lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày 2 tháng4 năm 2011
H,
...
Ðồng thuận với Truyết, Giáo Già nhắc lại chuyện cũ, nói rằng khi viết tác phẩm “Bài Học Thầy” [Mekong-Tỵnạn tái bản năm 2005] “Kẻ hèn này xin Cụ [cố Tổng thống Trần Văn Hương] cho được gọi Cụ bằng Thầy, vị Thầy tác giả không có diễm phúc được học một giờ nào, nhưng lại có vinh hạnh được học quá nhiều bài học về Tổ Quốc và Danh Dự, về sự dấn thân trị nước và tiết tháo ở đời”; và xin Truyết đừng đặt vấn đề thêm nữa với những kẻ đến cuối đời vẫn mãi mê bon chen danh lợi nên không hiểu hết các bài học đó; họ đã viết “hồi ký” như không ít người trước đó đã viết “hồi ký” chỉ nhằm 1 hoặc cả 3 mục đích:
1/ Giải bày tâm sự [theo cách nói của Võ Long Triều] như một cách biện minh cho những tội lỗi của mình (trong quá khứ và hiện tại) và bè bạn thân quen, với thượng cấp và thuộc cấp có nhiều ân oán với mình, trước khi qua đời.
2/ Tự đề cao mình cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, để tự mình đêm đêm kê đầu nằm ngủ, tìm kiếm giấc ngủ cô đơn đầy mộng mị về cái thuở vàng son lắm khi ít người biết đến, hay không có ai biết đến; bởi nó là vàng giả và son là màu đỏ của loại nước sơn dễ tróc.
3/ Triệt hạ các người mình không ưa vừa để hạ họ xuống cho mình được đứng cao hơn, cho dầu thân phận mình chỉ là tên lùn đứng cạnh nhà thờ Ðức Bà.
Thôi, bây giờ “Không phải là lúc ta ngồi đặt vần đề...” với những người anh em cùng chiến tuyến chống cộng nữa; mà hãy đặt vấn đề với những kẻ bên kia đường ranh xanh đỏ; những kẻ đang từng ngày giết hại dân oan, những công an giết người tàn tệ chỉ để thõa mãn thú tính của loài “chó má”, những Mafia Ðỏ, những Thái thú đang đưa đất nước vào Ðại Họa Mất Nước.
Về vấn đề công an “chó má”, không kể vô số trường hợp từ sau 36 năm Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, chỉ kể riêng trong mấy ngày đầu tháng 3 năm 2011 đã có ít nhứt ba người Việt Nam bị công an đánh chết, hoặc “chết” trong đồn công an. Ðó là:
1/ Ngày 6 tháng 3, ông Nguyễn Lập Phương 46 tuổi tắt thở sau khi bị công an Huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) giam giữ 4 ngày.
2/ Ngày 8 tháng 3, ông Trịnh Xuân Tùng, 54 tuổi, đã chết sau khi bị một Trung tá Công an dùng gậy đánh gãy cổ.
3/ Ngày 14 tháng 3 năm 2011, ông Ðặng Ngọc Trung, 48 tuổi, xô xát với một phụ nữ trước quan Karaoke ở Thị xã Ðồng Xoài (Bình Phước), bị bắt, rồi sáng hôm sau thấy chết ở trụ sở công an.
Trong vô số chuyện công an đánh chết người còn có những chuyện công an đánh người... không chết, tuy bị thương tích nhưng vẫn bị “xử êm” vì người dân vẫn còn “sợ”, chưa dám... chống lại sự dã man của công an, chưa dám chống lại bạo quyền, như trường hợp vừa xảy ra tối ngày 20.3.2011 tại trạm Cảnh sát Giao thông Cửa Ô, Hưng Phú, Hậu Giang; được ông Nguyễn Quang A ghi lại, cho đăng trên Boxitvn ngày 31.3.2011; tóm lược như sau:
“Thiếu tá Công an Bùi Minh Thắng, con của Ðại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, say rượu đánh anh Ðỗ Quốc Thái, lái xe Taxi Mailinh, rồi sau đó dọa nạt Cảnh sát Giao thông trạm Cửa Ô. Anh Thái đã kiện việc Thiếu tá Công an Thắng bắt anh vượt đèn đỏ và đánh anh khi anh không chịu vượt. Ngày 29.3.2011, tuy mọi chuyện đều được xác nhận là có thật; nhưng Thiếu tá Công an Thắng chỉ bị xử phạt hành chính; mặc dầu tội đánh người gây thương tích là một tội hình sự được quy định tại Ðiều 104 của Bộ Luật hình sự... can phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hay phạt tù từ sáu tháng đến 3 năm... khi có yêu cầu của người bị hại. Như vậy là đã có sự “dàn xếp” giữa các bên (không rõ là giữa các bên nào: Công an Hậu Giang, Hãng Taxi Mailinh, hung thủ và người bị hại?) cho nên anh Ðỗ Quốc Thái đã bãi nại, đã rút đơn kiện và không đòi bồi thường, chỉ coi đó là tai nạn rủi ro (!),dẫu vẫn giữ nguyên lời khai ban đầu của mình. Dư luận cho rằng có lẽ hãng Taxi ngán đụng với công an vì còn phải làm ăn dài dài ở địa bàn của Ðại tá Bào và Thiếu tá Thắng nên có thể cũng đã “biết điều” để khuyên nhân viên của mình giải quyết vụ việc cho “êm”; bởi “lợi nhuận” của hãng Taxi là trên hết, chứ số phận người lao động có đáng chi. Nghĩ mà rùng mình” [xem hình nạn nhơn và vết thương bị công an đánh còn ghi dấu ở lưng].
Chính cái “nỗi sợ” của người dân và “lợi nhuận” của kẻ làm ăn chỉ thấy có lợi nhuận, những kẻ có tầm nhìn không xa hơn “túi tiền” và “lạc thú” cá nhơn, những kẻ theo chủ trương “Mackeno” [Mặc kệ nó], dựa vào Nhà nước, dựa vào những kẻ ung dung đòi “thủ tục đầu tiên” [nói lái thành “tiền đâu”] cho được yên thân, khiến công an dễ lộng hành và niềm đau của dân oan còn triền miên trong đêm đen thống khổ.
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks