại Cannes, Bảo Đại đánh điện về ra lệnh thủ tướng cử Nguyễn văn Vỹ làm tổng tham mưu trưởng thay thế tướng Lê văn Tỵ. Lúc bấy giờ tướng Vỹ đang chỉ huy Ngự Lâm Quân tức các tiểu đòan phòng vệ quốc trưởng tại ĐàLạt. Ông Diệm đoán không sai ý đồ của Bảo Đại là sẽ cử tướng Vỹ làm quyền thủ tướng và triệu hồi ông đi Pháp.

Trưa ngày 28/4, đại tá Lansdale được điện thoại của dinh Độc Lập mời vào gặp thủ tướng Diệm gấp. Theo ông Lansdale thuật trong hồi ký “In The Midst Of Wars”, xin tạm hiểu là “Ở Giữa Những Cuộc Chiến Tranh”, khi vào dinh Độc Lập, ông thấy ông Diệm đi tới đi lui dưới hiên lầu 2. Ông Diệm nói là vừa nhận được tin từ HTĐ cho biết là TT Eisnhower đã cho tướng Collins thay đổi chính sách về VN, bỏ rơi ông và thay thế bằng một chính phủ liên hiệp. Ông Diệm nhìn thẳng mặt ông Lansdale và hỏi rằng: “tin này có đúng hay không?” Đại tá Lansdale đáp rằng ông không tin vì tướng Collins đã cam kết với ông rằng Hoa Kỳ vẫn ủng hộ ông Diệm dù có các tin đồn trái ngược, ông sẽ điện về hỏi HTĐ và phải mất nhiều giờ mới có phúc đáp, vì buổi trưa tại Saigon là độ nửa đêm tại HTĐ. Ông Diệm cũng cho biết là đã xảy ra nhiều vụ nổ súng trên các đường phố.

Khi lái xe đến dinh Độc Lập, ông Lansdale và trung úy Redick đi với ông đã phải xuống xe để núp khi súng nổ gần dinh Gia Long. Theo ông Diệm, BìnhXuyên đã gây hấn, họ đã có súng cối 81 ly và đặt nhắm vào dinh Độc Lập.

Sau đấy, ông Lansdale lái xe về nhà ở đường Duy Tân. Vừa vào sân nhà, ông nghe tiếng nổ lớn về phía dinh Độc Lập. Cuộc tấn công của phe Bình Xuyên bắt đầu thì phải. Khi ông vào nhà, điện thoại đang reo. Thủ tướng Diệm gọi ông, giọng bình thản. Ông Diệm nói sẽ kêu điện đàm với tướng Ely và đã sắp xếp với tổng đài để ông Lansdale nghe tiếng nói của tướng Ely và hỏi ông Diệm và Ely nói với nhau bằng tiếng Pháp. Ông Diệm nói rằng Bình Xuyên đã nã súng cối vào dinh Độc Lập, và vụ pháo kích này hủy bỏ cuộc hưu chiến. Tướng Ely bảo không ghe tiếng nổ gì cả từ nhà ông ấy. Nhà tướng Ely ở gần dinh Độc Lập hơn nhà ông Lansdale độ nửa đường và ông Lansdale nghe có tiếng nổ. Ông Diệm có vẻ ngạc nhiên bảo rằng tướng Ely không nghe gì hết về tiếng trái phá nổ tại dinh Độc Lập, rồi tiếng động… rồi điện thoại ngưng nói, giọng ông Diệm trở lại trên đường dây điện thoại, hơi run. Ông hỏi tướng Ely có nghe không? Một trái phá đã nổ vào tường của phòng ngủ, nơi ông đang nói điện thoại, ông muốn tướng Ely hiểu rằng ông đã không phá vỡ cuộc ngưng chiến, nhưng Bình Xuyên đã làm việc này và ông đã ra lệnh quân đội đánh trả ngay lập tức. Tướng Ely bắt đầu muốn nói gì nhưng ông Diệm chận lời, bảo rằng đã cho tướng Ely biết hết tất cả các sự kiện rồi, và ông hành động. Ông Diệm cúp điện thoại.

ĐÁNH DẸP BÌNH XUYÊN

Chiến sự đã bùng nổ trong thành phố. Các tiểu đoàn bộ binh và một bộ phận thiết giáp đánh vào các vị trí của Bình Xuyên. Nhà báo John Mecklin, phóng viên của tạp chí Time & Life và nhiếp ảnh viên Howard Sochurek đã chứng kiến trận đánh đẹp mắt tại sở cảnh sát trên đường Trần Hưng Đạo, sau đổi tên là Đồng Khánh. Một đại đội bị một tiểu đoàn Bình Xuyên bao vậy và tấn công với súng máy. Nhưng khi quân Bình Xuyên tiến sát gần, đại đội này phản công, làm cho tiểu đoàn Bình Xuyên chạy tán loạn vứt bỏ mũ bê rê màu lục của họ đầy đường.

Quân đội quốc gia đánh vào vị trí Bình Xuyên tại trường trung học Petus Ký và bắt giữ được 37 người Pháp đồng lõa với Bình Xuyên và chiếm khu sòng bạc Đại Thế Giới. Các đơn vị quân đội đều có tinh thần chiến đấu anh dũng, còn số lính Bình Xuyên là loại ô hợp, trước kia là du đãng, tay anh chị, lâu nay cậy thế Pháp để mang vũ khí uy hiếp đồng bào, chứ đâu có lý tưởng và tinh thần gì đâu. Đại tá Lansdale lái xe đi nhiều nơi trong thành phố Saigon – Chợ Lớn, quan sát tình hình để báo cáo về trung ương tình báo. Bình Xuyên đại bại khắp nơi.

Nhưng sở cao ủy Pháp và tòa đại sứ Mỹ tại Saigon đã gởi báo cáo về Ba Lê và HTĐ cho biết tình thế trái ngược, đổi trắng thay đen, do chiến dịch truyền thông xuyên tạc dữ dội của người Pháp tại Saigon. Ngay các bức điện tín đầu tiên của đại tá Lansdale về CIA trung ương tại Hoa Kỳ ở Langley, Virginia, cũng không được cấp trên tin vì nội dung trái ngược hẳn với tin tức mà chính phủ Mỹ tại HTĐ nhận được từ các nguồn khác. HTĐ điện cho đại tá Lansdale rằng nếu qủa thật ông Diệm còn sống, còn cầm đầu chính phủ, còn được quân đội ủng hộ như đại tá Lansdale báo cáo, thì các tin này phải được các viên chức cao cấp khác tại Saigon xác nhận. Trong khi ấy, vị sĩ quan tùy viên lục quân tại tòa đại sứ Mỹ và tướng O’Daniel, trưởng đoàn cố vấn quân sự MAAG, cũng có nhận xét như đại tá Lansdale.

Chiều 29/4 Lansdale và trung úy Redick đến dinh Độc Lập. Toàn cả dinh giống như bãi chiến trường. Khu vườn rộng bao quanh dinh có nhiều lỗ do trái phá nổ đào ra, vỏ đạn rải rác nhiều nơi và nhiều bức tường trong dinh bị vỡ vì bị trúng các mảnh trái phá. Các cửa sổ đều đóng kín. Khắp dinh, lính tráng có mặt tại nhiều nơi. Ông Diệm tiếp 2 người Mỹ trong một phòng nhỏ, gần phòng ngủ của ông. Trong phòng chỉ có một bàn nhỏ đầy giấy tờ, một ghế cho ông Diệm và 2 ghế nhỏ được mang đến cho 2 người khách Mỹ ngồi.

Thủ tướng Diệm ngồi xuống ghế, thay vì đi tới đi lui như thường làm, có quầng đen quanh hai mắt, và giọng nói của ông chậm rãi hơn bình thường. Ông cho biết về sự tiến quân của các đơn vị quốc gia, Bình Xuyên chỉ còn giữ được cầu chữ Y và phía Nam Chợ Lớn, sáng mai quân đội sẽ đánh qua vùng này, một số đơn vị Bình Xuyên dưới quyền đại tá Thái Hoàng Minh đã qua được một con sông đào và trở về với chính phủ như ông sắp đặt, một số khác còn phải tác chiến vượt qua phòng tuyến Bình Xuyên để đến được vùng quân đội quốc gia kiểm soát.

Với giọng đầy xúc động, ông Diệm cho biết rằng đại tá Thái Hoàng Minh đã bị các hộ vệ viên của Bảy Viễn bắt giữ, khi ông về nhà để đem vợ con về vùng chính phủ. Ông Diệm cũng lấy ra một bức điện tín dài mà Bảo Đại vừa gởi đến và đọc lớn lên. Lời lẽ trong bức điện tín cho thấy răng tác gỉa giận dữ lắm. Bảo Đại nói rằng ông Diệm làm thủ tướng để đoàn kết và phục vụ an sinh của dân VN.

Thay vì làm việc này, ông Diệm đã bất tuân Bảo Đại, ông đã hủy hoại mất tình thân hữu với nước Pháp, ông đã đưa người Việt yêu chuộng hòa bình vào cuộc chiến tranh ghê tởm huynh đệ tương tàn. Hai tay ông Diệm đã dính đầy máu của đồng bào vô tội. Hàng nghìn người đã mất nhà vì các hỏa tai do ông gây ra. Ông Diệm đã gây ra đại họa. Vậy khi nhận được điện tín này, ông phải đáp chuyến phi cơ đầu tiên rời Saigon đi Pháp trình diện quốc trưởng và giao quyền chính phủ cho tướng Nguyễn văn Vỹ.

(còn tiếp)

1, 2, 3

facebook

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site