lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Rfi, Bbc, Voa Đăng Tin HRW Kêu Gọi Liên Âu Thúc Đẩy Nhân Quyền Tại Việt Nam

RFI : HRW kêu gọi châu Âu thúc đẩy Việt Nam tôn trọng nhân quyền

Đức Tâm

Ngày mai, 12/01/2012, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu sẽ tiến hành vòng đối thoại đầu tiên, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác và Đối tác, được ký kết năm 2010. Nhân dịp này, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây sức ép để Việt Nam cải thiện về mặt nhân quyền.

Tổ chức Human Rights vWatch, có trụ sở tại New York, đã công bố một bản khuyến nghị dài 15 trang, kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu gây sức ép để Việt Nam thả toàn bộ tù chính trị, đề ra các biện pháp cải thiện về tự do ngôn luận, hội họp, lập hội và tự do tôn giáo.

Trong thông cáo báo chí được phát hành hôm nay, 11/01/2012, HRW cho biết trong năm 2011, « có ít nhất 33 blogger và nhà vận động nhân quyền bị kết án hình sự vì đã bày tỏ chính kiến và niềm tin tôn giáo của mình ». Bên cạnh đó, còn « có ít nhất 27 nhà vận động khác cũng bị chính quyền Việt Nam bắt giữ đang chờ điều tra, xét xử ».

HRW chú ý đến trường hợp của các ông Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày và Phan Thanh Hải, bút danh Anhbasg, bị giam giữ từ năm 2010 mà chưa xét xử và trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng, bị giam giữ trong một cơ sở giáo dục hai năm, không qua xét xử, vì đã tham gia các cuộc biểu tình trong năm 2011, phản đối những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tổ chức theo dõi về nhân quyền còn liệt kê danh sách nhiều tù chính trị hiện đang có vấn đề sức khỏe, có người bị giam giữ từ lâu, từ ông Nguyễn Hữu Cầu, 65 tuổi, hiện bị mù lòa và điếc, nhà hoạt động Phật giáo Hòa hảo Mai Thị Dung, 42 tuổi, bị ốm nặng, hai chân liệt, mắc bệnh tim, sỏi mật, hoặc trường hợp linh mục Nguyễn Văn Lý…

Ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức HRW, nhấn mạnh : « Giới chức Liên Hiệp Châu Âu cần sử dụng vòng đối thoại để yêu cầu chính quyền Việt Nam cũng tôn trọng những cam kết về nhân quyền theo công pháp quốc tế, tương ứng với các điều khoản về viện trợ và thương mại quốc tế họ mong nhận được ».

Thông cáo báo chí của HRW còn tố cáo Việt Nam cưỡng bức lao động trong các trại cai nghiện, sản xuất một số mặt hàng để xuất khẩu. Do vậy, tổ chức theo dõi về nhân quyền của Mỹ khuyến cáo Liên Hiệp Châu Âu « nên vận động Việt Nam áp dụng một mô hình khác, nhân đạo… và bảo đảm rằng không một mặt hàng nào mang tì vết cưỡng bức lao động được nhập khẩu vào thị trường chung châu Âu ».

BBC : Tổ chức nhân quyền đòi EU gây sức ép

HRW lưu ý trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi EU gây sức ép với Việt Nam tại cuộc đối thoại nhân quyền sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 12/01.

Trước cuộc gặp, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) từ New York ra báo cáo dài, khuyến nghị EU “gây sức ép để Việt Nam thả hết tù nhân chính trị và đưa ra những cải thiện cụ thể về tự do ngôn luận, nhóm họp, lập hội và tôn giáo”.

Ba tổ chức khác cũng đưa ra một tuyên bố chung phê phán hồ sơ nhân quyền ở Việt Nam.

‘Lăm lăm bỏ tù’

HRW cho biết họ gửi cho EU một bản góp ý 15 trang, yêu cầu Việt Nam cải thiện bốn lĩnh vực “chủ chốt”.

“Giới ngoại giao Việt Nam thích quảng cáo với các đối tác nước ngoài về sự tôn trọng pháp trị ở đất nước mình,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của HRW nói.

“Nhưng một hệ thống tư pháp lăm lăm bỏ tù những người phản kháng ôn hòa thể hiện điều ngược lại với những cam kết rỗng tuếch của chính quyền.”

Theo HRW, trong năm 2011, có ít nhất 33 blogger và nhà vận động nhân quyền bị kết án hình sự, và 27 nhà vận động khác bị bắt và chờ điều tra/xét xử.

HRW nhắc đến cả trường hợp bà Bùi Thị Minh Hằng, gọi người này là “nhà vận động quyền lợi đất đai” mặc dù thực tế bà được biết qua việc tham gia biểu tình chống Trung Quốc.

Hôm 6/1/2012, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lương Thanh Nghị vẫn nói: “Các cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội cho biết Bùi Thị Minh Hằng đã nhiều lần gây rối trật tự công cộng.”

“Việc xử lý trường hợp này phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.”

HRW cũng kêu gọi EU đề cập “nạn công an và cán bộ lạm dụng trại viên trong các trung tâm quản chế và trừng phạt các hành vi lạm dụng đó”.

Tổ chức này kêu gọi “chấm dứt cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện, trại cải tạo, và trung tâm quản lý người lao động tình dục và người vô gia cư”.

Đòi tăng sức ép

Trong khi đó, ba tổ chức - Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn - ra tuyên bố chung cũng nhân cuộc đối thoại này.
Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiện vì đây là cuộc đối thoại nhân quyền cấp cao đầu tiên, mặc dù Việt Nam và EU đã nhiều lần đối thoại trước đây.

Bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch FIDH, tuyên bố: “Liên Âu phải lấy mọi biện pháp cần thiết, với quyết tâm chính trị cần đủ, tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để nhà cầm quyền bảo vệ thay vì tống vào tù những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền.”

Hiệp định về hợp tác và đối tác giữa EU và Việt Nam (PCA) có thể được ký trong năm 2012.

Bản tuyên bố lưu ý cuộc đối thoại “diễn ra vào lúc những đàn áp chống giới ly khai và bỏ tù các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền tiếp diễn từ năm 2009, mà những án lệnh cuối cùng vừa xẩy ra cách đây chưa đầy hai tuần lễ”.

Ba tổ chức này đề cập cụ thể vụ xử tù cuối tháng 12 năm ngoái với bà Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.

Họ cũng yêu cầu EU gây áp lực trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hiện không được Việt Nam công nhận.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, cũng là phát ngôn nhân cho Viện Hóa Đạo.

Hồi tháng 12, Đại sứ của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, ông Franz Jessen, nói EU sẽ hợp tác sâu sắc hơn với Việt Nam trong những vấn đề nhân quyền, chống tham nhũng, tự do báo chí..

Ông hy vọng Hiệp định về hợp tác và đối tác giữa EU và Việt Nam (PCA) sẽ được ký trong năm 2012.

VOA : HRW kêu gọi Liên hiệp Châu Âu thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam

Trà Mi - VOA

điếu cày nguyễn văn hải, anh ba sài gòn, bùi thị minh hằng

Từ trái: Blogger Điếu Cày, blogger Anhbasaigon, và bà Bùi Thị Minh Hằng, nằm trong số những người bị giam giữ dài hạn mà không thông qua xét xử

Trong cuộc đối thoại tại Hà Nội ngày 12/1, Liên hiệp Châu Âu (EU) nên gây sức ép buộc chính quyền Hà Nội phải phóng thích tất cả tù nhân chính trị và có những biện pháp cải thiện nhân quyền cụ thể về tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội, và tự tôn giáo. Đó là khuyến nghị của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch vừa đưa ra hôm nay 11/1.

Bản khuyến nghị dày 13 trang của tổ chức này nêu rõ EU cần phải thúc đẩy chính quyền Việt Nam tiến bộ trong 4 lĩnh vực chủ chốt.

Thứ nhất là tôn trọng quyền tự do bày tỏ ý kiến và lập hội và phải trả tự do cho những người bất đồng chính kiến bị giam cầm vì đã thực thi các nhân quyền vừa kể.

Thứ nhì, phải tôn trọng quyền tự do thực hành tín ngưỡng.

Thứ ba, phải xử lý tình trạng công an và cán bộ trại giam ngược đãi người bị giam.

Và thứ tư, phải chấm dứt việc cưỡng ép lao động trong các trung tâm cai nghiện, trại cải tạo, cũng như các trung tâm giam giữ lao động tình dục và người vô gia cư.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc bộ phận Châu Á trong tổ chức Human Rights Watch, lên án rằng trong khi giới ngoại giao Việt Nam quảng cáo với các đối tác nước ngoài rằng Việt Nam tôn trọng luật lệ, thì hệ thống tư pháp Việt Nam lại bỏ tù những người phản đối ôn hòa. Thực tế này, vẫn theo ông Robertson, đi ngược lại những cam kết rỗng tuếch của chính quyền Hà Nội.

Phát biểu với VOA Việt Ngữ, ông Robetrson nhấn mạnh:

“Liên hiệp Châu Âu cần phải thúc đẩy thật mạnh về các vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và duy trì sức ép này. Chúng tôi kêu gọi EU trong cuộc đối thoại nhân quyền ngày 12/1 năm nay phải đảm bảo nêu rõ các vi phạm nhân quyền của Hà Nội và yêu cầu Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế và công ước nhân quyền mà chính họ đã tham gia ký kết nếu muốn nhận được các điều khoản và thỏa thuận về thương mại và viện trợ quốc tế.”

Theo thống kê của Human Rights Watch, trong năm qua, có ít nhất 33 nhà hoạt động nhân quyền và blogger bị chính quyền Hà Nội kết án vì đã bày tỏ quan điểm chính trị và niềm tin tôn giáo của mình, và hiện ít nhất 27 nhà hoạt động khác đang bị giam chờ điều tra xét xử.

Trong số những người bị giam giữ kéo dài mà không thông qua xét xử được Human Rights Watch đề cập tới có trường hợp của blogger Điếu Cày, blogger Anhbasaigon, và bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị đưa vào cơ sở giáo dục phục hồi nhân phẩm sau khi tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc thời gian gần đây.

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site