lịch sử việt nam
Chuyện Lớn Đàn Bà (Đàn Bà Đại Sự)
Nguồn: internet
...
Dạy Dỗ Con Cái
Trên nguyên tắc, dạy dỗ con cái là việc chung của cả cha lẫn mẹ. Nói đúng hơn đó là hay mặt của một sự việc. Mẹ là ‘Từ Mẫu’ nên mẹ lấy lời dịu hiền mà giảng giải, khuyên nhủ con cái. Cha là ‘Nghiêm Phụ’ nên cha lấy cái khuôn thước ép buộc con cái phải theo. Người xưa quan niệm con người có bản năng thú vật, cần có biện pháp mạnh để chế ngự bản năng ấy. Trong xã hội cũ, cha thường ‘rút cây roi’ để ‘thương con’ như tục ngữ dạy ‘Thương con cho roi cho vọt’. Mẹ thì ít khi ‘rút roi’ mặc dù mẹ đôi khi cũng rầy la dữ lắm mà con cái cũng ít khi sợ. ‘Me đánh trăm roi không bằng cha hăm một tiếng’. Người mẹ trong cuốn ‘Gia đình tôi’ của Duy Lam là hình ảnh ta thường thấy trong xã hội trung lưu Việt Nam. Vì thương con, vì có cha dạy dỗ rồi, mẹ ít khi rầy con. Nhưng đến một lúc nào đó, dồn nén nhiều chuyện bực mình thì mẹ bắt đầu một trận rầy dài cả mấy tiếng đồng hồ, từ đứa lớn nhứt có vợ có chồng rồi nhưng còn ở chung cho tới đứa nhỏ nhứt, còn ham chơi. Chuyện mẹ rầy là chuyện từ trước nhà ra sau bếp, từ chuyện đi về giày dép bỏ ngang ngữa, cho đến việc uống nước bạ đâu bỏ ly đó, áo quần thay ra để lung tung, v.v... Có nghĩa là những việc đó, mẹ đã để ý, biết đã lâu mà không rầy, sợ con buồn. Rầy rà hoài làm con mất vui. Ðến khi cần thì tuông ra một hơi cho hết... danh sách. Con cái thường không sợ những cái rầy ấy, cũng có sợ mẹ, ngăn nắp được vài hôm rồi đâu lại hoàn đấy.
Nói như thế việc dạy dỗ con cái của mẹ không phải là không quan trọng. Mẹ rầy đấy, không làm đấy, nhưng trong tâm thì ghi khắc sâu xa những gì mẹ dạy. Ở nhiều gia đình, ngày giỗ kỵ, nhiều cô chẳng chịu học cách nấu nướng, làm bánh trái do mẹ dạy, liếc mắt trông qua, bốc một miếng thịt, cái bánh, ăn phắt rồi bỏ đi. Mẹ mắng cũng không chịu học. Nhưng đến khi lớn khôn, cái ‘liếc mắt trông qua’ trở thành một kỳ tài trong việc bánh trái, nấu nướng làm nhiều người khen phục, mẹ cũng ngạc nhiên, tự hỏi: ‘Mẹ dạy nó, nó có chịu học đâu! Sao nay nó làm được?’
Trong cuộc sống gia đình, trong nhiều trường hợp, người mẹ mẫu mực hơn người cha. Anh em tôi đông, khi bắt đầu tới tuổi yêu đương, mẹ dạy bằng một câu ca dao:
Trai tân gái góa thì chơi
Ðừng nơi có vợ, đừng nơi có chồng
Lời dạy đó đưa tới lời tâm niệm, phá ‘gia cang’ người khác là một tội lớn, về mặt đạo đức hơn là mặt luật pháp.
Trong trại cải tạo, sau khi Công Sản đổi tên đường phố Saigon, nhiều khi anh em ngồi chơi với nhau, đọc tên đường cũ Saigon coi thử ông nào có công trạng gì, v.v... Hỏi tới bệnh viện Từ Dũ thì mấy anh trong Nam không biết Từ Dũ là ai, mặc dù họ biết đó là tên một người đàn bà.
Tổng Ðốc Thân Trọng Huề viết về vua Tự Ðức như sau:
... ... ... ...
'Ngài thờ đức Từ Dụ (Từ Dũ, mẹ vua) rất có hiếu. Lệ thường cứ ngày chẵn thì chầu cung, ngày lẻ thì ngự triều; trong một tháng chầu cung 15 lần, ngự triều 15 lần, trừ khi đi vắng và khi se yếu (*). Trong 36 năm, thường vẫn như thế, không sai chút nào.’
...............
‘Một hôm rảnh việc nước, ngài ngự bắn tại rừng Thuận trực (*) gặp phải khi nước lụt. Còn hai ngày nữa thì có kỵ đức Hiến tổ (Thiệu trị, vua cha, tg) mà ngài chưa ngự về. Ðức Từ dụ nóng ruột, sai quan đại thần là Nguyễn Tri Phương đi rước. Nguyễn tri Phương đi được nửa đường, vừa gặp thuyền ngự đương chèo lên, mà nước thì chảy mạnh, thuyền không đi mau được. Gần tối thuyền ngự mới tới bến. Khi ấy trời đang mưa, mà ngài vội vàng lên kiệu trần đi thẳng sang cung. Lạy xin chịu tội. Ðức Từ dụ ngồi xoay mặt vào màn, chẳng nói chẳng rằng chi cả. Ngài lấy một cây roi mây, dâng lên để trên ghế trát-kỷ rồi ngài nằm xuống xin chịu đòn. Cách một hồi lâu, đức Từ dụ xoay mặt ra lấy tay hất cái roi mà ban rằng:
- ‘Thôi, tha cho! Ði chơi để cho quan quân cực khổ thì phải ban thưởng cho người ta, rồi sớm mai đi hầu kị.’
(Trích lại trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim)
Theo nhà văn Trần Kiêm Ðoàn viết trong cuốn ‘Con Yêu Bánh Nậm’ thì mẹ ông là cô giáo đầu đời của ông, mặc dầu mẹ ông không biết chữ. Ðó là một ví dụ điển hình về một người mẹ mù chữ, lo lắng sự học của con mà ‘liều’ đứng ra làm cô giáo dạy con tập đọc, tập viết.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, người mẹ không chỉ là cô giáo đầu đời mà chính là cô giáo suốt đời của chúng ta. Khi còn nhỏ lắm, mẹ dạy cho con tập ngồi, tập đứng, tập đi, v.v... Khi con đi học ở trường, mẹ là cô giáo phụ dạy con học ở nhà. Nhưng điều quan trọng nhứt mẹ dạy con là ‘học làm người.’
Mẹ dạy con lễ phép với ông bà, cô dì chú bác, với xóm làng, với người lớn tuổi. Mẹ dạy con cách đối xử với mọi người chung quanh, với bạn bè. Mẹ dạy con bổn phận đối với gia đình, với xóm làng, với xã hội nhân quần, với Tổ Quốc. Mẹ dạy công dung ngôn hạnh cho con gái, nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ, làm con dâu khi ở với chồng. Mẹ rót vào tai con trai câu ca dao khí phách ‘Làm trai cho đáng nên trai, Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài đoài tan.’ Mẹ trách con ‘Trai gì trai ốc trai rêu, trai nổi bập bềnh cũng gọi là trai.’ Nhà thơ Phạm Hầu có mấy câu thơ nhớ tới mẹ ông:
Ngày xưa mẹ đóng cho con sách
Dành dụm cho con đến học đường
Ngày nay để vá non sông rách
Mẹ gởi con ra bãi chiến trường.
Mẹ cũng chính là người hy sinh lớn nhất cho Tổ Quốc: Hy sinh đứa con của mình cho Tổ Quốc.
Làm tới bậc Thiên Tử như vua Tự Ðức vẫn còn phải quì xuống nghe lời mẹ dạy. Mẹ răn vua cái gì? Ham chơi mà làm khổ người khác! Mẹ dạy con lo việc giỗ kỵ tỏ lòng hiếu kính với ông bà tổ tiên, v.v...
Có ai không nghĩ đến mẹ, dù khi đã lớn tuổi, mẹ đã qua đời. Trong nhiều trường hợp, người ta lấy lời mẹ dạy ngày xưa để dạy con, dạy cháu cho đời bây giờ. Có vậy, người ta mới nói người mẹ là cô giáo suốt đời của chúng ta chứ không chỉ là cô giáo đầu đời khi chúng ta còn thơ ấu.
Ngày xưa, ở nước ta, dưới thời phong kiến, vua cũng phải nghe lời mẹ dạy như vua Tự Ðức.
Ngày nay, ở nước ta, dưới chế độ mới, mẹ khỏi phải dạy con, đã có đảng dạy. Ðảng dạy cái gì? Ðảng dạy không cần phải có hiếu với mẹ, không cần phải trung với Tổ Quốc. Hiếu Trung phải dành cho đảng. Cứ xem ‘5 điều bác Hồ dạy’ thì rõ. Ðó là điều đảng dạy sự xâu xé của một bầy thú hoang trong một xã hội mạnh được yếu thua. Ai cũng biết vậy!
Thế Đức
(*) Se yếu là đau yếu. Tiếng se ở Huế nói cách tôn kính, như vua đau thì nói vua se mình.
(*) Cách Kinh thành chừng độ 15 cây số, ở bên bờ sông Lợi giang, có một cái rừng cấm gọi là Thuận trực. Chỗ ấy nhiều chim, đức Dục tông thường hay ngự đến bắn ở đấy
@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử
...