GIẢGIẢI PHẨU MỘT CUỘC CÁCH MẠNG
1, 2
Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
Ba tuần sau khi Tổng thống Mubarak từ chức, Thứ Ba vừa qua, thị trường chứng khoán Ai Cập vẫn chưa mở cửa như được thông báo.
...
Người Maroc biểu tình đòi lật đổ chính phủ của Tổng thống Hosni Mubarak bên ngoài đại sứ quán Ai Cập tại Rabat ngày 31 tháng 1 năm 2011. AFP Photo.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa đấy mới là vấn đề!
- Trước hết, trong dự án tu chính hiến pháp, phía quân đội muốn giới hạn khả năng tranh cử của các chính trị gia, thí dụ như nếu sống tại nước ngoài, có quy chế song tịch hoặc lấy vợ ngoại quốc. Điều ấy tất nhiên là gây tranh cãi nhưng lại khiến dư luận ít chú ý đến một việc quan trọng khác. Đó là mở rộng khả năng cạnh tranh của tư doanh và thu hẹp việc quân đội can thiệp vào kinh tế. Ta có hai vế của một vấn đề, như hai mặt của một đồng tiền: chính trị phải đi đôi cùng kinh tế và không ai được nhân danh bất cứ cái gì để thu hẹp quyền chọn lựa của người dân. Từ chọn lựa đại diện đến chọn lựa món hàng mình muốn sản xuất hay tiêu thụ. Đó là nguyên tắc.
- Trong thực tế, ta nên chú ý đến sự thể quân đội đang nắm trong tay quá nhiều sinh hoạt kinh tế, có thể là một phần ba sản lượng kinh tế quốc dân, mà khỏi có trách nhiệm khai báo vì là bí mật quốc gia. Từ vệ sinh đến xây dựng, từ sản xuất bánh mì đến sửa xe, giữ trẻ hay dịch vụ hàng hải, nếu quân đội lại giành mất việc của dân thì ai sẽ bảo vệ tổ quốc? Nhưng bây giờ, nếu đẩy mạnh cải cách kinh tế và tư nhân hoá hệ thống quân doanh này thì ai sẽ lo cho người mất việc vì bị sa thải từ hệ thống quân doanh ra ngoài khi tư doanh chưa kịp thay thế? Chúng ta nhớ rằng Ai Cập hiện bị thất nghiệp tới 10% và 24% thanh niên ở tuổi 15 đến 19 hiện không có việc làm.
Những nguy cơ
Vũ Hoàng: Khi ông nêu ra những bài toán cụ thể ấy, người ta thấy ra hai nguy cơ. Thứ nhất, chưa chắc quân đội đang nắm quyền trong hiện tại sẽ chịu mất những đặc lợi kinh tế. Thứ hai, chính quyền có hy vọng lên kế nhiệm sau này, lạc quan lắm là trong sáu tháng tới, sẽ gặp rất nhiều bài toán kinh tế chưa chắc đã giải quyết được. Như vậy, quả là tình hình chưa ngã ngũ!
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ cách mạng dân chủ là tiến trình lâu dài và gian khổ chứ không đơn giản là lật đổ một nhà độc tài hay một chế độ chuyên chính thối nát.
- Ngay trong hiện tại, Chính quyền lâm thời dễ đưa ra biện pháp mị dân để đánh lừa quần chúng, y như chính quyền Mubarak trước đó, thí dụ như tăng lương và tiếp tục trợ giá lương thực hay năng lượng để mọi người đều ăn mừng cách mạng thành công mà không biết là ngân sách tiếp tục bị bội chi khiến chính quyền kế nhiệm sẽ lập tức bị khủng hoảng kinh tế mà mất hết uy tín để cầm quyền vào buổi giao thời. Khi chính quyền dân sự này sụp đổ thì quân đội lại xuống đường phát bánh mì do hệ thống quân doanh sản xuất ra, như họ đã làm hồi 1977 hay 2008, để lại tiếp tục ảnh hưởng vào chính trị. Các nhà cách mạng dân chủ có thể mắc bẫy mà không biết
Đừng quá tin vào lượng định lạc quan của giới đầu tư và kinh tế quốc tế khi họ ngợi ca thành quả đổi mới kinh tế của một nước căn cứ trên số liệu định lượng như đà tăng trưởng chẳng hạn.
Ô. Nguyễn Xuân Nghĩa
- Trong hoàn cảnh đó, sự khôn ngoan của nhiều chính trị gia lại có thể là hợp tác với quân đội để nhân danh dân chủ hóa mà duy trì chế độ cũ, do quân đội vẫn thực tế kiểm soát. Nhưng vì thực tế là đảng cầm quyền thời Mubarak đã mất hết uy tín và các chính khách của đảng này khó có cơ hội trở lại chính quyền trong khi các chính khách đối lập lại chưa có kinh nghiệm cầm quyền và chẳng nắm vững hồ sơ kinh tế rất khúc mắc ở bên trong, cho nên các tướng lãnh vẫn ở vào thế mạnh để chuyển hướng cách mạng về hệ thống cũ. Nếu lại nhớ tới vai trò khá lớn của xu hướng Hồi giáo và lực lượng gọi là "Huynh đệ Hồi giáo" thì ta nên e ngại. Nhân danh việc bảo vệ Ai Cập khỏi làn sóng Hồi giáo cực đoan, Quân đội càng dễ thực hiện mục tiêu của mình.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, là một chuyên gia kinh tế, ông nghĩ thế nào về yếu tố kinh tế trong tiến trình gian nan của dân chủ hóa?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi không có tham vọng trả lời được câu hỏi này, nhưng xin có vài ý kiến thô thiển sau đây.
- Thứ nhất, đừng quá tin vào lượng định lạc quan của giới đầu tư và kinh tế quốc tế khi họ ngợi ca thành quả đổi mới kinh tế của một nước căn cứ trên số liệu định lượng như đà tăng trưởng chẳng hạn. Thực tế kinh tế xã hội vẫn có thể dẫn tới biến động chính trị mà ta gọi là bất ngờ. Chẳng có gì là bất ngờ khi đa số vẫn lầm than trong khi thiểu số có chức có tiền lại cấu kết với ngoại quốc để phô trương sự phồn vinh giả tạo. Thứ hai, khi biến động chính trị xảy ra, người ta cũng đừng lạc quan cho rằng đấy là cách mạng dân chủ. Biến động có thể dẫn tới cải cách, nếu đẩy mạnh cải cách cho thông thoáng hơn và trách nhiệm minh bạch hơn thì may ra có cách mạng dân chủ sau này. Nhưng không dễ vì đòi hỏi trình độ nhận thức và tổ chức rất cao, trước những kỳ vọng quá lớn của quần chúng và âm mưu quá tinh xảo của chế độ cũ.
Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.
1, 2