lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Điện-Ảnh - Hồi-Ký - Nghệ Thuật - Sáng-Tác - Thơ Văn - Triết-Học - Truyện

 

Hồi Ký Cho Một Khát Vọng Tự Do

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

thanh niên xung phong

Từ lúc biết đã có đường dây vượt biên, chỉ còn việc chờ đợi phía chủ tàu thông báo là “a lê dzọt”, tôi thấy hào hứng hẳn lên, làm gì cũng không thấy mệt, lúc sửa xe cho khách tôi luôn dành phần khó nhất, thấy vậy Phú mụn bèn hỏi:

“ Ê Nhã, mấy hôm nay tao thấy mày hơi bị lạ đó nha! Có vẻ rất là “hồ hởi và phấn khởi như được gái…cởi quần” vậy, có gì vui hả mày ? ”

Tôi nghiêm mặt:

“ Chuyện người “nhớn” các cháu biết gì mà hỏi, cứ lo mà bơm, vá, luộc…cho tốt vào ”

Phú mụn đấm vào lưng tôi một cái đau điếng

“ Chuyện người nhớn à! Này tao cho mày nhớn luôn nhá ”

Hai thằng cười lên ha hả, chợt không nghe tiếng thằng béo, tôi lên tiếng:

“ Cái thằng béo lại chạy …éo đàng nào rồi? ”

Phú mụn và tôi nhình quanh, thấy thằng béo đang ngồi tít bên trong chỗ gốc cây điệp, mặt nó buồn xo, Phú la lớn:

“ Mày làm cái gì mà ngồi thu lu trong đó vậy hả thằng béo kia? ”

Thấy nó không trả lời mà cứ cúi gằm mặt xuống, tay cứ xoay tròn nhánh cây điệp, tôi lại gần:

“ Mày có chuyện gì vậy Thi? Nói tao nghe đi ”

“ Mai tao và chị tao ra phường đăng ký đi Thanh Niên Xung Phong ” nó nghẹn giọng

“ Cái gì? Làm gì mà mày phải đăng ký đi cái phong trào đó vậy? ” Phú mụn gắt lên

Thi béo thở dài:

“ Tao buồn quá tụi mày ơi! Thôi dẹp đồ nghề sớm rồi đi nhậu đi, hôm nay tao phải uống cho say mới được! ”

Thi béo uống hết ly này đến ly khác, biết nó đang có chuyện buồn nên tôi và Phú cũng ít nói hơn, ly vừa đến tôi hay thằng Phú là thằng béo đã đích thân cầm xị rượu rót rồi giục:

“ Cạn ly đi, ông mày đang khát nước đây ”

Hai xị rượu trong chưa đầy nửa tiếng đồng hồ đã cạn veo, thằng Thi không buồn đụng đũa vào món sườn chó nướng thơm lừng mà nó vốn ưa thích, nó cứ nốc hết ly này đến ly khác, tôi sợ nó say trước khi cho tụi tôi biết nó đang gập chuyện buồn gì, bèn cản nó:

“ Thi, mày đừng uống nữa, có chuyện gì buồn thì tâm sự với tụi tao đi, tụi mình chơi với nhau từ hồi còn ở truồng tắm mưa tới giờ thì có chuyện gì mà không nói ra được đâu chứ, đúng không thằng mặt mụn kia? ”

“ Ừ, thằng Nhã nói đúng đó, mày có gì buồn thì tâm sự với tụi tao đi ” Phú mụn nài nỉ

Chỉ đợi có bấy nhiêu, Thi béo trút bầu tâm sự, tôi và Phú mụn im lặng lắng nghe, thỉnh thoảng rót cho nó một ly.

Nhà của Thi nằm trong khu cư xá gần nhà tôi, sau 30/4 khu cư xá đó được mấy ông Quân quản gọi là cư xá F8615, chẳng ai biết cái ký hiệu này có ý nghĩa gì! Ba Thi mang cấp bậc Trung Tá công tác tại Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị trong Tổng Tham Mưu gần ngay phi trường Tân Sơn Nhất. Tháng 6/1975 ba nó ra trình diện và được cho về nhà chuẩn bị ít quần áo, lương thực để đi học tập….khoảng hơn 10 ngày, nhưng sau đó ba nó bị đưa đi đâu thì gia đình nó cũng chẳng ai biết! Phải nói mẹ Thi là một người phụ nữ xinh đẹp với nước da trắng ngần, trước năm 1975 mẹ nó giống như một mệnh phụ phu nhân vậy, chẳng phải làm gì cả, mọi việc trong nhà đã có người làm nên cứ tối đến là bà lại lệnh cho tài xế đánh xe jeep chở bà vào trong Tổng Tham Mưu nhảy đầm, tán dóc với mấy ca sĩ Cục Tâm Lý Chiến hoặc tụ họp đánh vài ván bài với các bà phu nhân tướng tá khác. Sau ngày ba Thi đi cải tạo, bà phải bán các thứ có giá trị trong nhà để lấy tiền sinh sống rôi cuối cùng phải ra ngoài chợ trời buôn bán quần áo cũ, nhưng bà ấy từ xưa đến giờ có bao giờ biết đến việc gi khác ngoài việc buôn bán đô la xanh, đô la đỏ và đồ PX (Post Exchange: Căng tin phục vụ cho quân đội Mỹ) đâu nên khi ra chợ trời buôn bán quần áo thì bị lỗ vốn! Nhưng nhờ vào nhan sắc còn mặn mà xinh đẹp nên bà được một ông cán bộ bên ban Cải Tạo Công Thương Nghiệp mới ngoài miền Bắc vào mê đắm đuối, thường xuyên đến nhà giúp đỡ, rồi chẳng bao lâu người đàn ông này cũng đã đến ở hẳn trong nhà nó! Nhà Thi chỉ có hai chị em, chị nó lớn hơn nó 2 tuổi, thừa hưởng nét xinh đẹp và nước da trắng ngần của người mẹ, còn nó thì to lớn giống bố thêm cái béo mập vì được ăn uống đầy đủ từ nhỏ. Từ ngày trong phòng ngủ của ba mẹ nó có sự hiện diện của người lạ, hai chị em nó đã mất hẳn nụ cười, khuôn mặt lúc nào cũng cau có và hoàn toàn tránh mặt bà mẹ cho dù mẹ nó đã nhiều lần nước mắt ngắn dài với chị em nó! Nó hiểu hoàn cảnh mẹ nó giờ đâu biết làm gì để lo cho chị em nó được đầy đủ, buôn bán thì không có vốn lẫn kinh nghiệm nên đành phải dùng chút nhan sắc để nương nhờ mà lo cho chị em nó, tuy biết vậy nhưng chị em nó vẫn thấy bực tức và cay đắng!

thanh niên xung phong ộng sản

" Ra nông trường, ra biên giới

Có đôi chân đi không trở lại....!"

Một buổi tối, hai chị em nó từ dưới nhà đi lên lầu ngủ, ngang qua phòng ngủ của ba mẹ, cánh cửa chỉ khép hờ nên chị em nó thấy người đàn ông kia đang đè mẹ nó xuống giường, khuy áo ngủ của bà bung ra gần hết, mẹ nó dãy dụa cố đẩy người đàn ông đó ra, mặt bà nghiêng sang một bên để tránh đôi môi hám hố của gã cán bộ, thấy chị em nó đang đứng ngoài nhìn vào, hai mắt bà đỏ hoe, bà nói với người đàn ông:

“ Đừng anh! hai đứa con em nhìn thấy kìa ”

“ Thấy thì đã sao, không có tôi thì tụi nó và cô lấy gì mà đút vào miệng, còn bày đặt sĩ diện” gã đàn ông vừa miễn cưỡng đứng dậy vừa lớn tiếng.

Chị nó bước đến, đẩy toang cánh cửa phòng, miệng gào lên:

“ Ông khỏi cần lo cho tụi tôi, chị em tôi sẽ ra khỏi cái nhà này. Còn mẹ, mẹ đừng vì tụi con mà làm khổ mình nữa! ”

Thế là chị em nó quyết định cùng nhau đăng ký gia nhập Thanh Niên Xung Phong mặc cho mẹ nó khóc lóc, van xin! Đăng ký xong là vài ngày sau chị em nó lãnh quần áo, dép râu, nón tai bèo để chuẩn bị lên đường.

Tối hôm trước ngày tiễn Thi lên đường, tôi, Phú mụn và mấy thằng bạn thân ở khu đó chiêu đãi nó một chầu nhậu thịt chó đủ các món, rượu uống đến “quắc cần câu” thì mới thôi - chị nó cũng vào uống vài ly rồi đi chơi với mấy đứa bạn gái - còn lại nó với tụi tôi. Chắc nó biết lần ra đi này không biết đến bao giờ mới gập lại bạn bè cũ nên nó uống thật nhiều với tụi tôi còn tụi tôi thì thấy hôm nay sao rượu lại nhạt nhẽo hơn mọi ngày, cứ hết xị này đến xị khác mà chưa thằng nào thấy cảm giác gì cả. Cuối cùng cơn say cũng đến, thằng Thi tay cầm ly rượu, miệng lè nhè ngâm nga:

“ Đôi dép râu dẫm nát đời son trẻ, mũ tai bèo che kín cả tương lai ”

Rồi nó bật khóc, miệng mếu máo:

“ Giờ tao muốn chào từ biệt bố tao một tiếng trước khi tao đi mà cũng không biết bây giờ bố tao ở đâu nữa hu hu hu ”

Tụi tôi thằng nào cũng đỏ hoe cả mắt, muốn an ủi nó mấy câu mà không đứa nào thốt nên lời! Phú mụn cố pha trò:

“ Lao động là vinh quang

  Lang thang là chêt đói

  Hay nói là ở tù

  Lù khù thì được sống”

Nhưng giờ phút này chẳng đứa nào cười nổi nữa, tôi nói với Thi:

“ Tao nghe nói đi chỉ 3 năm rồi về thôi mà, lúc đó không chừng ba mày cũng về rồi đó Thi à, mày nhớ viết thư về nhà thằng Phú cho tụi tao biết tin nha, tao thì sắp tới cũng phải về quê lập nghiệp rồi nhưng khi nào có dịp lên Sài Gòn là tao ghé lại nhà thằng mụn để biết tin tức mày ”

Tôi không dám nói là mình sắp đi vượt biên vì sợ “tai vách mách rừng” và sợ nó buồn, tôi thầm nghĩ nếu như mẹ và chị nó không bị kẹt lại ở Đà Lạt hồi tháng 4/75 thì ba nó đã đưa cả gia đình qua Mỹ hết rồi! Hôm sau tiễn chân chị em Thi lên đường, mẹ nó khóc đến xỉu lên xỉu xuống còn tụi tôi thì ôm chặt lấy nó, đứa nào cũng nước mắt nước mũi dàn dụa!

Năm 1979, tôi được tin Thi đã chết tại chiến trường Tây Nam, cả tiểu đội của nó bị lính Khmer Đỏ dùng mã tấu bằm nát thây sau khi đã kháng cự mãnh liệt trước lúc hy sinh! Năm 1985, tôi tình cờ gặp lại mẹ Thi đang bán thuốc lá tại ga Hòa Hưng, lúc đó tôi nhận không ra bà vì tóc bà đã bạc trắng, da dẻ nhăn nheo, người hom hem vì bệnh tật và buồn rầu, tôi hỏi thăm ba và chị của Thi, bà cho biết chị Thi mất tích không có tin tức gì cả, còn ba Thi thì chết trong trại cải tạo vào năm 1979 – nghe bà nói tôi bất chợt rùng mình - cả hai bố con Thi đều chết thê thảm trong cùng một năm !!!

Trần Đức Nhã

1, 2, 3, 4, 5, 6

  @ Trang nhà thuyennhan.info gởi đến trang nhà truclamyentu.info. Chân thành cám ơn ban biên tập trang nhà thuyennhan.fo.


 

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site