lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Quang Duy

...

Trang Thơ Văn Trần Văn Giang

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Đông Hải Nguyễn Đức Hiền

...

Trang Thơ Văn Dạ Lệ Huỳnh

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn Mặc Khách

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Nhơn

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Văn Phạm Ngọc Thái

...

Trang Thơ Văn Nguyễn Thị Thanh

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Tin Tức Thời Sự Việt Nam

TQ: Mỹ Vào Trấn Biển Đông Vì Người Việt Tỵ Nạn Áp Lực

1, 2, 3

TQ: Mỹ Vào Trấn Biển Đông Vì Người Việt Tỵ Nạn Áp Lực; Vận Động Chính Trị Của Người Việt Ơ Mỹ Và Ảnh Hưởng Đối Với Tranh Chấp Biển Đông (Tạp chí "Quan hệ quốc tế hiện đại", Trung Quốc, số 6/2011)

...

Do Việt Nam đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2010 nên vận động chính trị của người Việt ở Mỹ xung quanh vấn đề Nam Hải lại càng tích cực. Trong đó, tổ chức nổi bật hơn cả là "Hội Người Việt ở Bắc California". Ngày 20/5/2010, trước khi Ngoại trưởng Hillary [Clinton] đến thăm Việt Nam tham dự Diễn đàn khu vực Đông Nam Á (ARF, tắt cho ASEAN Regional Forum.- Ghi chú của NBT), tổ chức này đã kiến nghị Bộ Ngoại giao và bà Hillary, mong muốn Mỹ giúp đỡ các ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt, lên án hải quân Trung Quốc và quan tâm đến tình hình Nam Hải. Sau khi Hillary lên tiếng can dự vào Nam Hải tháng 7/2010, tổ chức này đã viết thư cho bà ta, trong thư có đoạn bày tỏ "cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất", đồng thời mong muốn Bộ Ngoại giao Mỹ tiếp tục quan tâm đến vấn đề này.

Cuộc vận động chính trị của người Việt ở Mỹ trong vấn đề tranh chấp Nam Hải đã mang lại hiệu quả rộng lớn. Điều này không những thể hiện trong tuyên bố của bà Hillary rằng Nam Hải liên quan đến "lợi ích quốc gia", đồng thời yêu cầu thông qua diễn đàn đa phương để giải quyết tranh chấp ở khu vực này mà còn thể hiện trong việc họ đã động viên các nhóm dân tộc khác ở Mỹ tác động lên Quốc hội Mỹ và các bên tranh chấp Nam Hải. Ví dụ, Thượng nghị sĩ Jim Webb vốn luôn ủng hộ các yêu cầu của người Việt ở Mỹ, một lần nữa lại đến thăm Việt Nam vào trung tuần tháng 4/2011. Trong thời gian chuyến thăm, ông ta không những nói về tranh chấp Nam Hải mà còn mở rộng nội dung sang vấn đề xây dựng đập thuỷ điện lớn trên sông Mê Công. Một ví dụ khác là tính đến nay, nhiều người Mỹ gốc Inđônêxia, Malaixia, Philippin... đã ký tên đòi đổi tên gọi Nam Hải thành "Biển Đông Nam Á" theo đề xuất của "Đại hội toàn quốc của người Việt ở hải ngoại" [= Nghị-hội?.-Ghi chú của NBT]. Do đó, có thể nhận thấy rất rõ ràng mặc dù Mỹ có chánh sách mang tính hệ thống, nhưng việc vận động chính trị của người Việt xung quanh vấn đề Nam Hải có liên quan chặt chẽ đến căng thẳng trogn quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Việt, Trung Quốc - ASEAN về vấn đề Nam Hải.

Đương nhiên, cũng cần thấy rằng, trong số người Mỹ gốc Việt cũng có một bộ phận nhỏ có vai trò tích cực trong việc hạn chế những nỗ lực vận động hành lang của tổ chức như"Đại hội toàn quốc người [Mỹ] gốc Việt" [= Nghị-hội.- Ghi chú của NBT], đó là "Người Mỹ gốc Việt -Trung". Như đã phân tích ở trên, nhiều người Việt ở Mỹ có gốc gác là người Hoa. Do đó, họ phải xác lập sự đồng thuận phức tạp hơn so với những nhóm người chỉ có một tổ quốc.

Người Việt gốc Hoa đều có tình cảm với Việt Nam và Trung Quốc, do đó, họ không muốn thấy quan hệ hai nước xấu đi, hoặc các nhân tố khác làm mối quan hệ này xấu đi. Do đó, sự lựa chọn của họ thường là làm cầu nối giữa người Việt với người Việt gốc Hoa, tìm cách lấy khuôn khổ rộng lớn hơn là người Mỹ gốc châu Á để hoà giải và điều chỉnh hành động chính trị giữa người gốc Việt và người Việt gốc Hoa. Trong đó, tổ chức nổi tiếng là "Uỷ ban hành động chính trị của người Mỹ gốc Hoa Việt -Lào - Campuchia" (IAPAC, tức Indochinese American Political Action Committee.- Ghi chú của NBT). Tổ chức này do người Việt gốc Hoa, người Lào gốc Hoa và người Campuchia gốc Hoa ở Mỹ thành lập năm 2000. Họ động viên người Việt, người Lào, người Campuchia gốc Hoa tham gia vào nền chính trị Mỹ ở tầm rộng lớn hơn. Do lý lịch đa quốc gia của các thành viên, IAPAC có mục tiêu chủ yếu là đoàn kết người Hoa từng sống ở những quốc gia khác nhau, không vì lợi ích nhỏ hẹp của từng nhóm người. Từ khi thành lập năm 2000 đến nay, tổ chức này đã quyên góp thành công để ủng hộ rất nhiều ứng cử viên chính trị như: Các Hạnghị sĩ [= Dân-biểu] Judy Chu (Đảng Dân chủ, bang California), Adam Schiff (Đảng Dân chủ, bang California) và một số dân biểu bang California như Mike Eng, Trần [Thái] Văn, Nguyễn Phó (LS. Nguyễn Văn Phổ?)... Do nỗ lực của những tổ chức trên của nhóm người Việt gốc Hoa, ảnh hưởng của người gốc Việt ở Mỹ trong vấn đề tranh chấp Nam Hải cũng bị hạn chế nhất định.

4. Kết luận

Sự vận động mang đặc điểm chính trị trong nội bộ nước Mỹ đang ngày càng được các tổ chức của những nhóm dân tộc ít người vận dụng thành thạo. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ảnh hưởng của các cuộc vận động này thường không chỉ hạn hẹp đối với quê hương của họ. Như đã phân tích trong bài viết này, do đặc điểm của quá trình di dân, địa vị kinh tế và quá trình tham gia chính trị, người gốc Việt ở Mỹ có đặc điểm vận động chính trị chống lại tổ quốc trước khi hai nước bình thường hoá quan hệ vào năm 1995, nhưng diễn biến tình hình sau đó phức tạp hơn. Một mặt, họ không phản đối, thậm chí là ủng hộ sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, mặt khác lại có ý đồ gắn kèm theo một số điều kiện chính trị. Do tâm lý phức tạp trên, ảnh hưởng của các cuộc vận động chính trị của người gốc Việt đến chính sách của Mỹ đối với Việt Nam bị hạn chế nhiều.

Tuy vậy, không thể vì thực tế trên mà coi thường các cuộc vận động chính trị của họ. Bởi vì, ảnh hưởng của họ rất quan trọng đối với tranh chấp Nam Hải. Ngoài người Việt gốc Hoa, đa số người gốc Việt đều nhất trí phản đối Việt Nam "nhượng bộ" Trung Quốc. Ngoài ra, họ còn có ý đồ vận động chính phủMỹ phát huy vai trò tích cực hơn trong tranh chấp Nam Hải, có ý đồ đưa ra "phương án giải quyết toàn diện" vấn đề này. Ảnh hưởng sâu rộng hơn, đáng quan tâm hơn là những nỗ lực của họ có thể động viên dân di cư gốc Đông Nam Á đang sinh sống tại Mỹ hành động về quyền lợi của quê hương họ ở Nam Hải, dẫn đến quốc tế hoá tranh chấp Nam Hải, đồng thời tranh chấp Nam Hải trở thành công việc của nội bộ nước Mỹ./.

Chú thích

[1] Tác-giả bài báo đang muốn nói đến tổ-chức "Americans Friends of Vietnam" (AFV) là một tổ-chức vận-động hành-lang dưới thời Đệ nhất Cộng-hoà, được tài-trợ một phần bởi chính-quyền Ngô Đình Diệm.

[2] Một đặc-điểm của bài nghiên cứu này là không đưađược ra tên chính-thức của các tổ-chức người Mỹ gốc Việt. Lý-do gần như chắc chắn là tại vì các tác-giảcủa bài viết đã phải dịch từ các nguồn tin bằng tiếng Anh nên họ đã không biết tên thật của các tổ-chức của người Việt hải-ngoại. Vì vậy nên chúng tôi đã cố gắng cung-cấp các tên chính-thức này cho người đọc có thể nhận diện được dễ dàng các tổ-chức được nhắc đến trong bài báo.

[3] Thông tin này không chính-xác. Ông Đoàn Văn Toại chỉ bị bắn trọng-thương, sau đó đã phục-hồi.

[4] Theo một nguồn tin chính-thức thì tiền kiều-hối gởi về trong nước đã lên đến gần 10 tỷ đô-la (9,6 tỷ) trong năm 2011. Tuy-nhiên, phải biết là chỉ khoảng hơn nửa sốtiền này là do người Việt ở Mỹ gởi về, chỗ còn lại có những nguồn như từ Âu-châu, Úc-châu và nhất là từ Đông-Âu và Liên-bang Nga.

[5] Trong cuộc gặp gỡ này, Tổng-thống Bush và Phó-Tổng-thống Dick Cheney đã gặp các ông Lê Minh Nguyên (Mạng Lưới Nhân Quyền VN), ông Đỗ Hoàng Điềm (Đảng Việt Tân), ông Đỗ Thành Công (Đảng Dân Chủ Nhân Dân) và BS. Nguyễn Văn Ngãi (Đảng Dân Chủ VN). G.S. Đoàn Viết Hoạt (IIV, tức International Institute for Vietnam) có được mời nhưng không tham-dự.

[6] Đây là một bằng-chứng bài viết do nhiều người phác-thảo xong được gom lại. Vì thế nên nếu đoạn cuối bài nói đến những sinh-hoạt cập nhật hơn thì đoạn này còn đang nói về cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc năm 2008.

[7] Tưởng cũng nên nhắc là trước khi bà cho ông Phạm Văn Trà đến gặp, nữ-Dân-biểu Nancy Pelosi, lúc bấy giờ là Chủ-tịch Hạ-viện Mỹ, đã có cuộc gặp gỡ trước để trao đổi với một phái-đoàn của người Mỹ gốc Việt gồm Pháp-sư Thích Giác Đức thuộc Văn-phòng II, Giáo-hội Phật-giáo Việt-nam Thống nhất, ông Nguyễn Ngọc Bích đại diện cho Nghị-hội và ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ-tịch đảng Việt Tân.

[8] Trong số những nhân vật này chỉ có một người là Thượng-nghị-sĩ, ông Sam Brownback thuộc Đảng Cộng-hoà, còn năm vị kia đều là Dân-biểu, hai người thuộc Đảng Dân-chủ (Zoe Lofgren và Mike Honda) còn ba người thuộc Đảng Cộng-hoà (Chris Smith, Ed Royce và Frank Wolf).

[9] Cuộc vận-động đổi tên Biển Đông hay Nam-hải thành một tên quốc-tế là "Biển Đông-Nam-Á" (Southeast Asia Sea) chính-thật là một sáng-kiến của Nguyễn Thái Học Foundationđã được đưa lên Petition on Line trên Mạng Lưới Toàn Cầu. Tính đến nay, sáng-kiến này đã thu hút được 54 nghìn chữ ký đến từ trên 100 quốc gia trên thế-giới, gồm rất nhiều người ký tên gốc Đông-Nam-Á. Nghị-hội vì đồng-ý với cuộc vận-động này nên cũng đã mang lên vận-động trên Quốc-hội Hoa-kỳ và lấy được sự đồng-tình của không ít dân-biểu nghị-sĩ Mỹ trong vấn-đề này.

1, 2, 3

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site