lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Weblinks:
Điện Hạt Nhân Sẽ Đắt Gấp Ba Lần
1, 2
Phùng Liên Đoàn [1]
Tôi không có Báo Cáo Đầu Tư (BCĐT) của chính phủ, nhưng nghe kể lại báo cáo này khẳng định nhà máy Điện Hạt Nhân (ĐHN) Bình Thuận sẽ tốn 11 tỉ USD. Tôi hiểu rõ con số này vì tôi đã từng đánh giá hơn 50 nhà máy ĐHN ở Mỹ [xem ghi chú số 2, 3, 4, 5 ở cuối bài] cùng là xem các đánh giá mới nhất của Vựa Tư Tưởng Năng Lượng tại Viện Kỹ Thuật Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology—MIT) [6] có ảnh hưởng rất lớn đối với chính sách ĐHN ở Mỹ. Tôi xin cắt nghĩa các yếu tố quan trọng của giá thành ĐHN dưới đây.
Giá “mì ăn liền” và Giá “xây lâu đài”
Nếu ta mua một nhà máy ĐHN như ta mua một xe hơi, “sáng ngủ dậy thì có xe ngay để lái” thì giá tiền ta trả gọi là giá “mì ăn liền” (tiếng Mỹ gọi là “overnight cost”). Nhà máy ĐHN 2 x 1350 MW công ty điện NRG ở Texas dự định mua của Toshiba và General Electric năm 2007 thuộc loại này, với giá là 2600 USD/kW (nhưng nhà máy không thể giao như xe hơi!) Nhà máy ĐHN muốn xây thêm ở Turkey Point của công ty Florida Power and Light (nơi tôi có bạn làm việc), 2 x 1100 MW, dự định mua của Mitsubishi và Westinghouse thì giá 5500 tới 8200 USD/kW thuộc loại giá xây cất lâu đài-- cứ xây đâu thì đi vay tiền trả đấy, rồi tới khi xây xong hoàn toàn và bắt đầu vào ở thì kết toán tổng cộng tất cả tiền chi phí kể cả tiền trả lãi nhà băng. Tiếng Mỹ gọi giá này là giá đầu tư (investment cost).
Dĩ nhiên, “giá đầu tư” là quan trọng nhất, bởi vì nó là giá “mì ăn liền” ở thời điểm khi nhà máy bắt đầu hoạt động một cách trơn chu, đủ sức cho ông chủ thâu tiền điện để trả nợ ngân hàng, mua nhiên liệu mỗi 18 tháng một lần, trả tiền lương cho hơn 500 công nhân chuyên nghiệp, đóng tiền bảo hiểm cho việc xử lý các nhiên liệu phóng xạ cao, đóng tiền bảo hiểm tẩy uế phóng xạ khi nhà máy hết hoạt động, và lấy lời chút ít. Trong các lời chào bán của các công ty quốc tế, họ chỉ tính giá “mì ăn liền” ở thời điểm thương lượng, còn “làm sao có tiền, xây dựng cách nào, ở đâu, đã có hạ tầng cơ sở chưa, đã có ai cho vay tiền chưa” thì ta phải lo. Nếu ta là công tử Bạc Liêu không biết nhiều về các chi tiết rất chuyên nghiệp thì họ cũng lo giùm cho ta một phần, nhưng giống như mọi dịch vụ kinh tế, ta phải “trả thêm,” và số tiền trả thêm này sẽ diễn ra chóng mặt. Khi ta đã nhúng tay vào chàm thì ta khó có thể rút ra mà sạch tay được. Thực ra, đến lúc đó, hầu hết chúng ta đã già hoặc qua đời, việc trả tiền này con cháu ta phải lo. Với sức học và kinh tế của 70%-80% của con cháu ta còn thô sơ, và với nghề nghiệp như may mặc, đánh bắt tôm cá, trồng lúa và cà phê, xuất khẩu nguyên liệu thô, và đi làm thuê ở nước ngoài... chúng có đủ sức lo không?
Tài Liệu năm 2009 về giá “mì ăn liền” của nhà máy ĐHN
Báo cáo MIT [6] do 6 vị giáo sư, kỹ sư và chuyên gia nổi tiếng, trong đó 3 người là bạn học của tôi và hai người đã từng làm bộ trưởng Bộ Năng Lượng Mỹ (DOE) và Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương của Mỹ (Central Intelligence Agency), cho ta biết những con số sau:
Giá “mì ăn liền” vào năm 2007 của 11 nhà máy ĐHN tại Nhật và Hàn Quốc, tổng cộng 13,582 MW, là 3496 USD/kW (đồng đô la năm 2007). MIT đổi ra giá “mì ăn liền” năm 2009 là 4000 USD/kW. Giá này được tính toán cẩn thận với các yếu tố như: thời điểm khánh thành, giá nhà máy, giá hạ tầng cơ sở, hối suất giữa tiền Nhật, tiền Hàn và tiền Mỹ theo từng thời điểm.
Giá “mì ăn liền” năm 2007 của 6 nhà máy ĐHN, tổng cộng 13,757 MW là 3805 USD/kW (đồng đô la năm 2007). MIT đổi ra giá “mì ăn liền” năm 2009 là 4000 USD/kW. Đây là khảo giá và tính toán của 6 công ty điện lớn tại Mỹ, mỗi công ty đều ngang cỡ hoặc lớn hơn Điện Lực Việt Nam, đang dự định xây trong phong trào “tái sinh—renaissance” của ĐHN, bắt đầu khoảng 2014-2018 (giống Việt Nam). Và họ mới chiêng trống rùm beng nhưng chưa làm gì bởi vì còn sợ “mắc kẹt”nếu không có chính phủ Mỹ bảo trợ về giá cả.
Giữa năm 2003 và 2009, khi báo cáo MIT có ảnh hưởng lớn tới chính sách Hợp Tác Điện Hạt Nhân Toàn Cầu (GNEP- Global Nuclear Energy Partnership) của Bộ Năng Lượng Mỹ (DOE), thì giá “mì ăn liền” của nhà máy ĐHN tăng 15% mỗi năm, cho tới nay là 4000 USD/kW (tiền đô la năm 2009). Hiện tượng này là do các công ty nguyên tử “va chạm với thực tế” khi phải thực sự ký giao kèo với các hãng điện tại những nơi “có nhu cầu thật sự” và có tiền như Trung Quốc, Phần Lan, Nhật và Hàn Quốc, chứ không phải chỉ “có ý định” và tiền thì còn phải tính đi vay hoặc xin viện trợ. Vì phải đụng tới túi tiền theo kinh tế thị trường và không thể duy ý chí, họ phải tính thật kỹ trước khí ký giao kèo để không bị kiện tụng hoặc cháy túi khi thực tế diễn ra. Vậy mà họ vẫn lo rủi ro lỗ vốn, bởi vì nhà máy ĐHN có cả ngàn chi tiết, nhiều gấp bội các phi thuyền không gian mà tôi biết được qua khảo cứu sự an toàn của nhà máy ĐHN trong công trình WASH-1400 năm 1975 [2].
Cách tính nhanh chóng giá đầu tư từ giá “mì ăn liền”
Công thức sau đây là cách giản dị tôi đã dùng để tóm tắt các phép tính rất phức tạp cho việc tính giá các công trình xây dựng to lớn trong những năm 1980s khi tôi khảo sát tại sao giá thành của hơn 50 nhà máy ĐHN của Mỹ lại đắt gấp 2-5 lần giá loan báo khi bắt đầu ký giao kèo [5].
Gọi C1 là giá “mì ăn liền” Nhật, Mỹ hay Pháp chào bán với ta, tính theo USD ở thời điểm 0 (hôm nay.) Đây có thể là giá 11 tỉ USD cho 4 nhà máy 1000 MW, hay 2750 USD/kW mà chính phủ báo cáo vì nó cũng tương tự với giá Toshiba và General Electric chào bán cho hãng NRG tại Texas năm 2007.
Gọi C2 là giá ta phải chi để chọn địa điểm, thực hiện hạ tầng cơ sở, xây đường xá bến cảng, xây đường giây truyền điện vào hệ thống 500 KV Bắc Nam. Theo báo cáo MIT [6], thì C2 là khoảng 20% C1 ở Mỹ và Nhật. Theo tôi, giá này phải trên 30% C1 ở Việt Nam vì nhiều lý do dễ hiểu.
Gọi T là thời gian từ khi bắt đầu xây cho tới khi xây xong. Chỉ có Nhật và Hàn Quốc mới có kỷ lục xây trong 5 năm. Các nước khác như Pháp, Mỹ và Anh đều chưa có kinh nghiệm này. Hai nhà máy EPR do Pháp đang xây ở Phần Lan và ở Pháp chắc chắn sẽ mất tới 7 năm.
1, 2
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...