lịch sử việt nam
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Phạm Trần
“Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ đã kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận và kiến nghị với Bộ Chính trị: các đồng chí nêu trên có thiếu sót, khuyết điểm nhưng đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và xét thấy chưa đến mức phải thi hành kỷ luật…”
“…Với chức năng là chủ sở hữu và chức năng quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, một số thành viên Chính phủ đã có những thiếu sót khuyết điểm Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ trên nhiều mặt và bỏ phiếu việc thi hành kỷ luật đối với tập thể và cá nhân các đồng chí có liên quan.
Căn cứ kết quả kiểm phiếu và theo quy định của Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị đã quyết định không xử lý kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân. Đồng thời yêu cầu các tập thể và cá nhân liên quan phải nghiêm túc tự phê bình, rút kinh nghiệm, tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị và không để các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác xảy ra sai phạm tương tự.
Hội nghị Trung ương 14 nhất trí với Báo cáo của Bộ Chính trị.”
Đó là hai điểm quan trọng nhất liên quan đến vụ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hay còn được gọi là Vinashin bị phá sản, ghi trong “Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế- xã hội năm 2010 và những giải pháp chủ yếu tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2011” do Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng thường trực đọc trước Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khai mạc ngày 21 tháng 03 (2011).
Theo con số của Nhà nước sử dụng từ đầu thì số tiền thua lỗ chính thức của Vinashin, kể từ khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập tháng 5 năm 2006, là 86,000 tỷ đồng tiền của mồ hội nước mắt của dân, nhưng một số Đại biểu Quốc hội đã nêu ra con số 120,000 tỷ đồng và có thể cao hơn vì các khoản nợ nước ngoài của Công ty này mỗi ngày một chống chất do không trả tiền lời đúng kỳ hạn.
Ngoài ra chính phủ cũng không cho biết số tiền các ngân hàng nhà nước đã “khoanh nợ” hay “hoãn nợ” cho Vinashin là bao nhiêu tỷ đồng nên số tiền mất thật sẽ không bao giờ thấy được.
Hậu qủa con tầu Vinashin bị chìm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty nhà nước khác muốn đi vay tiền kinh doanh hay đấu tư của nước ngoài.
NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
Nhưng tại sao Vinashin đã vỡ nợ? Hãy nghe giải thích của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp báo chiều ngày 4-8-2010, theo mạng báo Điện tự E-Info của Việt Nam : “Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng nêu rõ những yếu kém, khó khăn của Vinashin. Trong đó có việc ngành vận tải viễn dương bị đình đốn, các chủ tàu đã hủy hợp đồng và các thỏa thuận đóng tàu trị giá hơn 8 tỷ USD. Riêng trong năm 2010 số hợp đồng đóng tàu có nguy cơ bị hủy lên tới trên 700 triệu USD.
Mặt khác, công tác dự báo còn nhiều bất cập nên việc lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư không chính xác. Các dự án đầu tư quá nhiều, dàn trải, vượt khả năng cân đối tài chính, có dự án chưa thật cần thiết, nên nhiều dự án chỉ được phân bổ vốn chưa đến 50% tổng mức đầu tư. Vốn điều lệ còn hạn chế, vốn tự có trong nhiều dự án rất thấp, có dự án đầu tư bằng 100% vốn vay.
Hầu hết các dự án đầu tư đều triển khai dở dang. Phát triển nhanh nhiều doanh nghiệp, góp vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính quá rộng, cho vay và bảo lãnh cho các công ty liên kết vay, nhiều đơn vị làm ăn không hiệu quả, không trả được nợ, không kiểm soát được. Việc sử dụng vốn không hiệu quả nêu trên đã gậy hậu quả nặng nề về tài chính đối với Vinashin.
Để giải quyết khó khăn, Vinashin đã phải vay nợ mới để trả nợ cũ, vay ngắn hạn trả dài hạn, thậm chí lấy vốn lưu động để chi đầu tư. Kết quả là từ năm 2009, Vinashin kinh doanh thua lỗ. Đến tháng 6-2010, tổng tài sản của Vinashin khoảng 104.000 tỷ đồng nhưng tổng số nợ là 86 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ thấp lại sử dụng vốn dàn trải nên tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu gần 11 lần, rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản, sản xuất đình đốn, công nhân chuyển việc, bỏ việc gần 17.000 người, mất việc gần 5.000 người.
Ông Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Những yếu kém và sai phạm nghiêm trọng của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin là nguyên nhân trực tiếp, chủ yếu”. Cụ thể là những biểu hiện như sau: năng lực quản trị doanh nghiệp và dự báo yếu kém, trình độ cán bộ lãnh đạo quản lý chưa đáp ứng yêu cầu; xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp quá nhanh, quá nóng, không phù hợp với nguồn vốn, năng lực quản lý và quy hoạch phát triển được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý đầu tư, quản lý tài chính lỏng lẻo, kém hiệu quả, nhiều quyết định trái quy định của pháp luật; tổ chức phát triển hệ thống doanh nghiệp quá dàn trải và quản lý nhân sự cán bộ không chặt chẽ.
Lãnh đạo Vinashin còn báo cáo không đúng thực trạng về sử dụng vốn, về đầu tư, về phát triển thêm doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi lần báo cáo số liệu khác nhau.”
Weblinks :
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks