lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Điện-Ảnh - Hồi-Ký - Nghệ Thuật - Sáng-Tác - Thơ Văn - Triết-Học - Truyện

 

Hồi Ký Cho Một Khát Vọng Tự Do

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

boat people

Khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ sau, chiếc xe lôi quẹo vào một con đường mòn nhỏ, đi tiếp chừng mười phút nữa thì xe dừng lại. Người dẫn đường ra hiệu cho mọi người xuống xe chạy vào ẩn mình sau một bụi cây gần đó. Tôi nghe anh đánh lưỡi tóc tóc ba tiếng, lát sau có một người khác từ trong bụi cây nào đó bước ra, người này đến trao đổi gì đó với người chở xe lôi rồi anh ta tiến đến bụi cây nơi chúng tôi đang ngồi núp phía sau. Anh ngồi xuống trước mặt chúng tôi thì thào:

“Mọi người đi theo tôi”

Cả bốn người chúng tôi yên lặng đi theo anh, đứa con gái nhỏ thỉnh thoảng dẵm lên những thân cây khô dưới đất gây ra tiếng kêu răng rắc, người dẫn đường quay lại cằn nhằn:

“Đừng có gây tiếng động chứ… đi đúng theo lối đi của tui nè”

Người đàn ông vội vàng ngồi xổm xuống để cõng cô con gái trên lưng và nhanh chóng theo sát ngay phía sau tôi. Cả nhóm đi xuyên qua những bụi cây, cố gắng tránh những cành cây khô dưới chân, chỉ có tiếng lá cây hơi xào xạc do quần áo cọ quẹt khi đi qua. Đi được khoảng hai mưoi phút thì chúng tôi đã ra gần đến bờ sông, người dẫn đường ra hiệu cho chúng tôi dừng lại. Trong ánh trăng non nhờ nhờ, từ chỗ chúng tôi đứng có thể nhìn thấy qua kẽ những bụi cây ánh sáng lấp lánh từ những con sóng dập dềnh trên con sông Soài Rạp chỉ cách đó chừng non trăm mét nhưng đường đi ra đến bờ sông thì khá vất vả vì những bụi cây đước mọc lổm nhổm khắp nơi. Gió từ ngoài sông thổi vào cộng thêm sự hồi hộp căng thẳng làm tôi thấy lạnh run dù đã mặc áo lạnh bên ngoài. Cô bé gái thấy chung quanh chỉ toàn là cây và mùi hôi của bùn sình nên bắt đầu khóc thút thít, người đàn ông cố dỗ dành cho nó nín. Ông ta hỏi nhỏ ba tôi, giọng lo lắng:

“Anh có xuống nơi này lần nào chưa? Sao họ lại đưa mình ra chỗ bùn sình như thế này, lỡ có chuyện gì sao mà chạy được?”

“Tôi đã xuống rồi nhưng chưa đi ra địa điểm này. Chắc họ sẽ đón mình bằng ghe nhỏ để đưa ra ghe lớn, quanh đây có mấy nhóm cũng đang chờ như mình ở đây vậy” ba tôi thì thào

“Sao anh thấy được hay vậy? Tôi không thấy gì cả, cứ tưởng chỉ có mấy người mình thôi chứ nhưng nếu cũng có người cũng chờ đợi như mình thì đỡ lo hơn”

Với cặp mắt của một cựu sĩ quan quân đội đã từng quen với bóng tối, rừng rậm và trận mạc nên ba tôi biết cách nhận biết sự vật trong bóng tối nhưng tôi và người đàn ông đi cùng thì chẳng phát hiện được gì cả ngoài những bụi cây đước trong bóng đêm nhờ nhờ dưới ánh trăng non. Thời gian chậm chạp trôi qua, chúng tôi kiên nhẫn chờ đợi trong sự im lặng nặng nề. Người đàn ông đỡ đứa con gái xuống cho nó ngồi sát bên mình, ông lấy một cái khăn choàng trùm lên đầu nó rồi cột hai đầu khăn dưới cằm giống kiểu trùm khăn mỏ quạ của mấy bà già để cho nó đỡ lạnh và tránh muỗi. Tôi và ba tôi thì không lo muỗi vì lúc ở trong chòi ba tôi đã xé nguyên một gói thuốc lá Sài Gòn Giải Phóng, lấy sợi thuốc ngâm vào trong một cái ca nhựa rồi hai cha con lấy nước đó thoa lên tay, cổ và mặt. Giờ đây chất nhựa nicôtin đã phát huy tác dụng, lũ muỗi vo ve chung quanh chúng tôi nhưng không dám đậu vào da thịt để đốt.

Khoảng 11giờ đêm, chúng tôi nghe tiếng dầm chèo róc rách phát ra từ phía bờ sông, ba tôi đứng dậy nhìn qua những kẽ lá cây, ông kêu nhỏ:

“Taxi tới rồi”

“Taxi” là từ dùng để ám chỉ những chiếc ghe nhỏ chở những người vượt biên từ phía trong những con sông rạch ra ghe lớn đang chờ gần ngoài cửa biển. Tôi và người đàn ông vội đứng dậy nhìn ra phía sông, ba chiếc ghe nhỏ dài khoảng 7 mét đang từ từ tiến vào bờ nơi chúng tôi đang ẩn núp, tim tôi đập thình thịch vì quá hồi hộp, mạch máu hai bên thái dương giật bưng bưng. Trong đầu tôi hình ảnh cánh cửa Tự Do đang dần rộng mở, chỉ cần bước lên những chiếc ghe này rồi lại lần nữa leo lên chiếc ghe lớn đang neo đậu đâu đó ngoài kia, sau đó ghe cứ trực chỉ hướng hải phận quốc tế mà chạy hết công suất máy thì chỉ mươi tiếng đồng hồ là chúng tôi sẽ gập được những con tàu sắt to lớn của Hoa Kỳ hay quốc tế đang chờ đợi ngoài khơi để vớt những người vượt biên như chúng tôi!

Chợt tôi nghe ba tôi thảng thốt kêu lên nho nhỏ:

“Sao lại là ghe chèo này…loại này thì đi bao lâu mới ra được ghe lớn đây!”

Người đàn ông nhìn ba tôi:

“Vậy anh nói phải ra đó bằng ghe gì mới được?”

“Họ nói với tôi là dùng ghe máy đuôi tôm đưa mình ra ghe lớn…chứ ghe này thì……”

Ba tôi nói chưa dứt câu đã nghe có tiếng nói vang lên khá lớn:

“Mọi người ra ghe mau lên, giữ im lặng đừng làm ồn ào nha”

Lúc này tôi mới nhận thấy từ những bụi cây đước nhiều bóng người – lớn có, nhỏ có - đang bắt đầu di chuyển về phía bờ sông nơi mấy chiếc ghe đang chờ đợi, tiếng chân lún sâu trong bùn làm vang lên những âm thanh phọt phẹt. Một số đã đến bờ sông giờ đang lội xuống để leo lên ghe, người đàn ông đi cùng nhìn cha con tôi, ông thúc giục:

“Mình cũng đi ra luôn đi chứ anh”

“Tôi thấy có điều gì đó không ổn! Cứ đợi lát nữa xem sao, anh muốn xuống thì cứ đi đi” ba tôi thận trọng nói.

Người đàn ông do dự không biết nên cùng đợi với chúng tôi hay đi ra bờ sông để lên ghe, ông ta cõng đứa con gái trên lưng nhìn ra hướng những bóng người đang đổ xô ra phía bờ sông. Chiếc ghe thứ nhất đầy người bắt đầu từ từ chèo đi, tiếng mái chèo lõm bõm trên mặt nước. Chiếc ghe thứ hai đã có vài người bắt đầu leo lên, tiếng người lội nước dưới sông vang lên bì bõm nghe rõ mồn một.

“Mình đi ra đi” cuối cùng ba tôi cũng thì thào

Chúng tôi cẩn thận bước tránh những cái rễ cây đước mọc chìa lên như những cái bẫy. Tôi xỏ đôi dép vào hai bàn tay để đi chân trần lội trong bùn cho dễ, chỗ chúng tôi đang đứng bùn còn tương đối cứng nhưng càng đi ra gần phía bờ sông thì chân tôi càng lún sâu vào bùn, mỗi lần nhấc chân lên khỏi lớp bùn quánh đặc ấy là cả một sự vất vả vì bùn cứ hút chặt bàn chân xuống!

“Đợi cho chiếc ghe thứ hai lên đủ người rồi thì mình lên chiếc ghe cuối cùng” ba tôi nói nhỏ

chiếc ghe chèo

Người đàn ông vì cõng đứa con gái trên lưng nên đi chậm hơn chúng tôi, mỗi lần rút chân khỏi bùn là lảo đảo như muốn té, ông ta phải bám chặt tay vào thân cây đước để giữ thăng bằng, cha con tôi cũng chẳng hơn gì ông ta, cũng phải vịn tay vào cây đước mỗi khi rút chân ra khỏi bùn! Bờ sông chỉ cách chưa tới trăm mét nhưng tôi thấy như cả cây số. Tim tôi đập thình thịch vì mệt và hồi hộp nhưng chân liên tục bước đi như thể nếu tôi nấn ná lại nghỉ lấy sức một chút thì chiếc ghe cuối cùng sẽ bỏ chúng tôi ở lại!

Chiếc ghe thứ hai đã đầy người và cũng bắt đầu chèo theo chiếc thứ nhất, chỉ còn lại chiếc cuối cùng, số người còn lại đang đi xuống bờ sông cũng không còn đông, có lẽ đủ chỗ cho tất cả chúng tôi. Bất chợt chúng tôi nghe thấy tiếng ghe máy từ xa vọng lại, ba tôi mừng rỡ thốt lên:

“Chắc là ghe máy đuôi tôm đến rồi đó”

Tôi thấy phấn chấn hẳn lên, nếu đi bằng ghe máy thì nhóm tụi tôi sẽ ra đến ghe lớn trước hai chiếc ghe chèo kia rồi. Tiếng máy xình xịch càng lúc càng nghe lớn hơn. Bỗng nhiên chiếc ghe đang cặp ở bờ sông tách bờ chèo đi. Những người đang định leo lên ghe nhốn nháo hẳn lên vì không hiểu sao chiếc ghe cuối cùng này lại không chịu đợi họ leo lên mà đã vội vã bỏ đi! Đột nhiên tiếng ai đó la lên:

“Công An đến”

Tim tôi muốn lọt ra ngoài khi nghe đến hai từ “Công An” trong lúc này!

Tiếp theo tiếng la là một tràng tiếng súng AK vang lên từ phía sông. Ba tôi chụp lấy tay tôi, ghìm tôi vào một bụi cây đước! Những người đã đến bờ sông giờ vội vàng lội bùn chạy ngược trở lại, tiếng la hét hốt hoảng vang lên khắp nơi! Tiếng chân dẫm xuống bùn rồi nhấc lên nghe phọt phẹt mới lúc nãy cẩn trọng bao nhiêu thì giờ đây cái tiếng phọt phẹt đó đã trở nên lộ liễu bấy nhiêu! Tiếng la hét, tiếng khóc của trẻ nhỏ, tiếng kêu gọi người thân đi nhanh lên giờ đã trở thành một bản hợp tấu kinh hoàng trong bóng đêm bên bờ sông Soài Rạp!

Ngoài bờ sông hai chiếc ghe máy chạy vòng từ giữa sông hướng vào bờ, ánh đèn pin chiếu vào chiếc ghe chèo thứ ba vừa mới tách bờ giờ chỉ còn lại chiếc ghe trống không đang dập dềnh theo sóng nước, người chèo ghe đã biến mất từ lúc nào rồi! Thêm vài ánh đèn pin nữa trên chiếc ghe máy loang loáng chiếu thẳng vào trong bờ phía những bụi cây đước làm nổi rõ những bóng người đang nhốn nháo sau những rặng cây, nhiều người vấp vào những rễ cây đước té sấp xuống bùn sình. Chiếc ghe máy thứ hai kéo ga phóng vọt theo hướng hai chiếc ghe chèo đầu chở đầy người vừa mới chèo đi được vài phút. Chẳng mấy chốc có tiếng súng AK vọng lên ở cách đó không xa, vậy là hai chiếc ghe trước cũng bị ghe Công an bắt kịp rồi! Khi nãy tôi và ba tôi là hai người đi xuống phía bờ sông cuối cùng nên giờ đây trong tình huống đảo ngược này chúng tôi lại trở thành người dẫn đầu nhóm người đang hỗn loạn tìm đường chạy trốn!

“Mọi người trên bờ đứng yên tại chỗ, không ai được chạy, nếu chạy sẽ bị bắn chết” tiếng loa phóng thanh từ chiếc ghe máy vang vọng trong đêm tối, tiếp theo là một tràng AK nữa vang lên khô khốc.

Vừa chạy tôi vừa ngoái đầu nhìn lại, trong ánh đèn pin đang chiếu thẳng vào bờ tôi thấy nhiều bóng người giơ tay lên ra hiệu đầu hàng. Ba tôi kéo tôi đi thật nhanh, cách tôi vài mét là người đàn ông cõng đứa con gái trên lưng đang chạy lúp xúp theo sau. Thật kỳ lạ! mới lúc chập tối đứa con gái còn khóc vì sợ hãi thì giờ nó lại im lặng thin thít và ôm chặt lấy cổ người đàn ông, tôi không biết có phải là nó nhận biết được sự nguy hiểm đang cận kề nên trở nên can đảm hay là nó quá sợ hãi đến nỗi không thể khóc thành tiếng được nữa! Mà tôi thì cũng đâu có khá gì hơn con bé đó, giờ hai chân tôi cứ cuống cuồng chạy thật nhanh, tim tôi đập thình thịch như muốn nổ tung cả lồng ngực, cổ họng khô đắng, mồ hôi ướt đẫm bên trong mấy lớp áo! Tôi cứ chạy theo ba tôi bất kể những cành cây quất vào mặt đau điếng. Chúng tôi cứ chạy mãi, tôi không biết ba tôi có nhớ được con đường lúc nãy người xe lôi chở chúng tôi hay không nhưng giờ cần phải thoát ra khỏi khu vực này càng xa càng tốt. Tôi cứ đi theo ba tôi và hai bố con kia thì lại chạy theo tôi, cứ thế chúng tôi chạy một mạch cho đến khi không còn nghe thấy tiếng ồn ào hỗn loạn từ phía bờ sông vang lại nữa.

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

  @ Trang nhà thuyennhan.info gởi đến trang nhà truclamyentu.info. Chân thành cám ơn ban biên tập trang nhà thuyennhan.fo.


 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site