lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Blog Huỳnh-Tâm 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Giặc Hán Đốt Phá Nhà Nam (11) (Huỳnh-Tâm)

hồ chí minh, hồ tập chương, nguyễn ái quốc, mao trạch đông, trung quốc, việt nam
“…Hồ Chí Minh hô hào Quân đội Nhân dân Việt Nam phải trung thành tuân theo nghĩa vụ Quốc tế. Theo báo cáo của Vi Quốc Thanh: "Hồ có ý niệm, vui mừng ngày kỳ công đã đến và sẽ mãi mãi được người Việt Nam ghi nhớ trong lòng như một cha già dân tộc, vượt trội cả Hùng Vương, Lý, Trần, Lê, Nguyễn"…”

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

Được lệnh của Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh mở rộng mật khu Việt Bắc, cũng trong thời gian này họ Mao ban dụ cho Tướng Vi Quốc Thanh (韦国清), cắt cử nhóm cố vấn quân sự chuyển đến biên giới Việt Lào, lập khu trù mật mở khóa hướng dẫn dành riêng cho Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản của Hồ. Nhiệm vụ của Vi Quốc Thanh hướng dẫn thảo luận và học tập tư tưởng chỉ đạo của Mao: "Việt Nam-Trung Quốc mối tình bạn đặc biệt (我们之间还有一种特别的情谊).

hồ chí minh, hồ tập chương, nguyễn ái quốc, mao trạch đông, trung quốc, việt nam

Nhóm cố vấn 2, đứng đầu Vi Quốc Thanh (韦国清) (bên phải), lập khu trù mật biên giới Việt Lào. Ảnh chụp tại biên giới Lào-Việt. Nguồn: Hoa Nam.

Một mặt, Hồ Chí Minh ủy nhiệm cho Vi Quốc Thanh làm cố vấn Bộ chính trị, mặt khác, ông dành thời gian còn lại bí mật viếng thăm Trung Quốc. Sau đó Hồ Chí Minh đến Bắc Kinh gặp Chu Ân Lai, nhận lệnh và chuẩn bị tâm lý đi Moscow. Hôm sau họ Hồ đến yết kiến Mao Trạch Đông và được trao sứ mệnh nhập vai Nguyễn Tất Thành, kết xác hoá thân thành Hồ Chí Minh.

Theo chương trình đã định, phái đoàn gồm có Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Đặng Tiểu Bình, Tương Giai và Hồ Chí Minh tháp tùng ăn theo Mao. Đảng và chính phủ Trung Quốc yết kiến Stalin, mục đích của Mao là muốn công bố Hồ Chí Minh là người của Trung Quốc, yêu cầu Stalin hỗ trợ nhân dân Việt Nam mở cuộc chiến tranh chống Pháp. Họ Mao viện lý do đảng cộng sản Việt Nam thiếu mọi phương tiện, tuy có nhân lực nhưng không có vũ khí, mọi thứ từ A-Z đều do Trung Quốc viện trợ, như quân sự, tài chính và kinh tế. Chuyến đi này của Hồ Chí Minh hoàn toàn thất bại không đem lại kết quả nào, Mao về tay không! Trái lại Stalin đem họ Hồ ra miệt thị Mao, không công nhận Hồ Chí Minh, bởi Stalin biết họ Hồ giả danh mượn xác Nguyễn Tất Thành tạo uy tín riêng cho Mao Trạch Đông. Mọi bí mật của Hồ Chí Minh đã được công bố tại cuộc họp thượng đỉnh đảng cộng Liên Xô-Trung Quốc. Chú ý nhất là những lời đề nghị của Hồ Chí Minh quá ngớ ngẫn vị phạm ngoại giao Cộng sản Quốc tế. Stalin phê phán: "Hồ, không đủ tư cách lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam". [1]

hồ chí minh, hồ tập chương, nguyễn ái quốc, mao trạch đông, trung quốc, việt nam

Ngày 16/1/1950, Hồ Chí Minh (người đứng thứ 2 bên phải) bí mật đến xã Bản Lợi, huyện Sùng Thiên biên giới Việt Nam, sau đó sang thăm Trung Quốc. Năm 1941 nơi đây đổi thành huyện Sùng Tà thuộc lãnh thổ Quảng Tây, Trung Quốc. Cho thấy từ lúc Hồ Chí Minh xuất hiện, và trước sau chỉ 2 năm, huyện Sùng Thiên biến mất trên bản đồ Việt Nam. Nguồn ảnh: Tổ Tại Học (组在学) cụm Hoa Nam, Hà Nội.

Sau chuyến đi Moscow, Trung Quốc tự do tung hoành làm ông chủ lớn của Việt Nam, kiểm soát toàn bộ trái tim miền Bắc Việt Nam. Trung Quốc còn tùy tiện tiếp máu cho họ Hồ, mạch máu chiến tranh không theo một hợp đồng viện trợ vũ khí nào cả, nói chung nhịp tim thoi thóp nhờ tùy hứng của Mao. Hồ Chí Minh muốn nhận được viện trợ phải đưa đất nước đến miệng con hổ bành trướng Trung Quốc. Đương sự hoàn toàn vô tư không sợ lệ thuộc vào con số chi ra hoặc thu vào của kẻ cho vay vũ khí, vì chính bản thân họ Hồ đã là Hán nên đương nhiên, đương sự không ngại mất nước.

Nhân dịp này, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ưu tiên yêu cầu Hồ mở cửa biên giới Tây Bắc Việt Nam, mở lộ trình giao thông, lập cầu viện trợ chiến tranh, khởi động chiến dịch viễn chinh quân đội Trung Quốc. Đảng cộng sản Trung Quốc lấy quyết định gửi Trần Canh (陈赓), làm mệnh sứ toàn quyền, giúp đảng cộng sản Việt Nam, tổ chức nguồn máy dân sự và lập ủy ban kiểm tra viện trợ quân sự tại biên giới Việt-Trung, xử lý các vấn đề liên quan đến viện trợ của Trung Quốc chuyển đến Việt Nam. 
Trước đó Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhóm tư vấn Trung Quốc đến trước khi những lô hàng vũ khí đầu tiên viện trợ cho Việt Nam. Vi Quốc Thanh (韦国清), Mai Gia Sinh (梅嘉生), Đặng Dật Phàm (邓逸凡), với tư cách giám đốc chương trình viện trợ, bộ ba đứng ra chỉ huy, tăng cường xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hồ chỉ làm được một việc lớn đứng chơi xơi nước, mọi phụ thuộc quân sự, dân sự đã có cố vấn lo.

hồ chí minh, hồ tập chương, nguyễn ái quốc, mao trạch đông, trung quốc, việt nam

Ngày 01 tháng 7 năm 1955, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ chiêu hiền đãi "sĩ tử" họ Hồ. Cá tính Hồ Chí Minh từ nhỏ đến già vẫn mê say kịch Nói, Bắc Kinh. Nguồn: Hoa Nam. [2]

Đầu tháng 8 năm 1950, nhóm tư vấn quân sự Trung Quốc, do Vi Quốc Thanh đứng đầu kéo vào Việt Nam. Ông luôn tưởng rằng công tác cố vấn thoải mái sống trong thanh bình. Ông ta khởi hành từ Tĩnh Tây (靖西) Quảng Tây. Trần Canh (陈赓) và Hồ Chí Minh, hẹn gặp Vi Quốc Thanh tại Cao Bằng, miền Bắc Việt Nam. Ở đây họ thảo ra những chi tiết kế hoạch chiến tranh biên giới, cùng với sự phát triển quân sự, mở ra những chiến dịch đấu tranh quân sự và dân sự.

Vào thời điểm đó, nấp mình dưới danh nghĩa Việt Minh, quân sư Trung Quốc quyết giành thắng lợi lấy phần đất biên giới Đông Bắc của Việt Nam. Quân viễn chinh Pháp lúc đó đang trú phòng, tổng cộng 13 tiểu đoàn khoảng 11.000 người, chủ yếu cố thủ con đường chiến lược từ Cao Bình, đến dòng song Lương Sơn.

Trụ sở chính của Quân đội nhân dân Việt Nam đóng trong nội địa của Trung Quốc. Trần Canh đưa ra kế hoạch tổ chức hệ thống quân đội, cấp sĩ quan chỉ huy, cán bộ đào tạo đều do người Hán tuyển chọn, huy động quân đội theo qui luật Trung Quốc. "Ba O tám bộ, hai O chín bộ", tộng cộng 1742 nhóm quân binh, hoạt động độc lập, ngoài ra còn có nhiệm vụ điều động lực lượng địa phương và lực lượng dân quân địa phương. Thành lập 6 tiểu đoàn chủ lực quân biệt kích. Sau khi Trần Canh tường trình, Hồ Chí Minh tôn trọng sự lãnh đạo dân quân của Trần Canh. Trần Canh chủ động hỗ trợ cán bộ các cấp trong quân đội, thực hiện toàn diện công tác tư tưởng và chính trị cho đến khi nào thấy được kết quả mới đưa vào chi tiết kế hoạch chiến thuật mặt trận biên giới. Đồng thời, Vi Quốc Thanh dẫn một nhóm cố vấn thực hiện công tác dân vận, vận động quần chúng, chẳng hạn làm báo, đào tạo tư tưởng cho cán bộ, hỗ trợ hậu cần, huấn luyện chế tạo những vũ khí nhẹ, kêu gọi binh sĩ khắc phục mọi gian khổ. Trần Canh, Vi Quốc Thanh đưa lên kế hoạch chiến tranh biên giới, ngày đêm phát động chiến dịch "quân dân mạnh mẽ". Mao Trạch Đông và Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc rất hài lòng. 

Ngày 16 tháng 9 năm 1950, đúng lúc bình minh, ba tiểu đoàn pháo binh thuộc hai trại quân Trung Quốc, tấn công đồn Đông Khê của quân đội Pháp, đồn trú hơn 300 binh lính. Cuối cùng hai tiểu đoàn pháo binh Trung Quốc phải rút lui khỏi cuộc chiến. Vào thời điểm quan trọng này, trụ sở Quân đội Nhân dân Việt Nam lần thứ nhất thất thủ. Vi Quốc Thanh, Trần Canh và Hồ Chí Minh kịp thời củng cố niềm tin, gầy dựng lại trụ sở quân đội và truyền lệnh xuống tiền tuyến, kêu gọi cá nhân kiên trì, vấn an các tiểu đoàn vừa bại trận, các cấp chỉ huy có nhiệm vụ tổng hợp kinh nghiệm cũ, điều chỉnh lại lực luợng, triển khai chiến dịch mới. Quân đội Trung cộng tấn công lần thứ 2, xóa sổ 18 binh sĩ Pháp trước đồn Đông Khê. Tuy nhiên, vào giờ quyết định, xuất hiện Trung đoàn IV của Pháp tiếp viện đúng lúc, đã chuyển bại thành thắng. Hồ Chí Minh xin lệnh Bắc Kinh cho phép xua quân biển người, Mao đồng ý. Cuộc chiến trở nên khốc liệt, phòng thủ của quân Pháp tại Cao Bằng bị cô lập. 

Quân đội Pháp tại đồn Đông Khê thất thủ, bộ chỉ huy Pháp ở Hà Nội, ra lệnh Đại tá Brook rút quân hơn 1000 binh sĩ, chia ra hai hướng một về Cao Bằng thủ phủ, một rút quân về hướng Nam, qua Đông Tát Khắc để cùng bộ chỉ huy của Đại tá Lebas có hơn 2000 quân, đồng tăng cường cho phía Bắc. Quân đoàn hướng Đông, liên kết với nhau cố thủ. Đồng thời, quân đội Pháp phát động một cuộc tấn công lớn tàn phá những căn cứ bí mật của Trung ương đảng cộng sản tại Thái Nguyên. Trung Quốc nỗ lực phản công mạnh mẽ với một lực lượng lớn vừa bổ sung quân số, buộc quân Pháp phải giảm áp lực trong vùng, và phong tỏa đường biên giới nơi vận chuyển vũ khí từ Trung Quốc sang Việt Bắc Việt Nam.

Trần Canh tuyên bố: Trong thời gian rất ngắn sẽ tiêu diệt hết các lực lượng binh sĩ của quân Pháp. Vi Quốc Thanh đề nghị bỏ qua không chiến đấu với quân đội Pháp tại Thái Nguyên, ông lấy quyết định tập trung lực lượng, vượt qua cuộc chiến biên giới để quét sạch quân Pháp hướng Đông.

Hồ Chí Minh hoàn toàn ủng hộ quan điểm của nhóm cố vấn. Ngày 01 tháng 10, Vi Quốc Thanh giấu quân trong các hang động, cheo leo trên núi, vô tình quân đội Pháp rơi vào bẫy phục kích, do đó chiến thắng thuộc về Việt Minh. Tuy nhiên quân đội Pháp không muốn thất trận, bộ chỉ huy gọi máy bay hỗ trợ, dù biết địa hình chiến đấu khó khăn, quân đội Pháp cố gắng lấy lại phong độ. Trần Canh và nhóm cố vấn ngay lập tức thảo luận, giải thích chiến tranh biên giới Việt Nam. Họ đưa ra mệnh lệnh "đấu tranh phải kiên trì", thậm chí không cho bất cứ binh sĩ nào trì hoãn hay làm hỏng kế hoạch của toàn bộ trận chiến biên giới. 

Trái lại, Hồ Chí Minh có những điểm không hài lòng về chiến lược của Vi Quốc Thanh và Trần Canh. Họ Hồ không hài lòng với những cố vấn quân sự và dân sự, cho rằng: Mọi thất bại là vì không kêu gọi phía trước chiến đấu (biển người) để rồi nhận hậu quả "chịu đựng mệt mỏi, đói khát, hy sinh quá nhiều", cho nên Hồ kiên quyết tiêu diệt kẻ thù bằng máu chan vào đất. Tinh thần của nhóm cố vấn Trung Quốc chưa kịp hồi sinh, đẩy mạnh quân đội vào cuộc chiến ăn thua đủ với quân đội Pháp.

Ngày 07 tháng 10, quân Trung Quốc bao vây và tiêu diệt được đồn Đông Tát Khắc, chiếm được đồn Giả đốc Đông và Cao Bằng. Đoàn quân thứ 8 của Đại tá Lebas bị xóa sổ. Đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh chống Pháp diến ra, Trung Cộng giành được chiến thắng tại Cao Bằng, một khuyến khích lớn đối với quân đội. Họ bắt đầu hứng thú chiến đấu và xây dựng hệ thống phòng thủ tại Lương Sơn.

Sau những trận chiến tiếp theo, quân Trung Quốc làm chủ Thái Nguyên, kiểm soát được bảy dòng suối, những núi nhỏ, bình nguyên Lương Sơn, làng xã và thị trấn Thái Nguyên. Hội đồng quản trị Cộng sản dưới danh nghĩa Nhân dân thành lập chính quyền địa phương. Quân Việt Minh không chiến đấu nhưng vẫn được hưởng chiến thắng, nhờ quân Trung Quốc đội lốt quân Việt Nam! Từ nay, Trung quốc mở rộng đường ranh biên giới, phong tỏa được một vùng rộng lớn phía Bắc Việt Nam. Biên giới Việt Bắc bước sang một giai đoạn mới và đánh một dấu ngoặt lớn cho cuộc chiến tranh sau này. Lúc này, Hồ Chí Minh tin tưởng và đánh giá cao vai trò quan trọng của Tập đoàn cố vấn, do Trung Quốc thiết lập cho chiến tranh Việt Nam. Hồ tuyên bố:

"‒ Những kết quả của cuộc chiến biên giới, đã vượt xa các yêu cầu của kế hoạch ban đầu, chiến thắng của quân đội ta là chiến thắng chủ nghĩa Quốc tế vô sản." (边界战役的结果,远远超出了我军原来规定的计划.这次战役的胜利,是无产阶级国际主义的胜利).

Vi Quốc Thanh và Trần Canh truyền lệnh xuống tập đoàn cố vấn quân đội và các cấp chỉ huy, thiết lập tinh thần chủ nghĩa Quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam, tập trung quân sự sẵn sàng chiến đấu phản đề, đồng thời nghiên cứu thi hành chủ nghĩa vô sản tại Việt Nam. Và bắt đầu từ đây, tập đoàn cố vấn lấy Bắc Việt làm thành trì tử thủ, trong lòng âm thầm xem Việt Nam như kẻ thù, hướng dẫn bộ máy chiến tranh đứng sau lưng để đưa Hồ về lại cố quốc. Tuy nhiên trước mặt người Việt Nam, họ vẫn hô vang khẩu ngữ ngoại giao: Chúng tôi tận tâm, hết lòng giúp đỡ Quân đội Nhân dân Việt Nam giành chiến thắng, sống theo tư tưởng Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Ngày 01 tháng 11 năm 1950, Trần Canh, Vi Quốc Thanh được lệnh về Trung Nam Hải báo cáo tình hình Việt Nam và nhận nhiệm vụ mới quan trọng hơn, giúp Trung ương Đảng thành lập bộ chỉ huy quân đội chiến tranh chống Pháp tại Việt Nam, sau đó bộ máy chiến tranh nhanh chóng trở lại Việt Nam.

Tháng 2 năm 1951, quân Trung Quốc chiếm tỉnh Tuyên Quang lập khu giải phóng Việt Bắc. Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 2 của đảng cộng sản, mời Vi Quốc Thanh và Lã Quý Ba thủ trưởng tập đoàn chuyên gia tư vấn chính trị tham dự cuộc họp. Trong lúc đại hội, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng ca ngợi Trung Quốc hết lời, đặc biệt là nhóm cố vấn quân sự đưa ra kế hoạch về công tác chỉnh lý Chính phủ Việt Nam, và quân đội nhằm tiến hành thực hiện một loạt các cải tổ theo quy hoạch chỉ đạo của nhóm cố vấn và Quân Ủy Trung ương Đảng của Hồ Chí Minh. Từ đó quân đội Việt Minh củng cố nhanh hơn, thiết lập được 312 đơn vị, 316 Sư đoàn, mỗi quân đoàn có 5.351 binh sĩ tính cả quân sĩ Trung Quốc, cùng lúc thành lập 6 Sư đoàn pháo, binh chủng biệt kích, trinh thám v.v… Xây dựng quân đội địa phương, lực lượng du kích và lực lượng dân quân vũ trang, thành lập một bộ chỉ huy kết hợp lực lượng. Chưa kể trước đó đã có lực lượng quân báo, tình báo và tình báo nhân dân, hoạt động khắp nơi đóng góp sức mạnh vào bộ máy chiến tranh của Trung Quốc.

Tháng 12 năm 1950 đến tháng 6 năm 1951, Trung Quốc đưa quân tiến vào vùng sông Hồng, mở trận chiến với quân Pháp ở phía Đông Bắc Hà Nội và chiến dịch Ninh Bình, tổng cộng gần 1.876 binh sĩ Trung Quốc tử thương.

Tháng 12 năm 1951 đến tháng 2 năm 1952, quân đội Việt Minh mở cuộc chiến mới chấp nhận đối đầu với quân Pháp. Nhóm cố vấn quân sự đưa ra kế hoạch "chiến dịch hòa bình", nhờ thực hiện chính xác của các mũi quân tiến công phía trước, phía sau, và quân Trung Quốc kết hợp chiến thuật hy sinh vì đạo (đảng), tiêu diệt hơn 1.500 binh sĩ Pháp. "Mùa thu năm 1952, nhóm cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh giúp các nhà lãnh đạo Quân đội Nhân dân Việt Nam tổ chức lại bộ chỉ huy của chiến dịch Tây Bắc. Ngày 14 tháng 10 – ngày 10 tháng 12, lực lượng cấp Quân đoàn chia thành 8 cánh mở rộng chiến trường hướng Tây Bắc. Chiếm được Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Thuận Châu, An Châu, những làng núi Điện Biên Phủ và các điểm chiến lược khác, Việt Minh lập chính quyền có dân số trên 250.000 người, tiếp tục củng cố và mở rộng Bắc Việt Nam. Cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh báo cáo cho Hồ Chí Minh biết đầy đủ nội dung chỉ đạo tư tưởng của Mao Trạch Đông. Một lần nữa Quân Ủy Trung ương Trung Quốc (CPC), bày tỏ hài lòng với chính phủ và đảng anh em".

Đầu tháng 5/1953, Tướng Navarre được cử sang Đông Dương, thay thế Tướng Salan trong chức vụ Tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Ông đưa ra chiến thuật, gia tăng quân tiếp viện, tổ chức lại cơ cấu chiến đấu, trút hết mọi nỗ lực để lấy lại thế chủ động chiến trường Bắc Việt Nam. Đó là kế hoạch được lập ra trong những điều kiện chung mà báo chí Pháp, Mỹ gọi là "Kế hoạch Navarre". 

Tình hình Đông Dương những năm cuối sôi động theo cuộc chiến 1953, 1954. Pháp, các Nước Liên kết và Mỹ mặc dù hợp tác cùng chống kẻ thù chung Cộng sản nhưng mỗi nước nhìn kẻ thù dưới khía cạnh khác nhau. Mỹ coi đây là chính sách be bờ ngăn chận Cộng sản tại Đông Nam Á, tránh đại họa Cộng sản đem đến cho Thái Lan, Mã Lai, Miến điện, Đông Dương, Ấn độ. Họ đã công khai thực hiện mục đích nhắm vào kinh tế, chính trị Việt, Miên, Lào. Họ muốn đưa ba nước Đông Dương ra khỏi quĩ đạo Pháp để vào quỹ đạo Mỹ.

Còn Trung Quốc với ý đồ bành trướng muốn đẩy mạnh chiến tranh Đông Dương, mục đích trục lợi và gây ảnh hưởng Quốc tế Cộng sản, cho nên chiến trường Điện Biên Phủ đối với Trung Quốc rất cần thiết. Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CPC) ra lệnh cho Vi Quốc Thanh tiến hành thành lập bộ chỉ huy chiến tranh trên đất nước Việt Nam. Thời gian 1 tháng đã thành hình, bộ chỉ huy Điện Biên Phủ với quân số 19 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn kỹ sư vũ khí cơ động, 1 Lữ đoàn xe tăng, 450 xe ô tô tiếp vận vũ khí, quân tài, 12 nhóm không quân, đúc kết sức mạnh của Trung Quốc hơn 38.000 binh sĩ, đủ đè bẹp "Kế hoạch Navarre".

Vi Quốc Thanh bất kể không điều kiện, hướng dẫn các nhóm cố vấn quân sự làm việc suốt ngày đêm. Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo khác của Quân Uỷ ban Trung ương Việt Nam (CPC) đều do Vi Quốc Thanh đưa vào kế hoạch chiến tranh, từ kế hoạch chiến đấu cá nhân phát triển thành chiến đấu tập thể (chấp nhận ôm nhau chết). Mùa xuân năm 1954, dưới sự chỉ huy của Tướng Vi Quốc Thanh, quân đội đã phát động một cuộc tấn công vào mùa Đông. Chiến lược của Vi Quốc Thanh quan tâm đến việc nắm bắt máy bay chiến đấu của Pháp. Hồ Chí Minh không có kinh nghiệm giải quyết chiến tranh bình diện lớn nên một số cán bộ cao cấp Việt Minh không xác định được góc độ tấn công Điện Biên Phủ. Sự thiếu tự tin đó một phần do Hồ Chí Minh. 

Vi Quốc Thanh đứng ra chịu trách nhiệm trước Quân ủy, tuyên bố:

"Nếu chiến trường thất thủ do tôi chứ không phải Hồ Chí Minh, tôi mới chính là tinh thần chủ nghĩa quốc tế, và thái độ biện chứng duy vật của tôi kiên nhẫn sẽ giải thích cho các nhà lãnh đạo Việt Nam, tôi xin đưa ra sự cần thiết và tầm quan trọng trận chiến Điện Biên Phủ, chiến dịch phức tạp để giành chiến thắng trong chiến thắng của các điều kiện thuận lợi".

Cuối cùng Hồ và các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đồng ý kế hoạch của nhóm cố vấn quân sự Trung Quốc. Sau đó, theo quyết định của những thành viên trong Quân ủy Trung ương CPC, Vi Quốc Thanh chủ động mặt trận Điện Biên Phủ.

navare, điện biên phủ, hồ chí minh, hồ tập chương, nguyễn ái quốc, mao trạch đông, trung quốc, việt nam

Tướng Navarre tại Điện Biên Phủ.

Cuối tháng năm 1954, quân Pháp rơi vào tình trạng khó khăn, hoàn toàn bất lực, và Điện Biên Phủ sụp đổ. Pháp không ngờ quân đội Trung Quốc xảo quyệt mượn quân phục màu cỏ để ngụy trang quân Việt Minh. Và xuất hiện quân đoàn 13 của Trung Quốc đi đầu cuộc tấn công vào các vị trí ngoại vi của quân Pháp. Mục tiêu chiến thuật mới của Trung Quốc là “Chơi lực lượng an toàn” (稳打稳进). Quân Pháp bắt đầu chao đảo, nhưng vẫn đứng vững nhờ mặt đất vững chắc, công sự ngầm của pháo đài tại trung tâm vẫn gắn bó liên lạc. Một lần nữa Vi Quốc Thanh đổi chiến thuật "Tấn công tiến bộ” (逐步进攻). Nhóm cố vấn tập trung quân sự, thảo luận kỹ thuật làm mềm sức chiến đấu của địch, bằng chiến thuật tấn công chan máu, lấy xác chiến sĩ phơi trắng chiến trường, đổi lấy chiến thắng Điện Biên Phủ. Vì vậy, chiến trường bùng cháy mạnh, chuyển động cả rừng sâu, cường độ đại pháo liên tục không giây phút ngừng khạc đạn. Chiến trường mỗi lúc một quyết liệt, khép lại vòng đai cố thủ, đưa đến khó khăn cho quân Pháp.

Vi Quốc Thanh ra lệnh quân đội chiến đấu liên tục, giành chiến thắng trong chiến thắng cuối cùng. Và thuyết phục Hồ Chí Minh:

‒ Nên cần thiết phải chấp nhận mọi rủi ro, bởi chiến trường biến đổi không chừng, mọi khó khăn hãy chuẩn bị kịp thời, dù hy sinh binh sĩ cũng xem thường, chắc chắn quân ta tiêu diệt quân địch, dấu hiệu Điện Biên Phủ sẽ trong tay chúng ta.

Hồ Chí Minh chấp nhận đề nghị của Vi Quốc Thanh, tổ chức nhiều cuộc họp Quân Ủy Trung ương (CPC) và Bộ Chính trị, chỉnh huấn, chỉ trích sự thiếu năng động của những cán bộ, chính trị viên. Họ Hồ đưa ra quyết định đối đầu quân Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ, tuy nhiên có nhiều ý tưởng không thống nhất lối chơi biển người của họ Hồ. 

Sau 55 ngày chiến đấu ác liệt, quân Pháp thất thủ, Điện Biên Phủ ngập tràn quân Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố "kế hoạch Navarre" bị phá vỡ. Thực chất "kế hoạch Navarre" vẫn chưa có hành động nào, bởi chánh phủ Pháp có quá nhiều do dự, chần chừ không quyết đoán đã dẫn đến sự cáo chung của Pháp tại Đông Dương.

hồ chí minh, hồ tập chương, nguyễn ái quốc, mao trạch đông, trung quốc, việt nam

Ngày 20 tháng 2 năm 1965. Hồ Chí Minh đến Học Viện Quân Sự Tình Báo Hoa Nam, thăm viếng khóa 3 (1962-1965) đào tạo chuyên viên "Thông minh" (tình báo chiến lược). Trên 27 sĩ quan cao cấp nhất của Quân Đội Nhân dân Việt Nam theo nghiệp tình báo, cuối khóa chọn được 18 sĩ quan, tháng 4/1965, những sĩ quan tình báo ưu tú nhất, lên đường công tác tại Việt Nam. Nguồn: Học Viện Quân Sự Tình Báo Hoa Nam.[3]

Nhóm cố vấn quân sự và quân đội Trung Quốc đã tạo nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ngày nay Quân sử Trung Quốc đã viết lên trang lịch sử này không còn để trống như trước đây. Mao Trạch Đông đánh giá cao về chiến tranh Việt Nam.

Hồ Chí Minh tuyên bố: "Đồng chí Vi Quốc Thanh là một anh hùng rất đáng tin cậy". Điều này làm cho Vi Quốc Thanh bối rối, đã nhiều lần nói với Hồ: "Chúng tôi là người lính Bắc Kinh, không cần đích thân Hồ ca tụng".

Hồ Chí Minh quá cay cú, nhưng không biết gì hơn là mượn miệng mỉm cười, và nói:

‒ Tôi muốn chiêm ngưỡng toàn thể nhóm cố vấn của quý bạn".

Ngày hôm sau, Hồ Chí Minh gửi bài thơ ngôn ngữ Hán, tặng Vi Quốc Thanh có ý ca ngợi :

"百里寻君未遇君,
马蹄踏碎岭头云.
归来偶过山梅树,
每朵黄花一点春."

Tạm dịch :

"Bách lý không tìm nhà vua đã gặp vua,
Vó ngựa phi nhanh lên đỉnh đầu mây.
Thậm chí đến tận mạn núi,
Hái một ít hoa vàng mùa xuân."

Bài thơ này của Hồ Chí Minh ví von một loài hoa thơm tình cờ gặp được vua (Vi Quốc Thanh), ông tỉ mỉ trao ươm từng ý, cạn đáy, từng lời thô, tâng bốc Vi Quốc Thanh một người Hán nhà quân sự kiệt xuất của Trung Quốc. Chứ họ Hồ nào có biết Vi Quốc Thanh là người dân tộc Choong nguyên gốc Việt, phản quốc làm thân tôi mọi cho Hán. Một tên đểu cáng gặp một tên giả trá, cả hai kết nghĩa tình bạn là chuyện xưa nay đàn đúm một phường vẫn thế. Vi Quốc Thanh làm cố vấn quân sự cho Hồ, dưới sự hướng dẫn của Quân ủy Trung ương (CPC) và Mao Trạch Đông, cho nên toàn đảng của Hồ phải luôn cố gắng trở nhẹ người, cúi xuống phục tùng quyết định của nhóm cố vấn. Hồ Chí Minh hô hào Quân đội Nhân dân Việt Nam phải trung thành tuân theo nghĩa vụ Quốc tế. Theo báo cáo của Vi Quốc Thanh: "Hồ có ý niệm, vui mừng ngày kỳ công đã đến và sẽ mãi mãi được người Việt Nam ghi nhớ trong lòng như một cha già dân tộc, vượt trội cả Hùng Vương, Lý, Trần, Lê, Nguyễn".
(Còn tiếp kỳ 12)
Huỳnh Tâm
Ghi chú:
[1] Hồ sơ Á Châu và Đông Dương, văn kiện BAHK1965/A239, Stalin miệt thị Hồ Chí Minh hàng giả, cướp xác chết Nguyễn Tất Thành.
[2-3] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam những tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.

1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16

http://huynh-tam.blogspot.ru/2014/03/giac-han-ot-pha-nha-nam-ky-11-huynh-tam.html

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site