lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Phạm Trần
...
Theo lời Nguyễn Sinh Hùng thì thay vì “đánh rắn bằng đầu” thì họ đã đánh nó ở “cái đuôi” bằng cách đánh kẻ thừa hành thay vì đập đầu lãnh đạo.
Hùng báo cáo Quốc hội ngày 21/03 (2011): “Đối với cá nhân nguyên là lãnh đạo và cán bộ liên quan ở Tập đoàn, Bộ Công an cùng các cơ quan chức năng thi hành pháp luật đã tiến hành điều tra, khởi tố, bắt tạm giam một số cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Đến nay công tác điều tra đang được tiếp tục củng cố chứng cứ để xử lý nghiêm minh, kịp thời, khách quan theo đúng quy định của pháp luật.”
Cho đến tháng 3 (2011), nhà nước đã bắt giam 17 người liên quan, đứng đầu bởi Phạm Thành Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đòan Cộng nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Nhưng liệu những nạn nhân này có bị sử dụng làm “vật tế thần” cho các quan chức ngồi mát ăn bát vàng không, hay họ sẽ khai trắng ra ai đã “bất đèn xanh” cho họ vi phạm lệnh cấm “trên bảo dưới không nghe” khi bị đem ra xét xử là điều ai cũng muốn biết.
CHỊU TRÁCH NHIỆM CÁI GÌ?
Nhưng ngay từ khi vụ Vinashin đổ bể thì một số Đại biểu Quốc hội đã buộc thẳng trách nhiệm vào Nguyễn Tấn Dũng và một số Bộ trưởng liên quan đến con tầu chìm Vinashin vì họ không thấy có quan chức nào biết xấu hổ.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn, ông Nguyễn Minh Thuyết đã mạnh dạn yêu cầu Quốc hội lập Ban điều tra những người có trách nhiệm trong vụ con tầu chìm Vinashin và “bỏ phiếu tín nhiệm” Nguyễn Tấn Dũng và những người có trách nhiệm khác.
Ông Thuyết nói tại phiên họp ngày 01/11/2010: “Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ việc này, trên cơ sở đó, vào thời gian cuối kỳ họp, bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan.
Để tạo điều kiện cho công tác điều tra của Uỷ ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ của các vị cần được điều tra.”
Đại biểu, Nhà sử học Dương Trung Quốc của Tỉnh Đồng Nai nói : “Bài học về sự đổ vỡ của Vinashin hoàn toàn có thể soi vào dự án bôxít nếu chúng ta ứng xử với Vinashin bằng sự buông lỏng quyền giám sát Quốc hội, bỏ ngoài tai những ý kiến đóng góp của nhân dân không loại trừ sự lặp lại. Vinashin làm thất thoát tiền bạc và cán bộ, hậu quả của dự án bôxít nếu xảy ra liên quan đến vận mệnh của quốc gia.”
Đại biểu Bà Phạm Thị Loan nói : “Tôi đồng tình với các ý kiến trước tôi về việc phải qui trách nhiệm đến cùng và đặc biệt Quốc hội, Đảng cần phải làm rõ trách nhiệm của những người quản lý Nhà nước. Theo tôi nghĩ những người làm sai cũng cần phải có một lời xin lỗi với nhân dân và có lẽ là cũng nên nghĩ đến văn hóa từ chức để nhân dân còn có lòng tin với lãnh đạo Nhà nước và với Đảng.”
Ông Lê Văn Cuông lên tiếng : “Tôi tán thành ý kiến đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đề nghị Quốc hội tại kỳ họp này cần thành lập Ủy ban lâm thời theo quy định của pháp luật, để điều tra xác làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan qua vụ tiêu cực ở Vinashin, nhằm ngăn chặn kịp thời, hữu hiệu các tập đoàn kinh tế lũng loạn Nhà nước.”
Phản ứng nhanh đối với kết luận của Bộ Chính trị “xóa trắng lỗi” cho Nguyễn Tấn Dũng và những người liên hệ với vụ Vinashin đã được báo điện tử ViệtNamNet đưa tin ngày 23/03 (2011) : “Thảo luận tổ chiều nay về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ Chính phủ, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra một số tồn tại vẫn chưa được nêu rõ ràng như hiệu quả của chủ trương sáp nhập bộ, ngành, kỷ luật hành chính. Một số ý kiến phản ánh, "dân chưa thỏa mãn với kết quả kiểm điểm sai phạm ở Vinashin".
Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng quan ngại, "Sai phạm ở Vinashin mà không kỷ luật ai là nhân dân không bằng lòng. Chúng ta tốn kém bao nhiêu tiền để tái cơ cấu tập đoàn này thì trách nhiệm của các thành viên Chính phủ đến đâu cũng phải nói cho rõ. Chứ chung chung như thế thì chưa thuyết phục được dân".
GS Nguyễn Lân Dũng nói, người dân không chỉ chưa hài lòng cách xử lý vụ Vinashin mà còn cho rằng Quốc hội phải có thái độ nghiêm minh trong việc sử dụng thẩm quyền giám sát của mình. "Trong dư luận, ai bắt trộm một con vịt thôi cũng bị bắt. Thế mà trong vụ Vinashin làm thất thoát bao nhiêu tiền lại chỉ rút kinh nghiệm", ông Dũng phàn nàn.
Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Trị Phạm Đức Châu phân tích, "nếu chỉ nói sai phạm ở Vinashin chưa đến mức kỷ luật ai là chưa được. Cần phải kiểm điểm, xem xét trách nhiệm cụ thể. Cho dù Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận rồi nhưng, cái gì liên quan đến Đảng thì Đảng vẫn có quyền xem xét lại, liên quan đến Quốc hội thì Quốc hội vẫn có quyền yêu cầu xem xét lại.
Bày tỏ thái độ chưa hài lòng về cách xử lý sai phạm ở Vinashin, đa số ĐBQH đều mong Chính phủ rút kinh nghiệm điều hành, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, làm bài học cho nhiệm kỳ sắp tới. Nhiều ĐB nói, nhìn vào cách xử lý sai phạm ở Vinashin mà dân e ngại cho hiệu lực quản lý các tập đoàn khác.”
Nhưng liệu phê bình của một số Đại biểu về báo cáo của Nguyễn Sinh Hùng đồi với Nguyễn Tấn Dũng và các Bộ trưởng có trách nhiệm đã để cho con tầu Vinashin thua lỗ chổng vó lên “chưa đến mức phải thi hành kỷ luật” có nhẹ quá không, hay mọi người vẫn chưa biết rằng Đảng đã chửi vào mặt cả nước khi kết luận như thế? -/-
Phạm Trần
(03/011)
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks