lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Chuyện Gì Đang Xảy ra Tại Trung Quốc?
1, 2
Nguyễn Xuân Nghĩa
Quân Đội Đảo Chánh? Trí Thức Bần Thần?
Chúng ta đã vào những ngày cận Tết Nhâm Thìn, mà người Hoa thì không quen đùa giỡn kiểu Tây phương về tin vịt vào ngày mùng một Tháng Tư (trò vui gọi là “Cá Tháng Tư”). Trong hoàn cảnh đó, có hai tin rất lạ khiến người ta phải hỏi rằng chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc?
Dù không dễ vì chế độ kiểm duyệt thông tin, người viết xin cố theo thứ tự trước sau – mà chưa chắc thấy ra tương quan nhân quả – để tường thuật vào buổi cuối năm, trước khi ăn Tết!
Tuần qua, giới phân tách tình hình Trung Quốc phác giác dấu hiệu của (1) một âm mưu đảo chánh quân sự trong những ngày đầu năm dương lịch và (2) sự bất mãn của giới trí thức trong đảng qua một vụ thủ tiêu phúc trình. Xét về nội dung vấn đề, chuyện thứ hai mới là biến cố đáng chú ý và có khi phản ảnh nhiều mâu thuẫn còn gay gắt hơn ngay trên thượng tầng chính trị của Trung Quốc, mà họ gọi là “bẫy xập cải cách”.
Vì vậy, dù biết rằng người người đều bận bịu với chuyện tết nhất, bài này vẫn ghi lại một số chi tiết có khi báo hiệu sự lạ trong năm Nhâm Thìn.
CHUYỆN ĐẢO CHÁNH
Hôm Chủ Nhật mùng tám, một bài tường thuật trên mạng lưới của giới phân tách chuyện Trung Quốc cho biết vài chi tiết sau đây.
Gần Tết Dương lịch, các sĩ quan của hai đơn vị Không quân bị câu lưu vì nghi ngờ là liên hệ đến một âm mưu đảo chánh. Cùng lúc đó, một tiềm thủy đĩnh nguyên tử đang tuần duyên ngoài khơi được khẩn lệnh phải trở về căn cứ vì trên boong có nhiều sĩ quan dính dáng đến âm mưu đó. Chưa thấy nội dung bài tường thuật được các nguồn tin khác xác nhận, nhưng dường như chuyện âm mưu này lại phản ảnh sự kiện là vào tháng 12, Đại tá Hải quân Đàm Lâm Thuật (Tan Linshu) bị tống giam vì tội danh là “phá hoại”.
Thoạt kỳ thủy, ít ai tin rằng một vụ đảo chánh quân sự có thể xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ra đời, đảng vẫn lãnh đạo quân đội. Theo lý luận Mao Trạch Đông, quân đội chỉ là khẩu súng trong tay đảng.
Nhưng cũng thời Mao, Thống chế Lâm Bưu đã từng lập kế hoạch đảo chánh để lên làm lãnh tụ, và bị mất mạng vào Tháng Chín năm 1971 vì mưu thuật phản đảo chánh của Mao. Thế rồi, trong vụ khủng hoảng Thiên an môn vào năm 1989, khi nội bộ lãnh đạo có sự bất nhất, Đặng Tiểu Bình hết tin tưởng vào các tư lệnh quân sự tại thủ đô mà phải kín đáo tìm viện binh ở nơi khác vào Bắc Kinh nã súng dẹp loạn.
Khi ấy, nếu các tư lệnh quân khu mà cùng lắc đầu thì tình hình Trung Quốc đã xoay về đâu?
Chi tiết thứ hai là các lãnh tụ cách mạng, từ Mao đến Đặng Tiểu Bình, đều là sĩ quan cao cấp của Giải phóng quân Trung Quốc và thời lập quốc thì quân đội và đảng quả thật là một. Qua thế hệ lãnh đạo thứ ba và thứ tư, cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều là đảng viên dân chính, dù có làm Chủ tịch của hai cơ chế chỉ đạo quân đội có cùng một tên là Quân ủy Trung ương, trong đảng và guồng máy nhà nước.
Khi lên lãnh đạo – sau vụ thảm sát Thiên an môn năm 1989 – Giang Trạch Dân vừa khéo mua chuộc các tướng vừa đẩy lui ảnh hưởng của quân đội. Ông bãi bỏ hệ thống quân doanh – cơ sở kinh doanh của tướng lãnh – nhưng đền bù bằng ngân sách quốc phòng và nhiều dự án hiện đại hóa quân đội. Đáng chú ý nhất là kể từ năm 1997 trở đi không sĩ quan nào được ngồi vào cơ chế quyền lực tối cao là Thường vụ Bộ Chính trị.
Lâm thế yếu ngay từ đầu do ảnh hưởng quá mạnh của “cánh Thượng Hải” và tay chân thân tín còn lại của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào nương tựa vào hậu thuẫn của tướng lãnh và từ đó quân đội đã có thêm sức nặng trong nhiều chọn lựa mang tính chất chiến lược về đối ngoại.
Việc Hồ Cẩm Đào bị lúng túng đầu năm ngoái khi đón tiếp Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates mà không biết gì về vụ thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình (“Tiêm kích J-20″) không là tin đồn. Người nói đến trạng thái lạc lõng ấy của họ Hồ là chính ông Gates, trước đây từng chỉ huy cơ quan CIA!
Ngày nay, khi thế hệ lãnh đạo thứ tư – Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc cùng Ôn Gia Bảo… – sẽ chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ năm, tầng lớp lãnh tụ đang lên cũng trông cậy nhiều hơn vào hậu thuẫn của quân đội và các tướng. Họ là Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Bạc Hy Lai, v.v… Đa số là con cháu công thần và có quan hệ gắn bó với nhiều tướng lãnh cũng thuộc nòi cách mạng, trong “Thái tử đảng”.
Dù bản thân hay cha mẹ có là nạn nhân của Mao và cuộc Đại văn cách đẫm máu ngày xưa, thành phần thái tử đỏ này vẫn gắn bó với chế độ, và chuẩn bị toả sáng.
Chúng ta đang ở giữa giai đoạn chuyển giao đó, cho đến Đại hội 18 vào Tháng 10 tới đây và trong những tháng kế tiếp, khi lãnh tụ dân sự phải củng cố ảnh hưởng trong cả ba cơ chế là đảng, nhà nước và quân đội: Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước và cầm đầu Trung ương Quân ủy hội.
Nhưng dù sao sự kiện các tướng đang có trọng lượng cao hơn vào lúc chuyển quyền này cũng không thể giải thích được một âm mưu đảo chánh của quân đội.
Khi ấy, ta chỉ có thể đưa ra hai giả thuyết về tin đồn đảo chánh.
Một là nhiều sĩ quan cao cấp trong hai quân chủng ưu tú và tiên tiến về kỹ thuật là Hải quân và Không quân đã có dấu hiệu sốt ruột. Họ muốn tăng cường thế lực quân sự của Trung Quốc nên có gây va chạm với lãnh đạo dân sự qua một số quyết định liều lĩnh. Cho nên, họ được gián tiếp nhắc nhở về kỷ luật và phương châm sinh tử: đảng mới lãnh đạo quân đội!
Tức là lãnh đạo đảng cũng sốt ruột vì sự sốt ruột của một số tướng tá!
Giả thuyết thứ hai, ly kỳ không kém, là lãnh đạo đảng đang gặp mâu thuẫn nặng nên ai đó đã nhân cơ hội tung tin đồn để gieo thêm sóng gió bên trong. Khi các lãnh tụ dân sự đều chật vật xoay trở với bài toán kinh tế quốc dân và những tính toán chính trị cho Đại hội 18, loại tin đồn như vậy là điều cực bất lợi cho cả chế độ.
Phải chăng, đó là “Hội chứng Titanic”?
Đúng trăm năm trước, “du-thuyền-vĩ-đại-không-thể-chìm-nổi” là chiếc Titanic bỗng nhiên bị một lỗ toang hoác vào giữa đêm. Và mất nhiều ngày hấp hối.
Hãy tưởng tượng là vào lúc thập tử nhất sinh, ở boong trên cùng, Thuyền trưởng và đại diện thủy thủ đoàn cùng chủ đầu tư, tổng quản trị và trưởng ban giao tế (vụ “lễ tân” kiêm tuyên truyền và quảng cáo!) bỗng dưng cãi vã om xòm – và có kẻ tung tin nhảm! Còn các du khách hạng sang ở dưới thì bận giành ghế trong tiếng nhạc tiếng pháo tưng bừng! Hoả châu lại tưởng pháo bông.
Hay ngược lại!
CHUYỆN BẪY XẬP
Chúng ta bước qua chuyện thứ hai, lần này thì không phải là tin đồn nữa.
Cũng hôm Chủ Nhật mùng tám (khi xuất hiện bài tường thuật về âm mưu đảo chánh), nhóm Nghiên cứu Phát triển Xã hội của Phân khoa Xã hội học trong Đại học Thanh Hoa công bố phúc trình “Thăng tiến Xã hội”. Chủ nhiệm công trình khảo cứu này là Giáo sư Xã hội học Tôn Lập Bình. Đáng chú ý nhất, họ Tôn là học giả của chế độ, cố vấn của Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người có đầy hy vọng ngồi ghế chủ tịch sau Đại hội 18.
Hôm đó, tờ Thanh niên Nhật báo tóm lược nội dung bản phúc trình của Đại học Thanh Hoa và đưa lên trang nhà. Sau đó, nhiều tờ báo điện tử khác, kể cả Nhân dân Nhật báo, cũng niêm yết bài tóm lược. Nhưng chỉ mấy tiếng sau thì ai đó đã hô “biến”. Và ngần ấy bài ở ngần ấy nơi đều cùng biến mất!
Chuyện gì đã xảy ra?
Cho đến nay, chưa thấy ai nói đến hoặc phiên dịch cả bản phúc trình hình như là tội lỗi đó, người ta chỉ kịp bắt lấy một phần của bài tóm lược – mà cũng đủ nhức đầu!
Dù là cận Tết, ta cần ngược dòng lịch sử để hiểu ra vài khái niệm được bài tóm lược này trình bày.
1, 2
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks