lịch sử việt nam

Trang Chính

...

Bưu Hoa Việt Nam

...

Dòng Thơ

...

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam

...

Điện Toán - Tin Học

...

Hịch Tướng Sĩ

...

Hình Ảnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

...

History Of Viet Nam

...

Hoàng Sa Trường Sa Là Của Việt Nam

...

Tư Tưởng Phật Giáo

...

Sitemap

...

Trang Thơ Văn Thanh Sơn

...

Trang Thơ Văn Đặng Quang Chính

...

Trang Thơ Văn Lu Hà

...

Trang Thơ Văn Vĩnh Nhất Tâm

...

Trang Thơ Kita Kha

...

Trang Thơ Văn nguyễn duy ân

...

Trang Thơ Văn Mai Hoài Thu

...

Văn Hóa Tộc Việt

...

Ủng Hộ Trúc Lâm Yên Tử - Donate

...

 

Trang nguyễn duy ân

Chuyện Lá Cờ

1, 2

...

“Thiên Địa giao Thái, hậu dĩ tài thành thiên địa chi đạo, phụ tướng thiên địa chi nghi, dĩ tả hữu dân”.

Theo cụ Phan Bội Châu giải thích:

“Hình thiên vẫn ở phía trên, bây giờ Càn hạ là thiên khí hạ giao với địa, hình địa vẫn ở phía dưới, bây giờ Khôn thượng là địa khí thượng giao với thiên. Thiên địa giao mà âm dương hòa, thì vạn vật s(x)ướng đạt cả thảy, ấy là thái.

“Người nguyên thủ ở trong một nước gọi bằng hậu chính là người có quyền thay gánh của trời đất. Nên phải thể lòng trời đất sinh thành vạn vật, mà lo bổ cứu những chỗ khuyết hám trong trời đất. Tỉ như: thì trời có nóng lạnh, hình đất có cao thấp, tựu trung có thái quá, có bất cập, nhân đó mà sửa sang cắt xén, khiến cho đâu đó cũng vuông tròn thành tựu, ấy là tài thành thiên địa chi đạo...

“Lại tỉ như: chốn đất cao thích trồng cây, chốn nước sâu tiện thủy lợi, thánh nhân nhân địa thế tự nhiên mà dạy cách làm rừng nấu muối... ấy là phụ tướng thiên địa chi nghi.

Đạo là thuộc về nguyên lý tự nhiên, nghi là thuộc về sự lý đương nhiên, thánh nhân hết lòng hết sức xem xét ở hai lẽ ấy mà đưa ra thực hành, cốt cho dân sinh được đầy đủ, dân dụng được tiện lợi, sẽ để phù trì cứu độ dân, ấy là tả hữu dân.

“Khi đã được thái rồi, thời chỉ lo: cái gì thái quá thì phải lo hạn chế lại, cái gì bất cập phải lo bổ trợ thêm..Vạn sự các đắc kỳ trung, vạn vật các đắc kỳ sở, ấy là công hiệu của thánh nhân tài thành phụ tướng mà được như thế.

“Trái lại dầu Thiên thì làm ích cho người, địa lỵ làm lợi ích cho người, nên không phương pháp tài thành phụ tướng khiến cho thỏa thích quân bình, tất nhiên có thái quá, có bất cập, hiện ra vô số tình hình bất bình đẳng trong xã hội. Hoặc giàu quá chừng giàu, hoặc đói quá chừng đói, hoặc sướng quá chừng sướng,  hoặc khổ quá chừng khổ, hoặc người trên quá chừng áp chế  người dưới, hoặc người dưới quá chừng oán ghét người trên. Tổng chi, vì không cách tài thành phụ tướng để tả hữu dân mà thôi.” (Chu Dịch – Phan Bội Châu).

Như tình huống xã hội Việt Nam hiện nay!

Ở vào thời đại Thái lại gặp được người tài đức như Hào Nhị mà lời Kinh:

“Bao hoang, dụng bằng hà, bất hà duy, bằng vương (vong), đắc thượng vu trung hàng (hành).” Cũng theo cụ Phan giảng giải:

“Sanh gặp hoàn cảnh như thế, lại chung quanh có hai dương đồng chí với mình, dắt nhau ra gánh việc tế thế an bang. Trách nhiệm đã quá chừng lớn, tất thủ đoạn phải quá chừng giỏi, mà đạo đức cũng phải quá chừng cao...

“Một là: kể về độ lượng, hai là kể về khí phách, ba là kể về kế hoạch, bốn là kể về công đức công tâm. Bốn đức ấy lại phải tất thảy cho đúng với đạo Trung:

“Bao hoang: vì thì đại mới bước vào Thái mầm mới tuy đương lên, mà rác cũ vẫn chưa quét sạch. Nếu người có độ lượng chật hẹp, e đến nỗi tật ác thái thậm, trừ tệ thái cấp, hay hóa ra dỡ cũng có lẽ, vậy nên xử vào thời này, gánh công việc trì thái, tất phải có độ lượng cho lớn rộng, sẽ bao bọc được loài uế tạp, khử tiểu nhân, trừ tệ chính làm bằng một cách thung dung.

“Thế thời dụng nhân mới được đủ tài, mà làm việc mới có thứ tự, ấy là bao hoang.

“Dụng bằng hà: xưa nay những người có độ lượng khoan hồng thường mắc tệ nhân nhu bất đoán. huống gì đương thì thái, phá hoại vừa xong bắt đầu kiến thiết. Những việc đỉnh tân cách cố, có hạng người thủ thường tuần cựu, sinh ra tệ do dự nhân tuần, tất phải dùng bằng cách cương đoán, đủ cả gan mạo hiểm, ráng hết sức tấn thủ. Ngộ việc đáng quyết thì quyết ngay, tượng như người có gan liều, trần mình qua sông mà chẳng khiếp sợ...

“Bất hà duy: tùng lai, những người có độ lượng khoan hồng thường hay tính việc lớn mà quên việc nhỏ, có khí phách cương quả, thường nóng nảy mà chẳng kịp tinh tường. Dầu những việc xa khơi nhỏ mọn, mà cũng chẳng bao giờ để sót thiếu.

“Đức Khổng tử có câu: Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu.

“Bằng vương: công việc xử thái như ba câu trên, nhưng còn lo sợ họa bằng đảng.

“Bởi vì thì thái đảng quân tử tuy vẫn nhiều, nhưng đạo trì Thái tất phải đại công vô tư. Hể người nào có điều tốt thì dùng, người nào có điều xấu thì bỏ, cứ một lối công bình chính trực mà ứng phó với người đời, quên hẳn cả phe phái với mình mà chẳng tí gì thiên tư, thiên vị.

“Đắc thượng vu trung hàng: Gánh trách nhiệm trì thái mà đã đủ được bốn điều như trên, vẫn đã hoàn toàn thiện mỹ. Nhưng thánh nhân còn lấy làm lo là vì sự lý trong thiên hạ, quý nhất là đúng chữ Trung.

“Nếu bao hoang mà thái quá, thường đến nỗi phù phiếm hỗn tạp. Dụng bằng hà mà thái quá, thường đến nỗi táo cấp vọng động...

“Bất hà duy mà thái quá, thường đến nỗi tẳn mẳn rù rờ. Bằng vương mà thái quá thường đến nỗi thất quần cô lập.

“Thánh nhân mới đinh ninh dặn rằng: bao hoang mà chẳng phải không kén chọn, dụng bằng hà mà chẳng phải không kỹ lưỡng, bất hà duy mà vẫn chẳng phải làm việc vu khoác. Bằng vong mà vẫn thân người hiền viền người gian. như thế mới thích hợp đạo trung”. ( Lược trích: Chu Dịch – Phan Bội Châu).

Vũ trụ biến động, con người và xã hội cũng đổi thay để tiến hóa, cái gì hay thì giữ lại, dở thì bỏ đi, cái gì chưa hoàn chỉnh thì sửa đổi.

Như trên đã trình bày thì cờ đỏ sao vàng cần phải hủy bỏ, không phải vì yêu nên tốt ghét nên xấu mà vì hình tượng và ý nghĩa của nó mang điềm triệu xấu xa và cũng đã chứng minh rõ ràng trên thực tế xã hội. Hơn nữa, cờ đỏ sao vàng mô phỏng cờ CS Liên Xô nền đỏ Búa Liềm tiêu biểu cho sắt máu và bạo lực (mà nay LX đã vứt bỏ), mô phỏng cờ Trung Cộng, cũng cờ đỏ sao vàng lại có thêm những sao vàng nhỏ ở góc, ám chỉ là các chư hầu Bắc Việt, Bắc Hàn...Tây Tạng, Tân Cương,  Đài Loan là những nước mà TC đã sát nhập hoặc lăm le thôn tính. Cờ Đỏ Sao Vàng cũng là cờ của tỉnh Phúc Kiến bên Tầu Cộng!

Cờ vàng ba sọc đỏ nếu được thêm ba hào âm phía trên trở thành "Cờ Vàng Quẻ Thái" mà biểu tượng Dịch lý tốt lành nhất để hy vọng đất nước tiến tới thời kỳ thái bình thịnh vượng, sẽ có thiên tài nhập thế và nhân tài chính ứng để tái dựng một nước Việt Nam hùng cường như lịch sử xa xưa.
( Trích Bán nguyệt san Thế Giới Mới số 157 trang 76, 78 và 82)

Bài viết trên đây đến nay đã hơn một thập niên (1993- 2005), khi đó cũng như bây giờ (2005) người viết chỉ mong đưa ra một ý kiến, còn vấn đề lựa chọn một lá Quốc kỳ Việt Nam hậu Cộng Sản chắc chắn là phải chờ sự quyết định của toàn dân qua một đại hội đại biểu do người dân bầu lên bằng lá phiếu thật sự có tự do bầu cử và ứng cử.

Sở dĩ người viết nêu lại vấn đề vì tình cờ được đọc trên báo mạng “Mặt Trận Tình Thương” thấy có trích dẫn mấy câu từ bài viết trên như sau: “Theo học giả Nguyễn Duy Ân...”.  Điều phấn khởi là cũng đã có người cùng quan điểm về việc lấy quẻ Địa Thiên Thái làm biểu tượng cho lá Quốc kỳ tương lai, trước hết người viết xin tự xác nhận rằng bản thân chẳng phải học giả học thiệt chi cả, thành thật là chưa được học một ngành nghề nào tới nơi tới chốn, cũng như chưa hề tìm tòi nghiên cứu một đề tài nào cho tường tận rốt ráo, chẳng qua là có đọc một ít sách báo xưa nay rồi cóp nhặt của tiền nhân cũng như của thiên hạ, thế thôi.

Tuy người viết rất đồng tình với nhiều quan điểm của “Mặt trận Tình thương”, nhưng cũng không đồng ý với vài chi tiết, nhất là mẫu vẽ lá cờ “Tình thương”: mẫu  cờ mới này chỉ  nhìn thấy lá cờ Đỏ Sao Vàng nhỏ nằm ở trung tâm lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ như trái tim khối óc trong một cơ thể, ngôi sao vàng ở chính giữa như Thái cực (nguyên tử) có phân tử bên ngoài (Lưỡng nghi) là 3 vạch đỏ bị phân chia thành 6 bởi nền đỏ nhỏ của cờ sao. Khó có thể hình dung ra quẻ Địa Thiên Thái trên mẫu vẽ lá cờ nói trên.  Người CS luôn khẳng định rằng: "Đảng phải giữ vai trò hạt nhân trong lãnh đạo": ngôi sao vàng nằm chính giũa lá cờ rất thích ứng với chủ trương nầy. Một bức thư mới phổ biến mà nhiều nghi vấn là của Võ Văn Kiệt dù có vài khuynh hướng tiến bộ vẫn không quên lập lại "đảng giữ vai trò hạt nhân trong lãnh đạo", không cần biết có tài năng và đạo đức để "giữ vai trò lãnh đạo" hay không, nếu không có thì lại xử dụng bạo lực và thủ đoạn mà thôi.

Cho nên người viết lại đồng ý với lập luận của Ts Nguyễn Học Tập trong bài “Lá Cờ Tình Thương" trên mạng Phù Sa.net đại ý như :

“Người Quốc Gia không chống người Cộng Sản, không chống anh em miền Bắc, nhưng không chấp nhận ý thức hệ CS độc tài phi nhân và vô thần trên đầu trên cổ và trên dân tộc Việt Nam”.
“Giữa Dân chủ và Độc tài, giữa Nhân bản và Phi nhân, giữa Tự do và Áp bức chỉ chọn một phía chứ không thể chọn đứng ở giữa”.

Công cuộc đấu tranh để đem lại Tự do dân chủ nhân quyền cho dân tộc Việt Nam quả thật khó khăn lâu dài và gian khổ, nhưng không vì vậy mà nôn nóng thỏa hiệp hay dung túng với cái ác.

Thế quần Dương dù mới nhú mầm, non yếu nhưng có sinh khí và triển vọng sẽ ngày càng lớn mạnh; thế quần Âm dù đang ở đỉnh cao hung bạo sung mãn, nhưng đang thoái hóa già nua, từng bước đang bị đẩy lùi. Xu thế dân chủ trên toàn Thế giới sẽ không để yên cho độc tài áp bức cố quyết chặn đà quay của vũ trụ nhân sinh.

Dù sao cờ Vàng ba sọc đỏ cũng là Quốc kỳ Việt Nam đầu tiên biến thái từ lá cờ quẻ Ly theo sử gia Trần Gia Phụng (Mặt trận Tình thương cũng đã trích dẫn): “Chính phủ Nguyễn Văn Xuân đã trưng cầu dân ý về hình thức lá cờ và dân chúng đề nghị (350 mẫu cờ)  và lựa chọn” ;  Sau khi: “Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Bảo hộ ký giữa Việt Nam và Pháp năm 1884 và đưa ra tuyên ngôn độc lập ngày 11- 3- 1945” và: “Hiệp ước Elyseé ngày 8- 3- 1949 với Tổng thống Pháp Auriol chính thức giải kết hiệp ước Bảo hộ  và trao trả độc lập cho Việt Nam.”

Trong khi cờ Đỏ sao vàng khởi thủy chỉ là đảng kỳ của CSVN mà ý nghĩa cũng như quá trình gieo rắc tai họa cho dân tộc và đất nước của một nhóm người thường xuyên nhân danh lá cờ đó, thì thử hỏi nó có còn xứng đáng là Quốc kỳ của nước “Việt Nam Tự Do Dân Chủ" thật sự sau này hay không.

Theo tác giả "Lá cờ tình thương" thì:

 "Để lá cờ miền Bắc trong lá cờ Quốc gia màu vàng không có nghĩa là chấp nhận CS, mà để chứng tỏ chúng ta muốn sống chung với đồng bào miền Bắc mà thôi...Đồng bào miền Bắc sống trong lá cờ đó nên họ không nghĩ là cờ CS, mà tuổi trẻ miền Nam lớn lên trong lá cờ nầy cũng đâu biết đó là cờ CS", để rồi: "Chúng ta hãy ráng quên hai chữ CS trong lá cờ Bắc Việt".

Cờ đỏ sao vàng là đảng kỳ của đảng CS thì không thể gọi là cờ (của đồng bào) Bắc Việt, nếu bỏ lá cờ đó không có nghĩa là không "sống chung với đồng bào miền Bắc", nói rằng "những người miền Bắc và những người tuổi trẻ miền Nam ...  đâu biết đó là cờ CS" là quá coi thường đồng bào, hơn nữa nếu ai không biết thì giải thích cho họ biết chứ bảo "hãy ráng quên hai chữ CS" là điều không ổn.

Tác giả "lá cờ tình thương" cũng đồng ý trên phương diện phong thủy, vậy một biểu tượng phong thủy đã xấu xa thì tại sao còn nhập nhằng nuối tiếc?

Nước Nga sau khi loại bỏ chủ nghĩa CS họ cũng hủy bỏ luôn cờ Búa Liềm, mặc dù những người cầm quyền vẫn là những cựu đảng viên đảng CS Liên Xô.
(28/2/2005)

***

Đến nay, năm 2011 nhiều chế độ độc tài sắt máu đã sụp đổ, mới nhất là ở Lybia, càng chứng minh niềm tin và hy vọng của người viết từ nhiều năm về trước, đã sáng tỏ dần.

30/10/2011
nguyễn duy ân

1, 2

pay per click advertising

Weblinks :

 

Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

 

 

free counters

Search: The Web    http://www.truclamyentu.info