lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
THÔNG TRI GỬI ÂN XÁ QUỐC TẾ
VỀ VỤ LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ VÀ CÁC LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI, LÊ THỊ CÔNG NHÂN VÀ CÙ HUY HÀ VŨ BỊ KẾT ÁN VỀ TỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC
1, 2
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
...
Trong chiều hướng đó, tại các quốc gia lấy Luật Quốc Tế Nhân Quyền làm kim chỉ nam, tòa án không truy tố người dân về những hành vi tuyên truyền chính trị, dầu là tuyên truyền chống chính phủ, chống chế độ hay chống nhà nước.
B. Về Thủ Tục Tố Tụng
Theo quan niệm luật pháp phổ thông, hình thức hay thủ tục tố tụng là chị em song sinh của tự do (Form or Procedure is a twin-sister of Liberty). Nếu nhà cầm quyền vi phạm những thủ tục tố tụng về bắt giữ, khởi tố, điều tra, thẩm vấn, tranh luận hay xét xử, thì tự do nhân thân của bị cáo sẽ bị vi phạm, và hồ sơ nội vụ kể cả bản án tuyên phạt bị cáo nếu có cũng trở thành vô hiệu. Trong những trường hợp này, hội đồng xét xử sẽ tuyên bố miễn nghị bị cáo.
Theo Điều 4 Bộ Hình Sự Tố Tụng tác dụng của bộ luật này là để “tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”, công dân ở đây chủ yếu là công dân bị truy tố.
Trong các hồ sơ hiện vụ, những vi phạm về thủ tục tố tụng rất nghiêm trọng khiến cho quyền bào chữa của các bị cáo bị xâm phạm nặng nề.
Vi phạm quyền suy đoán vô tội
Chiếu Điều 14 Khoản 2 Công Ước Dân Sự Chính Trị “bị cáo được quyền suy đoán là vô tội cho đến khi có bằng chứng buộc tội theo luật”.
Điều 217 Hình Sự Tố Tụng xác nhận rằng “chỉ các tài liệu và chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa mới có hiệu lực để buộc tội bị cáo”.
Do đó trong giai đoạn điều tra thẩm vấn bị can phải được coi là vô tội. Và các cơ quan báo chí và các đài truyền thanh truyền hình nhà nước không được đưa ra các luận cứ kết tội bị can. Vì việc này sẽ gây ảnh hưởng và tiên kiến cho thẩm phán trong phiên xử khiến cho tòa án mất tính độc lập và vô tư. Trong 3 vụ án chính trị nêu trên, các cơ quan truyền thông nhà nước đã vu cáo các bị can bằng những bài tường thuật và bình luận thiếu vô tư để gán cho các bị can những tội trạng đã định sẵn. Ngoài ra họ còn vu cáo các bị can là những phần tử xấu đã phổ biến những tài liệu phản động để kích thích dân chúng đứng lên chống phá nhà nước. Hậu quả là dư luận chờ đợi những bản án xác nhận tội trạng các bị cáo. Và việc xét xử chỉ là để thông qua một việc đã rồi hay để duyệt y một bản án đã định sẵn.
Do đó sự vi phạm quyền suy đoán vô tội của bị cáo sẽ có tác dụng vô hiệu hóa các biên bản điều tra, thẩm vấn, và bản án kết tội nếu có sẽ vi luật và phải bị hủy bỏ.
Vi phạm quyền biện hộ của bị cáo
Điều 14 Công Ước Dân Sự Chính Trị dành cho các bị cáo quyền được có luật sư bào chữa do chính họ lựa chọn, quyền có đủ thời gian để liên lạc với luật sư và chuẩn bị hồ sơ.
Điều nghịch lý là, tại Việt Nam, chiếu Điều 58 Tố Tụng Hình Sự, các bị cáo bị truy tố về những tội xâm phạm an ninh quốc gia (như tuyên truyền chống nhà nước) không được quyền nhờ luật sư tham gia tố tụng khi cuộc điều tra chưa kết thúc.
Đây là một cấm đoán kỳ quặc (a juridical anomaly) vi phạm quyền biện hộ của bị cáo. Vì nếu phải chờ kết thúc cuộc điều tra rồi mới có luật sư bào chữa thì đã quá muộn! Thông thường nếu tội trạng càng nặng thì càng cần có sự dự kiến và bào chữa của luật sư. Theo quốc tế pháp, vì Điều 58 Tố Tụng Hình Sự đi trái Điều 14 Công Ước Dân Sự Chính Trị, nên hồ sơ truy tố trở thành vô hiệu. Trong trường hợp này tòa án phải tuyên bố miễn nghị bị cáo.
Trong vụ án Linh Mục Nguyễn Văn Lý không có luật sư bào chữa. Tệ hại hơn nữa, trong phiên xử, Cha Lý đã bị công an (chìm) bịt miệng để tước đoạt quyền của Cha được công khai phát biểu trước tòa.
Trong vụ án các Luật Sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, các luật sư bào chữa chỉ có 8 ngày để chuẩn bị hồ sơ biện hộ về một tội đại hình nghiêm trọng mà hình phạt có thể đến 12 năm hay 20 năm tù.
Trong vụ án Luật Sư Cù Huy Hà Vũ, Luật Sư bào chữa là Trần Vũ Hải đã bị tòa trục xuất ra khỏi phòng xử mà không có lý do chính đáng. Luật Sư Trần Vũ Hải chỉ viện dẫn những điều khoản trong Luật Tố Tụng Hình Sự để yêu cầu Viện Kiểm Sát xuất trình các tài liệu và chứng cứ trong hồ sơ điều tra tại công an. Tuy nhiên vì những lý do thầm kín, Công Tố Viện đã không muốn hay không dám xuất trình các tài liệu này. Sau đó tòa án còn tước đoạt quyền chất vấn của luật sư bào chữa bằng cách trục xuất Luật Sư Trần Vũ Hải ra khỏi phòng xử. Đây là một quyết định kỳ quặc của một hội đồng xét xử kỳ quặc. Vì thấy tòa án khinh thường Luật Pháp Quốc Gia và Công Ước Quốc Tế, 3 luật sư bào chữa khác đã đứng lên phản đối và bước ra khỏi tòa. Vì cho rằng sự hiện diện của họ tại tòa án có cũng như không! Nhiều người còn ví von rằng đây chỉ là một thứ tòa án của loài đại thử (kangaroo court) chuyên xài luật rừng xanh (jungle law). Điều đáng nói là, những con đại thử đi thong thả trên ven rừng Châu Úc trông dễ thương hơn những con người ngồi trong các hội đồng xét xử theo lệnh của người khác.
Tổng kết lại, trong 3 bản án viện dẫn ở trên, những vi phạm thô bạo về thủ tục tố tụng đã đi liền với những vi phạm thô bạo về tội danh (tuyên truyền chống nhà nước). Những vi phạm cả về hình thức lẫn nội dung đều đi trái Hiến Pháp Quốc Gia và Công Ước Quốc Tế.
Trong những điều kiện đó, nếu các vụ án Linh Mục Nguyễn Văn Lý, và các Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và Cù Huy Hà Vũ được đưa cho Khối Công Tác về Giam Giữ Độc Đoán thụ lý thì nhiều phần Liên Hiệp Quốc sẽ ra Nghị Quyết tuyên phán rằng sự bắt giam 4 tù nhân lương tâm Việt Nam trong thời gian qua là độc đoán.
Đó là con đường đấu tranh pháp lý, chính trị và truyền thông để giành Tự Do, Công Lý, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam.
THAY MẶT ỦY BAN LUẬT GIA BẢO VỆ DÂN QUYỀN
Luật Sư Nguyễn Hữu Thống
Hội viên các Luật Sư Đoàn Saigon, Paris và California từ 1954 đến nay
1, 2
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks