lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin: (Blogs; Anh Ba Sàm; Cầu Nhật-Tân; Chu-Mộng-Long; Cu Làng Cát; Dân Làm Báo; Dân Oan Bùi-Hằng; Diễn-Đàn Công-Nhân; Diễn-Đàn Công-Nhân;Giang-Nam Lãng-Tử; Huỳnh-Ngọc-Chênh; Lê-Hiền-Đức; Lê-Nguyên-Hồng; Lê-Quốc-Quân; Mai-Xuân-Dũng; Người Buôn Gió; Phạm-Hoàng-Tùng;Phạm-Viết-Đào;Quê Choa VN)

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vietnam Human Rights - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Southeast Asia Sea:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963 - 2013 :

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư-Viện Hoa Sen Online

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống 9

Nguồn: Bảo Vệ Cờ Vàng

làm sao để giết một tổng thống

TẬP I   

Chương 1: ĐỊNH MỆNH ĐÃ AN BÀI

Chương 2: NGƯỜI SỐNG VÀ NGƯỜI CHẾT

Chương 3: TRONG THẾ GIỚI CỦA QUYỀN UY VÀ CÔ ĐƠN

Chương 4: TỔNG THỐNG DIỆM VÀ CÔNG GIÁO

Chương 5: TỪ CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐẾN CÁI CHẾT CỦA NGÔ ĐÌNH CẨN

Chương 6: TRƯỜNG HỢP BÀ NGÔ ĐÌNH NHU

Chương 7: CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NGƯỜI MỸ

   TẬP II  

Chương 8: PHẬT GIÁO VÀ TỔNG THỐNG DIỆM

Chương 9: DIỄN TIẾN CỦA MỘT CUỘC BINH BIẾN

Chương 10: TRÊN BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG

Chương 11: BẢY NĂM SAU CUỘC PHONG TRẦN

Chân Thành Ghi Ân

Quý thượng tọa, linh mục, đại đức, quý nhân sĩ, quí vị tướng lãnh và sĩ quan, quí văn nhân ký giả cùng các nhân chứng trong biến cố và thân hữu của chúng tôi đã cung cấp cho chúng tôi những tài liệu sống và quan yếu nhất để hoàn thành thiên Bút Ký này.

Lương Khải Minh và Cao Vị Hoàng tức Cao Thế Dung

Vài nét về Sử Gia Cao Thế Dung

Sử gia Cao Thế Dung, giáo chức lâu năm của hệ thống giáo dục Lasan Taberd Sài Gòn, nguyên Phụ Tá Viện Trưởng Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn , nguyên Phó Khoa Trường Đại Học Bách Khoa Nông Nghiệp Viện ĐHHH tại Sài Gòn. Năm 1973, GS Dung làm Tổng Quản Trị Hiệp Hội Nông Dân Trung Ương thuộc Bộ Canh Nông, một tổ hợp nông doanh lớn vào bậc nhất của VNCH. Di cư qua Mỹ năm 1975, GS Dung được cơ quan văn hóa THE FORD FOUNDATION cấp cho học bổng toàn thì (Research Fellowship) để nghiên cứu thị trường lúa gạo (1975-1977), đồng thời trở lại trường theo học tại đại học Georgetown, Columbia. Sau khi tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ (Ph.D), GS Dung trở thành chuyên gia phân tích thị trường, chuyên biệt về phó sản và gạo lúa, hiện là Tham Vấn Viên cho Tổ Hợp Khảo Sát Tài Nguyên Kinh Tế Đông Nam Á.

Về văn nghệ và báo chí: 1959 GS Dung cùng với nhà văn Thế Phong thành lập nhóm Đại Nam Văn Hiến. Từ 1966, ông trở thành một trong mấy cây viết trụ cột của nhật báo Chính Luận. Cùng với nhà thơ Nguyên Sa, phụ trách mục “Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ” trên báo Sống của nhà văn Chu Tử. Chủ bút tạp chí tranh đấu Quần Chúng (SG 1968-1970), thư ký tòa soạn tạp chí Giáo Dục (Viện Khoa Học Giáo Dục Sài Gòn 1970-1972), chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Hành Trình ( Hoa Kỳ 1978-1979)

Tác phẩm đã xuất bản: Khúc Ca Nhược Tiểu (thơ ĐNVH-Saigon 1960 bút hiệu Cao Đan Hồ), Văn Học Hiện Đại (Thi Ca Thi Nhân-Phê Bình Văn Học 1969), Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống (Bút ký lịch sử, 1971), Lịch Sử Văn Minh Nông Thôn (Đại học BKNN,1974).

Tác phẩm Anh ngữ đã hoàn tất: “The Role of the Chinese Merchants in VN’s rice maket 1865-1965″ ( Luận án tiến sĩ, 1980).

Đang thực hiện: “Vietnam’s Biographical Dictionnary” và “Việt Nam Trăm Năm Máu Lửa” (…từ Cách Mạng Tháng Tám đến Điện Biên Phủ- sự thực về Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam)

Vài nét về Bác Sĩ LƯƠNG KHẢI MINH

Lương Khải Minh là bút hiệu của Bác Sĩ Trần Kim Tuyến. Ông đậu cử nhân Luật khoa năm 1952 tại Đại Học Hà Nội, tốt nghiệp khóa đầu tiên của Đại Học Quân Y Hà Nội năm 1954 với cấp bậc trung úy. Sau khi chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa thành lập, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến được Tổng Thống Ngô Đình Diệm ủy thác thành lập cơ sở tình báo chiến lược chính trị dưới danh xưng:” Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Xã Hội Phủ Tổng Thống” mà ông là giám đốc cho đến tháng 9 năm 1963; và Bác Sĩ Trần Kim Tuyến đã trở thành nhân vật quyền uy hàng đầu của Chế Độ.

Trong 9 năm làm ngành Tình Báo Chiến Lược, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến nổi tiếng về đức thanh liêm, nhiều tình cảm và nghệ sĩ. Ngoài ra, ông còn là cây bút trụ cột của nhật báo Xây Dựng, và là bình luận gia thường trực của nhật báo Chính Luận (1964-1975). Bác Sĩ Trần Kim Tuyến viết báo dưới bút hiệu Thảo Lư, và là dịch giả cuốn “Thân Phận Con Người” (La Condition Humaine) của Le Comte De Noue (1953).

Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, trên đường chạy đến Tòa Đại Sứ Pháp tị nạn, bác sĩ Trần Kim Tuyến được một ký giả ngoại quốc cứu thoát. Hiện nay ông cùng với gia đình tị nạn tại Anh Quốc trong một cuộc sống rất đơn sơ, thanh bạch.

(Cơ sở Văn Hóa Đông Phương)

---

DIỄN TIẾN CỦA MỘT CUỘC BINH BIẾN

BA PHIÊN HỌP LỊCH SỬ

Kể từ phiên họp lịch sử tại Câu Lạc Bộ – Bộ Tổng Tham Mưu vào ngày 20-8, các tướng lãnh đã chính thức nhảy vào cuộc. Cũng từ đó, ông Nhu chấp nhận đề nghị của Tướng Đôn để cho các tướng lãnh hội họp hàng tuần để thảo luận và trao đổi ý kiến về các vấn đề quân sự. Đó cũng là cơ hội vàng son giúp cho các tướng có cơ hội ngồi gần nhau mà trước đó họ hoàn toàn phân hóa. Mỗi ông Tướng là một ốc đảo biệt lập, không những không thuận nhau mà còn kình chống nhau vì quyền lợi và địa vị. Bây giờ thì ít nhất mỗi tuần các tướng đều có lý do hội họp mà không ai nghi ngờ gì cả. Đại Sứ Cabot Lodge vẫn bí mật liên lạc với một số tướng lãnh không qua ngả CIA mà do một số Tướng Tá cố vấn Mỹ. Đại Sứ Cabot Lodge trong cuộc gặp gỡ riêng với ông Nhu vào đầu tháng 9 tại Đà Lạt đã đưa ra 2 đề nghị:

1- Yêu cầu chính quyền VNCH tổng cải tổ và tiến dần lên một cơ chế dân chủ rộng rãi như nền dân chủ tự do của Mỹ.

2- Điều cấp thiết là chính quyền Ngô Đình Diệm phải cải tổ chính phủ có nghĩa là phải mở rộng chính phủ để các nhân sĩ quốc gia đối lập tham chánh.

Trước 2 đề nghị đó, Ông Nhu trả lời ông Lodge:

Về đề nghị 1:  VNCH đang có chiến tranh cách mạng của Cộng Sản và Việt Nam hiểu rõ chiến lược chiến tranh cách mạng của CS hơn bất cứ một quốc gia Tây Phương nào. Để đối phó với cuộc chiến tranh đó, VNCH không thể thực thi một nền dân chủ theo kiểu Mỹ. Nhưng theo ông Nhu, VNCH đang thực thi dân chủ từ hạ tầng thôn ấp qua tổ chức Ấp Chiến Lược – Truyền thống xã hội Việt Nam và thực tại miền Nam không thích hợp với dân chủ ở Mỹ và dân chủ ở xứ này phải hạ tầng đi lên chứ không thể chỉ có những cơ chế dân chủ kiểu Mỹ ở thượng tầng.

Về đề nghị 2: ông Nhu phúc đáp rằng: TT Diệm đang cứu xét – Tòa án quân sự tha bổng 29 nhân sĩ thuộc nhóm Caravelle ngày 13-7- 63 là một  thiện chí chứng tỏ chính phủ muốn dung hợp đối lập hợp pháp.

Đại Sứ Cabot Lodge lại khuyến cáo: Vì chiến tranh mỗi lúc một gia tăng, an ninh mỗi ngày một thêm xáo trộn và để đẩy mạnh nỗ lực chiến tranh, ông yêu cầu chính phủ Ngô Đình Diệm giành 3 bộ là Nội Vụ, Quốc Phòng, Công Dân Vụ cho 3 tướng lãnh.

Những điều Cabot Lodge khuyên cáo chỉ một ngày sau đã lọt vào tai một số tướng lãnh. Chính viên Phó Giám Đốc CIA Smith đã kín đáo tung tin này để thăm dò phản ứng các giới – chính quyền cũng như đối lập. Trung tuần tháng 9, giới thân cận Dinh Gia Long xì xầm to nhỏ về nguồn tin Tướng Trần Văn Đôn sẽ nắm Bộ Quốc Phòng – Tướng Tôn Thất Đính nắm Bộ Nội Vụ và Tướng Trần Tử Oai nắm Bộ Công Dân Vụ – Bộ này sẽ cải danh – Riêng Tướng Nguyễn Ngọc Lễ sẽ được thăng Đại Tướng nắm quyền Tổng Tham Mưu. Đây chỉ là dư luận và do chính Tòa Đại Sứ thả trái ballon để thăm dò nhưng Tướng Lễ và Quân Ủy đảng Cần Lao do Tướng Đính làm chủ tịch – lại tin là thực. Không hiểu Tướng Lễ có khoe với ai không thì không rõ nhưng ông Lễ bị Tổng Thống gọi vào Dinh rầy la: “Anh nói cái gì nghe lạ rứa. Ai biểu cho anh làm TTM trưởng” Tướng Lễ bị cụt hứng.

Đại Sứ Cabot Lodge đánh mạnh vào tham vọng chính trị của một số tướng lãnh và gián tiếp cho các tướng biết rằng: Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ một cuộc cải tổ như vậy. Do đó, sau nhiều lần hội họp một số tướng lãnh bị mê hoặc vì ba cái ghế Quốc Phòng – Nội Vụ – Công Dân Vụ.

Tương kế tựu kế, ông Nhu gián tiếp cho các Tướng Đôn Đính biết rằng, TT Diệm muốn trao trọng trách cho “các toa” (tướng lãnh) nắm giữ ba bộ quan trọng trong chính phủ. Một lần ông Nhu nói với Tướng Đính: “Mấy Bộ Trưởng Dân sự chỉ ăn hại mập xác chẳng làm được cái trò trống gì. Lúc này các toa phải giúp moa dẹp bớt mấy thằng ăn hại”. Lộng giả thành chân, mấy tướng lãnh lại tin là sự thực mà sự thực ông Nhu cũng trình bày với TT Diệm “Đính hay Lương giữ Bộ Nội Vụ thì cũng thế ăn thua là ở mình” – Nhưng TT Diệm lại cương quyết không đồng ý vì ông cho rằng “Bộ Trưởng chi… Bộ Trưởng thì phải có văn tự dân nó mới nghe, nó mới phục

Sau một phiên họp quan trọng đầu tháng 8, Hội Đồng Tướng Lãnh đã gửi lên TT Diệm một kiến nghị mệnh danh “Phiếu đệ trình Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa – Tối Mật” ngày 3-9-1963 với một số đề nghị cải cách chính trị của chế độ qua 3 đề nghị:

1- Đòi hỏi một sự hy sinh nhỏ của gia đình Tổng Thống – Xin Tổng Thống gởi ông bà Cố vấn Ngô Đình Nhu ra ngoại quốc hoặc vì lý do công vụ (nghiên cứu tình hình Việt Nam). Sau đó vấn đề trở về sẽ do tình hình chính trị định đoạt.

2- Xin thả ngay Sư, Sãi, Tăng, Ni, Sinh viên, Học sinh do các lực lượng Cảnh Sát Chiến Đấu và Lực Lượng Đặc Biệt bắt giữ vì xét thấy tình hình trở lại yên tĩnh sau khi đã loại trừ các phần tử Cộng sản.

3- Cho tự do tín ngưỡng: Tuyên bố và thực thi các điểm yêu cầu của Phật Giáo bằng hành động. Cấm chỉ mọi bắt bớ giam cầm. Thực thi khoan hồng toàn diện vô điều kiện với đoàn thể chánh trị, tôn giáo sinh viên, học sinh tranh đấu Phật giáo.

Điều lạ là phiếu đệ trình tối mật này lại đặt ngay trên bàn ông Nhu. Ông Nhu tỏ vẻ hài lòng chiến thuật giai đoạn đầu đã có kết quả tốt đẹp. – Một cách gián tiếp ông Nhu đã thúc đẩy một số tướng lãnh theo ông hoàn thành văn bản “phiếu đệ trình tối mật” này với mục đích: 1- làm một cú trắc nghiệm thăm dò thái độ của một số tướng lãnh mà ông nghi ngờ có thể đứng lên đảo chánh. 2 – Làm một “cú” xả hơi để giải tỏa những bất mãn dồn nén trong một số tướng lãnh. 3- Làm một “” thăm dò phản ứng của Đại Sứ Cabot Lodge.

Kể từ ngày “phiếu đệ trình tối mật” gửi lên TT Diệm, các Tướng Đôn, Đính, Oai, Khánh thường xuyên tiếp xúc với ông Nhu và chính các tướng này trở thành hậu thuẫn cho ông Nhu và ông Nhu xử dụng phiếu đệ trình tối mật như một áp lực tinh thần để thỉnh cầu ông anh Tổng Thống chấp thuận một số cải tổ quan trọng mà ông đã đề nghị trên căn bản của chánh sách Ấp Chiến Lược.

Đại Sứ Cabot Lodge bằng cách này hay cách khác thúc đẩy các tướng lãnh Việt nam đòi hỏi TT Diệm phải thực hiện ngay phiếu đệ trình tối mật và có nghĩa chính phủ phải trao cho Tướng Đôn Bộ Quốc Phòng và Tướng Đính Bộ Nội Vụ – Tướng Đính cũng như Đôn trong các lần tiếp xúc với ông Nhu vào cuối tháng 9 đều nhắc khéo ông Nhu về mấy điểm yêu cầu kể trên – TT Diệm do dự không quyết định. Cũng từ đầu tháng 9, ông Nhu bắt đầu nghi ngờ Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần vì cho rằng ông Thuần thân Mỹ và trở thành con bài của Mac Namara để thực hiện chánh sách mới của Mỹ tại Việt Nam.

Ngày 10-9, bà Nhu cùng phái đoàn Quốc Hội lên đường xuất ngoại để gọi là “giải độc” về vụ Phật giáo. Cũng thời gian này, BS Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị được cử qua Ai Cập nhận chức vụ Đại Sứ VNCH tại đây. Nhưng khi đến Le Caire thì gặp trắc trở vì Ai Cập đã công nhận Đại Diện Bắc Việt và VNCH từ chối không thiết lập bang giao trên cấp bặc Tổng Lãnh Sự.

Do đó BS Tuyến trở về Hongkong. Gia đình ông ở Saigon bị nhóm Trần Văn Khiêm (em ruột bà Nhu) gây khó dễ và hăm dọa ném lựu đạn ám hại vợ con ông. Cuối tháng 10 cơ quan Tình Báo Trung Ương nhận được một tài liệu tối mật của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam – tài liệu này thu lượm được ở Cà Mau. Trong đó, đầu não của Mặt Trận Giải Phóng Miềm Nam đã phân tích và điều nghiên nội tình chế độ Ngô Đình Diệm nhất là sự ra đi của BS Tuyến người nắm tất cả các đầu giây thuộc hệ thống Sở Nghiên Cứu chính trị. BS Tuyến rời khỏi cơ sở này từ tháng 2 năm 1963 nhưng ở ngoài không một ai hay biết kể cả tướng lãnh, bộ trưởng ngoại trừ môt số người thân tín. Qua tài liệu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam kể trên, Cộng Sản đã điều tra, nghiên cứu tình hình và sửa soạn phải làm gì và ta làm như thế nào khi Saigon có đảo chánh.

Chiều ngày 5-10- 1963 ông Nhu vào tận Bộ Tổng Tham Mưu để tham dự Hội Đồng Tướng Lãnh. Dịp này ông Nhu đề cập đến vai trò quan trọng của Ấp Chiến lược và quân đội là một khả năng hữu hiệu nhất để hoàn thành vai trò của Ấp Chiến lược. Ông Nhu cũng “tâm sự” với Tướng lãnh là hiện thời TT Diệm đang bị một số Bộ Trưởng thối nát bao vây làm cản trở công trình phát triển Ấp Chiến lược. Ông Nhu nói giọng nửa đùa nửa thực: “Như rứa thì làm được chi. Các Toa phải đảo chánh chơi một đêm cho mấy tay ăn hại mập xác đó cho nó sợ”

Tuy nhiên, theo Tướng Huỳnh Văn Cao thì ông Nhu đã gằn giọng nói: “nếu Tướng nào muốn đảo chánh chế độ này thì quân đội phải bắt treo cổ ông ấy lên” – Dịp này, ông Nhu đã công khai tiết lộ cho Hội Đồng Tướng Lãnh biết là một số đại diện cao cấp của chính quyền Bắc Việt vào Saigon và yêu cầu gặp riêng ông Nhu để nói chuyện.

TỪ BRAVO I ĐẾN BRAVO II

Sau khi tham dự Hội Đồng Tướng Lãnh, Tướng Nguyễn Khánh vào gặp riêng ông Nhu cùng một nhân vật thân tín nắm ngành Tình Báo. Tướng Khánh cho biết: đang có một số tướng tá âm mưu đảo chánh. Tướng Khánh lưu ý Đại Tá Tung phải hết sức coi chừng tướng Lê Văn Kim, Trần Văn Đôn và Trần Tử Oai. Ông Nhu chỉ thị cho Tướng Khánh, nếu bất cứ tướng nào móc nối thì cứ nhảy vô. Đó cũng là điều mà ông Nhu căn dặn Tướng Đính.

Trung tuần tháng 10 tại Đà Lạt, ông Nhu cùng Tướng Khánh và một số cộng sự viên thân tín cùng hoạch định một kế hoạch chống đảo chánh – Theo kế hoạch này, nếu Saigon có đảo chánh, Tướng Đính bị cô lập thì Quân Đoàn II với Sư Đoàn 23 do Đại Tá Lê Quang Trọng làm Tư Lệnh và Sư Đoàn 22 do Đại Tá Nguyễn Bảo Trị sẽ là thành phần chủ lực, cắt đứt liên lạc giữa Cao Nguyên và Sài Gòn. TT Diệm sẽ ẩn ở một nơi nào kín đáo ở Saigon. Ông Nhu sẽ theo lộ trình hoạch định sẵn tìm lên Cao Nguyên. Sau đó, Quân Đoàn II sẽ phản công, phối hợp với Quân Đoàn IV trở về giải phóng Thủ Đô.

Riêng tại Sài Gòn, ông Nhu trao cho Tướng Đính được toàn quyền hành động. Tướng Đính đệ trình kế hoạch hành động chống đảo chánh được thực hiện theo ý ông Nhu. Đây là kế hoạch phá tan âm mưu đảo chánh và thực hiện một cuộc đảo chánh giả mệnh Bravo I – Lực lượng gồm có 3000 quân, 40 Thiết Giáp, 6 Đại Đội Lực Lượng Đặc Biệt – Tướng Đính chính thức điều động lực lượng này kể từ sáng 31-10-1963, dưới quyền là Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi và Đại Tá Lê Quang Tung. Về Thiết Giáp có Trung Tá Nguyễn Văn Thiện.

Ngày 23-10 tại phòng khách Dinh Gia Long, có Đại Úy Minh, Đại Úy Hoàn, Đai Úy Bằng, Tướng Đính với vẻ lo âu nói với số anh em này: “Nếu có đảo chánh thì Ba Đính này phải nhảy vô không thì Mai Hữu Xuân nó giết hết anh em bọn mình”.

Nhưng thay vì thực hiện cuộc hành quân chống đảo chánh, tướng Đính đảo chánh luôn và cuộc hành quân này lại mệnh danh Bravo II thay cho Bravo I

NGÀY N VÀ GIỜ G

Ngày 1-11-1963 nhằm phiên trực của Trung Sĩ Thái. Không khí Bộ Tổng Tham Mưu ngay từ sáng sớm đã có vẻ bất thường. Một số sĩ quan nói nhỏ với anh “sắp có chuyện nghe”. Lực lượng bố phòng tại Bộ Tổng Tham Mưu không quá một Đại Đội và hầu hết là lính văn phòng. Khoảng 10 giờ ông Thái để ý thấy một số binh sĩ thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung về tăng cường. Rồi xe jep nườm nượp đi về phía tiền đình. Một điều lạ đối với Trung Sĩ Thái là Đại Úy Nguyễn Văn Chuân ra khẩu lệnh : Các sĩ quan chỉ được vào mà không được ra kể cả tướng lãnh. Gặp người tài xế của Đại Tá Lê Quang Tung, Thái hỏi nhỏ: “mấy trự hôm nay họp hành cái gì mà quan trọng vậy” Người tài xế nháy nháy cặp mắt ra vẻ bí mật rồi rồi nói nhỏ với Thái : coi bộ không êm mấy ông tướng muốn làm tới ta, khoảng 11 giờ, vị sĩ quan trực thuộc phòng 4 đi tới cùng với Đại Tá Chuân ra tận ngoài cửa rồi gọi Thái dặn dò. Bất cứ một xe nào vượt qua phải ra lệnh tốp lại nếu cưỡng ra lệnh bắn bỏ kể cả xe Tướng. Cùng giờ đó, một đoàn 4 chiếc Thiết Giáp đi qua cửa chính Bộ Tổng Tham Mưu lên thẳng Tân Sơn Nhất rồi quay trở lại án ngữ phía cây xăng bên kia đường Võ Tánh, Bộ Tổng Tham Mưu. Khoảng nửa giờ, bốn chiếc xe Thiết Giáp lại chuyển bánh trực chỉ Phú Nhuận

Khoảng 12 giờ, viên tài xế của Đại Tá Tung tìm đến Thái, nói nhỏ: “Cậu giúp tớ việc này nếu xong sẽ có công lớn”. Nhìn quanh không thấy ai, viên tài xế nói: “Đây số điện thoại đây cậu gọi dùm tớ Trung Tá Huỳnh hay Thiếu Tá Triệu cũng được hoặc sĩ quan trực của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt cũng được. Cậu cấp báo cho họ biết Đại Tá Tung mắc kẹt ở đây rồi” – Trung Sĩ Thái thắc mắc: “Kẹt là kẹt thế nào?” Viên tài xế nói: “Kẹt là kẹt chứ còn kẹt gì nữa… mấy cha đang tính chuyện gì đó”. Trung sĩ Thái tìm cách liên lạc với Thiếu Tá Lê Quang Triệu – em ruột Đại Tá Tung và là Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt.

Cũng vào thời khắc đó, Hội Đồng Tướng Lãnh nhóm họp. Đại Tá Nguyễn Văn Chuân được chỉ định phụ trách an ninh tổng quát trong vòng thành Bộ TTM. Mở đầu buổi họp, Trung Tướng Dương Văn Minh với vẻ mặt giao động nhưng cương quyết lên tiếng tuyên bố lý do buổi họp nghĩa là giờ hành động đã đến… Kế hoạch đảo chánh nhằm vào ngày N (1-11) và giờ G (13 giờ) đã thực sự mở màn. Trung Tướng Minh dứt lời – phòng họp yên lặng như tờ – thứ yên lặng nghẹt thở. Từng khuôn mặt tướng tá đổi mầu. Những nụ cười tắt hẳn trên môi – Mọi người đều ngỡ ngàng. Một số tướng tá trong cuộc ghé tai nhau xầm xì to nhỏ.

Tướng Minh cũng lên tiếng kêu gọi tình chiến hữu nơi các tướng tá và mọi người vì quyền lợi chung đối với Đất Nước này hãy gạt bỏ tình cảm riêng tư để cùng nhau đoàn kết lật đổ chế độ hữu hiệu. Ông cũng nhấn mạnh nếu chiến hữu nào chống lại, Hội Đồng Tướng Lãnh phải tạm thời cô lập ngay.

Đại Tá Lê Quang Tung đứng lên phản đối mưu đồ của Hội Đồng Tướng Lãnh và ông cương quyết chống lại mưu đồ đó. Tướng Dương Văn Minh  gõ tay vào bàn rồi một cái lừ mắt của Tướng Kim, Đại Tá Tung liền bị Đại Úy Nhung và hai nhân viên an ninh mời ra khỏi phòng họp. Ông Tung bị Nhung dẫn ra khỏi tòa nhà lớn Bộ Tổng Tham Mưu. Đến lượt Đại Tá Huỳnh Hữu Hiển, Tư Lệnh Không Quân phát biểu ý kiến. Ông cho biết ông luôn trung thành với chế độ Ngô Đình Diệm vì theo ông, Tổng Thống Ngô Đình Diệm do dân cử và chính phủ Diệm hợp pháp hợp hiến, ông chống lại việc lật đổ chính phủ. Tức thì, Đại Tá Hiển bị nhân viên an ninh mời ra khỏi phòng họp và tạm giam trong phòng “cô lập các sĩ quan chống đối“. Sau đó, Đại Tá Hiển cùng ông Trần Văn Tư Giám Đốc Nha cảnh Sát Đô Thành bị Thiếu Tá Thiệt (QC) giải vào khám Chí Hòa. Riêng cuộc thuyết phục Đại Tá Cao Văn Viên là gay hơn cả kéo dài cả nửa giờ song Đại Tá Viên không lay chuyển – Viên Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù – đã trả lời Tướng Minh đại cương, là một sĩ quan, ông không muốn dính líu đến chính trị hơn nữa ông chưa nhận được lệnh của thượng cấp nên đứng ngoài vụ này. Ông cũng lưu ý ông không chống lại Hội Đồng Tướng Lãnh nhưng theo đảo chánh thì ông không theo. Tức khắc, Tướng Minh ra lệnh cho Đại Úy Nhung giải Đại Tá Viên ra khỏi phòng họp và cô lập ngay.

Buổi họp bế mạc – 1g30, tiếng súng nổ sau phía Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia – từ giờ phút đó. Trung Tướng Trần Văn Đôn trở thành nhân vật chủ động số một. Đường giây điện thoại giữa Tướng Đôn và Đính hoạt động không ngừng. Từng phút từng giây… tại Bộ tư lệnh Quân Đoàn III, Tướng Đính thực hiện toàn bộ kế hoạch hành quân đảo chánh mang tên Bravo II

Thời khắc này, Bộ TTM qui tụ đầy đủ các tướng lãnh và một số sĩ quan cao cấp nhưng lực lượng bảo vệ vẫn không hơn một Đại Đội với sự tăng cường một đơn vị tân binh của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.

Thiếu Úy Chỉnh thuộc Bộ Tư Lệnh Đặc Biệt được tin Đại Tá Tung bị bắt giam nên tức tốc kéo một Đại Đội đến cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu rồi dàn quân bố trí.

Với một lực lượng thiện chiến như vậy nếu tràn vào Bộ TTM và tốc chiến tốc thắng thì lực lượng phòng vệ ở đây không thể đương đầu nổi. Đại Tá Chuân được cấp báo đến nơi để dàn xếp. Thiếu Úy Chỉnh cho biết, ông đến đây để kiếm Đại Tá Tung đang bị giam giữ. Đại Tá Chuân dùng lời ngon ngọt dụ dỗ… Rồi bất thần viên Thiếu Úy này bị đoạt súng… Đại Đội Lực Lượng bộ binh bố trí phía ngoài định khai hỏa làm dữ nhưng nhờ lời nói ngọt ngào của Đại Tá Chuân, Viên Thiếu Úy rút lui êm đẹp. Sau đó, Đại Đội lên xe trở về căn cứ 77.

Một lát sau, Thiếu Tá Lê Quang Triệu – em ruột Đại Tá Tung – Tham Mưu Trưởng LLĐB, được tin cấp báo đã cùng một trung đội võ trang đến Bộ TTM xem sự thể ra sao hầu có thể giải cứu được Đại tá Tung. Nhưng khi đoàn tùy tùng của Thiếu Tá Triệu lọt vào vào cửa chính Bộ TTM thì bị giải giới toàn bộ. Thiếu Tá Triệu quay xe định vọt, tìm đường tẩu thoát. Xe ông bị bắn nổ lốp sau. Nhờ một sĩ quan thân thiết, Thiếu Tá Triệu trốn thoát.

13 giờ hơn, từng loạt súng nổ chát chúa ở phía Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt (trong vòng thành bộ Tổng Tham Mưu). Đó là loạt súng đầu tiên của đơn vị truyền tin do Đại Úy Đỗ Luận chỉ huy tiến chiếm Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Nhưng không đổ máu nhờ cuộc dàn xếp qua điện đàm giữa Đại Tá Chuân và Trung Tá Huỳnh (Tư Lệnh Phó Lực Lượng Đặc Biệt). Kể từ phút đó, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt bị giải giới – Cả khu vực Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng Tham Mưu lọt vào tay phe đảo chánh.

Cuộc đảo chánh hụt ngày 11-11-1960, lực lượng đảo chánh (ngoại trừ Đại Tá Thi) hầu hết do sĩ quan cấp Tá và Úy trực tiếp điều động chỉ huy. Các sĩ quan này đều thuộc thành phần trẻ, trên dưới 30 tuổi và được coi là có tư cách, can đảm và đầy nhiệt huyết. Trong phút đầu “ra quân” dù chỉ có mấy tiểu đoàn Nhảy Dù, lực lượng đảo chánh cũng làm chủ tình hình và làm tê liệt lực lượng phòng bố của Lữ Đoàn Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống. Lực lượng đảo chánh không xử dụng hỏa lực của Pháo Binh cũng không có lực lượng Thiết Giáp nào tham dự.

Cuộc đảo chánh ngày 11-11-1963 lại hoàn toàn khác, phe đảo chánh sửa soạn từ lâu có đầy đủ phương tiện lại được lãnh đạo bởi Hội Đồng Tướng Lãnh.

Lực lượng của phe cách mạng gồm Bộ Binh, Pháo Binh, Thiết Giáp, Công Binh, Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù và Không Quân. Tất cả đều thuộc cấp đại đơn vị và các mục tiêu chính mà đơn vị này phải thanh toán là thành Cộng Hòa và Dinh Gia Long.

Lực lượng Phòng Vệ thành Cộng Hòa và Dinh Gia Long tuy nói là một Lữ Đoàn song quân số không quá 800 người, gồm 6 Đại Đội Bộ Binh, 4 Chi Đội Thiết Giáp. Sáu Đại Đội Bộ Binh kể cả đội Quân Nhạc cùng các binh sĩ tạp dịch, lính văn phòng thì đã có 3 Đại Đội phận sự giữ Dinh Gia long. Thành Cộng Hòa chỉ còn 3 Đại Đội, trong đó có Đại Đội chỉ huy. Sĩ quan chỉ huy gồm 3 thiếu tá trên dưới 30 tuổi và một số sĩ quan cấp úy khác. Tất cả đều đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ Tư Lệnh kiêm Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn, Thiếu Tá Nguyễn Văn Hưởng, Tham Mưu phó và Thiếu Tá Huỳnh Hữu Lạc chỉ huy đoàn cận vệ đều ở trên Dinh Gia Long.

Trung Úy Bảo trưởng phòng V, LĐLBPV/PTT và nhiều chứng nhân khác trong hàng hạ sĩ quan và binh sĩ có mặt từ đầu cho đến kết thúc đều cho rằng chuyện diễn ra bình thường không có gì gọi là ác liệt. Nếu nói là ác liệt thì chỉ có pháo binh “tấn công” ác liệt nhất (pháo binh thuộc Sư Đoàn 5 BB)

Ngày 1-11 là ngày nghỉ, Trung Úy Bảo đang ở nhà bỗng trong Lữ Đoàn cho gọi vào gấp. Lúc ấy vào khoảng 9 giờ sáng. Nhân chứng được Trung Tá Khôi, Tư Lệnh Lữ Đoàn giao phó cho công tác soạn bài học tập và thuyết trình vào lúc 2 giờ cùng ngày. Trong Lữ Đoàn đều có chương trình học tập vào mỗi buổi thứ ba và thứ sáu. Nhân chứng được Trung Tá khôi cho biết: “Chiều nay nếu 2 giờ tôi đi họp chưa về thì anh cứ cho tập họp ở Hội Trường rồi mời Thiếu Tá Duệ xuống làm chủ tọa”.

Lúc ấy Trung Tá Bảo ngồi ở ngoài nhìn vào phòng trông thấy Trung Tá Khôi và Thiếu tá Duệ đang to nhỏ bàn bạc với một vẻ khác lạ. Nhân chứng tự nghĩ: “Chắc có chuyện gì quan trọng đây.” Tình hình Saigon lúc ấy thật ngột ngạt. Nay có tin đảo chánh mai có tin lật đổ Tổng Thống Diệm. Nhất là đài VOA luôn luôn có những bài bình luận và tin tức hoàn toàn bất lợi cho chính quyền Ngô Đình Diệm và càng làm tăng không khí giao động bất trắc vốn âm ỉ trong lòng thủ đô Saigon.

Sau khi soạn xong các tài liệu học tập, Trung Uý Bảo xách radio ra hành lanh nhìn trời vu vơ không hiểu mai đây tình hình biến chuyển như thế nào. Đã có bao nhiêu dấu hiệu báo trước cơn giông bão sắp bùng dậy. Nhưng bao giờ, như thế nào, sẽ tàn phá ra sao và làm sụp đổ những gì?

Một số sĩ quan trẻ trong Lữ Đoàn thuộc thành phần thân cận của TT Diệm và ông Nhu cũng cảm thấy sự ngột ngạt bất trắc nào đó. Vị Tư Lệnh và Tư Lệnh phó của họ mấy tháng gần đây lo lắng trông thấy và nhiều đêm mất ngủ cho nên họ cũng phập phồng hoang mang.

Ngày 27-10, Đại Úy Hoàn tháp tùng TT Diệm lên Đà Lạt cùng đi có vợ chồng ông Đại Sứ Cabot Lodge và Đại Tá Lu Conein.

Nhân chứng đi theo sau ông Lodge, ông ta đội chiếc nón lá Việt Nam, Tổng Thống Diệm vận complet mầu nâu nhạt, cầm can, đi trước ông Lodge đến thăm một Ấp Chiến Lược kiên cố.

Dịp này TT Diệm đã tặng Đại Tá Lu Conein chiếc gậy do một nông dân trong ấy tặng Tổng Thống. Tối hôm đó Tổng Thống thết cơm vợ chồng ông Lodge tại Dinh ở Đà Lạt . Trong cùng thời khắc, Đại Úy Hoàn nghe đài VOA vẫn một luận điệu công kích kịch liệt chế độ Ngô Đình Diệm.

Nhân chứng hồi tưởng lại cách đó không bao lâu, trong chuyến kinh lý tại Cam Ranh, trước mặt tướng Khánh và một số viên chức cao cấp, Tổng Thống Diệm chỉ vùng núi non và bãi biển Cam Ranh rồi nói với mọi người (trong đó có Thiếu Tướng Khánh, Trung Tá Nguyễn Viết Khánh, Tỉnh Trưởng Phan Rang): “Mỹ nó thích căn cứ này lắm, nhưng tôi không chịu“. Lời nói ấy cứ mỗi ngày vang động trong ký ức nhân chứng và tạo nên bao nhiêu nghi vấn.

Dạo này, nhân chứng quan sát thấy TT Diệm có vẻ hốc hác, đăm chiêu và càng khắc khổ. Thường lệ, ông Diệm đi ngủ lúc 1 giờ đêm và 5 giờ sáng đã dậy. Nhưng từ đầu năm 1963 có nhiều đêm nhân chứng thấy TT Diệm trằn trọc thức gần trắng đêm. Ông hút thuốc liên miên.

Nhân chứng nhớ lại, vào cuối tháng 7-1963 nhân chứng đã được tai nghe mắt thấy Tổng Thống Diệm lẩm bẩm nói chuyện một mình. Ông Diệm nhiều lần độc thoại như vậy nhưng lần này thì khác, khiến nhân chứng càng thêm xao xuyến.

GIẤC MƠ TRỞ VỀ

Lần ấy, vào khoảng 2 giờ đêm, nhân chứng đang thiu thiu ngủ (vì Đại Úy Hoàn phải trực đêm) bỗng viên cận vệ chạy vào phòng gọi: “Thưa Đại Úy Tổng Thống đi…” Vì ở trong Dinh đã lâu năm nên nhân chứng không lấy gì làm ngạc nhiên. Lâu lâu, TT Diệm lại làm một chuyến du ngoạn trong đêm như vậy.

Vẫn theo thường lệ Đại Úy Hoàn đi dép mặc quần jean, áo bỏ ngoài quần. Nhân chứng dắt khẩu rouleau vào lưng…. rồi theo sau Tổng Thống Diệm cùng với viên cận vệ (có phận sự ngồi gác ở phòng riêng của Tổng Thống)… Lâu nay Tổng Thống Diệm không đi đâu xa. Ông ra đứng trước bao lơn Dinh Gia Long, nhân chứng và viên cận vệ đứng sau lưng Tổng Thống chừng vài ba bước. Đó là thông lệ của sĩ quan tùy viên và cận vệ của một Tổng Thống trong thời buổi lộn xộn. Như mọi lần, Tổng Thống Diệm xuống vườn xem cây cối và hoa hoặc đi thơ thẩn ngắm cảnh thiên nhiên. Nhưng lần này lại không như vậy, Tổng Thống Diệm chỉ đứng ngước mắt nhìn trời mây, Ông đứng như chôn chân trên thềm bao lơn. Ông đứng lâu chưa từng thấy. Nhân chứng lấy làm lạ vì Tổng Thống đứng như vậy đến 40 phút và ông chỉ nhìn trời rồi miệng lẩm bẩm. Nhân chứng và viên cận vệ càng phải đứng im phăng phắc không dám gây một tiếng động nào. Nhưng nhân chứng nghe câu được câu chăng. Nhân chứng cũng chả quan tâm vì 5 năm sống cạnh Tổng Thống Diệm, nhân chứng đã quá quen thuộc với nếp sống riêng tư của Tổng Thống. Nhưng có câu này Tổng Thống Diệm nói khá lớn, cả nhân chứng và cận vệ đều nghe rõ. Câu nói được ghi lại như sau:

Thôi, sang  năm thì mình xin về, mệt quá rồi… mình xin về phụng dưỡng bà cố. Nhưng muốn xin về Ông Nhu lại cứ bắt mình phải làm”.

Câu nói trên đây được Tổng Thống Diệm nhắc đi nhắc lại rồi ông lại lẩm bẩm, mắt nhìn trời xa xăm.

Rồi khi quay lại phía sau lưng, Tổng Thống Diệm giật mình tròn mắt nhìn sĩ quan tùy viên và viên cận vệ. Ông có vẻ kinh ngạc trước sự hiện diện của hai người thân cận. Nhưng không nói gì, rồi lặng lẽ về phòng riêng. Đại Úy Đỗ Thọ cũng bắt gặp một lần Tổng Thống Diệm độc thoại tương tự như vậy vào một đêm tháng 7.

BẮT ĐẦU NỔ SÚNG

Hồi tưởng lại như vậy rồi qua dư luận qua đài VOA, Tùy Viên Lê Công Hoàn linh cảm thấy một cơn giông bão nào đó sắp bùng lên.

Cơn giông bão đó đã đến. Khoảng 1 giờ 15 trưa ngày 1-11, Thượng Sĩ Thám đang sửa soạn lên giường ngủ, nhắm mắt cho qua ít phút. Bỗng Thiếu Tá Duệ nói lớn: “Quan sát lại xem thế nào?” Theo phản ứng tự nhiên, nhân chứng vùng dậy chạy ra hành lang.

Thành Cộng Hòa vẫn im lìm trong buổi trưa nắng gắt. Lúc ấy Thiếu Tá Duệ vẫn còn mặc may-ô, chân đi dép. Ông đang đứng trước cửa phòng riêng của ông (sau này trở thành trụ sở Wud thuộc khu đại học Cường Để) chỉ một lát sau, Thượng Sĩ Thám thấy một sĩ quan từ lầu trên chạy xuống báo cáo với Thiếu Tá Duệ: “Từ phía ngã tư Đinh Tiên Hoàng, Phan Đình  Phùng (Dakao) tôi thấy lố nhố chúng đang đi lom khom tiến theo vỉa hè… Có đứa thì nằm súng chỉa về thành”. Viên sĩ quan xác nhận: “đây là lính Thủy Quân Lục Chiến” – Thiếu Tá Duệ nhún vai “làm gì có chuyện lạ” – Ông trở vào phòng mặc vội quần áo rồi đặt khẩu Rouleau bên lưng. Từ lúc đó Trung Úy Bảo, Thượng sĩ Thám luôn luôn có mặt bên ông Duệ. Việc đầu tiên các nhân chứng thấy Thiếu Tá Duệ quan sát lại cho kỹ, ông cũng nhận ra như vậy nghĩa là Thủy Quân Lục Chiến đang tiến về thành Cộng Hòa. Thiếu Tá Duệ nhăn trán, lắc đầu: “Chuyện lạ nhỉ. Giờ này làm gì có lính tráng nào tập dượt”.

Hơn nữa khu vực này được coi là yếu khu số 1, không một lực lượng nào được lai vãng đến đây mà không phải thông báo cho Lữ Đoàn biết trước. Ông Duệ quay máy gọi Biệt Khu Thủ Đô. Phía bên đầu giây kia là Thiếu Tá Dụ. Thiếu Tá Duệ hỏi: “Đằng Biệt Khu có lệnh cho đơn vị nào di chuyển ở Đặc Khu 1 không?” Đặc Khu 1 tức là vùng Dakao và thuộc phạm vi thành Cộng Hòa. Thiếu Tá Duệ lắc đầu nói với nhân chứng: “Lạ nhỉ, Biệt Khu Thủ Đô Thiếu Tá Dụ cũng không hay biết gì cả.” Sau khi quan sát lại một lần nữa với nhiều dấu hiệu khả nghi, Thiếu Tá Duệ ra lệnh báo động. Từ lúc ấy thành Cộng Hòa thức giấc trong cơn nôn nóng của buổi trưa. Sàigon nắng như thiêu. Tiếng còi vang lên khua động doanh trại… Khoảng 15 phút sau, tất cả đều ở thế tác chiến. Quân nhân ở trại gia binh kế cận cũng lần lượt trở vào thành gần đủ mặt. Những khẩu đại liên 30 nòng đen ngòm đều chĩa về phía Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tất cả đều chuyển dịch.

Đằng xa Thủy Quân Lục Chiến vẫn lố nhố vào gốc cây hay tiến bên vỉa hè và mỗi lúc càng di chuyển lại gần hơn.

Một sĩ quan bảo ông Duệ: “Mục tiêu ngon lành quá. Cứ thế mà cho đại liên quạt thì đi đời hết cả bọn”. Một sĩ quan đứng chép miệng: “tụi này sao ngu quá vậy, không biết thằng nào chỉ huy mà sao ngu quá ta!”

Trong lúc đó Thiếu Tá Duệ cầm máy gọi về Dinh Gia Long.

Ông quay lại mỉm cười nói với mọi người: “lạ nhỉ trên đó cũng không biết gì hơn”. Ông cho gọi Đại Úy Nuôi trưởng phòng III đến trình diện. Và cùng ông xem xét tình hình. Từ phía xa, TQLC vẫn theo đội binh hàng dọc đang tiến lên. Chẳng bao lâu toán tiền phương đã lô nhô ở phía sau sân Hoa Lư. Có biến thật rồi.

Trong thành tất cả chỉ còn chờ lệnh nẩy cò. Lính trong thành có đủ lợi điểm nhất. Chỉ cần 2 khẩu đại liên bắn chéo cánh sẻ thì toàn tiền phương của TQLC sẽ gục hết ngay phút đầu. Trung Úy Bảo thấy anh em TQLC vẫn đi khơi khơi như không có vẻ gì đi hành quân tác chiến cả.

Ngay lúc ấy, Thiếu Tá Duệ ra lệnh cho một số sĩ quan chỉ huy hai xe Thiết Giáp tiến ra bọc phía sau, ông nói: “anh bắt sống mấy thằng chỉ huy mang về đây cho tôi”.

Giữa lúc ấy một Tiểu đội TQLC vẫn tiến lại. Tiếng loa trong thành hô đứng lại… Toán lính này nằm rạp xuống rồi khom lưng, bò tiến lên. Tiếng hô vang lên lần nữa rồi 1, 2, 3… môt loạt súng đại liên nổ chát chúa. Ngay trong loạt súng đầu có 4 TQLC gục ngã. Đám còn lại chạy dạt vào phía bên trong thành tường sân Hoa Lư.

GIỜ ĐÃ ĐIỂM

Rồi 1g30 ngày 1-11-1963 giờ phút quan trọng của lịch sử đã điểm. Một loạt đại bác 105 nổ vàng rền và rất trúng mục tiêu. Có viên nổ giữa sân, có viên nổ trúng một phía doanh trại. Tiếp theo là 4 chiến khu trục tới bắn hỏa tiễn.

Lúc ấy binh sĩ trong thành Cộng Hòa bắt đầu cảm thấy thực sự đang có biến động. Rồi lại từng loạt nữa… tiếng nổ chát chúa vang rền. Trong thành vẫn chưa có ai bị thương.

Từ lúc ấy Thiếu Tá Duệ mới xuống phòng chỉ huy để điều động. Ông nói với các sĩ quan: “Có đảo chánh thật các cậu ạ… không hề gì… người nào có nhiệm vụ nấy…” Ông ra lệnh cho Trung Úy Bảo theo chân hai Thiết Giáp tiến ra khỏi thành. Ông Bảo yêu cầu: “Thiếu Tá cho quạt vài ba tua nữa… bọn nó đang lố nhố đầy ở sân Hoa Lư mục tiêu ngon quá đi”. Ông Duệ không cho khai hỏa tiếp rồi bảo nhân chứng ra tìm cách thuyết phục và hỏi nguyên do xem sao! “Anh em nhà cả mà!”

Nhân chứng đứng bên đây đường, vác loa gọi đại cương: “A lô! A lô… Tôi Trung Úy Bảo đây nguyên trưởng phòng II trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt đây”.

Nói như vậy vì ông biết chắc thế nào trong đám sĩ quan đó cũng có chàng là bạn ông hoặc cựu sinh viên  trường Võ Bị Đà Lạt.

Ông Bảo lại lên tiếng một lần nữa : “A lô! Bảo đây xin các anh đừng có dại dột, nghe theo ai, đừng có dại dột chết oan uổng cho một mưu đồ nào“. Quả nhiên khi nhân chứng ngưng lời thì từ phía bên kia sau sân Hoa Lư có một sĩ quan lên tiếng: “A lô… Trung Úy Bảo phải không? A lô Thinh đây” Rồi có tiếng nổ phía xa.

Có tiếng hô ngưng bắn, Trung Uý Bảo liền băng qua đường Hồng Thập tự về đi về phía Thinh. Theo sau ông là một người lính.

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site