lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Trang Điệp-mỹ-Linh 

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

quốc kỳ việt nam

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

quan su viet nam, hải quân việt nam cộng hòa quansuvietnam, hải quân việt nam cộng hòa

***

Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa :

Chương I: Bối cảnh khai sinh Quân Đội Việt-Nam Và Những cảm nghĩ về các tổ-chức Quân-Đội Việt-Nam  giữa Thế kỷ 20

Chương II: Sơ Lược Tổ Chức Của Hải-Quân Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân

Chương III: Vùng Sông Ngòi_Hành-Quân Lưu-Động

Chương IV: Những Chiến Dịch Trong Vùng Sông Ngòi_Hải Quân Phối Hợp Với Quân Bạn

Chương V: Vùng Duyên Hải_Hành-Quân Lưu-Động Biển*

Chương VI: Từ Mật Khu Vũng Rô Đến Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy Ra Hải Chiến Hoàng Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974

Chương VII: Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ (1)

Chương VIII: Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân Bằng Đường Thủy

*****

Chương III: Vùng Sông Ngòi_Hành-Quân Lưu-Động

Tổ Chức.- Hành Quân Lưu Động Sông trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải-Quân. Một phụ tá Tư Lệnh Hải-Quân Hành Quân Lưu Động Sông chịu trách nhiệm điều hành tất cả hành quân trong sông.

Thành Phần.- Về hành quân, Hành Quân Lưu Động Sông gồm có:

  1. Hải-Quân Biệt Khu Thủ Đô
  2. Đặc Khu Rừng Sát
  3. Vùng III Sông Ngòi
  4. Vùng IV Sông Ngòi
  5. Lực-Lượng Thủy-Bộ (Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211)
  6. Lực-Lượng Tuần-Thám (Lưc-Lượng Đặc-Nhiệm 212)
  7. Lực-Lượng Trung-Ương (Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 214)
  8. Giang-Đoàn Xung-Phong
  9. Liên-Đoàn Tuần-Giang.

Phụ tá Tư Lệnh Hải-Quân Hành Quân Lưu Động Sông cuối cùng: Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

bản đồ quân sự việt nam vùng 3 và 4 sông ngòi

HẢI-QUÂN BIỆT KHU THỦ ĐÔ *

Hải-Quân Biệt Khu Thủ Đô là những vùng sông ngòi thuộc Biệt Khu Thủ Đô; được thành lập với mục đích thống nhất việc điều hành các đơn vị Hải-Quân tại Saigon để góp phần bảo vệ Thủ Đô và cung cấp những dịch vụ cần thiết cho các đơn vị Hải-Quân đồn trú tại Saigon.

Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Biệt Khu Thủ Đô còn có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Quân Cảng và Thương Cảng Saigon.

ĐẶC KHU RỪNG SÁT *

Kể từ năm 1962, Hải-Quân Việt-Nam được chỉ định trách nhiệm an ninh khu vực sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp – hai giang lộ huyết mạch nối liền Thủ Đô Saigon với Biển Đông.

Đặc Khu Rừng Sát là một rừng chồi dày đặc, thích hợp cho hoạt động của du kích Cộng Sản; do đó việc đảm trách an ninh trên các sông rạch liên hệ rất khó khăn.

Hải-Quân Việt-Nam đã giữ an ninh cho không biết bao nhiêu thương thuyền tiếp tế cho Saigon. Điều này chứng tỏ khả năng hữu hiệu của những Lực Lượng Hải-Quân tuần tiễu tại Đặc Khu Rừng Sát.

* Trích từ Lược Sử Hải-Quân V.N.C.H. của Vũ Hữu San.

VÙNG III SÔNG NGÒI *

bản đồ quân sự vùng 3 sông ngòi

Tổ Chức.- Vùng III Sông Ngòi gồm có Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Tư Lệnh đặt tại Long-Bình.

Thành Phần.- Các đơn vị cơ hữu của Vùng III Sông Ngòi gồm có:

  1. Giang-Đoàn 22 và Giang-Đoàn 28 Xung-Phong đóng tại Nhà-Bè
  2. Giang-Đoàn 24 và Giang-Đoàn 30 Xung-Phong đóng tại Long-Bình
  3. Nhiều Tiền Doanh Yểm Trợ

Ngoài ra, Vùng III Sông Ngòi cũng được sự tăng phái của những Lực-Lượng Đặc-Nhiệm (Task Forces) 211, 212, 214.

Phạm Vi Hoạt Động.- Vùng hoạt động của Vùng III Sông Ngòi gồm sông rạch thuộc lãnh thổ Quân Khu III, như các tỉnh: Biên-Hòa, Gia-Định, Long-An, Hậu- Nghĩa, Bình-Dương, Tây-Ninh, v. v…

Trách nhiệm.- Trách nhiệm của Hải-Quân Vùng III Sông Ngòi là giữ an ninh trên sông rạch, ngăn chận Việt-Cộng xâm nhập bằng đường thủy, phối hợp, yểm trợ và chuyển vận quân bạn trong những cuộc hành quân hỗn hợp.

Tư Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại Tá Trịnh Quang Xuân.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

VÙNG IV SÔNG NGÒI *

bản đồ quân sự vùng 4 sông ngòi

Tổ Chức.- Bộ Chỉ Huy Vùng IV Sông Ngòi gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Tư Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông Ngòi kiêm Tư Lệnh Hạm-Đội Đặc-Nhiệm 21.

Về hành quân, Hạm-Đội Đặc-Nhiệm 21 chỉ huy và điều động các Lực-Lượng Đặc-Nhiệm tăng phái và Lực-Lượng Hải-Quân cơ hữu thuộc Vùng IV Sông Ngòi.

Bộ Tư Lệnh Vùng IV Sông Ngòi đặt tại Cần-Thơ.

Thành Phần.- Đơn vị cơ hữu của Hải-Quân Vùng IV Sông Ngòi gồm những Giang-Đoàn Xung-Phong sau đây:

  1. Giang-Đoàn 21 và Giang-Đoàn 33 đóng tại Mỹ- Tho
  2. Giang-Đoàn 23 và Giang-Đoàn 31 đóng tại Vĩnh-Long
  3. Giang-Đoàn 26 đóng tại Long-Xuyên
  4. Giang-Đoàn 25 và Giang-Đoàn 29 đóng tại Cần- Thơ
  5. Nhiều Căn Cứ và Tiền Doanh Yểm Trợ

Ngoài những đơn vị cơ hữu kể trên, Vùng IV Sông Ngòi cũng được sự tăng phái của 3 Lực-Lượng Đặc- Nhiệm 211, 212 và 214. Những Lực-Lượng Đặc-Nhiệm này gom lại thành Hạm-Đội Đặc-Nhiệm 21 – được đặt dưới sự chỉ huy và điều động của Tư Lệnh Hải-Quân Vùng IV Sông Ngòi.

Phạm Vi Hoạt Động.- Địa bàn hoạt động của Hải-Quân Vùng IV Sông Ngòi gồm tất cả sông rạch thuộc Quân Khu IV, như các tỉnh: Định Tường, Kiến Tường, Kiến Phong, An Giang, Châu Đốc, Gò Công, Phong Dinh, v.v…

Phạm vi hoạt động của Hải-Quân Vùng IV Sông Ngòi được chia thành 3 vùng. Mỗi Lực-Lượng Đặc-Nhiệm chịu trách nhiệm một vùng để yểm trợ cho một Sư Đoàn Bộ-Binh.

Tư Lệnh cuối cùng: Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

LỰC-LƯỢNG THỦY-BỘ *
(Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 211)

quân sư- lực lượng thủy bộ

Tổ Chức.- Bộ Tham Mưu Lực-Lượng Thủy-Bộ gồm có: Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Lực-Lượng Thủy-Bộ được thành lập vào tháng 6 năm 1969; chia thành 3 Liên-Đoàn. Mỗi Liên-Đoàn có 2 Giang-Đoàn được một Thiếu Tá hoặc Đại Úy Hải-Quân chỉ huy và được điều hành như sau:

Liên-Đoàn I Thủy-Bộ. Danh xưng khác là Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 211.1

Gồm 2 Giang-Đoàn 70 và 71 Thủy-Bộ.
Hậu cứ tại Long-Phú.

Nhiệm vụ: Phối hợp hành quân với các chi khu thuộc tiểu khu Sóc-Trăng và hộ tống những đoàn thương thuyền chở nhu yếu phẩm từ Bạc-Liêu, Sóc-Trăng về Saigon.

Liên-Đoàn II Thủy-Bộ. Danh xưng khác là Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 211.2.

Gồm 2 Giang-Đoàn 72 và 73 Thủy-Bộ.
Hậu cứ tại Cà-Mau.

Nhiệm vụ: Yểm trợ Trung Đoàn 32 Bộ-Binh, đồng thời phối hợp hành quân và tiếp tế cho các đơn vị thuộc vùng Cà-Mau.

Liên-Đoàn III Thủy-Bộ. Danh xưng khác là Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 211.3

Gồm 2 Giang-Đoàn 74 và 75 Thủy-Bộ.
Hậu cứ tại Rạch-Sỏi, tỉnh Kiên-Giang.

Vùng hoạt động: Tuần tiễu, kiểm soát những thủy lộ của hai tỉnh Kiên-Giang và Chương-Thiện.

Trang Bị.- Mỗi Giang-Đoàn Thủy-Bộ được trang bị:

Đội hình di chuyển: **

Vì chiến trường đòi hỏi, Bộ Tư Lệnh Lực-Lượng Thủy- Bộ đã biến cải mỗi Alpha trang bị thêm 1 súng 81 ly trực xạ.

Trước năm 1973, trong những cuộc hành quân của các đơn vị thuộc Sư Đoàn 21 Bộ-Binh tại U-Minh thường có nhiều cuộc chuyển quân; vì vậy, mỗi Giang-Đoàn Thủy-Bộ được trang bị thêm các giang đỉnh rà và trục mìn. Hai giang đỉnh này thường được đi đầu.

Lực-Lượng Thủy-Bộ còn có Căn Cứ Yểm Trợ đặt tại Bình-Thủy, Cần-Thơ để cung cấp nhiên liệu cũng như sửa chữa và tu bổ chiến đỉnh.

Tư Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại Tá Nguyễn Bá Trang.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh.
**  Đội hình có thể thay đổi tùy theo nhu cầu chiến trường.

LỰC-LƯỢNG TUẦN-THÁM *
(Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 212)

lực lượng tuần thám

Lực-Lượng Tuần-Thám là hậu thân của Task Force 116 Hoa-Kỳ, dưới sự điều động hành quân của Commander of Naval Forces Việt-Nam.

Task Force 116 được thành lập ngày 15 tháng 3 năm 1966 tại căn cứ Giang-Đoàn 22 Xung-Phong, Nhà-Bè, dưới quyền chỉ huy của Hải-Quân Đại Tá Burton B. William, Jr. Tổng số giang đỉnh đầu tiên là 60 PBR.

Tổ Chức.- Bộ Tham Mưu Lực-Lượng Tuần-Thám gồm có Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó, Tham Mưu Trưởng, Tham Mưu Phó Hành quân và Tham Mưu Phó Tiếp Vận.

Tham Mưu Trưởng trực tiếp điều động Phòng An Ninh, do Khối An Ninh Hải-Quân tăng phái.

Tham Mưu Phó Hành Quân trực tiếp điều động Trung Tâm Hành Quân, Phòng 2, phòng 3 và Giang-Đoàn 65 Tuần-Thám.

Tham Mưu Phó Tiếp Vận điều động Phòng 1, Phòng 4, Phòng Quân Y và Phòng Chiến Tranh Chính Trị.

Bộ Tư Lệnh Lực-Lượng Tuần-Thám đóng tại Châu-Phú, tỉnh Châu-Đốc. Tháng 10 năm 1971, Bộ Tư Lệnh dời về Căn Cứ Hải-Quân Bình-Thủy. Tháng 11 năm 1972, Bộ Tư Lệnh di chuyển về Căn Cứ Hải-Quân Mỹ-Tho.

Lực-Lượng Tuần-Thám gồm 14 Giang-Đoàn, kể từ Giang-Đoàn 51 Tuần-Thám cho đến Giang-Đoàn 64 Tuần Thám và được chia thành 6 Liên-Đoàn, gọi là Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm.

Mỗi Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm gồm 2 hoặc 3 Giang-Đoàn do một Thiếu Tá hoặc Hải-Quân Trung Tá chỉ huy.

Phối Trí

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.1 gồm các Giang- Đoàn 51 Tuần-Thám, 52 Tuần-Thám, 57 Tuần-Thám, một Giang-Đoàn Trục-Lôi, một Giang-Đoàn Xung- Phong, một toán tác chiến điện tử và một toán Hải-Kích.

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.1 chịu trách nhiệm sông rạch thuộc Đặc Khu Rừng-Sát và sông Đồng-Nai.

 Hậu cứ: Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà-Bè.

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.2 gồm các Giang- Đoàn 53 Tuần-Thám, 54 Tuần-Thám, một Giang-Đoàn Ngăn-Chận, một toán tác chiến điện tử và một toán Hải-Kích.

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.2 chịu trách nhiệm hành quân vùng Sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông.

Hậu cứ: Tiền Doanh Yềm Trợ Bến Lức.

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.3 gồm các Giang- Đoàn 59, Giang-Đoàn 63 Tuần-Thám, một Giang-Đoàn Ngăn-Chận, một toán tác chiến điện tử, một toán Hải-Kích và một phân đội của Hải-Đội 5 Duyên Phòng.

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.3 chịu trách nhiệm thủy trình Tân-Châu – Nam-Vang.

Hậu cứ: Căn Cứ Hải-Quân Tân-Châu.

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.4 gồm các Giang- Đoàn 55 Tuần-Thám, Giang-Đoàn 61 Tuần-Thám, một Giang-Đoàn Xung- Phong, một toán tác chiến điện tử và một toán Hải- Kích.

Liên Đoàn Đặc Nhiệm 212.4 chịu trách nhiệm vùng Kinh Cái-Sắn, Kinh Vĩnh-Tế, sông Bassac.

Hậu cứ: Châu-Đốc.

Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212.5 gồm một phân đoàn của Giang-Đoàn 58 Tuần-Thám, một phân đoàn của Giang-Đoàn 61 Tuần-Thám, một Giang-Đoàn Thủy-Bộ, một toán tác chiến điện tử và một toán Hải- Kích.

Liên Đoàn Đặc Nhiệm 212.5 chịu trách nhiệm vùng sông Cái-Lớn và kinh Cái-Sắn.

Hậu cứ: Rạch-Sỏi.

Liên Đoàn Đặc Nhiệm 212.6 gồm Giang-Đoàn 60 Tuần-Thám, Giang-Đoàn 62 Tuần-Thám, một Giang-Đoàn Thủy-Bộ, một toán tác chiến điện tử và một toán Hải-Kích.

Liên Đoàn Đặc Nhiệm 212.6 đặc trách những cuộc hành quân trên sông Bồ-Đề, sông Cửa-Lớn và những thủy lộ thuộc tỉnh Cà-Mau.

Hậu cứ: Mỹ-Tho.

Bộ Tư Lệnh Liên-Đoàn Đặc-Nhiệm 212 Tiền Phương do Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó hoặc Tham Mưu Trưởng Lực-Lượng trực tiếp chỉ huy, đặc trách những cuộc hành quân phối hợp thủy bộ và hộ tống những đoàn ghe trên thủy trình Tân-Châu – Nam-Vang. (1)

Giang-Đoàn 64 Tuần-Thám được biệt phái cho Bộ Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải; trách nhiệm tuần thám trên sông Hương; hậu cứ tại Huế.

Giang-Đoàn 59 Tuần-Thám làm trừ bị.

Trang bị: .- Mỗi Giang-Đoàn Tuần-Thám được trang bị 20 PBR, có đặc tính giống nhau, do một Đại Úy hoặc Thiếu Tá chỉ huy; và được chia thành 5 Liên-Đội.

Các Giang-Đoàn 51, 53, 56 và 57 Tuần-Thám được trang bị PBR loại MK1. Mười Giang-Đoàn Tuần- Thám còn lại được trang bị PBR loại MK2. Cả hai loại PBR MK1 và MK2 đều không có chân vịt và bánh lái, nhưng vận chuyển bằng tác dụng của hai bơm phản lực.

Mỗi PBR (Patrol Boat River) được trang bị:

  1. Trước mũi: Một pháo tháp đại liên 50 kép, khai hỏa bằng điện.
  2. Phía sau: Một đại liên 50 đơn.
  3. Hai bên thành tàu: Mỗi bên gắn một dàn trung liên M60, 4 hoặc 6 nòng như loại được gắn trên trực thăng Cobra.
  4. Vũ khí cá nhân gồm có 4 súng M16, 1 súng phóng lựu M18
  5. 2 radio
  6. 1 radar
  7. Máy truyền tin cực mạnh
  8. Ống dòm hồng ngoại tuyến

Trong nhiều trường hợp, PBR cũng được trang bị súng 50 ly đôi, 7 ly 62 và 20 ly.

Khoảng 6 hoặc 7 PBR Giang-Đoàn Tuần-Thám còn được trang bị đặc biệt:

  1. 1 súng cối 60 ly có khả năng bắn trực xạ, gắn cùng giá với đại liên 50 ở sân sau
  2. 1 súng phun lửa
  3. 1 súng 90 ly không giật
  4. 1 pháo tháp đại bác 20 ly ở sân mũi thay cho pháo tháp súng đại liên nòng kép.(2)

Mỗi Liên Đội có 4 PBR do một Trung Úy chỉ huy.

Mỗi PBR có từ 4 đến 5 nhân viên do một hạ sĩ quan Hải-Quân làm thuyền trưởng.

PBR có chiều dài 31 feet, chiều ngang 10 feet rưỡi, vỏ bằng nhựa (fiberglass), nhẹ, vận tốc cao – khoảng 32 km/giờ – chạy bằng máy phản lực, không có chân vịt cho nên rất thích hợp trên những sông cạn.

Phạm vi hoạt động.- Trách nhiệm trực tiếp vùng biên giới Tân-Châu, Hồng-Ngự, Châu-Đốc. Hà-Tiên, Cao- Lãnh, v. v…

Ngoài ra, Lực Lượng Tuần Thám cũng được tăng phái cho những vùng hành quân và trực thuộc dưới sự chỉ huy của đơn vị trưởng vùng đó.

Tư Lệnh đầu tiên và cũng là Tư Lệnh cuối cùng: Phó Đề-Đốc Nghiêm Văn Phú.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh.
(1) và (2)Theo Lược Sử Hải-Quân V.N.C.H. của Vũ Hữu San

LỰC-LƯỢNG TRUNG-ƯƠNG *
(Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 214)

hoạt động quân sự lực lượng trung ương

Tổ Chức.- Bộ Chỉ Huy Lực-Lượng Trung-Ương gồm có Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng.

Bộ Chỉ Huy được đặt tại Đồng-Tâm, thuộc tỉnh Định- Tường.

Lực-Lượng Trung-Ương gồm có:

  1. Liên-Đoàn Người Nhái
  2. 2 Giang-Đoàn Trục-Lôi
  3. 4 Giang-Đoàn Ngăn-Chận
  4. Nhiều Căn Cứ Hải-Quân.

Giang-Đoàn Ngăn-Chận được trang bị cùng loại chiến đỉnh với Giang-Đoàn Thủy-Bộ và có thêm máy phun lửa. Mỗi Giang Đoàn Ngăn Chận được một Thiếu Tá hoặc Đại Úy Hải-Quân chỉ huy.

Về hành quân, Lực-Lượng Trung-Ương cũng được tăng phái:

  1. 2 Giang-Đoàn Tuần-Thám
  2. 2 Giang-Đoàn Xung-Phong.

Lực-Lượng Trung-Ương có 300 sĩ quan, khoảng 3.000 binh sĩ và được chia làm 3 Liên-Đoàn. Mỗi Liên-Đoàn gồm 2 Giang-Đoàn và đặt dưới sự chỉ huy của một Thiếu Tá hoặc Trung Tá Hải-Quân.

Hậu cứ của các Liên Đoàn:

  1. Liên Đoàn 214.1 đóng tại Tuyên-Nhơn.
  2. Liên Đoàn 214.2 đóng tại Kinh Chợ-Gạo.
  3. Liên Đoàn 214.3 đóng tại Cao-Lãnh.

Vùng Hoạt Động.- Miền Tiền-Giang, từ bên này sông Cữu Long cho đến sông Vàm Cỏ, gồm các tỉnh Định- Tường, Vĩnh-Long, Kiến-Tường, v.v…

Tư Lệnh cuối cùng: Hải-Quân Đại Tá Nguyễn Văn Thông.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh.

GIANG-ĐOÀN XUNG-PHONG *

hải quân giang đoàn xung phong

Quá trình hình thành Giang-Đoàn Xung-Phong

Mùa Thu năm 1945, sau khi tái chiếm Saigon và Tây-Ninh, Pháp dự trù chiếm lại các tỉnh lỵ nằm trong vùng đồng bằng miền Tây; trước hết là thành phố Mỹ-Tho, gần thủ đô. Lúc đó, trở ngại lớn của Pháp trong kế hoạch bình định vùng này là quốc lộ 4 bị Việt-Minh Cộng Sản phá hoại, cắt đứt làm nhiều đoạn trước khi rút ra bưng, khiến cho trục giao thông giữa Saigon và Mỹ-Tho chỉ còn đường thủy mà thôi.

Đại Tướng Philippe Leclerc, Tư lệnh Lục-Quân Pháp tại Đông-Dương thấy rằng muốn chiếm lại các tỉnh vùng châu thổ sông Cửu-Long, với sông ngòi chằng chịt như mạng nhện, dài đến 5.550 Km # 3.000 hải lý, thì chỉ có ‘Hải-quân Nước-Ngọt’  (Brown Water Navy) mới đủ khả năng làm được việc này. Mặc dầu đến Việt-Nam chỉ mới mấy tháng, nhưng Leclerc với viễn kiến về địa hình đặc biệt của miền Nam, đã đi đến quyết định là phải xử dụng Hải-Quân trong sông mới chiến thắng được. Điều này, theo Đại Tá Thủy-Quân Lục-Chiến, Victor Croizat, chứng tỏ tài ba của Leclerc vượt trội hơn vị Tướng kế nhiệm của ông ta là Jean Étienne Valuy rất nhiều.

Lý thuyết về Hải-Đoàn Xung-Phong Pháp

Ngày 02 tháng 10 năm 1945, với tư cách tướng lãnh thâm niên hiện diện, Leclerc ủy nhiệm cho Phó Đề-đốc Francois Jaubert thiết kế hành quân bình định các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu-Long mà lực lượng Hải-Quân Pháp trong sông sẽ chỉ huy tất cả các cuộc hàng quân thủy bộ.

Để thành công trong công tác được giao phó, Phó Đề đốc Jaubert đề ra quan niệm hành quân thật mới mẻ cho các cuộc hành quân thủy bộ là: Lực lượng trong sông phải phối hợp ăn khớp với nhau để khai thông và làm chủ mọi thủy trình từ cửa sông đến thượng nguồn(1). Ngoài ra, Jaubert cũng dựa vào lý thuyết quân sự của danh tướng Phổ, Carl Von Clausewitz, đầu thế kỷ 19, trong quyển ON WAR là: Phải có chiến cụ rồi mới xác quyết được chiến thuật (2)

Vì vậy, trên phương diện tân tạo chiến cụ, Jaubert cố gắng ghép các xà-lan, các xuồng (chaland, barge) lại với nhau thành bè rồi dùng LCVP hoặc LCM đẩy bè chở chiến xa và Bộ-Binh của Trung Tá Ponchardier đến tận nơi đổ quân.

Sau khi tạo được chiến cụ tạm thời, Jaubert theo phương pháp quân sự cổ điển mà đặt ra bình phong chiến thuật (Tactical screen) cho đội hình di chuyển trong sông của đơn vị thủy bộ này. Cũng theo Jaubert, việc bảo vệ an toàn cho cánh quân đổ bộ được đặt lên hàng đầu, cho nên các tổ của bình phong có nhiệm vụ liên hoàn là phải yểm trợ lẫn nhau cho đến khi Bộ-Binh rời chiến đỉnh để xung phong chiếm mục tiêu trên bờ.

Điển hình, trong cuộc hành quân Moussac chiếm lại Mỹ-Tho ngày 25 tháng 10 năm 1945 và Vĩnh-Long ngày 29 tháng 10 năm 1945, lần đầu Jaubert điều động đơn vị phối hợp này đúng theo từng giai đoạn thiết kế và phát huy được năng lực thủy bộ. Sau đó, Ông đặt tên cho đơn vị tân lập này là DINASSAUT= Divisions Navales D’Assaut mà Chính Phủ Quốc-Gia Việt-Nam gọi là Hải-Đoàn Xung-Phong Pháp, cũng là  tiền thân của Giang-Đoàn Xung-Phong – những đơn vị tác chiến quan trọng trong sông của Hải-Quân V.N.C.H. được Bộ Tổng Tham Mưu QL/VNCH ban hành bảng cấp số vào năm 1965.

giang đoàn xung phong

giang đoàn xung phong của hải quân việt nam

Kể từ đầu năm 1951, Hải-Đoàn Xung-Phong được Thống Tướng De Lattre chấp thuận bành trướng, nâng cấp lên thành Binh-Đoàn cơ động trong sông (Group Mobile) với 125 nhân viên Hải-Quân thuần túy, có đủ khả năng chuyển vận và đổ bộ 1 tiểu đoàn Bộ-Binh.

giang đoàn xung phong stcanifom

Tiến trình thành lập

Phúc trình Jaubert đến tay thượng cấp Pháp không đúng thời điểm, bởi lẽ tình trạng kinh tế Paris đang hồi suy sụp nặng. Trong khi kho dự trữ chiến cụ hải ngoại trống trơn, mà phúc trình đề nghị là phải có các loại chiến đĩnh mới để giải quyết cấp bách cho nhu cầu chiến trường sông. Việc đóng FOM mới và mua LCM của Mỹ để biến cải thành giang đỉnh chỉ huy và chiến đấu đỉnh đòi hỏi ngân sách dành cho quân đội viễn chinh quá lớn, khiến nền kinh tế èo uột của Pháp không kham nổi. Còn về nhân lực, hơn phân nửa lực lượng tác chiến của Pháp đang bị chôn chân trên chiến trường sôi động Bắc-Việt thì Pháp đâu còn đủ binh sĩ để thuyên chuyển đến các Hải-Đoàn Xung-Phong tân lập.

Trong sự cố gắng tối đa, Toàn Quyền Đông Dương, Đô Đốc D’Argenlieu, phải tận dụng tài nguyên hải ngoại còn lại để thành lập Hải-Đoàn Xung-Phong 1 và Đại Đội Commandos tùng đỉnh Bergerol tại Nhà-Bè vào tháng 8 năm 1947, và giao cho Hải-Quân Thiếu Tá Léost làm Hải Đoàn Trưởng.

Trong những ngày đầu, Hải-Đoàn Xung-Phong 1 hoạt động từ Nhà-Bè đến Ngã Bảy trên sông Lòng-Tào thuộc Đặc-khu Rừng-Sát.

Tháng 6 năm 1948, Trung Tướng Cộng Sản Nguyễn Bình, Trưởng Khu Bộ 7, mắc phải sai phạm lớn khi ra lệnh cho bộ đội Việt-Minh Cộng Sản tấn công vào bản doanh Bình-Xuyên tại Đặc Khu Rừng-Sát khiến lãnh tụ Lê Văn Viễn (Bảy Viễn) ngã theo Pháp.

Pháp giao cho Bình Xuyên giữ an ninh thủy lộ Saigon Vũng-Tàu và Hải-Đoàn Xung-Phong 1 chuyển vùng hoạt động sang khu vực Tiền-Giang.

Mặt khác, để giảm bớt gánh nặng hành quân trong sông, Toàn Quyền Đông-Dương đành đi đến thỏa hiệp với hai giáo phái có vũ trang đương thời là Cao-Đài, với 4.500 quân và Hòa-Hảo, với 3.000 quân, để hai giáo phái này chịu trách nhiệm an ninh lãnh thổ vùng mà họ đang kiểm soát.

Trong lúc Hải-Đoàn Xung-Phong trong Nam ra đời khó khăn như vậy, thì ở ngoài Bắc, vì nhu cầu tu sửa cầu đường mà các đội Tuần Giang thuộc Lục-Quân lại được thành lập thật sớm vào đầu năm 1947.

Mãi cho đến tháng 2 năm 1951, De Lattre nắm cả quyền hành chánh lẫn quân sự tại Đông-Dương, nên mới quyết định thành lập Hải-Đoàn Xung-Phong 2 tại Nam-Định và giao cho Hải-Quân Đại Úy Garnier, rất thâm niên hải nghiệp, làm Hải Đoàn Trưởng đầu tiên. Hơn nữa, trước đó nhờ Mỹ viện trợ một cơ xưởng nổi (Floating drydock facilities) và 20 chiếc Trung Vận Đỉnh LCM6, giao lần đầu tại quân cảng Hải-Phòng vào cuối năm 1950 mà Pháp mới có đủ tài nguyên để biến cải các Trung Vận Đỉnh này thành chiến cụ mới, thích nghi cho các Hải-Đoàn Xung-Phong tân lập.

Hải-Quân Công Xưởng nổi (Ụ nổi) Mỹ kéo đến Hải- Phòng viện trợ cho Pháp vào giữa tháng 12 năm 1950. Sau đó chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam với danh số HQ9600

giang đoàn xung phong của hải quân

Căn cứ vào quá trình hoạt động hết sức tốt đẹp của Hải-Đoàn Xung-Phong 2, vào đầu tháng 11/1951, De Lattre quyết định bành trướng thêm đơn vị Hải-Quân Nam-Định thành Liên Đoàn Hải-Quân Xung-Phong 22 với Hải-Đoàn Xung-Phong 2 và Hải-Đoàn Xung- Phong 4 (xin đừng nhầm với Liên Đoàn 3 Tuần Giang thuộc Lục-Quân, cũng đồn trú tại Nam-Định).

Hải-Quân Thiếu Tá Acloque được chỉ định nắm quyền chỉ huy Liên-Đoàn Hải-Quân Xung-Phong 22 gồm cả các Đại Đội Commandos tùng đỉnh (Groupement des Commandos du North Viet-Nam) như: Tempête, Tigre, Jaubert (tên của người sáng kiến ra DINASSAUT), Romary, Sieffer và Orange. Tất cả đơn vị Hải-quân trong sông tại Nam-Định thao dượt, chuẩn bị tham dự chiến dịch tái chiếm thị xã Hòa-Bình.(4)

Vào thời điểm Liên-Đoàn Hải-Quân Xung-Phong 22 được thành lập thì công cuộc xây cất Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang cũng được khởi sự.

Ngày 6 tháng 3 năm 1952 Hải-Quân Việt-Nam chính thức ra đời.

Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Phó Đô Đốc Paul Ange Philippe Ortoli khánh thành Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang. Cũng trong tháng này, Hải-Quân Việt-Nam nhận lãnh trách nhiệm dọc bờ biển và trong sông.

Từ khi nhận lãnh trách nhiệm trong sông, Hải-Đoàn Xung-Phong được Hải-Quân Việt-Nam tổ chức như sau:

Tổ Chức.- Chỉ Huy Trưởng của mỗi Hải-Đoàn Xung- Phong có thể là Thiếu Tá hoặc Đại Úy Hải-Quân. Về sau, vì thiếu sĩ quan, một số sĩ quan tốt nghiệp từ trường Bộ-Binh Thủ-Đức biệt phái cũng được huấn luyện để giữ những chức vụ này.

Năm 1965, danh từ Hải-Đoàn Xung-Phong được đổi thành Giang-Đoàn Xung-Phong (River Assault Group).

Trang Bị.- Mỗi Giang-Đoàn Xung-Phong được trang bị:

Ngoài ra, trên mỗi giang đỉnh đều có súng cá nhân như M79, M16 và 57 trực xạ.

Nhiệm Vụ.- Chuyển vận, tuần tiễu, yểm trợ những đồn ven sông, bảo vệ thủy trình, tản thương và phối hợp hành quân với quân bạn, v.v…

Vùng Hoạt Động.- Tất cả sông rạch thuộc miền Nam Việt-Nam.

Đội hình di chuyển **

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh
 (1) Tucker Spencer C. Encyclopedia of Vietnam war. London 1999, trang 103.
- Năm 1948, Dinassaut 1 (tiền-thân của GĐ 21 XP) ra đời ở Cochinchine (Nam-Việt).
- Năm 1951, Dinassaut 2 (tiền-thân của GĐ 22 XP) ra đời ở
Tonkin (Bắc-Việt).
(2) Carl Von Clausewitz (1780-1831) gia nhập Thiếu-sinh-quân Phổ (Prussian) năm 1792, thăng cấp tướng năm 1818. Với kinh nghiệm binh-nghiệp lâu dài được trình bày qua học-thuyết quân-sự “Chiến-tranh là một công-cụ của chính-sách” mà Clausewitz khẳng định trong quyển binh-pháp độc nhất của mình ON WAR (VOM
KRIEGE) xuất bản năm 1833, sau khi ông chết được 2 năm. Các nước Âu-Châu bắt đầu nghiên cứu học-thuyết Clausewitz từ năm 1873, đến năm 1990 thì học-thuyết này được quảng-bá khắp các nước Mỹ, Nga và Nhật.
(3) Ảnh của Trương Thanh Việt / hqvnch.org
(4) Trích Giang Đoàn Xung Phong của Nguyễn Văn Ơn / hqvnch.org
**Đội hình có thể thay đổi tùy theo nhu cầu chiến trường

LIÊN-ĐOÀN TUẦN-GIANG *

liên đoàn tuần giang hải quân

Thành Lập

Để đáp ứng nhu cầu chiến trường, Lực-Lượng Giang- Phòng được thành lập – đặt dưới sự chỉ huy của Hải-Quân Trung Tá Trần Văn Chơn – và trực thuộc Bộ Tư Lệnh Địa Phương Quân.

Về sau, danh xưng Lực-Lượng Giang-Phòng được đổi thành Liên-Đoàn Tuần-Giang, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải-Quân.

Bộ Chỉ Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang đặt tại Saigon.

Tổ Chức

Khóa Tuần Giang đầu tiên do Hải-Quân huấn luyện. Sau đó, Trung Tâm Huấn Luyện Tuần-Giang được thành lập tại Cát-Lái.

Ba đại đội sửa chữa được đặt tại Saigon, Cần-Thơ và Mỹ-Tho.

Quảng Trị

Về hành chánh: Bộ Chỉ Huy Liên-Đoàn Tuần-Giang trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hải-Quân về quản trị nhân viên, thuyên chuyển, bổ nhậm, tiếp liệu, sửa chữa, v.v…

Về hành quân:  Đại Đội Tuần-Giang đặt dưới sự điều động và xử dụng của Tiểu Khu.

Thành Phần

Liên Đoàn Tuần Giang gồm 24 Đại-Đội, kể từ Đại-Đội 11 Tuần Giang đến Đại Đội 34 Tuần Giang.

Mỗi Đại Đội Tuần-Giang được một Thiếu Tá hoặc Đại Úy chỉ huy.

Trang Bị

Đại-Đội Tuần-Giang được trang bị 1 LCM8 và 8 hoặc 9 LCVP.

Mỗi giang đỉnh được trang bị đại liên 50, đại liên 30 và M72.

Nhiệm Vụ

Mỗi Tiểu-Khu được tăng phái một hoặc hai Đại Đội Tuần-Giang để thực hiện những nhiệm vụ sau đây:

  1. Chuyên chở Bộ-Binh và phối hợp với những đơn vị bạn tham dự các cuộc hành quân do Tiểu-Khu tổ chức.
  2. Kiểm soát ghe thuyền để khám phá và ngăn chận sự xâm nhập của địch.
  3. Tuần tiễu và giữ an ninh cầu cống trên những thủy trình do Tiểu-Khu chỉ định.
  4. Bảo vệ an ninh ấp, xã, yểm trợ hỏa lực và tiếp viện đồn bót ven sông.
  5. Hộ tống xà-lan đạn, dầu, thực phẩm, v.v…

Chỉ Huy Trưởng cuối cùng: Đại Tá Kỹ Thuật Nguyễn Văn Kinh.

* Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh.

LỰC-LƯỢNG ĐẶC-NHIỆM 99 *

Thành Lập
Ngay sau khi trở lại nhậm chức Tư Lệnh Hải-Quân lần thứ hai, Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang ra lệnh thành lập Lực-Lượng Đặc-Nhiệm 99 trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975 Lực Lượng 99 được thành lập và được đặt dưới sự điều động trực tiếp của Tư Lệnh Hải-Quân chứ không theo hệ thống quân giai.

Hậu cứ là Căn Cứ Hải-Quân Nhà-Bè.

Vì tính cách cấp thời, Bộ Tham Mưu Lực-Lượng chỉ gồm có: Chỉ Huy Trưởng, một Trung Úy, một tài xế và một thượng sĩ vô tuyến.

Trang Bị

Lực-Lượng ĐặcNhiệm 99 gồm hơn 50 chiến đỉnh, là sự kết hợp của:

  1. Giang-Đoàn 42 Ngăn-Chận
  2. Giang-Đoàn 59 Tuần-Thám
  3. Một phần của Giang-Đoàn 22 Xung-Phong
  4. Sáu LCM8 của Căn Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận
  5. Một toán trục vớt
  6. Một toán tiền phong đỉnh
  7. Một đại đội Hải-Kích
  8. Một đơn vi Địa Phương Quân
  9. 3 súng phun lửa

Phạm Vi Hoạt Động

Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 được xem như Lực-Lượng tổng trừ bị của Hải-Quân, với mục đích giải tỏa áp lực nặng của địch ở bất cứ nơi nào thuộc phạm vi hoạt động của Hải-Quân.

Và Lực-Lượng 99 cũng được xem như là Lực-Lượng cuối cùng do Hải-Quân V.N.C.H. thành lập.

Chỉ Huy Trưởng đầu tiên và cũng là cuối cùng: Hải-Quân Đại Tá Lê Hữu Dõng.

*Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi của Điệp-Mỹ-Linh

 

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site