lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu-Hoa Việt-Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

...

Điện-Toán - Tin-Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng- Hòa

...

History Of Viet-Nam

...

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam

...

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Của Quốc-Gia Dân- Tộc Việt-Nam

...

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

...

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

...

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam

...

Tư-Tưởng Phật-Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn-duy-ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng-Quang-Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn-Quang-Duy

...

Trang Thơ Văn Trần-Văn-Giang

...

Trang Thơ Văn Lu-Hà

...

Trang Thơ Văn Dạ-Lệ-Huỳnh

...

Thư-Tín

...

Weblinks:

 

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

Điện Hạt Nhân Ý Đảng Không Phải Là Lòng Dân

1, 2, 3, 4, 5, 6

no nuclaire, chernobyl

Kỷ niệm 25 năm sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl 

chernobyl, fukushima, japan

Nhà máy điện nguyên tử Fukushima Nhật Bản đã bị phá hủy nặng nề bởi trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011– (Ảnh: gratisparacelula) 

...

Tiềm năng vô tận 

Vị trí địa lý đã ưu ái cho Việt Nam một nguồn năng lượng tái tạo vô cùng lớn, đặc biệt là năng lượng mặt trời. Trải dài từ vĩ độ 23023’ Bắc đến 8027’ Bắc, Việt Nam nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao.. Hằng năm các vùng ở phía Bắc Việt Nam có khoảng 1400-2000 giờ nắng và các vùng miền Trung và một số vùng miền Nam có từ 2000-3000 giờ nắng. Trong đó, nhiều nhất phải kể đến thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh)… 

solar cells

Với điều kiện thuận lợi về địa lý, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo lớn và đa dạng, 
trong đó năng lượng mặt trời (NLMT) có thể khai thác trực tiếp 

Năng lượng mặt trời có những ưu điểm như: Sạch, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng… Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ nhiều nhược điểm đắt đỏ và ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống. Tại Đan Mạch, năm 2000, hơn 30% hộ dân sử dụng tấm thu năng lượng mặt trời, có tác dụng làm nóng nước. Ở Brazil, những vùng xa xôi hiểm trở như Amazon, điện năng lượng mặt trời luôn chiếm vị trí hàng đầu. Ngay tại Đông Nam Á, điện mặt trời ở Philipines cũng đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho 400.000 dân. 

Với điều kiện thuận lợi về địa lý, Việt Nam có nguồn năng lượng tái tạo lớn và đa dạng, trong đó năng lượng mặt trời (NLMT) có thể khai thác trực tiếp. NLMT đã bắt đầu được ứng dụng tại Việt Nam với khoảng 6.000 trạm điện mặt trời với tổng công suất 750 kW được lắp đặt cho khu vực miền núi và hải đảo. Cùng với NLMT, vùng lãnh thổ có thể khai thác có hiệu quả NLG chiếm 9% diện tích cả nước, đặc biệt là các tỉnh ven biển miền Trung. 

Tiềm năng gió

Theo số liệu, tiềm năng gió của Việt Nam (trên độ cao 65 mét) rất khả quan, ước đạt 513.360 mW, lớn hơn 200 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiềm năng lý thuyết, tiềm năng có thể khai thác được dạng tiềm năng kinh tế còn tùy thuộc vào mức độ qui mô đầu tư. Song đây sẽ là một nguồn năng lượng tiềm năngquan trọng có thể khai thác bổ sung cho nguồn điện quốc gia, thay thế cho các nguồn năng lượng hóa thạch.

điện gió

5 tổ máy 1.5MW đầu tiên của nhà máy điện gió Tuy Phong, Bình Thuận

Có những giải pháp có thể nhanh chóng nâng cao sản lượng điện, đáp ứng nhu cầu điện năng trong một thời gian không lâu: Như xây dựng các trạm điện bằng sức gió. Tất nhiên, gió là dạng năng lượng vô hình và mang tính ngẫu nhiên rất cao nhưng chắc chắn chi phí đầu tư cho điện bằng sức gió thấp hơn so với thủy điện. Toàn bộ chi phí cho một trạm điện bằng sức gió 4.800kW khoảng 3.000.000 euro. Với 500 trạm điện bằng sức gió loại 4.800kW sẽ có công suất 2,4 triệu kW, bằng công suất Nhà máy thủy điện Sơn La, tổng chi phí sẽ là: 500 x 3.000.000 = 1,50 tỉ euro = 1,875 tỉ USD, chi phí này nhỏ hơn 2,4 tỉ USD là dự toán xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La. (Vietnam Business Forum). 

Khái quát của vấn đề tưởng chừng đã dễ nhận diện, tuy nhiên, người dân, đại chủ thể phải chi trả và chịu ảnh hưởng trực tiếp mọi rủi ro (nếu có hậu quả bi đát) của chủ trương này không khỏi phải suy tư và buồn lòng trước một số quan điểm của người đại diện cho mình tại Quốc Hội. 

Người dân tâm đắc đồng tình trước sự thận trọng chuẩn mực của Cựu Đại biểu Quốc Hội Việt Nam, Giáo sư T/S Nguyễn Minh Thuyết bao nhiêu thì lại ngán ngẩm nao lòng bấy nhiêu với một số vị ĐB/QH đương nhiệm. 

giáo sư thuyết

Nói với BBC, GS Thuyết (ảnh trái) tin rằng Việt Nam "nên dừng lại" dự án xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận "nếu vẫn còn kịp," đồng thời gợi ý vẫn có thể "xin lại ý kiến" của Quốc hội của Đảng kể cả khi đã có các nghị quyết được "thông qua" trước đây. 

Phát biểu chỉ một tuần trước khi thế giới tưởng niệm tròn một năm sự cố thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản bị mất an toàn do sóng thần gây ra (11/3/2011-11/3/2012), Giáo sư Thuyết tái khẳng định Việt Nam "không đáng phiêu lưu" với các dự án mà theo ông lợi có thể bất cập hại. 

ĐB Thuyết dẫn giải, nguồn vốn đầu tư nhà máy chủ yếu là đi vay. Nếu chúng ta xây dựng 2 nhà máy với 4 lò ở thế hệ 2 cần 12 tỷ USD nếu chọn thế hệ 3 là 16 tỷ USD chiếm 1/2 GDP. Xây xong, cần 900 triệu USD mua nhiên liệu và sau 18 tháng cần 320 triệu USD, như thế liệu chúng ta có đủ tiền để vận hành nhà máy hay không? Đầu tư cho điện hạt nhân là quá cao, trong khi đến năm 2025, nhà máy ĐHN cũng chỉ đáp ứng 4,4% (!?) nhu cầu điện cả nước. Giá điện của nhà máy này cao gấp 3 lần (!?) giá điện sử dụng các nguồn nguyên liệu khác. Vậy người dân có đủ tiền để mua điện hay không? “Chúng ta không nhiều tiền, không nhất thiết cái gì cũng phải đầu tư”. "Sau khi tôi đã có ý kiến như vậy, tôi thấy có rất nhiều chuyên gia đã phân tích rất sâu về sự tốn kém và sự không an toàn của điện hạt nhân. Và hiện nay, xu hướng ở trên thế giới, người ta cũng bỏ dần điện hạt nhân. 

“Khá nhiều quốc gia đã đình chỉ, tiến tới gỡ bỏ các nhà máy điện hạt nhân. Không có lý do gì mà chúng ta cứ cố kiết làm một việc đi ngược lại xu hướng chung của khoa học kỹ thuật thế giới như vậy, mà những khả năng xảy ra mất an toàn cũng rất dễ. Chúng ta đã thấy Nhật là một đất nước tiên tiến như thế nào, nhưng chỉ một trận sóng thần của họ đã làm cho nhà máy hạt nhân ở Fukushima trở nên mất an toàn và làm cho Nhật thay đổi chính sách về điện hạt nhân”. 

Trong khi đó thì, ĐB Trần Hanh (Vĩnh Phúc) cho rằng “xây 1 nhà máy (ĐHN) vừa làm tốt vừa rút kinh nghiệm cho nhà máy sau...” Người ta phải tự hỏi, chắc vị ĐB này chỉ hình dung được việc điều hành và bảo trì một lò phản ứng hạt nhân như điều khiển và bảo trì một chiếc xe máy? mọi sai sót có thể rút ra làm kinh nghiệm được!?

Còn ĐB/QH, Bộ trưởng Bộ Công Thương - Vũ Huy Hoàng khẳng định: “Chúng ta có đủ điều kiện để xây dựng 2 nhà máy và đưa vào vận hành đúng theo dự kiến nếu QH thông qua chủ trương đầu tư, chúng tôi chịu trách nhiệm đảm bảo sự an toàn của nhà máy.” (!?) 

Đề cập vấn đề ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm ra sao nếu một sự cố nghiêm trọng mất an toàn hạt nhân xảy ra ở Ninh Thuận. GS Thuyết nhận xét: "Dĩ nhiên những người quyết định dự án này sẽ phải chịu trách nhiệm, và những người điều hành cụ thể dự án này trong thời gian xảy ra sự cố sẽ phải chịu trách nhiệm. “Chỉ có điều là trong quy định của pháp luật Việt Nam, những người đề ra chính sách không đúng gần như không phải chịu trách nhiệm.” (ai đề ra chính sách này ngoài Đảng và Nhà Nước? ) "Hai nữa là chúng ta không thể nghĩ trong vòng vài năm tới xảy ra chuyện gì, mà có thể chuyện ấy xảy ra sau vài chục năm, lúc ấy những người quyết định, xin lỗi là (họ) khuất núi rồi hay quá già yếu rồi, thì khi ấy, ai buộc được họ chịu trách nhiệm?" 

Đặc biệt, cựu Đại biểu Quốc hội cũng nêu quan điểm về, có nên trưng cầu dân ý về dự án Ninh Thuận hay không: “Tôi cho rằng với việc lần đầu tiên Việt Nam làm, mà chưa hề có kinh nghiệm, thậm chí gần như chưa hề có chuyên gia, mà có rất nhiều lời cảnh báo thế này, thì cần phải thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý rộng rãi hơn. Nhưng để cho người dân có thể bỏ phiếu thể hiện ý kiến của mình một cách chính xác, cần phải có giải thích rất rõ ràng với người dân, và khi giải thích cần phải nói cả hai luồng ý kiến nghịch và thuận, cái lợi và cái hại". (BBC). 

ĐB/Quốc Hội muôn năm vẫn thế, vì vậy Việt Nam cứ mãi mãi lẻo đẽo theo sau các nước khác như “Trâu chậm uống nước đục”. Nghĩ tới đây chắc không ai là không nén một tiếng thở dài khi dõi mắt xa xôi trên con đường XHCN diệu vợi mà cả dân tộc đang cô đơn, khắc khoải, cúi đầu lầm lũi… đi trong vô vọng.

Hoàng thanh Trúc (dânlàmbáo)

 

1, 2, 3, 4, 5, 6

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

 

free counters
un compteur pour votre site