lịch sử việt nam
Quân Sử Việt Nam Quân Đoàn II VNCH Và Năm 1975
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Những Giờ Phút Sau Cùng Của Quân Đoàn II
...
Buổi tối cùng ngày, Đại tá Phát cùng Bộ Chỉ huy Lữ đoàn và một phần của TĐ 5 ND trên đường rút từ Khánh Dương ra Quốc lộ 1 không còn liên lạc được với Bộ Tư lệnh QĐ 2 nên liên lạc thẳng về Sài Gòn bằng hệ thống GRC106. Đại tá Phát được lệnh phối hợp với Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh SD 6 KQ, để phòng thủ Phi trường Phan Rang.
4/1972 - Trong những ngày 20, 21 và 22 tháng 4/1972, các sư đoàn Bắc Việt áp sát bao vây Tân Cảnh, Dakto. Thời gian này, mặt trận mặt bắc Bình Ðịnh cũng rất sôi động. Tướng Ngô Du chỉ định Ðại tá Trần Hiếu Ðức, Trung đoàn trưởng TRĐ 40 BB thuộc Sư đoàn 22 BB làm Tư lệnh Chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ ba quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quan. Sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV được lệnh phối hợp với các mặt trận khác, từ mật khu An Lão tung quân cắt đứt Quốc lộ 1 tại đèo Bồng Sơn và tấn công một số vị trí thuộc ba Chi khu Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan. Tại đây, Cố vấn Quân Đoàn 2 là John Paul Vann cũng gây khó khăn cho Ðại tá Ðức về yểm trợ hỏa lực. Bị áp lực nặng nề của địch quân, Ðại tá Ðức phải ra lệnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn.
3/1975 - Kể từ khi Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 thực hiện lệnh của Tổng thống Thiệu triệt thoái lực lượng khỏi hai tỉnh Kontum, Pleiku vào giữa tháng 3/1975, tình hình chiến sự tại Bình Định trở nên nghiêm trọng. Cộng quân đã gia tăng áp lực tại nhiều quận của tỉnh này. Cuối cùng, để bảo toàn lực lượng, SĐ 22 BB và các đơn vị đồn trú tại tỉnh Bình Định đã phải rút khỏi Qui Nhơn trong những ngày cuối tháng 3/1975.
Ngày 31/3/1975, trong khi tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập, CSBV bắt đầu tấn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, SĐ 3 CSBV đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Lực lượng Sư đoàn 22 BB với TRĐ 41 BB và TRĐ 42 BB đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải Quân ở ngoài biển nên địch quân bị đánh bật ra khỏi khu ven bờ biển. Vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 6 km về phía nam, để tạo an ninh cho tàu Hải Quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 BB triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.
Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, SĐ 22 BB tổn thất khoảng 70% quân số. Trung đoàn trưởng TRĐ 42 BB là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã từ chối di tản và tử trận sau đó (hay tự sát ?). Trung đoàn trưởng TRĐ 41 BB cùng 2/3 cấp sĩ quan chỉ huy được ghi nhận là tử trận hoặc mất tích. Trung đoàn 47 BB bị CSBV tấn công cường tập. Khi trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, thiệt hại gần 50% lực lượng, Trung đoàn trưởng Đại tá Lê Cầu đã bị bắt. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều.
LONG AN
● Tỉnh Long An vào khoảng thời gian 1966 thuộc Vùng 3 Chiến thuật, là vùng trách nhiệm của Sư đoàn 25 BB. Theo phối trí của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3 lúc đó, tại Long An luôn luôn có một trung đoàn thuộc SĐ 25 BB hoạt động. Trung đoàn này liên tục mở các cuộc hành quân truy kích Cộng quân tại các khu vực trọng yếu, đồng thời án ngữ các yết hầu không cho Cộng quân xâm nhập vào tỉnh lỵ Long An.
4/1975 - Ngày 29 tháng 4/1975 CSBV bắt đầu tấn công bằng bộ binh và thiết giáp vào Sài Gòn bằng hai mũi: Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường. Rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu, Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất và Bộ Tư lệnh Hải Quân tại bến Bạch Đằng đã trở thành mục tiêu của Pháo Binh CSBV. Những đợt pháo kích liên tiếp của Cộng quân đã nhắm vào các vị trí trên. Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Hải Quân chỉ bị thiệt hại nhẹ, nhưng căn cứ Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng nhất. Các bãi phi cơ đậu, các ụ xăng dầu và các trạm truyền tin đều bị đạn pháo bắn trúng. Quanh vòng đai Sài Gòn, chiến trận diễn ra khốc liệt tại Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hòa.
Tại Long An, các đơn vị SĐ 22 BB đã giao chiến quyết liệt với hai trung đoàn Cộng quân muốn chọc thủng phòng tuyến thị xã Tân An.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử