lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thời-Sự Quốc-Tế Việt-Nam

Sau Ngày Bầu Cử - Đọc, Nghe, Nhìn Và Thấy

Võ-Phương

Không khí bầu cử 2012 ở Mỹ đã nhanh chóng trôi qua. Ứng cử viên đương kim tổng thống Barak Obama thuộc đảng Dân Chủ -- đã đánh bại ứng cử viên Mitt Romny thuộc đảng Cộng Hòa trong cuộc chạy đua vào WH -- tái đắc cử chức vụ Tổng Thống sau đêm mồng 6 tháng 11-2012. Nhưng nếu so sánh kết quả bầu cử lần này với kết qủa của 4 năm trước, theo báo cáo trên TV, số phiếu bầu cho ông Obama lần này đã tuột mất 9 triệu phiếu.

Thành tích phục vụ nước Mỹ của ông Obama sau 4 năm (2008-2012) như thế nào, mọi người đã biết rõ. Và cho dù thành tích đó như thế nào, thì hơn một nửa dân chúng Mỹ, một lần nữa, đã lại quyết định chọn ông là người đại diện cho họ để giải quyết mọi vấn đề của đất nước. Ông Mitt Romny và những người bầu chọn ông đã chấp nhận thua cuộc, đồng thời phải chấp nhận chính sách từ WH, đã 4 năm qua và bây giờ thêm 4 năm nữa.

Gần đây, đã có nhiều nhận định và đồn đoán về sự thay đổi trong nội các, nhưng theo dư luận, thì hình như không có mấy hy vọng về sự thay đổi cuộc sống. Dưới đây là một vài vấn đề đọc được, nhìn được và thấy được trên Internet cũng như trên sách, báo.

Hậu quả của luật y tế Obamacare

Nếu từ nay đến đầu năm 2014, không có gì thay đổi, thì toàn bộ các điều khoản ghi trong bộ luật này sẽ đem ra áp dụng (full implement). Nhiều chi tiết của bộ luật chứa trong 2700 trang giấy mà ngay cả một số Dân Biểu, Nghị Sĩ cũng không thể đọc hết hay am tường hết, chứ đừng nói đến đa số quần chúng lao động bằng chân tay. Tuy không am tường hết, nhưng đạo luật Obamacare vẫn được quốc hội thông qua, và được ban hành. Tuy không am tường hết, nhưng theo định kiến của đa số dân lao động chân tay, luật vẫn được hiểu một cách đơn giản là “ưu đãi người nghèo”, và được người nghèo “khoái”.

Sự thật, bộ luật này có lợi cho người nghèo như thế nào hay bất lợi cho những người khác ra sao, chưa ai biết rõ. Nhưng ngay từ bây giờ đã có nhiều doanh nhân lên tiếng lo ngại về Obamacare, buộc họ  phải tính toán chu đáo cho việc thuê mướn nhân viên, không chỉ về số lượng, mà cả về số giờ làm việc cho từng công nhân, viên chức. Vì theo luật này, doanh nhân bị bắt buộc phải mua health insurance cho việc thuê mướn từ 50 công nhân (workers) trở lên, và từ 30 viên chức (staffers) trở lên, nếu không muốn bị phạt. [Under the current law, employers with more than 50 full-time (or equivalent) workers will be charged a penalty for the number of employees exceeding 30 full-time staffers who are not covered.]

Nếu phải mua insurance đồng đều cho mọi công nhân, viên chức, thì chủ nhân sẽ không đủ “sở hụi” để duy trì một, hoặc nhiều cơ sở sản xuất đã có từ trước. Do đó, chủ nhân phải tính toán thật kỹ lưỡng trước khi thuê mướn hoặc cắt giảm số người giúp việc cho mình. “Chúng tôi đang cố gắng tìm cách để tránh bị phạt và cũng không phải trả tiền insurance theo luật Obamacare. Thực chất, nó là gánh nặng thuế khóa đánh vào những người làm business.” [“People are trying to find ways to avoid the penalties and to avoid having to pay for ObamaCare. Everyone’s looking for a way to not have to provide insurance for their employees. It’s essentially a huge tax on all us business people.”]

Đó là lời phát biểu của ông John Metz, chủ nhân của một hệ thống nhà hàng ở Florida, đã ở trong ngành kỹ nghệ ăn uống từ 1975. Ông dự đoán sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành 40 cơ sở thuộc hệ thống nhà hàng Dennys và các cơ sở Dennys franchises khác.

Vừa để giảm chi phí  vừa để tuân hành theo đúng luật Obamacare, John Metz không chỉ quan tâm đến các công nhân; mà còn phải chú ý đến 1200 viên chức đang làm việc, bao gồm cả presidents, managers, supervisors, leaders mà theo ông, cũng phải hạ giảm số lượng viên chức này xuống dưới 30 người cho mỗi cơ sở (location). John Metz cho biết: “Chúng tôi muốn giải thích điều này với nhân viên của chúng tôi, để họ hiểu những gì đang đi xuống, do bởi hàng rào thuế khóa.” [“I want to explain it to everybody, to let them know what’s coming down the pike,” he said. “We like to keep our employees informed.”]

Vì, tính theo con số trung bình hiện nay, mỗi tiệm ăn (location) của ông có 35 nhân viên (employees) làm việc full-time, mà theo luật định, nếu không thi hành đúng thì sẽ bị phạt $2,000 cho một nhân viên, tức $70,000 cho mỗi tiệm ăn. Mỗi nhân viên làm việc full-time, nếu phải mua insurance cho họ thì John Metz phải chi ra $6,000 một năm cho một người. Hiện nay ông đang cung cấp coverage cho khoảng 250 nhân viên. Ông cho biết: “Đây là một vấn đề lớn cho chúng tôi và cho cả nhân viên chúng tôi nữa, vì những ai đang làm việc nhiều hơn 28 giờ /tháng, thì họ phải đi kiếm thêm một job khác nếu chúng tôi cắt bớt giờ của họ.” Đấy là chưa nói đến việc khách hàng phải trả “Obamacare surcharge” là 45 cents cho một cái bill trung bình 9 dollars, và 72 cents cho một cái bill $14.50.

Metz nói là ông tin rằng toàn bộ kỹ nghệ nhà hàng, ngay cả những nhà hàng có được một vị trí tốt cũng sẽ gặp lúng túng. “Đó là điều tôi nhìn thấy trước, phải có cách để tránh tốn phí. Trong lãnh vực này, từ McDonald cho đến Dennys bị bắt buộc phải làm như vậy, và ngay cả những nhà hàng chỉ phục vụ bữa ăn buổi tối, phải có sẵn một cái  quỹ,  để: hoặc đóng tiền insurance cho nhân viên, hoặc đóng tiền phạt vì lẽ không đóng tiền insurance cho họ.” Metz cũng khuyến khích nhân viên của ông, hãy xem xét cách tiếp cận với những tin tức chính thức từ địa phương của mình để tìm giải pháp thích hợp bù đắp lại những phí tổn tăng lên một cách không rõ ràng. Ông cho rằng việc tăng giá một cái bill đối với khách hàng: “Chẳng phải là tin vui, nhưng chúng tôi phải tìm cách để trả cho Obamacare. Kết quả như chúng ta thấy ở đây là một hệ thống giống như kiểu ở Âu Châu, hoặc là tăng thuế, hoặc là tăng giá bán hàng.”

Những thay đổi sẽ buộc công nhân phải đi tìm “second job”, đơn giản chỉ vì chủ nhân phải tìm cách tránh bị phạt theo luật Obamacare. “Tôi phải chọn lựa: hoặc sống theo luật, hoặc bỏ việc.” [“I have a choice: try to live within the rules, or go out of business.”] Ông nói: “Đó là một quan điểm. Chúng tôi muốn mọi người có bảo hiểm, nhưng ai sẽ trả tiền, và bằng cách nào chúng tôi sẽ hoàn tất được việc này?” [“It’s a great concept,” he said. “We want to have everyone insured. The problem is, who is going to pay for it and how are we going to accomplish this?”]

Mặt khác, qua phát biểu dành cho FoxNews.com, Hiệp Hội Các Nhà Hàng Ăn Uống (Natinal Restaurant Association) nói là “vẫn còn sớm để đánh giá chính xác luật health care, nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các cơ sở của tư nhân.”

Ông Scott DeFife, phó giám đốc ban chấp hành chính sách và liên lạc chính quyền của National Restaurant Association nói: “Chúng tôi đã cảnh báo là luật health care tạo khó khăn cho kỹ nghệ ăn uống, là ngành kỹ nghệ ngoài lề. Hãy giúp làm bớt chi phí để có thể cung cấp nhiều phẩm chất cho khách hàng. Tất cả những phí tổn bao gồm tiền gas và các tiện nghi khác dành cho lao động, bảo hiểm, hiện nay ảnh hưởng đến giá cả ghi trong thực đơn. Đó là điều quan trọng mà những người điều hành phải làm quen với những dự liệu của luật pháp và bắt đầu đặt kế hoạch cho việc thi hành; tuy nhiên vẫn còn sớm để đánh giá chính xác về cách nào mà luật này gây ảnh hưởng đến doanh nhân, bởi có quá nhiều chi tiết chưa được biết.”

http://www.foxnews.com/us/2012/11/15/florida-restaurateur-to-impose-surcharge-for-obamacare/

***

Trong một bài báo khác, đăng trong Newsmax, Nov. 2012, tác giả của đề mục “Beltway Bits”, ông Ronald Kessier viết về “Ảnh Hưởng của Obamacare đối với Việc làm” [“Obamacare Jobs Impact”] như sau: “Nếu bạn muốn biết tại sao thất nghiệp vẫn còn cao thì hãy hỏi ông Andy Puzder. Ông là CEO của hệ thống nhà hàng CKE bao gồm cả Hardee’s và Carl’s Jr.”

Puzder nói là ông đã tham khảo ý kiến với Mercer là công ty bảo hiểm healthcare lớn nhất, để được phân tích về ảnh hưởng Obamacare đối với 70,000 nhân viên của CKE. Hiện nay nhân viên của CKE không được bảo hiểm, nhưng ông muốn mua theo kế hoạch do công ty bảo hiểm healthcare Mercer cung cấp, căn cứ vào sự bắt buộc của Obamacare sẽ thi hành vào đầu năm 2014, thì được công ty này cho biết: “Với luật Obamacare, theo ước tính đầy đủ có thể xảy ra, nghĩa là nếu chúng tôi cho rằng tất cả nhân viên đều làm việc full-time và phải cung cấp medical insurance cho họ theo quy chế, thì chúng tôi sẽ phải trả tiền cho health insurance từ $12 triệu đến $30 triệu một năm.” [“With Obamacare, the best estimate we could get on what happens if we keep all of the people who are currently full-time employees…and we offer medical insurance to everybody as required by the statute is that we would go from paying $12 million a year to $30 million a year for healthcare insurance.”]

Puzder nói: “Như vậy số tiền $18 triệu sẽ phải lấy từ đâu để thêm vào chi phí, bao gồm cả tình trạng thay đổi từ nhân viên làm việc full-time cho đến part-time. Kết quả là CKE sẽ không thể đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên theo yêu cầu được.”

***

Tóm lại, ngay bây giờ, luật bảo hiểm y tế Obamacare tuy chưa được áp dụng, chưa biết ảnh hưởng tốt/xấu ra sao, nhưng những khó khăn dựa theo ước tính rất sát với thực tế của những doanh nhân đi trước (như vừa nêu trên), sẽ không tạo ra được sự hấp dẫn cho những doanh nhân đi sau là những người muốn bước chân vào thương trường, đặc biệt là những factories phải thuê mướn nhiều công nhân, viên chức. Chính những doanh nhân  này sẽ tạo ra Jobs, nhưng lại cảm thấy nản lòng trước vấn đề Obamacare. Do đó, thật khó giải quyết được nạn thất nghiệp. Không ai muốn mở rộng doanh vụ đã có sẵn, hoặc khai trương một doanh vụ mới, trong lúc còn nhiều nghi ngờ về luật bảo hiểm này. Ngoài ra, người nghèo “khoái” luật Obamacare cũng đừng quên rằng, họ cũng bị bắt buộc phải đóng tiền cho health insurance tuỳ theo income, chứ không phải hoàn toàn được miễn trừ như nhiều người lầm tưởng. Thực thi công bằng xã hội là điều nên làm, rất đáng khuyến khích, nhưng phải đồng hành với sự phát triển xã hội, trước mắt là phải có công ăn việc làm.

Nhiều người đặt kỳ vọng vào tài năng của vị lãnh đạo do họ bầu lên để giải quyết những khó khăn trước mắt, chứ không phải để đổ lỗi cho vị tiền nhiệm. Trong 2 năm đầu của nhiệm kỳ thứ nhất, tổng thống Obama dồn nỗ lực vào việc thiết lập hệ thống Obamacare, có lẽ là để tạo ra một “kỳ tích lịch sử”. Ông không mấy quan tâm đến nền kinh tế đang tuột dốc là mối quan tâm hàng đầu của dân chúng, vì thế, nạn thất nghiệp sau 4 năm vẫn còn cao (7.9%); nhiều người cho là ông đã đi sai đường lối. Sự khủng hoảng kinh tế liên hệ với sự khủng hoảng tài chánh, đã xảy ra từ thời cựu tổng thống George W. Bush được xem là bắt nguồn từ vấn đề Fannie Mae và Freddie Mac, là hai cơ sở tài chánh đã nuôi dưỡng việc cho vay tiền bừa bãi. Ký giả Ronald Kessler cho biết: Nếu nhìn lại quá khứ thì thấy ông Bush đã 7 lần công khai khuyến cáo và kêu gọi cải cách cả hai cơ sở này. Thế nhưng Quốc hội lúc ấy đã không hề quan tâm. (Going back to the beginning of his administration, president Bush warned of the problems at these institutions and the consequences if Congress did not bring them under control. Seven times, Bush publicly called for reform of both institutions. But Congress ignored the warnings.)

Hiện tại chính phủ Obama đã cải cách được gì?  Bốn năm “change” đã đi qua, bây giờ thêm bốn năm “forward”. Rồi sẽ “forward” đến đâu? Ta hãy chờ xem.

Bộ Ngoại Giao có thay đổi?

Sau ngày bầu cử, tin đồn về ông John Kerry, đương kim chủ tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện có thể sẽ thay thế bà Hillary Clinton, đương kim Bộ Trưởng Ngoại giao, trong vai trò điều hành Bộ Ngoại Giao hiện nay. Kerry là cựu chiến binh, nhưng ông chỉ vỏn vẹn có 4 tháng phục vụ Quân Đội trong thời Chiến Tranh Việt Nam .

Nói riêng về người Mỹ gốc Việt đã từng sống trong thời Chiến Tranh Việt Nam, chẳng ai lạ gì ông John Kerry. Còn người Mỹ gốc Mỹ, trong thời Chiến Tranh Việt Nam cũng đã biết ông Kerry rất rõ. Riêng các cựu chiến binh Mỹ trong thời Chiến Tranh Việt Nam và cả VC nữa, lại càng biết ông Kerry rõ hơn. Mọi người biết rõ ông Kerry, không vì sự can đảm hay vì tài chỉ huy trong quân đội, mà vì tài “đạo đức giả”, tài “phản bội đồng đội” và tài “phản chiến” của ông. Những ngón nghề này tương tự như ngón nghề của Jane Fonda, rất thích hợp với phong trào phản chiến được giới truyền thông dòng chính “bơm” lên đến đỉnh cao, vào giai đoạn Quân Đội Mỹ còn đang tham chiến bên cạnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tại chiến trường Việt Nam. Chỉ những ai được sinh ra sau khi Cuộc Chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975, mới không biết “thâm cung bí sử” của nhân vật này.

Dưới đây là một số nét đọc được từ cuốn Unfit for Command (Không Xứng Đáng để trở thành Cấp Chỉ Huy); hai ông John E. O’neillJerome R. Corsi, Ph.D. là đồng tác giả và do Regnery Publishing Incorporation ấn hành.

Tác giả John E. O’neill phục vụ trong Coastal Divion 11 -- cùng đơn vị với John Kerry -- đã thay thế Kerry để chỉ huy chiếc Swift Boat PCF 94, khi Kerry rời khỏi chức vụ này sau 4 tháng làm việc. Hiện ông hành nghề Luật Sư ở Texas.

Cũng nên nhắc lại, Swift Boat là một loại ghe “lướt bùn”, thuộc Hải Quân Hoa Kỳ, không phải là loại thiết giáp. Ghe được làm bằng nhôm, dài khoảng 50-feet, sử dụng  riêng cho Chiến trường Việt Nam để tiếp tế, tuần tra ven biển và đặc biệt ở những nơi có bùn lầy mênh mông trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi ghe có 6 thuỷ thủ.  Chắc nhiều chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã biết.

Còn tác giả Jerome R. Corsi, Ph.D. là người nghiên cứu những cuộc bạo động chính trị trong thập niên 1960. Ông nhận văn bằng Ph.D. in political science từ Harvard University . Corsi đã dẫn dắt 2 cuộc nghiên cứu quy mô về các Cựu Chiến Binh Mỹ Đã Từng Tham Chiến Ở Việt Nam Chống Lại Chiến Tranh (Vietnam Veterans Against the War, viết tắt là VVAW) ở Brandeis University’s Center. Trong thời gian này, John Kerry là phát ngôn viên của VVAW.

O’Neill và Corsi đã là bạn của nhau từ những năm hai người chưa tốt nghiệp. Khi O’neill bước chân vào Naval Academy thì Corsi đang nghiên cứu ở Case Western Reserve University. Và hai ông đã từng chống lại nhau trong các cuộc tranh luận được tổ chức giữa các đại học.

Là đồng tác giả của cuốn sách này, O’Neill và Corsi đã cho độc giả thấy đầy đủ mọi chi tiết về sự: gian dối, đạo đức giả, ngược ngạo, phản bội đồng đội, phản chiến…được nhìn thấy trong hành động của John Kerry. Nội dung cuốn sách với nhiều hình ảnh, được chia ra làm 2 Phần, trong tổng số 10 Đề Mục,  2 Phụ Chú A & B, Ghi Chú, Chứng Từ Xác Nhận và sau cùng là Bảng Mục Lục.

Mỗi Đề Mục chứa nhiều Tiểu Đề. Ví dụ: Đề Mục số 10 là UNFIT FOR COMMAND, trong đó có một Tiểu Đề là “An Thoi Photograph and Petition” ở trang 183  với nội dung (xin trích một đoạn ngắn) như sau:

“On May 17, 2004, the Swift Boat Veterans for Truth called on Kerry to stop the unauthorized use of their images in national campaign advertising. For example, a photograph being run in Kerry’s television commercials contains twenty officers, including Kerry.  Eleven of these men signed the letter condemning Kerry, yet their images were being widely used in Kerry’s presidential campaign. The photo was taken on the island An Thoi on January 22, 1969. These eleven officers, together with Swift Boat Veterans for Truth, called upon Kerry to cease the unauthorized use of the photograph. Of the remaining eight officers in the photograph, two are deceased, four did not wish to be involved in any manner and one does not support Kerry, but did not have the opportunity to sign the letter above. Only one of the nineteen is believed to support Kerry.”

Lược dịch: “Vào ngày 17-5-2004, các Cựu Quân Nhân Swift Boat vì sự thật, đã kêu gọi Kerry ngưng sử dụng hình ảnh của họ để quảng cáo cho chiến dịch quốc gia. Chẳng hạn như, một tấm hình chụp 20 người có cả Kerry, đang chiếu trên truyền hình thương mại quảng cáo cho Kerry. Trong số đó, 11 người đã ký tên vào bức thư kết án Kerry, thế mà hình ảnh của họ lại được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Kerry. Bức hình này đã được chụp ở An Thới ngày 22-11-1969. Mười một người trong số họ, vì sự thật, đã kêu gọi Kerry ngưng ngay việc sử dụng. Còn lại 8 người khác trong tấm hình, thì: 2 người đã chết, 4 người không muốn liên hệ đến bất kỳ phía nào, 1 người không muốn yểm trợ Kerry nhưng đã không có cơ hội để ký tên vào bức thư nêu trên. Chỉ có 1 người đưọc xem  là yểm trợc cho Kerry.”

Nhưng trước hết, hai người đồng tác giả đã cho biết lý do sự ra đời của cuốn sách này, là vì trong năm 2004, khi Corsi nhìn thấy O’Neill tranh luận với Kerry trên Dick Cavett Show được C-SPAN cho chiếu lại. Corsi bèn gọi điện thoại cho người bạn cũ (O’Neill), mặc dầu đã hơn 30 năm hai người  không nói với nhau lời nào. Nhưng họ đã quyết định cùng nhau cộng tác, viết cuốn sách này để chống lại việc John Kerry có ý định làm Ứng Cử Viên Tổng Thống năm 2004, vì nhận thấy tư cách của Kerry không xứng đáng ở cấp lãnh đạo. Ngay bìa sau của cuốn sách đã in những dòng giới thiệu, như sau:

- Bằng cách nào mà John Kerry có được 3 Chiến Thương Bội Tinh do vết thương nhẹ, dễ dàng chữa bằng band-aids, không cần phải vào bệnh viện. (How all three of John Kerry’s Purple Hearts were for minor injuries, easily treated with bands-aids, not requiring a single hour of hospitalization.)

- Những người Mỹ bị bắt, đã bị hành hạ như thế nào trong các nhà tù ở Miền Bắc Việt Nam -- vì không công nhận lời chứng man trá của John Kerry trước Thượng Viện Mỹ -- về điều được cho là tội ác chiến tranh của Mỹ. (How captured Americans were tortured in North Vietnamese prisons for not endorsing John Kerry’s false testimony – before the United States Senate – about alleged America war crimes.)

- Để tiến tới ý đồ chính trị của mình, bằng cách nào John Kerry đã mang vào Việt Nam một máy đánh  chữ, một máy quay phim 8-mm để ghi lại những kịch bản phóng đại về kỳ tích và những màn trình diễn sửa đổi về “hành vi chiến đấu” của ông ta. (How John Kerry carried a typewriter and an 8-mm home movie camera with him to Vietnam so he record his own exaggerated version of his war exploits and film staged reenactments of his “combat actions” to advance his political career.)

-  Vì lẽ gì tấm hình John Kery lại được trang trọng treo ở “Viện Bảo Tàng Di Tích Chiến Tranh” của Cộng Sản Việt Nam trong thành phố Hồ Chí Minh. (Why John Kerry’s photograph hangs in a place of honor in Vietnamese Communist “War Remnants Museum” in Ho Chi Minh City.)

Muốn biết sự thật về John Kerry? Hãy đọc Unfit for Command, quý vị sẽ thấy, thật đáng nổi giận. (Want to know the real John Kerry? Read Unfit for Command – and prepare to be shocked.)

Chắc nhiều người Việt còn nhớ, Dự Thảo Luật tố cáo VC vi phạm Nhân Quyền được Hạ Viện soạn thảo trước đây, đã bị John Kerry cho “chìm xuồng” ở Thượng Viện,  cho thấy ông ta là bạn thân của VC. Khi nghe tin ông ta có thể sẽ là Bộ Trưởng Ngoại Giao, nhiều người Mỹ gốc Việt còn bận tâm với quê hương, cảm thấy ngao ngán. Vẫn biết, cho dù Kerry có đứng đầu bộ Ngoại Giao đi nữa, ông ta cũng không có toàn quyền định đoạt chính sách. Nhưng dù sao, đây chẳng phải là tin vui!

GDP tăng trưởng?

GDP (Gross Domestic Product) là thước đo của nền kinh tế quốc gia. Nó đại diện cho giá trị tính bằng dollars của các sản phẩm và các dịch vụ, được sản xuất ra trong một giai đoạn có thể là 3 tháng hay 12 tháng.

Giữa tháng 11 vừa qua, kinh tế gia Kevin A. Hassett cho biết: mức tăng trung bình của GDP trong thập niên 1970 là 3.26%, thập niên 1980 là 3.05%, thập niên 1990 là 3.2%. Riêng trong thập niên 2000 chỉ tăng lên chút ít, kéo dài cho mãi đến năm 2008 vì những biến cố tai hại.

Chính sách tài chánh của Tổng Thống Obama đã đẩy món nợ của Liên Bang lên tới mức của Thế Chiến II và có dấu hiệu sẽ còn thêm vào nhiều tỷ đô-la nữa trong thập niên kế tiếp, hứa hẹn đưa tới một nền kinh tế tương lai rất khác với bất kỳ những gì đã biết qua kinh nghiệm. Một báo động cho biết rõ ràng sự khác biệt qua nghiên cứu mới, từ Stanford University, của kinh tế gia Michael Boskin.

Món nợ cao ngăn cản sự tăng trưởng qua 3 ngã. Tiền lời phải trả, được cung ứng từ thu nhập, đi ra khỏi hoạt động sản xuất; món nợ của chính quyền sẽ đẩy đầu tư của tư nhân ào ạt chạy ra ngoài; sự nản lòng, lưỡng lự khi đầu tư. Nhiều kinh tế gia, đôi khi  đã biết về những chiều hướng này, nhưng ông Boskin là người đầu tiên xác định cẩn thận số lượng những nét ảnh hưởng tiêu cực của món nợ bùng nổ đối với viễn ảnh tăng trưởng hiện nay. (Theo National Review, Nov. 2012 Issue, Printed Oct. 25)

***

Tự do phá thai, ngừa thai, hút cần sa, đàn ông lấy đàn ông, đàn bà lấy đàn bà…quá đả! quá đả!!! Nhiều parking lot trong vùng San Jose, vì tiết kiệm điện (?), không có một bóng đèn nào trong khu vực rộng lớn, “trời tối như đêm 30!” Nhìn toàn cảnh bức tranh xã hội hiện nay, không biết nó có giống “Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương” của cụ Nguyễn Gia Thiều xưa kia không?

Võ-Phương @ Trúc-Lâm Yên-Tử 
Tháng 11/2012

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site