lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Phụ Nữ, Xã Hội, Hạnh Phúc Gia Đình

Chuyện Lớn Đàn Bà (Đàn Bà Đại Sự)

Nguồn: internet

1, 2, 3, 4, 5

Chê Đàn Bà :

Chê đàn bà là một hiện tượng thường thấy ở mấy ông, nhất là mấy ông sợ vợ. Càng sợ vợ, chê đàn bà càng dữ. Ngay cả mấy ông thường nịnh vợ cũng vậy, càng nịnh vợ, càng chê vợ. Cái rắc rối tâm lý ấy, làm cho Thiên Hạ Ðại Sự đã rắc rối lại càng rắc rối thêm.

Ngày xưa, việc chê đàn bà không ‘dữ dằn’ như bây giờ. Vì sao? Vì người đàn bà thường chịu đứng sau đàn ông. Ba đứng trước má, chồng đứng trước vợ, thành ra không có chuyện gì để nói. Thời đó, bà Hồ Xuân Hương, không chịu vậy. Bà đòi đứng ngang đàn ông, lại có khi đòi hơn đàn ông, bà chê đàn ông nên mới có việc bà bị người đàn ông chê, chê bằng nói mỉa qua thơ văn. Nhưng đó chỉ là chuyện trong văn chương hơn là trrong đời thực.

Trước cái gọi là Cách Mạng Tháng Tám, trong văn giới vì chịu ảnh hưởng văn hóa văn hóa Âu Tây nên có việc đòi quyền nam nữ bình đẳng. Ðặc biệt nhất là chủ trương của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn qua những tác phẩm tiêu biểu của nhóm nầy do chính Nhất Linh viết ra. Những tác phẩm của ông, được Vũ Ngọc Phan, tác giả bộ sách ‘Nhà Văn Hiện Ðại’ liệt vào loại ‘Tiểu thuyết luận đề’. Luận đề đó là theo mới, là cách tân, là nam nữ bình quyền. Tuy nhiên, sự việc có ồn ào, xôn xao, tranh luận cũng chỉ trong phạm vi viết lách sách báo mà thôi.

Kể từ cuộc cách mạng ấy, sau khi giành được chính quyền, chính sách của Cộng Sản đưa ra công khai, vận động dân chúng, nhất là giới phụ nữ tham gia là nam nữ bình quyền. Không chỉ nói suông, họ thành lập các hội phụ nữ, vận động phụ nữ tham gia việc làng việc nước, giao nhiệm vụ cho những người ít học, càng ít học càng dễ bị họ tuyên truyền, sai khiến, đấu tranh chống ‘phong kiến lạc hậu’ là xã hội trọng nam khinh nữ, đòi đàn bà có quyền như đàn ông. Họ đưa đàn bà vào giữ chức vụ nầy, chức vụ kia trong chính quyền, để mọi người thấy đàn bà cũng như đàn ông vậy, có khả năng làm đủ mọi thứ việc, kể cả việc cầm súng đánh giặc. Dĩ nhiên cũng lắm phụ nữ khoái chuyện bình đẳng đó, ‘hăng hái tích cực tham gia’, càng ít học càng cuồng tín, và chống lại đàn ông cũng thẳng thừng.

Truyện ngắn ‘Mụ Ðế Quốc’ của Võ Phiến, in trong tập ‘Người Tù’, thuật lại chuyện một chị nông dân vô sản (đạt được hai tiểu chuẩn Cộng Sản đang cổ vũ: một là phụ nữ, hai là vô sản), tham gia Việt Minh. Chị nông dân lo ‘công tác đoàn thể’ hơn làm việc nhà, khiến anh chồng cự nự. Chị nông dân phản ứng đấu tranh với anh chồng ‘phong kiến lạc hậu’ chỉ muốn giữ vợ làm ‘của riêng’ trong nhà. Trong khi đấu khẩu, chị nông dân chụp ngay cái đòn đang ngồi. Anh chồng chưa kịp hiểu hết ý nghĩa hành động của vợ thì cái đòn đã bay ngay vào đầu gối anh ta đánh độp một tiếng. Khi đó anh chồng mới thực sự hiểu rằng vợ anh đã được ‘Cách mạng giải phóng’ như thế nào! Dù bị tấn công bằng võ lực, bị thương anh chồng vẫn thua vợ như thường vì anh ta thuộc thành phần chống lại ‘đường lối chủ trương’ của cách mạng.

Nhờ ‘Cách mạng giải phóng’, nhiều chị bây giờ thấy mình được tự do hơn. Nếu người chồng có bồ, có vợ bé, thì tại sao người vợ không được có cái quyền ấy. Nếu người đàn ông đi ngủ lang thì tại sao người vợ không có cái quyền ấy. Những cái gì trước đây bọn đàn ông nhờ thống trị đàn bà mà có được, thì nay giành được quyền bình đẳng, người đàn bà cũng có được quyền ấy vậy. Không còn vấn đề bảo vệ gia đình. Khi người đàn ông có bồ, ăn chơi, nhậu nhẹt, có vợ bé thì có lo bảo vệ hạnh phúc gia đình hay không? Tại sao người đàn ông không lo bảo vệ hạnh phúc gia đình mà lại buộc người đàn bà phải thi hành cái trách nhiệm ấy? Lý luận ‘cách mạng triệt để’ là vậy. Thế rồi nhiều người lắc đầu vì cảnh gia đình tan nát. Gia đình tan nát, ‘theo quan điểm lạc hậu’ thì xã hội cũng tan nát theo nên người Cộng Sản vui sướng reo mừng. Tại sao? Gia đình không tan nát, không bị đánh cho vỡ ra, để cho nó còn ‘cục bộ’; xã hội phong kiến lạc hậu không bị đánh vỡ ra thì làm sao xây dựng được xã hội mới, xã hội Xã Hội Chủ nghĩa, của ‘Thế giới đại đồng’.

Tuy nhiên, từ 1945 đến 54, Cộng Sản chỉ nắm quyền ở một số vùng thôn quê, từ 1954 đến 1975, họ chỉ mới nắm được một nửa nước, nên văn hóa cũ vẫn còn đất sống, vẫn còn tồn tại ở ‘miền Nam phản động’. Ðến 1975, Cộng Sản chiếm được cả nước, chính sách cũ được đem áp dụng ở miền Nam một cách triệt để hơn, sâu sắc hơn. Họ cũng dở những bài bản cũ, thành lập hội Phụ nữ nầy, phụ nữa kia.

Họ tuyên truyền rằng trong chế đô cũ, những kẻ có tiền, có quyền ở miền Nam đã dùng đồng tiền, dùng quyền lực mình để ‘nô lệ hóa’ người phụ nữ. Họ nói rõ ràng rằng trong xã hội miền nam, khi một người đàn bà chịu kết hôn với một người đàn ông giàu có là để có một đời sống sung sướng, ăn ngon mặc đẹp. Như thế có nghĩa là người đàn bà chịu làm nô lệ cho vật chất, vật chất ấy do người đàn ông có tiền đem lại. Trong viễn tượng đó, nói thẳng ra là người đàn bà chịu làm nô lệ cho người đàn ông giàu có để có một đời sung sướng sang trọng. Trong cách suy luận như thế, một người con gái chịu làm vợ một ông sĩ quan, một ‘ngài’ tướng tá, một ông quan chức trong chính quyền cũng chỉ là một cách chịu làm nô lệ cho người đàn ông đó vậy. Ðó là chưa nói đến trường hợp người con gái chịu làm ‘gái bao’, vợ hờ, vợ hai, vợ ba thì sự việc càng rõ ràng hơn.

Muốn ‘giải phóng’ gông xiềng nô lệ đó, người vợ phải đấu tranh, phải ‘áp dụng’ lại những gì người chồng đã đối xử với thị khi người chồng ấy có chức có quyền. Trước hết, không nên đi ‘thăm nuôi’ kẻ đã ‘nô lệ hóa’ người đàn bà, có nghĩa là người vợ nên để cho anh chồng chết đói, chết rũ, chết rục trong trại cải tạo, có nghĩa là dù anh chồng có được tha về, anh ta phải ở dưới quyền của người vợ. Anh ta không được quyền có việc làm, phải ở nhà làm những việc trước kia con ở đã làm: chẻ củi, nấu ăn, lặt rau, v.v... và nếu anh chồng có những tư tưởng phản động, hành vi phản động, người vợ phải tố giác với chính quyền cách mạng, trước nhứt là để ‘bảo vệ quyền bình đẳng của người phụ nữ’ nhờ ‘cách mạng đấu tranh’ mới có được, vì nếu không tố cáo chồng, lỡ khi bọn ‘Mỹ Ngụy’ giành được chính quyền trở lại thì chúng lại ‘nô lệ hóa’ người đàn bà một lần nữa. Ðó là chưa kể chính sách thúc đẩy cán bộ nên ‘ngủ’ với vợ ‘ngụy’, vừa được hưởng cái ‘thắng lợi vinh quang’ sau nhiều gian khổ hy sinh mới có được. Ðó cũng là phương cách ‘đảng và nhà nước’ tưởng thưởng ‘chiến lợi phẩm’ cho cán bộ và cũng là biện pháp hay nhất để người vợ đi tố cáo người chồng phản động. Còn như chuyện Lê Duẫn có hai vợ, ngủ với chị cần vụ có bầu cho đi Liên Xô đẻ để tránh tiếng, hay chuyện Trường Chinh vào Saigòn sau 1975, ‘ngủ’ với một vài nữ nghệ sĩ miền Nam ‘giác ngộ cách mạng’, ‘anh anh em em’ với nhau ngọt xớt, trong khi tuổi tác như cha con, thì đó chỉ là ‘giải phóng phụ nữ’ ra khỏi ách nô lệ của chồng họ mà thôi!(*)

Ngày trước, con gái Hà Nội chủ trương ‘Phi Cao đẳng bất thành phu phụ’. Ðến thời Cộng Sản tiếp thu Hà Nội năm 1954, thì báo Nhân Văn có câu: ‘Phi bốn túi bất thành phu phụ’ (bốn túi là loại áo của cán bộ cao và trung cấp). Saigon sau 1975 thì ‘Phi cán bộ bất thành phu phụ’. Vì vậy, anh ‘sĩ quan ngụy’ độc thân đi cải tạo khi còn trẻ, đến khi được tha về thì cũng trên 30, làm sao có được vợ nếu không kiếm được một bà lỡ thời, một chị nạ dòng hay nửa đường đứt gánh.

Chê hay không chê người đàn bà, việc đó đâu phải nằm ở chỗ Cộng Sản xúi người đàn bà đòi quyền bình đẳng hay không bình đẳng. Ngày xưa vợ chồng do cha mẹ ‘đặt đâu con ngồi đấy’, có khi mãi đến ngày cưới hai người mới biết mặt nhau. Vậy mà họ ở với nhau hoà thuận vui vẻ cho đến trọn đời. Có được điều ấy đâu có phải là do người đàn ông làm chủ còn người đàn bà làm nô lệ. Ba nói thì má nghe, má nói thì  ba nghe bởi ba má được ông bà dạy ‘Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn’. Vợ chồng hòa thuận tát biển đông cũng được huống chi việc gìn giữ hạnh phúc gia đình. Cha mẹ cùng làm, cùng lo nuôi dạy con cái, đó là ‘thiên chức’. Muốn làm tròn ‘thiên chức’ ấy, vợ chồng phải hòa thuận. Cha mẹ đâu có đứng trên lập trường quan điểm ‘đấu tranh giai cấp’ hay ‘duy vật biện chứng’. ‘Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói...’ Chúng chỉ mới nói đã thấy chúng nói bậy rồi, nói chi tới làm./

Thế Ðức 

(*) Ở trại cải tạo Trảng Lớn (Tây Ninh), nhiều người biết chuyện chồng của ‘nghệ sĩ Kim Cương’ là một thiếu úy chế độ cũ bị giam tại đây. Nhận được thư vợ, anh ta khoe vợ anh cho biết anh sắp được tha vì nhân dịp Trường Chinh vào Saigon, Kim Cương đã gặp, và có xin cho chồng được tha. Thư nói rằng ‘Anh Trường Chinh hứa cứu xét cho anh về...’ Kim Cương tuổi Bính Tý (sinh năm 1936), Trường Chinh sinh năm 1905. ‘Anh’ Trường Chinh hơn ‘Em’ Kim Cương chỉ mới có 30 tuổi.

Khi tôi rời trại cải tại Trảng Lớn vào tháng 6/1976, anh chồng Kim Cương vẫn chưa được tha. Không biết ‘Con ma nhà họ Hứa’ Trường Chinh có giữ lời hứa không, sau khi gặp ‘Em’ Kim Cương bao nhiêu lần?!

Thế Đức

1, 2, 3, 4, 5

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site