lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Phụ Nữ, Xã Hội, Hạnh Phúc Gia Đình

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Trang Trần-văn-Giang

Con Mèo Của Tôi... 

con mèo, con chuột

1, 2

...

Mèo uống nước bể không bao giờ cạn:” Khuyên người nếu biết sống tiện tặn thì không bao giờ thiếu thốn.

Chẳng biết mèo nào cắn miêu nào:” Mỗi người đều có sở trường riêng của mình; chưa chắc ai đã hơn ai?

Mèo - Chó

Mèo có bao giờ ưa gì chó (và ngược lại)?  Tương tự như vợ lớn và vợ bé có bao giờ quý mến, thân thiện với nhau?! Trong cuộc sống, có nhiều trạng huống, con người phải dùng cả 2 con vật “thù nghịch” này trong cùng chung một vấn đề để trình bày cho trọn vẹn ý nghĩa của một sự kiện.

Như chó với mèo:” Dường như không thể hòa thuận với nhau được.

Chó treo mèo đậy:” Phải phòng ngừa những chuyện đáng tiếc sẽ xẩy ra (trộm cắp chẳng hạn).

Chửi chó mắng mèo:” Chửi bâng quơ, chửi đổng.

Buộc cổ mèo, treo cổ chó:” Nói kẻ có tính bần tiện, bủn xỉn.

Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang:” Một quan niệm mê tín ngày xưa.

Không có chó bắt mèo ăn ‘kít:’ ” Phải dùng người làm một việc gì không đúng với khả năng của họ. (… tôi được chủ bút “cảnh báo” là phải tạm ngưng không nên viết thêm cái “món hữu cơ - organic substance” này nữa!? Chỉ vài trang giấy mà đã dùng cỡ 4 - 5 chữ organic rồi; đã đủ xài..).

Chó chê mèo lắm lông:” Phê phán người khác mà không thấy lỗi của chính mình.

Chó gio, mèo mù:” Chê những người đần độn.

Đá mèo, quèo chó:” Bực mình vì chuyện đâu đâu... nhưng lại trút sự bực tức của mình những trên con vật nuôi trong nhà (hay ‘thủ hạ’ của mình!)

Chó giữ nhà, mèo bắt chuột:” Ai cũng có nghề nghiệp, công việc riêng của mình. Đừng ghen tị nhau; cũng đừng can thiệp vào chuyện của người khác.

Mèo đàng lại gặp chó hoang:” Thứ / hạng người vô lại gặp nhau tương tự như “Ngưu tầm ngưu!”

Nhất chó bốn đeo, nhì mèo tam thể:” Loại chó và Mèo có “thịt” ngon (?) (Đây là ý kiến riêng của dân nhậu! Tôi không biết nhậu; và chưa hề ăn thịt chó và thịt mèo; cho nên không biết gì để bàn thêm).

Mèo - Chuột

Chuyện “Mèo Chuột” thì đã được bàn qua loa trong phần “tình cảm lăng nhăng” ở trên rồi.  Bây giờ lại thấy hai đối tượng “đố kỵ” này cùng nằm chung giường (hay cùng trong một câu nói) mới ly kỳ.

Mèo già khóc chuột:” Chỉ hạng người hay nói những chuyện đâu đâu, hoang tưởng, không ăn nhập vào vấn đề.

Mèo khóc thương chuột chết:” (“Miêu khốc lão thử giả từ bi”) Ám chỉ người đạo đức giả.

Lôi thôi như mèo sổ (xẩy) chuột:” Chỉ sự thẫn thờ, ngơ ngác của người đang tiếc rẻ, nuối tiếc vì trót làm lỡ một dịp may nào đó.

Rình (vờn) như mèo rình (vờn) chuột:” Sự kiên nhẫn, chờ đợi cho đến khi xong việc mới thôi.

Chuột gặm chân mèo:” Làm một việc liều lĩnh, nguy hiểm.

Chồng mèo vợ chuột:” Tình trạng gia đình, hôn nhân đang đứng bên bờ đá (loại "Ông ăn chả, bà ăn nem").

Chuột cắn dây buộc mèo:” Làm ơn cho kẻ có thể quay lại hại mình.

Mèo già lại thua gan chuột nhắt:” Người lớn tuổi trưởng thành mà lại nhát gan hơn trẻ con.

Mèo nhỏ bắt chuột con:” Liệu sức mình mà gánh vác, cáng đáng công việc.  Tài hèn sức mọn mà đảm trách việc lớn thì chỉ chuốc lấy hại vào thân.

Mèo con bắt chuột cống:” Người tuổi trẻ tài cao; làm được việc mà người lớn làm không được.

Miêu thử đồng miên:” (nghĩa đen là “Mèo chuột ngủ chung”); Ám chỉ những kẻ bất lương a tòng với nhau làm chuyện xấu xa.

Mèo - Cọp

Mèo có hình dạng giống cọp; chỉ có kích thước và môi trường sinh sống là khác nhau.  Người Tầu có đôi khi còn gọi Mèo là “Cọp nhỏ” (“Tiểu hổ”) Mèo và cọp được dùng để so sánh 2 sự kiện hoàn toàn tương phản nhau: Lớn-nhỏ; mạnh-yếu; nhanh-chậm...

Hùm mất hươu tiếc hơn mèo mất thịt:” Càng ở quyền lợi địa vị cao thì càng đau khổ hơn người ở địa vị thấp hơn.

Nam thực như hổ nữ thực như miu:” Nam ăn như cọp; nữ ăn như Mèo. [Phản: “Nam thực như hổ nữ thực như heo.”]

Chẳng riêng chuyện “Mèo - chuột;” mà chuyện “Mèo - Cọp” cũng được dùng để chỉ vấn đề tình cảm nam nữ, hôn nhân, gia đình không được tốt đẹp; như ý muốn.  Đây cũng là sự tương phản trên hai khía cạnh :

1- Pháp lý (?)

Mèo để chỉ tình nhân, “bồ nhí…” mặn mà nhõng nhẽo, “thầm lén vụng trộm.”  Trong khi “Cọp cái” (còn gọi là “Sư tử Hà đông”) chỉ bà vợ già dữ dằn nhưng “công khai và hợp pháp!” ở nhà (cũng như ở chợ!)

2- Cách ứng xử

Không phải tự dưng vô cớ mà người ta gọi “bồ bịch,” tình nhân là “Mèo.”  Có nhiều lời giải thích tại sao đàn ông thích “Mèo” (tình nhân, bồ nhí) hơn “Cọp” (vợ chính thức).  Sau đây tôi xin liệt kê một số “trải nghiệm” của các đấng mày râu có máu mạo hiểm, can trường, và gan dạ:

- Mèo không quát tháo ầm ĩ hay gầm gừ như vợ.

- Mèo bao giờ cũng chải chuốt chưng diện; trong khi vợ thì đầu bù tóc rối.

- Vuốt ve “Mèo” có cảm giác mềm mại, thích thú; trong khi “bố bảo” cũng không dám vuốt ve “Cọp.”

- Mèo ăn uống nhỏ nhẹ từ tốn; trong khi Cọp chẳng cần giữ ý tứ chi cho mệt! Tốn thời giờ!

- Mèo biết cách tỏ ra “vâng lời (!)” làm cho đàn ông tưởng bở là “sở hữu chủ.”  Trong khi Cọp luôn luôn tỏ ra mình là chủ (Chúa sơn lâm - Chủ gia đình!)

- Mèo có đủ điều kiện dự “thi hoa hậu;” trong khi Cọp thì còn khuya! (Mission impossible!)

- Nếu không may bị Mèo cào thì đôi khi phe ta còn thấy thích thú; chứ một khi mà Cọp chỉ nhe nanh đưa đưa móng ra “dứ” nhè nhẹ thì phe ta phải tìm cách “chém vè” cho mau; Lỡ chậm chân mà “chém” không kịp thì chỉ có từ chết đến bị thương (Đề nghị phe ta nhớ mua “bảo hiểm nhân thọ” trước khi định có “Mèo” – để “Cọp cái” còn có đủ tiền tái giá nhé !)

- Tiếng Việt thật phong phú.  “O Mèo” lại còn có nghĩa là “tán gái” mới châm!

Tôi xin tạm ngừng câu chuyện “Con Mèo” loại “khoa học giả tưởng” của tôi ở đây bởi vì “Con Cọp” thật (non-fiction) của tôi dường như vừa mới xem xong hết mấy bộ “phim bộ;” đang quởn không có việc gì quan trọng để làm; có thể quờ quạng sao đó lượm được bài này rồi... đọc!!!  Lúc đó bảo đảm “chăm phần chăm” tôi sẽ thành con “Mèo (đực) bị...  ướt” thôi!!!

Hẹn tái ngộ trong kỳ tới với nhiều chuyện “Mèo Chuột” ly kỳ hơn....

Trần-văn-Giang
(Xuân Tân Mão 2011)

__________
Tham khảo:

- “Tục ngữ phong dao” của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, 1928.

- “Từ điển thành ngữ ca dao” Viện Ngôn ngữ học, 1994.

- “Thành ngữ điển tích” (trong Việt Nam tự điển) do Lê Văn Đức soạn (Nxb Khai Trí – Saigon 1970)

- “Thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang (Nxb Khoa học xã hội 1976)

-  “Văn Chương Truyền Khẩu” của Giáo sư Lê Văn Ðặng (Hải Biên Seattle, 1994).

- Bài “Chuyện mèo chuột trong đời sống người dân miền Tây Nam Bộ” của Trần Minh Thương, 2010.

1, 2

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site