lịch sử việt nam
Những Giờ Phút Sau Cùng Của Quân Đoàn II
KHÁNH DƯƠNG
● 3/1975 - Khánh Dương là một thị trấn nhỏ bao quanh bởi những khu rừng già thật hùng vĩ, nằm ở độ cao khoảng 1000 mét, cạnh Quốc lộ 21, nối liền cao nguyên Ban Mê Thuột với vùng duyên hải tỉnh Khánh Hòa, cách Quốc lộ 1 khoảng 60 km. Quanh Khánh Dương là những bản Thượng có nhiều sắc dân thiểu số hiền hòa sinh sống. Cách Khánh Dương về hướng đông dọc theo QL 1 không bao xa, núi Đá Bia nằm trên Đèo Cả thuộc Phú Yên, sừng sửng khối đá lớn trông như tạc hình ảnh mẹ bồng con đứng nhìn ra biển gọi là hòn Vọng Phu, hay còn gọi là núi Mẹ Bồng Con.
Vào những ngày đầu năm 1975, dưới áp lực của địch đè nặng trên cao nguyên, tuyến phòng thủ Khánh Dương được trấn giữ bởi TRĐ 40 BB thuộc SD 22 BB và hai tiểu đoàn thuộc LĐ 922 DPQ Tiểu khu Khánh Hòa. Sau khi chiếm lĩnh trọn vùng Cao Nguyên gồm các tỉnh Ban Mê Thuột, Kontum và Pleiku, CSBV muốn tiến về vùng duyên hải để tiến chiếm Khánh Hòa, Phú Yên và Qui Nhơn nên bằng mọi giá chúng phải tiến chiếm Khánh Dương.
Chiều ngày 19 tháng 3/1975, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 nhận được báo cáo tỉnh Phú Bổn thất thủ. Một số lớn chiến xa M48 và M41 của Lữ đoàn 2 Kỵ binh bị kẹt lại tỉnh lỵ Hậu Bổn. Trong ngày này, đang trên đường xuôi nam sau hai ngày và ba đêm hải hành, LĐ 3 ND được lệnh đổ quân xuống cầu Đá Nha Trang để tăng viện cho Quân Khu 2. Sau khi cập bến Nha Trang, Trung tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn trưởng LĐ 3 ND, nhận lệnh từ Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Quân Đoàn 2, điều động tất cả đơn vị đến lập tuyến phòng thủ dọc theo QL 21 trên đèo M’Drak khởi đầu từ chân đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương.
Sáng ngày 21 tháng 3/1975 tất cả đơn vị thuộc LĐ 3 ND, gồm có ba tiểu Đoàn TĐ 2 ND, TĐ 5 ND và TĐ 6 ND, cùng TĐ 3 PB/ND, ĐĐ 3 TS/ND, đều sẳn sàng tại vị trí chiến đấu của mình. TĐ 5 ND của Trung tá Bùi Quyền trấn ngự tại phía nam thị trấn Khánh Dương cạnh QL 21. TĐ 6 ND của Trung tá Nguyễn Văn Thành trấn ngự tại cao điểm 957 buôn Ea Thi. TĐ 2 ND của Thiếu tá Trần Công Hạnh trấn ngự ngay tại chân đèo Phượng Hoàng. Bộ Chỉ huy Lữ Đoàn 3, TĐ 3 PB/ND và ĐĐ 3 TS/ND đóng tại Dục Mỹ. Tin tức tình báo cho biết hai Sư Đoàn F10 và 320 CSBV từ Ban Mê Thuột sẽ tiến đánh Khánh Dương để dọn đường tiến thẳng về Sài Gòn.
3/1975 - Sáng ngày 22 tháng 3/1975, mặt trận Khánh Dương bị áp lực nặng khi lực lượng CSBV dốc toàn lực mở cuộc tấn công các phòng tuyến. Lúc 7 giờ 30, Cộng quân mở trận địa pháo kinh hồn vào các đơn vị phòng thủ phía tây Khánh Dương. Trước hết là hàng ngàn quả đạn pháo đủ loại tới tấp rơi vào các căn cứ phòng thủ của TRĐ 40 BB và hai tiểu đoàn Ðịa Phương Quân. Sau đó Sư đoàn F10 CSBV tấn công biển người với xe tăng yểm trợ vào các đơn vị nầy. Sau một giờ giao tranh các đơn vị phòng thủ bị tràn ngập và cắt ra từng mãnh nhỏ, trên phân nửa quân số bị thương vong, một số tàn quân của các đơn vị nầy rút về phía nam phòng tuyến của TĐ 5 ND rồi tiếp tục rút về Diên Khánh.
Lúc 9 giờ sáng cùng ngày, Cộng quân tiến về Chi khu Khánh Dương với 12 xe tăng hổ trợ, và nả đại pháo 122 ly vào quận Khánh Dương. Đến 10 giờ thì Chi khu Khánh Dương mất liên lạc.
Ngày 23 tháng 3/1975, Cộng quân gia tăng áp lực tại tuyến phòng ngự của LĐ 3 ND. Lúc 16 giờ 30, nhiều chiến xa CSBV xuất hiện ở vị trí cách trung tâm quận lỵ Khánh Dương 2 km về phía tây bắc. Ở phía đông nam Khánh Dương, phi cơ quan sát của Không quân VNCH ghi nhận có hai chiến xa T54. Ở phía bắc có nhiều xe kéo đại pháo cách quận lỵ khoảng 3 km. Không quân đã thực hiện nhiều phi xuất oanh tạc chính xác ngăn chận mức độ tiến quân của Cộng quân. Sau đó các đơn vị tiền sát của LĐ 3 ND bắt đầu chạm địch. Gặp sức kháng cự dũng mảnh của các chiến sĩ Nhảy Dù, địch quân đã bị tổn thất nặng.
4/1975 - Ngày 28 tháng 3/1975 một đoàn xe tiếp tế thực phẩm và đạn dược cho LĐ 3 ND bị Cộng quân phục kích trên Quốc lộ 21 dưới chân đèo Phượng Hoàng. TĐ 5 ND được lịnh lui quân về vị trí TĐ 6 ND và TĐ 2 ND trở thành đơn vị cơ động ứng chiến và được lịnh giải tỏa QL 21 từ đèo Phượng Hoàng đến Dục Mỹ để đảm bảo an ninh lộ trình tiếp tế.
Ngày 29 tháng 3/1975 vào lúc ba giờ sáng, Pháo Binh Cộng quân đủ loại dập lên tuyến phòng thủ của Tiểu đoàn 5 và 6 ND sau đó các Sư đoàn 316, 320 và F10 CSBV tập trung toàn lực lượng biển người quyết dứt điểm LD 3 ND từ ba phía. Địch quân đông như kiến cùng quân phòng thủ đánh cận chiến suốt đêm đến 7 giờ sáng mà tuyến phòng thủ vẫn còn giữ vững.
Sáng ngày hôm sau, hơn 20 phi tuần A37 bay lên yểm trợ làm giảm bớt áp lực của địch quân.
Ngày 31 tháng 3/1975 tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập. Lực lượng chống giữ tại đây của Lữ đoàn 3 ND gồm có ba Tiểu đoàn 2, 5 và 6 ND, Tiểu đoàn 2 PB/ND cùng Đại đội 3 Trinh sát ND, đã phải giao tranh quyết liệt với các trung đoàn thuộc Sư đoàn F10 và 320 CSBV. Các tiểu đoàn ND đã chống trả dữ dội. Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng Lữ đoàn 3 ND vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.
TRĐ 25/F10 CSBV đồng loạt tấn công vào vị trí của TĐ 6 ND do Trung tá Nguyển Văn Thành chỉ huy. Tuyến phòng thủ của TĐ 6 ND bị tràn ngập. Trung tá Thành cùng một số quân nhân bị bắt tại trận. TĐ 5 ND do Trung tá Bùi Quyền chỉ huy bị TRĐ 28 CSBV vây hảm và tràn ngập. Thiếu tá Vỏ Trọng Em, Tiểu đoàn phó, đã hướng dẩn được khoảng 200 chiến sĩ rút vào rừng, vượt núi về phía nam. Năm ngày sau toán quân nầy được trực thăng giải cứu bốc về Phan Rang. Một số quân nhân khác tháp tùng Thiết đoàn M113 về được Huấn khu Dục Mỹ.
Trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của Cộng quân, 8 giờ ngày 1 tháng 4/1975, Đại tá Lê Văn Phát, Lữ đoàn Trưởng LD 3 ND, trình với Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh QD 2, là nếu không có tăng viện, không được cấp phát thêm đạn dược và hỏa tiễn TOW chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị Cộng quân tràn ngập. Tướng Phú yêu cầu Lữ đoàn 3 ND cố gắng cầm cự để chờ quân của Sư đoàn 22 BB từ Qui Nhơn rút vào cùng với một trung đoàn tái chỉnh trang của Sư đoàn 23 BB.
Lần thứ năm trong ngày Đại tá Phát gọi xin thêm quân viện khẩn cấp và được Thiếu Tướng Phú cho biết không còn quân để tăng viện nữa và ra lịnh cho LĐ 3 ND di chuyển về phía nam. Trong khi đó, sau những đợt tấn công biển người liên tục và ác liệt của TRĐ 66 CSBV, tuyến phòng thủ dọc theo chân đèo Phượng Hoàng của TĐ 2 ND do Thiếu tá Trần Công Hạnh và TĐ 2 PB/ND do Thiếu tá Nguyển Ngọc Triệu chỉ huy bị tràn ngập.
Đến 4 giờ chiều cùng ngày, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ đoàn 3 ND. Tướng Phú được báo vắn tắt là địch quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng thủ đã bị cắt nhỏ. Sau đó cuộc điện đàm đã bị gián đoạn. Bị chia cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ, lại không được tiếp tế lương thực và đạn dược, LĐ 3 ND buộc phải triệt thoái đơn vị về bải biển dưới chân Hòn Son và theo đường bộ về Phan Rang.
Buổi tối cùng ngày, Đại tá Phát cùng Bộ Chỉ huy Lữ đoàn và một phần của TĐ 5 ND trên đường rút từ Khánh Dương ra Quốc lộ 1 không còn liên lạc được với Bộ Tư lệnh QĐ 2 nên liên lạc thẳng về Sài Gòn bằng hệ thống GRC106. Đại tá Phát được lệnh phối hợp với Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh SD 6 KQ, để phòng thủ Phi trường Phan Rang.
4/1972 - Trong những ngày 20, 21 và 22 tháng 4/1972, các sư đoàn Bắc Việt áp sát bao vây Tân Cảnh, Dakto. Thời gian này, mặt trận mặt bắc Bình Ðịnh cũng rất sôi động. Tướng Ngô Du chỉ định Ðại tá Trần Hiếu Ðức, Trung đoàn trưởng TRĐ 40 BB thuộc Sư đoàn 22 BB làm Tư lệnh Chiến trường, chịu trách nhiệm bảo vệ ba quận Hoài Ân, Bồng Sơn và Tam Quan. Sư đoàn 3 Sao Vàng CSBV được lệnh phối hợp với các mặt trận khác, từ mật khu An Lão tung quân cắt đứt Quốc lộ 1 tại đèo Bồng Sơn và tấn công một số vị trí thuộc ba Chi khu Hoài Ân, Hoài Nhơn, Tam Quan. Tại đây, Cố vấn Quân Đoàn 2 là John Paul Vann cũng gây khó khăn cho Ðại tá Ðức về yểm trợ hỏa lực. Bị áp lực nặng nề của địch quân, Ðại tá Ðức phải ra lệnh rút bỏ quận Hoài Ân để cố thủ quận Bồng Sơn.
3/1975 - Kể từ khi Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 thực hiện lệnh của Tổng thống Thiệu triệt thoái lực lượng khỏi hai tỉnh Kontum, Pleiku vào giữa tháng 3/1975, tình hình chiến sự tại Bình Định trở nên nghiêm trọng. Cộng quân đã gia tăng áp lực tại nhiều quận của tỉnh này. Cuối cùng, để bảo toàn lực lượng, SĐ 22 BB và các đơn vị đồn trú tại tỉnh Bình Định đã phải rút khỏi Qui Nhơn trong những ngày cuối tháng 3/1975.
Ngày 31/3/1975, trong khi tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập, CSBV bắt đầu tấn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, SĐ 3 CSBV đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Lực lượng Sư đoàn 22 BB với TRĐ 41 BB và TRĐ 42 BB đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải Quân ở ngoài biển nên địch quân bị đánh bật ra khỏi khu ven bờ biển. Vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 6 km về phía nam, để tạo an ninh cho tàu Hải Quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 BB triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.
Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, SĐ 22 BB tổn thất khoảng 70% quân số. Trung đoàn trưởng TRĐ 42 BB là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã từ chối di tản và tử trận sau đó (hay tự sát ?). Trung đoàn trưởng TRĐ 41 BB cùng 2/3 cấp sĩ quan chỉ huy được ghi nhận là tử trận hoặc mất tích. Trung đoàn 47 BB bị CSBV tấn công cường tập. Khi trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, thiệt hại gần 50% lực lượng, Trung đoàn trưởng Đại tá Lê Cầu đã bị bắt. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều.
LONG AN
● Tỉnh Long An vào khoảng thời gian 1966 thuộc Vùng 3 Chiến thuật, là vùng trách nhiệm của Sư đoàn 25 BB. Theo phối trí của Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 3 lúc đó, tại Long An luôn luôn có một trung đoàn thuộc SĐ 25 BB hoạt động. Trung đoàn này liên tục mở các cuộc hành quân truy kích Cộng quân tại các khu vực trọng yếu, đồng thời án ngữ các yết hầu không cho Cộng quân xâm nhập vào tỉnh lỵ Long An.
4/1975 - Ngày 29 tháng 4/1975 CSBV bắt đầu tấn công bằng bộ binh và thiết giáp vào Sài Gòn bằng hai mũi: Phú Lâm và cầu Nhị Thiên Đường. Rạng sáng ngày 29 tháng 4/1975, Bộ Tổng Tham Mưu, Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhất và Bộ Tư lệnh Hải Quân tại bến Bạch Đằng đã trở thành mục tiêu của Pháo Binh CSBV. Những đợt pháo kích liên tiếp của Cộng quân đã nhắm vào các vị trí trên. Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư lệnh Hải Quân chỉ bị thiệt hại nhẹ, nhưng căn cứ Tân Sơn Nhất bị thiệt hại nặng nhất. Các bãi phi cơ đậu, các ụ xăng dầu và các trạm truyền tin đều bị đạn pháo bắn trúng. Quanh vòng đai Sài Gòn, chiến trận diễn ra khốc liệt tại Long An, Hậu Nghĩa, Bình Dương, Biên Hòa.
Tại Long An, các đơn vị SĐ 22 BB đã giao chiến quyết liệt với hai trung đoàn Cộng quân muốn chọc thủng phòng tuyến thị xã Tân An.
1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Thư-viện bồ-đề online @ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc Lâm Yên Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử