lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Trang Thời-Sự Quốc-Tế Việt-Nam

Biển Đông như chảo dầu đang sôi!

Philippines không đóng thị thực nhập cảnh trên cả hộ chiếu “lưỡi bò” lẫn hộ chiếu cũ của Trung Quốc

Ngày 4-12, Philippines lên tiếng yêu cầu Trung Quốc làm rõ các bài báo đưa tin cảnh sát biển tỉnh Hải Nam sẽ “được phép” chặn, kiểm tra, bắt giữ, tịch thu cũng như trục xuất tàu thuyền “xâm phạm” vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên biển Đông từ ngày 1-1-2013.

hải quân ấn độ

Hải quân Ấn Độ đã sẵn sàng đến biển Đông. Ảnh: REUTERS

Đe dọa cộng đồng quốc tế

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết Manila đã gửi yêu cầu trên qua đường ngoại giao vào ngày 1-12. “Chúng tôi muốn Trung Quốc ngay lập tức phải làm rõ những bài báo nêu trên.

Nếu truyền thông đưa tin đúng thì hành động có tính toán này của Bắc Kinh là mối đe dọa trực tiếp đối với toàn thể cộng đồng quốc tế. Nó không chỉ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà còn cản trở tự do hàng hải và thương mại” - ông Hernandez nhấn mạnh.

Trước đó, ngày 3-12, Bộ Ngoại giao Singapore cũng bày tỏ lo ngại về kế hoạch của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố, chính phủ Singapore nhấn mạnh: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không hành xử khiêu khích. Tất cả các bên phải tôn trọng những nguyên tắc luật quốc tế đã được chấp nhận và kiềm chế những hành động có thể làm leo thang căng thẳng”. Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngày 30-11 cũng gọi kế hoạch của Trung Quốc là “bước ngoặt hết sức nguy hiểm”.

Trong một diễn biến liên quan, từ ngày 3-12, Philippines bắt đầu không đóng dấu thị thực lên cả hộ chiếu điện tử có in bản đồ “lưỡi bò” lẫn các hộ chiếu cũ của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Philippines cho biết họ không đóng dấu tất cả để tránh gây rối cho các lãnh sự quán và nhân viên nhập cư. Hiện đã có lãnh sự quán Philippines tại Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Macau, Thượng Hải và Hạ Môn của Trung Quốc thực hiện quy định này.

Ấn Độ sẵn sàng ra biển Đông

Phát biểu tại cuộc họp báo kỷ niệm Ngày Hải quân ở New Delhi ngày 3-12, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Đô đốc D.K. Joshi, cho biết nước này sẵn sàng điều quân ra biển Đông để bảo vệ các lợi ích ở đây.

Đô đốc Joshi nhấn mạnh: “Hải quân Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng thực sự rất ấn tượng song cũng là mối lo ngại lớn đối với chúng tôi”.  

Theo ông Joshi, không phải là Ấn Độ muốn có mặt ở biển Đông “quá thường xuyên” song New Delhi có các lợi ích tại khu vực này như tự do hàng hải và thăm dò các nguồn tài nguyên. “Nếu cần phải bảo vệ các lợi ích của Ấn Độ, chẳng hạn Videsh (công ty khai thác dầu mỏ ngoài khơi của Tập đoàn Dầu mỏ và Khí tự nhiên - ONGC), chúng tôi sẽ tới biển Đông và đã sẵn sàng cho việc này” - ông nói.

Công ty Videsh thăm dò 3 lô dầu khí của Việt Nam trên biển Đông từ năm 2011, hiện đã có một lô bắt đầu sản xuất dầu, theo Đô đốc Joshi. Ông cũng tiết lộ hải quân Ấn Độ đã tiến hành nhiều cuộc diễn tập để ứng phó với những tình huống bất ngờ.  

Trước nay, hải quân Ấn Độ tự giới hạn phạm vi ảnh hưởng chủ yếu trên Ấn Độ Dương, từ vịnh Aden đến eo biển Malacca. Tuyên bố của ông Joshi có thể đánh dấu một bước chuyển trong chính sách, đặc biệt là nhắm vào Trung Quốc. Tuy vậy, Ấn Độ khẳng định không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông mà chỉ muốn bảo vệ tự do hàng hải theo UNCLOS.  

Trước đây, vào tháng 3-2012, Trung Quốc từng lên tiếng cảnh báo Ấn Độ tránh xa biển Đông, nhất là không được thăm dò và khai thác dầu khí tại đây. 

Trong khi đánh giá thấp tàu sân bay mới của Trung Quốc với lý do còn lâu nó mới vận hành chiến đấu được, Đô đốc Joshi lại chú ý đến tên lửa đạn đạo “sát thủ tàu sân bay” của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông ám chỉ Ấn Độ sẽ phát triển được loại tên lửa này.

Mỹ-Nhung (baomoi.com) @ Trúc-Lâm Yên-Tử 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site