lịch sử việt nam
Lịch Sử Việt cộng bán nước cho Trung cộng 3 -
Điệp viên bí danh Hồng Thủy là ai ? (Kỳ 3)
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
“…Theo sổ tay của ông, chính ông là người đã thủ tiêu Trung tướng Nguyễn Bình, và ngày nay đến lượt ông chết dưới tay Hồ Chí Minh (cũng có thể gián tiếp họ Mao nhúng tay vào). Cái chết của ông còn nhiều bí ẩn và vẫn chưa biết ai là hung thủ thực sự…”
Hồ Chí Minh tự tay đào sâu chôn chặt dưới lòng đất một lý lịch hình bóng đi đôi với hai cuộc đời điệp viên Hồ Chí Minh và Nguyễn Sơn. Ông xây dựng sự nghiệp quốc tế cộng sản trên lưng người dân bằng chiêu bài chống Pháp, cướp chính quyền Việt Nam, vì nguyên nhân đó ông nhất định phải tách rời khỏi ảnh hưởng của tên điệp viên Nguyễn Sơn (Hồng Thủy).
Mao Trạch Đông có những cam kết riêng với Hồ Chí Minh, và ông tin tưởng khả năng bí mật phục vụ cho đất nước Trung Hoa, qua cuộc hội kiến giữa Mao và Hồ được Bộ nhớ của trí thông minh 1 (nhóm phục vụ Mao) lưu trữ vào ngày 12 tháng 7 năm 1938.
Mao hỏi như sau:
‒ Trước khi quý đồng chí đến Việt Nam, quý đồng chí đã chuẩn bị tốt kỹ năng chưa, những vũ khí nào tốt nhất, cho công cuộc cướp nước Việt Nam, và làm thế nào để cho người khác phải tuân mệnh lệnh của mình?
Hồ Chí Minh đáp :
‒ Thưa Chủ tịch, đặt chiến lược tuyên truyền vào kỹ thuật hành động, xây dựng đội ngũ cán bộ, thôi thúc lòng yêu nước của người Việt đến độ mê say, cho họ học tập theo đường lối chủ trương của đảng, vận dụng tâm lý khuyến khích họ học tập tốt, làm việc tốt theo người cộng sản, khai triển thi đua anh hùng. Ở thời điểm này chỉ dùng phương kế chống quân Pháp tại Việt Nam làm cơ sở cướp nước. Thủ thuật tuyên truyền nung nấu ý chí của người Việt, và đưa họ đến đường tận cùng không còn sự lựa chọn nào khác hơn cộng sản, họ sẽ bị hụp lặn trong bể cạn như heo ăn thực phẩm tạp nhạp, sau đó họ bị đắm mình vào vòng cá nhân thù hận, vị kỷ và danh lợi, thế là họ phải tuân mệnh lệnh. Một khi họ thực hiện thành công, ta tuyên truyền người tốt việc tốt.
Mao Trạch Đông vui mừng nói :
‒ Tôi rất tin tưởng đồng chí, hơn cả 41 người khác, bởi thế tôi chọn người trao việc không sợ lầm, tôi đặt trên vai đồng chí rất nhiều hy vọng, chúc đồng chí thành công tốt. [1]
Ngày 29/5/1948, sau khi lễ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên diễn ra bên cánh đồng Nà Lọm, xã Phú Đình, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Hồ Chi Minh tuyên bố, theo sổ tay của Nguyễn Sơn:
‒ Đối với ta (HCM): "Kẻ nào đơn phương độc mã, kẻ đó sẽ bị bắn hạ" [2].
Do đó, Hồ Chi Minh đã thành công lớn và tự phong "Bố già dân tộc Việt Nam".
Kể từ đó không ai biết gia phả của điệp viên bí danh Hồng Thủy (Nguyễn Sơn) là con nhà ai, và sinh ra ở nơi nào. Tất cả đều bao trùm trong bí ẩn. Trái lại Hồ Chí Minh vẫn sống nhan nhản với nụ cười trên môi rất đểu [3]. Ông còn được Hoa Nam biến hóa nhiều kiếp sinh và gia phả để đời đời dân tộc Việt Nam không biết ông là ai, cho đến gần đây mới rò rỉ một phần nhờ những cụm mây Hoa Nam về hưu tiết lộ [4].
Và cho đến nay, vẫn chưa có ai truy tìm được nguồn gốc của họ Hồ, hay họ Vũ. Họ từ đâu đến trong thời khai sinh đảng cộng sản? Theo tư liệu rò rỉ, đảng cộng sản Việt Nam thành hình là do bàn tay và bộ nhớ của Hoa Nam Trung Quốc dựng lên. Điều này tất nhiên phải là sự thật.
Trong việc quốc gia đại sự, khó có mấy ai biết được chân-giả trong chính trị. Thế kỷ trước Trung Quốc dùng những tên trùm gián điệp cộng sản, mạo danh làm thân phận dân tộc Việt Nam, đánh tráo gia phả, tráo cả người, tráo cá tính, tráo sinh hoạt trong đời sống, và tráo cả khả năng chuyên môn. Tuy nhiên, dù bí mật tráo trở thế nao đi nữa, Vũ Nguyên Bác (Nguyễn Sơn, Hồng Thủy và Lý Hồng Tú) cũng hiện nguyên sự thật, và trong tương lai không xa lắm sẽ tiết lộ gia phả họ Hồ.
Tài liệu Hoa Nam Trung Quốc tiết lộ gia phả họ Vũ, và lý lịch điệp viên Nguyễn Sơn, quân hàm Thiếu tướng, nguyên cố vấn quân sự đảng cộng sản Việt Nam, và cố vấn chính trị đặc biệt của Hồ Chí Minh.
Ông tổ của họ Vũ xuất xứ từ Phúc Kiến Trung Quốc, tên Vũ Hồn đến định cư miền Bắc Việt Nam. Sinh ra Vũ Trường Xương, gia tổ tại làng Kiêu Kị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Lập điện thờ "Hồng Hương Mạc Trạch" tại Hải Dương. Trước đây thuộc tỉnh Bắc Ninh, nay là một phần của Hà Nội, một làng cổ ven sông Hồng. Ông Vũ Trường Xương sinh được 6 người con, 5 nam và 1 nữ. Tham gia vào doanh thương Bình Giang, hành nghề thợ Bạc và nghề thủ công, thủy tổ của họ Vũ làm đồ cúng tế vàng mã.
Vũ Trường Xương để lại gia tài cho 3 người con, Vũ Nguyên Khôi, Vũ Nguyên Tứ và Vũ Nguyên Cao.
Ông Vũ Nguyên Cao đi lính Khố Đỏ của Pháp, quân hàm sĩ quan, lập gia thất với bà Nguyễn Thị Xuyến, sinh hạ được Vũ Nguyên Bác, Vũ Thái Sư, và Vũ Thị Tô.
Vũ Nguyên Bác (1908-1956)
Vũ Nguyên Bác sinh ngày 01 tháng 10 năm 1908 [5] và lớn lên tại nhà số 74, khu phố Yên Bình, huyện Ba Đình, Hà Nội.
Lycée Albert Sarraut Hà Nội. Ảnh: Huỳnh Tâm 1979
Thuở thiếu thời Vũ Nguyên Bác học trường Albert Sarraut (Lycée Albert Sarraut) là một học sinh hạnh kiểm trung bình. Trường trung học Albert Sarraut nổi tiếng nhất ở Đông Dương, được thành lập từ năm 1919 tại Hà Nội, giải thể năm 1965. Có nhiều nhân vật trong lịch sử Đông Dương đã từng học ở trường này. Nay là Trường Trung học Phổ thông Trần Phú-Hoàn Kiếm. Sau khi Vũ Nguyên Bác học hết bậc trung học, cha mẹ của ông cho đi học ở Pháp, hy vọng sau này sẽ thành danh.
Sau 2 năm học ở Paris, mùa nghỉ hè ông về Hà Nội, trước khi trở lại Pháp, cha mẹ ông muốn có hậu tự, ở tuổi 16, Vũ Nguyên Bác kết hôn với bà Hoàng Thị Diễm lớn hơn 4 tuổi, một năm sau sinh hạ con gái tên Vũ Thanh nhưng bị mất sớm.
Năm 1922 : Chu Ân Lai gặp Vũ Nguyên Bác tại Paris.
Năm 1923 : Vũ Nguyên Bác (theo lý lịch 18 tuổi) gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc tại Diên An. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai đứng tên giới thiệu Vũ Nguyên Bác vào đảng.
Đầu năm 1925 : Vũ Nguyên Bác khởi đầu sự nghiệp công sản, nhập khóa 4 võ bị Vân Nam, tại Học Viện Quân Sự Hoàng Phố, do các cố vấn Liên Xô giảng dạy.
Tháng 3 năm 1927: Tốt nghiệp quân sự và chính trị tại Học viện Quân sự Hoàng Phố. Đảng cộng sản Trung Quốc đặt cho ông bí danh Hồng Tú (chim hồng hạc trên núi cao) chỉ sử dụng vào trường hợp cần thiết, như hai lần điều động binh mã đánh với Nhật Bổn và Tưởng Giới Thạch tại Quảng Châu. Vào ngày 12 tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch công bố quyết định: Quốc Dân Đảng rút lui không hợp tác với đảng cộng sản Trung Quốc.
Tháng 12 năm 1927: Tham gia khởi nghĩa Quảng Châu.
Năm 1929: Ông phục vụ tại Đông Giang, Quảng Đông, Trung Quốc. Trong lực lượng, Hồng quân du kích 11, với tư cách chính trị viên Trung Đoàn 47, vào lúc này ông có cái tên Hồng Thủy (cơn lũ lụt).
Năm 1931: Ông được bổ nhiệm vào Hồng quân 12, phụ trách 34 cơ sở văn phòng chính trị 102 ủy viên Xô Viết Phúc Kiến.
Năm 1932: Ông được điều về trường Thụy Kim (瑞金), chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lênin, dưới sự bảo trợ của bộ trưởng văn hóa và câu lạc bộ của Ban Tuyên truyền trung ương cộng sản Trung Quốc, ở đây người ta ví như trung tâm thủ đô quân sự và chính trị, và cũng là một trung ương Xô Viết. Hồng Thủy gia nhập câu lạc bộ Thụy Kim và sáng tác nhiều bộ kịch về tuyên truyền công nhân và nông dân.
Tháng 1 năm 1934: Quốc hội Cộng hòa Xô Viết Trung Quốc, phiên họp lần thứ hai bầu Hồng Thủy vào Ủy ban Trung ương, ông chính thức gia nhập trực tiếp vào hàng ngũ trung ương đảng cộng sản Trung Quốc.
Tháng 1 năm 1934: Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Cộng hòa Xô viết, Hồng Thủy được bầu vào Ủy ban Trung ương Trung Quốc. Nhập trực tiếp vào hàng ngũ trung ương, sinh hoạt tại chi bộ đảng Giang Tây. Cùng năm, ông với Hồng quân Trung ương bắt đầu cuộc hành trình Vạn Lý Trường Chinh.
1936: Trong Đại hội Hồng quân, ông được đề cử đứng đấu ban nghiên cứu Kháng Đại. (Sau này đổi tên là ban quân sự và chính trị Đại học Kháng Đại).
1937: Chính trị viên của Bác lộ quân, ủng hộ ban phòng Dân chủ, tham gia vào việc thiết lập căn cứ chống Nhật ở phía Đông-Bắc Sơn Tây.
1938, Hồng Thủy công tác cơ động phụ trách binh bị cho huyện năm và bốn, cùng ba người khác, (Từ trái hàng một): Triệu Bằng Phi (赵鹏飞-Zhao Pengfei), Hồng Thủy (洪水).(Từ trái hàng hai): Mã Chí Viễn (马志远-Ma Zhiyuan), Từ Kế Chí (徐继之).
1939: Ông làm phó chủ tịch câu lạc bộ biên giới, bảo vệ khu vực và "báo thù" bất cứ những ai phá hoại cơ sở của ông!
Tháng 4 năm 1943: Trung ương đảng tại Diên An cải tổ chính trị trong ban lãnh đạo. Hồng Thủy bị trục xuất khỏi đảng lần thứ ba, nhưng sau đó trong bữa tiệc được phục hồi nguyên vị.
Năm 1945: Ông về Việt Nam hoạt động, cố vấn bí mật cho Hồ Chi Minh.
Năm 1946-1950: Đổi tên mới Nguyễn Sơn cho phù hợp tình hình Việt Nam, ông chính thức lãnh đạo với chức vụ Chủ tịch Ủy ban Trung ương và Chủ tịch Ủy ban chiến tranh miền Nam (Việt Nam), lãnh đạo Quân đội Nhân dân miền Nam, quân khu 4 và chính trị viên tổng quát trường quân đội.
Ngày 20 tháng 1 năm 1948: Nguyễn Sơn chính thức phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam, với quân hàm Thiếu tướng do Hồ Chí Minh ký sắc lệnh.
Cuối năm 1950: Ông về lại Trung Quốc, làm giám đốc đào tạo tại Bộ quốc phòng Quân đội Giải phóng nhân dân (sau này sáp nhập với Bộ Tổng tham mưu). Cùng năm Thủ tướng Chu Ân Lai ký sắc lệnh bổ nhiệm ông làm tổng biên tập tạp chí "đào tạo chiến đấu".
Đầu tháng 9 năm 1951: theo báo cáo của Thông Minh (Hà Nội), Ông nhận lời của Hồ Chí Minh, bí mật trở lại Việt Nam) và ghi lại trong sổ tay của mình: "Trung tướng Nguyễn Bình, đi vào công tác trưa ngày 29 tháng 9 năm 1951, đã kết thúc".
Bài viết "Điệp viên bí danh Hồng Thủy là ai - Kỳ 2 của Huỳnh Tâm", do ký giả Nhất Biến loan tải trên báo Hồng Châu Trung Quốc, ngày3/12/2013
Ngày 7 tháng 5 năm 1954: Ông chỉ huy cánh quân phía Đông tiến đánh Điện Biên Phủ. Ông tuyên bố: "Trận, Điện Biên Phủ của Việt Nam đã giành chiến thắng cuối cùng".
Tuy nhiên Quân đội Trung Quốc phải trả giá 10.001 nghìn người tử vong, quân đội Pháp hơn 4.000 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến, quân đội Việt Nam đã chết hơn 4.800 người trong chiến đấu, và bị thương hơn 9.000 người. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã trực tiếp đưa đảng csvn vào quá trình đàm phán tại Hội nghị Genève về Đông Dương. Việt Nam bị chia đôi đất nước, miền Bắc với sự ra đời của xã hội chủ nghĩa, miền Nam Cộng Hòa Việt Nam, và chủ nghĩa thực dân Pháp cáo chung tại Đông Nam Á.
Tháng 9 năm 1955: Thủ tướng Chu Ân Lai, ký sắc lệnh vinh thăng quân hàm thiếu tướng cho Nguyễn Sơn.
Năm 1956, ngày 27 tháng 9, Nguyễn Sơn rời Bắc Kinh trở về Việt Nam. Ngày 09 tháng 10, chữa bệnh tại Bệnh viện Chữ Thập Đỏ Tiệp Khắc (Bệnh viện Hữu nghị). Ngày 21 tháng 10, tắt hơi thở cuối cùng và chết bất đắc kỳ tử một cách âm thầm.
Theo sổ tay của ông, chính ông là người đã thủ tiêu Trung tướng Nguyễn Bình, và ngày nay đến lượt ông chết dưới tay Hồ Chí Minh (cũng có thể gián tiếp họ Mao nhúng tay vào). Cái chết của của ông còn nhiều bí ẩn và vẫn chưa biết ai là hung thủ thực sự. Ngày 22 tháng 10 tang lễ Nguyễn Sơn được tổ chức tại Hà Nội.
Điệp viên Nguyễn Sơn khi còn sống, đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc không cho ăn, đến lúc chết được cúng tế huy hoàng. Nguyễn Sơn và họ Hồ đã từng chà đạp dân tộc này và bán đứng đất nước Việt Nam cho nhà Hán chỉ vì muốn hành động ngông cuồng lật ngược, thay trắng đổi đen lịch sử Việt Nam. Cộng sản Việt-Trung còn dựng lên một nhà thờ Nguyễn Sơn và trước Bình Phong điêu khắc tô đậm tên Nguyễn Sơn đối danh vị với những anh hùng dân tộc Việt. Họ to miệng ví Hưng Đạo Đại Vương, chiến công lừng lẫy, Trần Quốc Tuấn, hiển hách kháng địch Nguyên Mông lập nhà Trần vào năm 1288. Và những danh tướng vô địch Lê, Nguyễn, Trần như Lê Hiển Tôn vào thế kỷ thứ 18 (AD 1740-1786). Cộng sản Việt-Trung tự huyền hoặc cho rằng Nguyễn Sơn tạo nên đầy chiến tích không khác anh hùng dân tộc Việt Nam thời trước. Tuy thời đại có khác nhau nhưng ở trường hợp Nguyễn Sơn, đương sự thể hiện rõ bản sắc "con sen" bán nước theo giặc, phục vụ cho cộng sản. Và chính ông đã dẫn đầu cuộc chiến “vô địch” chống lại dân tộc Việt Nam trong những năm 1945-1956.[6]
Đảng cộng sản Việt-Trung lập nhà thờ tướng Nguyễn Sơn tại thôn Kiều Kị khu lịch sử quốc gia. Bình phong trước đền thờ là một phù điêu lừa đảo, có nội dung xem thường dân tộc Việt Nam: [7]
Hồ Chí Minh lấy khăn tay chặm nước mắt, khóc vì vui mừng đã thanh toán được Nguyễn Sơn, đồng thời cũng để cho mọi người thấy tình đồng chí muôn đời sống chết có nhau, chứ nào ai biết tình đồng chí cộng sản luôn luôn thủ sẵn một con dao găm để diệt đồng chí đối thủ của mình. Hai con hổ không thể nào sống chung một rừng.
Mọi chuyện ở đời này đều sẽ hiển lộ dưới ánh sáng mặt trời, từ dưới đất phải chui lên, từ trên trời phải rơi xuống, cho nên việc cổ kim không thể nào che giấu được. Hôm nay tiết lộ Nguyễn Sơn ngày mai sẽ đến Hồ Chí Minh. Theo lẽ tự nhiên của thời gian, mọi sự thật trong bí mật sẽ được tiết lộ. Hồ Chi Minh cũng không thể nào thoát ra khỏi lẽ thường tình của trái đất này. Tuy nhiên nếu người Việt Nam có lòng muốn hay không muốn khám phá về tội ác của Hồ Chi Minh, dù chậm hay sớm hơn, cần nhất sáng suốt đưa sự thật vào lịch sử dân tộc Việt Nam.
Sớm hay muộn, sự thật cần phải được tái lập để ghi vào lịch sử của Việt Nam. Họ Mao đã đánh lừa dân tộc Việt Nam và cả thế giới. Đã đến lúc phải công bố và phơi bày những tội ác chống nhân loại của Hồ Chí Minh.
Huỳnh Tâm
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
Ghi Chú: Tất cả hình ảnh đều xuất phát từ kho tư liệu của tình báo Hoa Nam, ngoại trừ ảnh Lycée Albert Sarraut của Huỳnh Tâm
Tham Khảo:
[1] Nguyên văn : 1智能记忆体(组担任毛泽东),于1938年7月12日,毛泽东主持何和他们之间的会晤。毛问如下:
‒ 在你的战友在越南的技能并没有充分的准备,最好的武器,抢劫越南的国家,以及如何告诉别人服从他的命令?
胡志明说:
‒ 亲 爱的主席,在行动技术战略地位的宣传,团队建设官员敦促越南人民的爱国主义是上瘾的地步,他们学习党的政策,采用的方式心理鼓励他们好好学习,在共产党人 运作良好,发展到模仿的英雄。在这一点上,法国在越南的唯一设计为劫国的基础。暗流涌动的宣传招数将越南的,并带他们到底线比共产主义没有选择其他的,他 们将潜水在水箱空了口袋猪吃垃圾食品,那么他们浸入个人仇恨,自私和名望,所以他们必须服从命令,他们执行一个成功的,优秀的人做善事的宣传。
毛泽东高兴地说:
‒ 我坚信同志,超过其他41人,所以我选择不授予工作,我把肩膀了很多希望同志,希望同志们很好的成功。
[2] Đối với Hồ Chí Minh "Kẻ nào đơn phương độc mã, kẻ đó sẽ bị bắn hạ". Cho nên Việt Nam có con số tử vong lên đến 1.700.000 nhân mạng, chết dưới tay họ Hồ.
[3] Họa sĩ Bạch Tạng, thành viên của Hội Mỹ Thuật Hà Nội. Nhận định với chúng tôi về chân dung Hồ Chí Minh.
[4] Hồ Chí Minh có đến 219 bí danh, một người hay ba người, chúng tôi sẽ tiết lộ sự thật về Hồ Chí Minh là ai.
[5] Tờ khai sinh của Nguyễn Nguyên Bác đề ngày 01 tháng 10 năm 1904. Bản lưu tại Lycée Albert Sarraut Hà Nội: http://www.zhonghuahun.org/blog/geren.php?id=442
[6] Bình phong : 屏风壁上铭刻着三位功臣:在1288年( 兴道大王陈国俊) ( 抗击元蒙) 侵略军的战斗中立下显赫战功的( 陈朝) ( 名将阮) 制义,( 黎显宗) 时期(公元1740—1786)考上举人、后担任兵部左侍郎官、( 骁骑村) 金箔业鼻祖阮贵治和两国将军阮山——洪水。
[7] 参考资料:
A - 阮山——神话般的将军,青年出版社.
B - 阮山——两国将军,通讯出版社.
C -黄河恋红河情,文学出版社.
D -唯有一位两国将军——阮山,清化出版社.
G -政治军事论文,劳动出版社.
H - 两国将军》纪录片,导演:褚嘉骅
http://huynh-tam.blogspot.ru/2013/12/iep-vien-bi-danh-hong-thuy-la-ai-ky-3.html
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử