lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Ngày 2 tháng 4 năm 2011
H,
Chiều 30 tháng 3 năm 2011, lúc 4 giờ 30 chiều, Giáo Già bàng hoàng được tin anh Nguyễn Văn Khiêm, trước năm 1975 là cựu Giám đốc Trung tâm Sinh hoạt Thanh niên ở đường Duy Tân, Sài Gòn, vừa qua đời tại San Francisco, Bắc California, Hoa Kỳ [Xem hình anh Nguyễn Văn Khiêm (đi đầu) khi tham dự tang lễ anh Trần Quang Trí ở nhà quàn Oak Hill, San Jose, California, Hoa Kỳ, ngày 6.9.2009].
Sau lúc lắng lòng cầu nguyện cho người bạn cao niên được bình an bên kia cõi sống, người đã suốt đời noi theo và cùng đi trên đường đấu tranh cho một nước Việt Nam Ðộc lập, Tự do, Dân chủ, Pháp trị của cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Giáo Già nhận được trên email mấy lời của anh Hoàng đình Tao, nhân danh “Người Ði Sau”, viết:
“Từ ngày chia tay ở trại Long Thành cho đến nay không gặp lại, nay biết tin anh thì đã ra người thiên cổ. Thành thật gởi lời chia buồn đến gia đình anh. Có một điều chắc chắn là anh vẫn trung thành với lý tưởng”.
Cả đời anh theo cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đấu tranh cho lý tưởng; trong lao tù anh âm thầm nuôi dưỡng lý tưởng; khi ra hải ngoại làm người tỵ nạn Cộng sản anh cũng không ngừng đấu tranh cho lý tưởng; nên Ban Tổ Chức Tang Lễ hân hạnh được hội HO San Francisco chuẩn bị tiến hành nghi thức phủ cờ Việt Nam Cộng Hòa và Ðảng Tân Ðại Việt [Phân Khu Bộ Bắc California] cũng chuẩn bị tiến hành nghi thức phủ cờ Ðảng Tân Ðại Việt lên quan tài anh, vào ngày Thứ Ba, 5 tháng 4 năm 2011.
Từ cái chết của anh, Giáo Già nghĩ đến cái chết cũng của một người bạn cao niên khác, người cũng suốt đời đấu tranh cho quê hương Việt Nam “ngạo nghễ”, đấu tranh cho lý tưởng tự do, vừa qua đời trước đó mấy ngày [lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật, 27 tháng 3 năm 2011] tại Nam California, Hoa Kỳ. Ðó là nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang [xem hình], con chim đầu đàn của Phong Trào Du Ca Việt Nam, được thành lập tại Sài Gòn năm 1966. Những ca khúc nổi tiếng của anh để lại cho đời gồm “Việt Nam quê hương ngạo nghễ,” “Bên kia sông,” “Vì tôi là linh mục,” “Về với mẹ cha,” “Xin chọn nơi này làm quê hương”... Nhưng, đặc biệt, “Không phải là lúc...” là bài hát được Mai Thanh Truyết [xem hình, người thư 2 từ trái sang phải] thuộc nằm lòng và thường hát trong những buổi họp mặt, từ năm 1968, lúc Truyết đang du học ở Besanson, Pháp quốc.
Lúc báo cho Giáo Già hay tin Quang qua đời, từ Nam California, Truyết đã nhắc lại kỹ niệm cũ và [qua điện thoại viễn liên] say mê hát cho Giáo Già nghe... “Không phải là lúc ta ngồi đặt vần đề...” Truyết nói rằng anh đã nghe Quang và Ðinh Quang Anh Thái hát trong một buổi du ca tại nhựt báo Người VIệt cách đây không lâu, lời ca vẫn còn văng vẳng đâu đây; rồi Truyết say mê hát tiếp... “...làm việc đi không lo khen chê, làm việc đi hãy say và mê cứ bắt tay gan lì chúng ta giải quyết. Mình chậm chân đi sau người ta, mà ngồi đây mãi lo viễn vông, thắc mắc ngại ngùng biết bao giờ... mới làm xong”. Truyết cho biết đó là những lời ca đã làm kim chỉ nam cho Truyết không chỉ ở những ngày còn là thanh niên, mà vẫn còn tiếp tục trong Truyết, một “ông già” chỉ còn một tuổi nữa và được xếp vào “thất thập cổ lai hy”.
Truyết nói với Giáo Già rằng Truyết “Không đặt vấn đề với anh em, nhưng chắc chắn Truyết đặt vấn đề những người đang tàn phá Ðất và Nước của chúng ta...”. Ðó cũng là điều Truyết muốn thưa với Nguyễn Ðức Quang, thưa với hương linh người vừa qua đời...
Những người Truyết muốn “đặt vấn đề” đã đành là Cộng sản Việt Nam, là kẻ thù phương Bắc đang hình thành “Ðại Họa Mất Nước”; nhưng cũng có những người khác Truyết muốn “đặt vấn đề. Ðó là những kẻ cuối đời bon chen danh lợi, bất kể cố ý hay vô tình, bị rơi vào cái bẫy danh lợi của Cộng sản, cái bẫy của “cây gậy và củ cà rốt” với cây gậy đập trên đầu mà củ cà rốt không cho ăn, cái bẫy của Cộng sản muốn mượn tay người Quốc gia “bôi đen” người Quốc gia chống Cộng, cái bẫy “gây rối cộng đồng” vì những lời qua tiếng lại của những người “dễ bị chọc giận”; những kẻ dễ đánh mất thân phận làm “người” của mình, bất kể đó là loại “người” gì; lắm khi đó là những con “ếch” muốn làm con “bò”, cho dầu “ếch” hay “bò”, “nhỏ” hay “lớn”, vẫn không phải là... “người”.
Nói rõ ra, đó là những kẻ mà Truyết không nở nặng lời, chỉ dám khuyên là... “...nên nghĩ lại về tư cách của chính mình...” khi họ nặng lời phê phán cố Tổng thống Trần Văn Hương [xem hình], vị Tổng thống Hiến định sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa, với văn phong của kẻ “không được dùng nên hờn oán”, kẻ cao ngạo có tài nhỏ bằng “hột tiêu” cứ tưởng mình lớn như “trái dừa”, kẻ không hiểu tường tận thế nào là Tổ Quốc và Danh Dự; không hiểu những hoàn cảnh tế nhị đòi hỏi sĩ phu tiết tháo yêu nước thương dân phải “hy sinh Danh Dự cho Tổ Quốc”, giữa cơn xáo trộn của các thế lực sẵn sàng triệt hạ nhau, bất kể Tổ Quốc lâm nguy đang cần mọi con dân dồn hết mọi nỗ lực đối đầu với Cộng sản xâm lược.
Ðồng thuận với Truyết, Giáo Già nhắc lại chuyện cũ, nói rằng khi viết tác phẩm “Bài Học Thầy” [Mekong-Tỵnạn tái bản năm 2005] “Kẻ hèn này xin Cụ [cố Tổng thống Trần Văn Hương] cho được gọi Cụ bằng Thầy, vị Thầy tác giả không có diễm phúc được học một giờ nào, nhưng lại có vinh hạnh được học quá nhiều bài học về Tổ Quốc và Danh Dự, về sự dấn thân trị nước và tiết tháo ở đời”; và xin Truyết đừng đặt vấn đề thêm nữa với những kẻ đến cuối đời vẫn mãi mê bon chen danh lợi nên không hiểu hết các bài học đó; họ đã viết “hồi ký” như không ít người trước đó đã viết “hồi ký” chỉ nhằm 1 hoặc cả 3 mục đích:
1/ Giải bày tâm sự [theo cách nói của Võ Long Triều] như một cách biện minh cho những tội lỗi của mình (trong quá khứ và hiện tại) và bè bạn thân quen, với thượng cấp và thuộc cấp có nhiều ân oán với mình, trước khi qua đời.
2/ Tự đề cao mình cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, để tự mình đêm đêm kê đầu nằm ngủ, tìm kiếm giấc ngủ cô đơn đầy mộng mị về cái thuở vàng son lắm khi ít người biết đến, hay không có ai biết đến; bởi nó là vàng giả và son là màu đỏ của loại nước sơn dễ tróc.
3/ Triệt hạ các người mình không ưa vừa để hạ họ xuống cho mình được đứng cao hơn, cho dầu thân phận mình chỉ là tên lùn đứng cạnh nhà thờ Ðức Bà.
Thôi, bây giờ “Không phải là lúc ta ngồi đặt vần đề...” với những người anh em cùng chiến tuyến chống cộng nữa; mà hãy đặt vấn đề với những kẻ bên kia đường ranh xanh đỏ; những kẻ đang từng ngày giết hại dân oan, những công an giết người tàn tệ chỉ để thõa mãn thú tính của loài “chó má”, những Mafia Ðỏ, những Thái thú đang đưa đất nước vào Ðại Họa Mất Nước.
Về vấn đề công an “chó má”, không kể vô số trường hợp từ sau 36 năm Cộng sản Bắc Việt hoàn tất cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam, chỉ kể riêng trong mấy ngày đầu tháng 3 năm 2011 đã có ít nhứt ba người Việt Nam bị công an đánh chết, hoặc “chết” trong đồn công an. Ðó là:
1/ Ngày 6 tháng 3, ông Nguyễn Lập Phương 46 tuổi tắt thở sau khi bị công an Huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) giam giữ 4 ngày.
2/ Ngày 8 tháng 3, ông Trịnh Xuân Tùng, 54 tuổi, đã chết sau khi bị một Trung tá Công an dùng gậy đánh gãy cổ.
3/ Ngày 14 tháng 3 năm 2011, ông Ðặng Ngọc Trung, 48 tuổi, xô xát với một phụ nữ trước quan Karaoke ở Thị xã Ðồng Xoài (Bình Phước), bị bắt, rồi sáng hôm sau thấy chết ở trụ sở công an.
Trong vô số chuyện công an đánh chết người còn có những chuyện công an đánh người... không chết, tuy bị thương tích nhưng vẫn bị “xử êm” vì người dân vẫn còn “sợ”, chưa dám... chống lại sự dã man của công an, chưa dám chống lại bạo quyền, như trường hợp vừa xảy ra tối ngày 20.3.2011 tại trạm Cảnh sát Giao thông Cửa Ô, Hưng Phú, Hậu Giang; được ông Nguyễn Quang A ghi lại, cho đăng trên Boxitvn ngày 31.3.2011; tóm lược như sau:
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks