lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Biển Cả Và Con Người

...

Bưu-Hoa Việt-Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

...

Điện-Toán - Tin-Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng- Hòa

...

History Of Viet-Nam

...

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam

...

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Của Quốc-Gia Dân- Tộc Việt-Nam

...

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

...

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

...

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam

...

Tư-Tưởng Phật-Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn nguyễn-duy-ân

...

Trang Thơ Văn Ông Bút

...

Trang Thơ Văn Đặng-Quang-Chính

...

Trang Thơ Văn Nguyễn-Quang-Duy

...

Trang Thơ Văn Trần-Văn-Giang

...

Trang Thơ Văn Lu-Hà

...

Trang Thơ Văn Dạ-Lệ-Huỳnh

...

Thư-Tín

...

Weblinks:

 

Nguyên Tử Của Việt Nam Và Quốc Tế

Điện Hạt Nhân Ý Đảng Không Phải Là Lòng Dân

1, 2, 3, 4, 5, 6

no nuclaire, chernobyl

Kỷ niệm 25 năm sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl 

chernobyl, fukushima, japan

Nhà máy điện nguyên tử Fukushima Nhật Bản đã bị phá hủy nặng nề bởi trận động đất và sóng thần hồi tháng 3/2011– (Ảnh: gratisparacelula) 

...

Đơn cử điển hình vài nhà máy bị huỷ bỏ

điện hạt nhân

Hai nhà máy ĐHN 2 x 1100 MW xây dở dang nằm chết ở Satsop gần thủ đô Olympia của tiểu bang Washington. Hai tháp lớn là dùng để tải nhiệt cho tua bin tạo điện. Hai lò hạt nhân sẽ nằm trong hai nhà vòm nhỏ hơn (chỉ cao khoảng 100m), một vòm còn chưa có mái. Hai nhà máy này tính tốn 6.2 tỉ USD, nhưng sau đó tăng giá thành hơn 12 tỉ, cho nên phải bỏ dở. Hiện nay có một nhà máy đốt hơi khí 600 MW tọa lạc tại đây.

Nhà máy ĐHN Bellefonte của TVA tại biên giới ba tiểu bang Alabama, Tennessee và Georgia, 2 x 1235 MWe PWR, cách nơi tôi ở khoảng 150 cây số đã bị bỏ dở 30 năm, sau khi xây cất tốn kém 3 tỉ USD (năm 1980, đáng giá 10 tỉ USD ngày nay). Tôi đã đi thăm nhà máy này khi đang xây cất. 

Nhà máy Marble Hill, 2 x 1130 MWe PWR, tại Indiana bị bỏ dở năm 1974, sau khi đã tiêu tốn 2.8 tỉ USD (12.7 tỉ USD ngày nay). 

Nhà máy Perry, 2 x 1205 MWe, nằm trên biển hồ Erie cạnh tỉnh Cleveland, tốn kém 6 tỉ USD năm 1994 (8.6 tỉ ngày nay) mà chỉ hoàn thành được một lò. Lò thứ hai, Perry 2, bị bỏ dở. Chính vì thế mà chỉ thấy một tháp làm nguội nước hoạt động. 

Đọc thêm: Điện hạt nhân: Bài học từ 127 nhà máy ĐHN phải hủy bỏ tại Hoa Kỳ. 

Chú thích: ông Phùng Liên Đoàn 

Ông Phùng Liên Đoàn, 70 tuổi, là Tổng Giám đốc Công ty tư vấn Professional Analysis, Inc. (PAI) tại Mỹ, chuyên môn về các dịch vụ nguyên tử và môi trường. Ông Đoàn đã từng là cố vấn cho Bộ Năng Lượng (Department of Energy-DOE) và Cơ Quan Giám Định Luật Lệ Hạt Nhân (Nuclear Regulatory Commission- NRC) của Mỹ. Ông đã tham gia thiết kế 4 nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) và viết hơn 100 khảo cứu và phúc trình về sự an toàn và giá thành của ĐHN so với các nguồn tạo điện khác. Ông cũng đã tham gia tẩy uế phóng xạ tại 10 trung tâm nguyên tử khắp nước Mỹ, cùng là khảo cứu hiện tượng hâm nóng khí quyển do việc sử dụng năng lượng toàn cầu. Ông là đồng tác giả tài liệu WASH-1400 về sự an toàn của 100 nhà máy ĐHN của Mỹ mà cả thế giới đã noi gương; và sách The Second Nuclear Era: A New Start for Nuclear Power, Praeger Publishers, New York, tiên đoán sẽ có sự phục sinh của ĐHN. Ông Đoàn tốt nghiệp cử nhân toán và vật lý tại đại học Florida State University, thạc sĩ vật lý và nguyên tử tại Massachusetts Institute of Technology (MIT) và tiến sĩ nguyên tử tại MIT. Ông Đoàn đã từng làm việc tại Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân Đà Lạt, 1964-1967. Ông Đoàn và gia đình đã bỏ hầu hết tiền để dành và tiền hưu để làm việc từ thiện ở Việt Nam

Vài hậu quả 

Mỗi hãng điện của Mỹ trong bảng liệt kê lớn giữa 10,000 MWe–40,000 MWe, nghĩa là tương đương với công suất Điện Lực Việt Nam. Chỉ có hai hãng – WPPSS và TVA (Washington Public Power Supply System và Tennessee Valley Authority) là có tính cách bán công; số còn lại đều là tư. Công ty tôi làm việc có dịch vụ xây nhà máy WPPSS-3, và tôi đã từng chui trong lòng lò Browns Ferry 2 của TVA và Oconee 2 của Duke mà muôn thuở sẽ không ai chui được như vậy nữa vì phóng xạ nay rất cao. Họ đều bị lỗ nặng, và chứng khoán thị trường của họ xuống giá rất thấp giữa những năm 1979-1990 vì họ không có đủ tiền lời để trả cho các cổ đông thành ra người ta đem tiền đầu tư vào nơi khác. Riêng WPPSS, đại diện cho hơn 70 công ty điện nhỏ thuộc loại “làng, huyện” thì lỗ 2.3 tỉ USD (năm 1990, tương đương với 3.8 tỉ năm 2009) 

Đừng so sánh VN với Nhật, Hàn và Đài Loan

Không vướng bận chiến tranh như VN, các nước này khi bắt đầu làm nhà máy Điện Hạt Nhân thì đã ở trình độ kỹ nghệ cao, dân sinh cao, và đã học được kinh nghiệm của Mỹ. Họ đã xuất khẩu xe hơi (Toyota xuất khẩu từ năm 1960), máy ảnh (máy ảnh Nhật được khắp quốc tế dùng, đè bẹp máy ảnh Đức), đồng hồ (ngang ngửa vói Thụy Sĩ), TV (Sony và Samsung hầu như ai cũng dùng), điện tử (kinh tế Đài Loan năm 1970 gần bằng toàn thể kinh tế trong lục địa có đông dân gấp trăm lần), đóng tàu. Người dân của họ đã có thâu nhập ở trình độ 2000 USD (Hàn), 3000 USD (Đài Loan), 8000 USD (Nhật) ở thập kỷ 1970-1980. Không nước nào có nhiều tài nguyên năng lượng và không nước nào xuất khẩu nguyên liệu thô như than, bauxite, gỗ như VN. Họ cần năng lượng, họ có hạ tầng cơ sở, và người dân họ được ăn học nhiều hơn người dân VN ta. 

1, 2, 3, 4, 5, 6

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info
un compteur pour votre site