lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Đời Tù Trước Mắt Thế Giới
Trần Khải Thanh Thủy
Sau đây là bài tham luận của Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy tại Hội Nghị "Chúng Tôi Có Một Giấc Mơ: Hội Nghị Toàn Cầu Chống Đàn Áp và Kỳ Thị" diễn ra tại New York ngày 21 & 22 tháng 9 năm 2011.
...
Trung bình một ngày, người tù bị điểm mặt và khám xét nhiều lần. Sáng 5 giờ 15 ra khỏi buồng, điểm danh. Sau khi vệ sinh thân thể, ăn sáng xong (mỗi người một vốc cơm không) 6 giờ kém 15 ra sân nghe quản giáo tổng xỉ vả. 6giờ 30 phút xuất trại, khám lần một, trưa 11 giờ từ xưởng về khám lần hai. Buổi chiều 1 giờ 15 phút ra phơi nắng, tiếp tục nghe cán bộ trại tổng xỉ vả lần hai. 2 giờ xuất trại khám lần 3, chiều 5 giờ 30 về khám lần 4. Sau một tiếng tắm giặt, ăn uống, lại điểm danh để nhốt buồng.Cả 70 con người chen chúc ồn ào như chợ vỡ, đến 11 giờ tắt ti vi, đóng cầu dao miệng để đi ngủ. Sáng hôm sau, lặp lại điệp khúc cũ: 5giờ 15 dậy xếp hàng rồng rắn lên mây chờ đến lượt mình “xổ ruột”, thải chất cặn bã ra ngoài. Cả buồng 70 người phải chịu nền văn minh do đảng sáng lập, do trại dập khuôn, là nền văn minh cùng chung hố xí (hai ngăn). Những bộ mặt tái dại ôm quần, ôm bụng chờ đến lượt mình. Người trong chưa xong, người ngoài đã giục, cáu kỉnh, chê trách, lên án, kết tội chửi mắng nhau, như thể thế giới nhà tù được tổ chức trong một kết cấu chặt chẽ đầy ô trọc, bẩn thỉu, thiếu văn hóa.
Chiều muộn, sau 9 tiếng đồng hồ hành xác nơi phân xưởng, ruộng đồng, hàng nghìn người lại tồng ngồng chen chúc bên nhau nơi bờ giếng hun hút, múc nước tắm... Những bộ ngực đen đủi, lép kẹp, chảy dài thõng thượt như những túi đựng bùn nhão nhoẹt phơi ra giữa thanh thiên bạch nhật, cũng là phơi ra trước mắt bạn tù. Tất cả như một cái trại nuôi súc vật khổng lồ, ồn ào, chen lấn, mắng chửi nhau trong một khoảng thời gian và không gian vô cùng chật chội, eo hẹp, để còn kịp giờ điểm buồng, nhốt phạm... Rồi lại ồn lên như một cái chợ vỡ cho đến 11 giờ đêm mới thôi. Nếu coi tiếng nói là hơi thở của tâm hồn thì tâm hồn của hàng vạn người tù thường phạm trong số 900 nhà tù lớn nhỏ của Việt Nam thực sự bẩn tưởi, hôi hám, ươn, tanh.
Một đất nước thực sự mất nhân quyền, không hề được tự do, cũng như vắng bóng nền dân chủ cho nên tỷ lệ nhà tù mới được coi là nhất thế giới. Cả nước có 376 trường Đại học, cao đẳng và dạy nghề các lọai thì có tới 900 nhà tù và trại tạm giam lớn nhỏ. Trong khi ở Na Uy cứ 100.000 người dân mới có 0,6 người tù, thì bi kịch lớn nhất ở Việt Nam là “mỗi gia đình chỉ được phép sinh từ một đến hai con”, ngược lại trong thời điểm hiện tại, khi đạo đức bị thả nổi, bạo hành, quyền lực, côn đồ lên ngôi, mỗi gia đình phải có trách nhiệm đóng góp cho xã hội từ một đến hai đứa con... hư hỏng (!) Tỷ lệ tù nhân lớn chưa từng thấy, hàng triệu người trên tổng số 900 nhà tù và trại tạm giam các loại.
Có thể nói chưa bao giờ tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam lại nghiêm trọng như hiện nay, hàng trăm người bị bắt chỉ vì bày tỏ quan điểm ôn hòa của mình trong việc đòi dân chủ hóa đất nước, đòi đa nguyên đa đảng, xóa bỏ điều 4 hiến pháp, đòi toàn vẹn lãnh thổ, phản đối công hàm bán nước của thủ tướng Phạm văn Đồng, đòi lại đất đai của ông bà cha mẹ tổ tiên để lại... Dù dân oan hay dân chủ, công nhân hay luật sư, sinh viên hay trí thức đều bị nhà cầm quyền Việt Nam thẳng tay trừng trị, thông qua cái gọi là lực lượng công an nhân dân (Thực tế là tay sai, phương tiện đàn áp của đảng). Vì những đồng lương bố thí của bè lũ lãnh đạo mà phần người của họ đã hiến dâng cho đảng độc tài, khốn nạn, chỉ còn lại phần con nhơ nhớp. Nơi sản sinh ra biết bao nhiêu tội ác, sẵn sàng trở thành lang sói, đàn áp, tấn công cắn xé đồng bào mình.
Có thể lấy hàng trăm ví dụ về việc vi phạm nhân quyền, cũng là việc làm độc ác của công an dưới sự chỉ đạo của đảng độc tài.
Trưa 28-2-2011, ông Trịnh Xuân Tùng (số nhà 525, phố Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thuê xe ôm chở đến Bến xe Giáp Bát (quận Hoàng Mai, Hà Nội). trong lúc gọi điện thoại, ông Tùng đã bỏ mũ bảo hiểm ra cho dễ gọi. Từ trong bến xe, trung tá Nguyễn Văn Ninh (công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai) lập tức phát hiện ra và kéo theo vài nhân viên tự quản giữ trật tự ở bến xe để phạt. Thoạt đầu ông Tùng ra sức thanh minh về việc làm vô tội của mình và không chịu nộp phạt 200,000 VND như tên Ninh yêu cầu, lập tức tên Ninh giơ dùi cui lên đánh vào cổ ông, còn những tên nhân viên tự quản xông vào đè nghiến ông xuống đất để còng tay ông đưa về đồn, dù ông Tùng ra sức la lối: “Anh là công an không được làm như thế”. Bỏ qua mọi lời “nhắc nhở” của ông, Tên Ninh càng cậy quyền thế đánh ông, cho đến khi ông gục hẳn xuống mới thôi.
Bị đánh đau, ông Tùng kêu cứu xin đưa đi bệnh viện, nhưng tên Ninh càng lớn tiếng mắng ông là giả vờ để ăn vạ và kiên quyết không cho người nhà đến để đưa ông đi. Khi thấy ông rên rỉ vì đau đớn, có dấu hiệu chấn thương nặng sắp chết mới cho người đưa cáng vào để khiêng ông đi. Sợ ông xuống Diêm Vương sẽ đem theo 200.000 VND tiền nộp phạt, tên Ninh còn cho người khóa tay ông vào cáng cứu thương. Ngày 8/3/2011,ông Tùng tắt thở trong nỗi uất nghẹn của cả nhà, đặc biệt là mẹ già, vợ, và cô con gái Trịnh Kim Tiến. Thế là chỉ vì một cú điện thoại gọi “không đúng lúc” và việc cò kè để hạ mức phạt xuống 150.000 đồng, thay vì 200.000, ông đã bị cái gọi là lực lượng “thức cho dân ngủ, gác cho dân yên” đánh đến chết rồi đưa xuống mồ.
20h ngày 20/3/2011, Thiếu tá công an Bùi Minh Thắng, Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông Hậu Giang đón taxi, yêu cầu tài xế Đỗ Quốc Thái chở về Cần Thơ. Đến ngã tư, gặp đèn đỏ, anh Thái dừng lại, lập tức tên Thắng từ băng ghế phía sau chồm lên giằng vô lăng đòi lái. Sợ nguy hiểm cho tính mạng mình, anh Thái kiên quyết không cho, hai bên cãi nhau. Anh Thái bực tức dừng xe lôi tên Thắng xuống và yêu cầu thanh toán tiền xe. Tên Thắng liền rút thắt lưng quần ra nện tơi bời vào đầu, vào mặt anh. Khi lực lượng tuần tra - kiểm soát công an Cần Thơ đưa về chốt giao thông giải quyết, tên Thắng vẫn còn say bí tỉ, chỉ mặt đồng nghiệp quát: "Mày hồi nãy đánh tao, phải quì xuống xin lỗi, nếu không tao bắn". Sau đó, tiếp tục la hét tưng bừng trong khi công dân Đỗ Quốc Thái phải nhập viện để băng bó vết thương ở đầu, ngực.
Sáng ngày 1/3/2011, anh Nguyễn Văn Hướng (ngư dân, sống tại xã Nghi Quang – Nghi Lộc) đang trên đường đi mua sắm một số dụng cụ đi biển thì bị đội tuần tra công an Nghi Tân đuổi theo vì không đội mũ bảo hiểm. Khi vừa rẽ vào đường làng, lập tức anh Hướng bị hai công an bắt kịp, cầm dùi cui đánh túi bụi vào đầu. Từ đỉnh đầu, máu phụt ra xối xả. Sự việc diễn ra trước sự chứng kiến đông đảo của người dân tại phường Nghi Tân. Ngay lập tức, quần chúng nhân dân đã tri hô và kéo đến bảo vệ nạn nhân. Tại trụ sở CA, cơ quan công an tìm cách chối bỏ trách nhiệm, không chịu lập biên bản vụ việc trước yêu cầu của gia đình nạn nhân. Người dân bất bình kéo đến mỗi lúc một đông, chủ tịch và trưởng công an phải cầu viện thêm lực lượng từ thị xã vào can thiệp, người la, kẻ hét, cãi vã, giằng co khiến mẹ của nạn nhân ngất xỉu ngay giữa trụ sở công an
11 giờ đêm ngày 16/6/2008, tại xóm trọ nghèo của phường Cầu Giấy, anh Nguyễn văn Tuyên bất ngờ bị đau bụng dữ dội, không rõ nguyên nhân. nhà Truyền Đạo Tin Lành Lê Duy Bắc (sinh 1975) vội vàng chở nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu bằng xe máy, không kịp đội mũ bảo hiểm. Khi quay về, thầy bị áp giải về trụ sở công an phường Cầu Diễn để xử lí. Sau khi thẩm vấn, họ tịch thu xe, hẹn sáng mai ra trụ sở để tiếp tục điều tra, giải quyết. Đến hẹn lại lên, thầy Bắc tới và được đối xử như một tội phạm đặc biệt nguy hiểm, bởi vì công an biết rõ từ lâu, thầy là nhà truyền đạo Tin lành, thầy đi đến đâu là ở đó có người tin Chúa. Khi đó, thầy đang chăm sóc, gây dựng bốn hội thánh thuộc Hà Nội, Hà tây, Hòa bình và Phú thọ. Trong khi công an Việt nam được lệnh đánh phá các hội thánh, chính vì thế thầy Bắc luôn nằm trong tầm ngắm của công an. Tại Hòa bình, công an đã trục xuất thầy, hòng phá diệt Tin lành còn trong trứng nước. Sau đó chính quyền Việt Nam tìm đủ mọi cách, nhất là về hộ khẩu để ngược đãi thầy, nhằm phá hỏng chức vụ hầu việc Chúa của thầy, cũng như các giáo sĩ khác...
Vừa thấy thầy đến, trưởng đồn điều động năm công an võ nghệ cao cường, đặc biệt tinh nhuệ lao vào thầy đánh hội đồng. Kẻ bịt mắt, kẻ bóp cổ, kẻ bẻ tay, kẻ túm tóc. Một trận đòn thượng đấm, hạ đá như mưa rào mùa hạ trút xuống thân hình mảnh dẻ của thầy khiến thầy tối tăm mặt mũi. Chưa đủ, trong lúc tay đánh, chân đá, lũ công an phường còn la hét:
- Đánh bỏ mẹ nó đi, mày lại phá trụ sở công an à (!?).
Thân cô thế cô một mình giữa bầy chó sói, thầy chỉ kịp nghe tiếng “ rắc”, rồi nhìn xuống nơi tay và phát hiện ra tay mình đã gẫy.
Sau đó, thủ trưởng cơ quan công an phường Cầu Diễn ra lệnh cho gọi xe tắc xi chở thầy tới bệnh viện 19/8 của ngành công an cấp cứu, rồi xuất chi 500.000 đồng trong ngân sách an ninh quốc gia Việt nam, để em thầy lo chữa chạy cho nạn nhân. Ngày 24/8/2008, bệnh viện công an trục xuất thầy trong tình trạng vết thương đau nhức, cánh tay bị công an phang gẫy vẫn tê cứng không cử động, cầm nắm được. Cuộc sống, sinh hoạt vô cùng khó khăn. Thiếu tiền trả thuê trọ, tiền ăn, tiền thuốc men, vì thương tật nên không thể làm gì để sống.
Ngày 11 tháng 1 năm 2011, hàng trăm người của 3 xã Lại Xuân, Kỳ Sơn và Liên Khê của huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã kéo tới bao vây cơ sở sản xuất đất đèn Cường Thịnh ở xã Lại Xuân để chặn đường không cho xe chở vật liệu ra vào với lý do: “Khi nhà máy sản xuất thử đã có khói độc hại (màu vàng nhạt bốc lên), làm hai phụ nữ trong xã bị choáng phải đi cấp cứu” còn ông Nguyễn Văn Quân (xóm 9, xã Lại Xuân) bị tức ngực, khó thở. Lo ngại khi nhà máy hoạt động sẽ gây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực, nên bà con đã dựng lều, giơ cao biểu ngữ: “Vì sức khỏe cộng đồng – Hãy bảo vệ môi trường – Bài trừ đất đèn”. Ngay lập tức chị Ngô Thị Thu bị một công an của huyện Thủy Nguyên bẻ gập tay về phía sau và một công an khác dùng dùi cui đập thẳng vào làm cánh tay bị gãy. Dù Chị Thu đau đớn kêu la: “Thả tôi ra, các anh đánh gãy tay tôi rồi”, nhưng các cán bộ công an không tin, cho rằng chị ăn vạ và tống chị lên thùng xe chở thẳng về công an huyện Thủy Nguyên. Giữa trời giá rét, trong tình trạng cánh tay bị gãy, chị Thu yêu cầu được đi cấp cứu nhưng Ðinh Xuân Khải (phó trưởng công an huyện Thủy Nguyên) nói: “Cứ bình tĩnh, chưa chết được đâu mà sợ.’”
6 giờ chiều, chị Thu mới được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Thủy Nguyên và hơn một tiếng sau, do tình trạng nguy kịch, chị được chuyển lên bệnh viện Việt Tiệp, thành phố Hải Phòng”.
Hai ngày sau, phóng viên báo “Nông Thôn Ngày Nay” tiếp xúc với ông Khải – thì ông này tìm mọi cách chối tội cho cấp dưới, với lý do “Chưa xác định được nguyên nhân chị Thu bị gãy tay”.
Ngày 8/9/2011, anh Nguyễn Văn Long đến Công an huyện Thủy Nguyên Hải phòng làm thủ tục bảo lãnh cho bạn. Tại phòng tạm giữ, anh gặp ông Cường và ông Phạm Văn Hải (thượng uý, Đội phó Đội cảnh sát hình sự). Thấy anh vào, Ông Cường đùa: "Thằng này có cái râu cong dài thế này là đầu gấu lắm đây". Phạm Văn Hải bảo: "Để tao nhổ cái nào". Long không đồng ý, lấy tay che lại, nên bị Hải đạp vào bụng. Long bực tức đấm lại làm Hải rơi kính. 4 công an mặc thường phục gồm Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Tiến Hưng, Vũ Tiến Duy, Nguyễn Văn Thắng cùng xông vào đánh Long ngay tại phòng làm việc, sau đó lôi sang phòng khác tiếp tục "ra tay". Gần một tiếng sau, Long mới được đưa ra ngoài, sau khi bị đánh tơi tả. Ngay sau đó Long phải nhập viện trong tình trạng thương tích nặng nề.
Trên đây chỉ là một trong hàng trăm ví dụ công an đánh chết người do dư luận bất bình đưa tin. Tìm đọc báo trong nước cũng nhan nhản cảnh công an giở thói côn đồ bức hại người dân đến chết. Xin được dẫn chứng: Ngày 22/12/2009 Công an xã Bom Bo (huyên Bù Đăng, Bình Phước) bắt anh Nguyễn Văn Long (40 tuổi) về trụ sở Công an xã để “điều tra việc bị tố cáo có hành vi hiếp dâm trẻ em”. Sau một đêm bị đưa về trụ sở công an xã, anh Long đã chết.
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks