Khi một dân tộc cùng quyết tâm đòi Tự Do – Dân Chủ
Hồng Lạc
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
...
Sau đây là những giả định:
♦ Một bản “thỉnh nguyện thư” cho phép thành lập ĐDCXH tương tự như “kiến nghị dừng dự án khai thác bauxite (cả hai năm 2009 và 2010 lên tới 5-6 ngàn chữ ký)” được khỏi xướng từ một hay một số trang mạng như boxitvn, DanLuan, ĐCVonline… chẳng hạn nhưng lại được hưởng ứng rầm rộ và số chữ ký tăng nhanh.
♦ Một số tờ báo như báo điện tử ĐCSVN, QĐND, CAND, ANTG.v.v. lên tiếng phản bác và kêu gọi ĐCS mạnh tay với những kẻ “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, “những kẻ phản động”.
♦ Trước yêu cầu khó chối từ vì nó phù hợp với hiến pháp nước CHXHCNVN, Quốc Hội với gần 100% đảng viên ĐCS chọn giải pháp im lặng.
♦ Mặc dù không được chấp thuận thì ĐDCXH được thành lập vào một ngày đẹp trời trên cơ sở của một bản cương và những người ký vào bản thỉnh nguyện thư (TNT) sẽ trở thành những đảng viên ĐDCXH.
♦ Con số đảng viên mới ngày càng đông, một số đảng viên ĐCS trả thẻ đảng và xin gia nhập ĐDCXH.
♦ Một số người dân cũng bắt đầu xin phép lập đảng phái khác theo như những gì mà ĐDCXH đã làm.
♦ Một xã hội đa nguyên chính trị hình thành nhanh chóng.
♦ ĐCS họp phiên bất thường quyết định thay đổi số phận của đảng bằng cách đổi tên, từ bỏ chủ nghĩa Marx–Lenin và con đường XHCN.
♦ Trước yêu cầu của ĐDCXH và một số đảng phái khác, một cuộc tổng tuyển cử đã diễn ra với sự giám sát của Liên Hợp Quốc, đánh dấu một chặng đường dân chủ của đất nước.
Khả năng 5: Một cuộc biểu tình trong cả nước được bắt đầu từ một cuộc biểu tình cỡ vài ngàn người tại Hà Nội, Đà Nẵng hoặc Sài Gòn… sau đó lan nhanh trong cả nước.
Sau đây là những giả định:
♦ Trên mạng internet và điện thoại di động (ĐTDĐ), nhiều tin nhắn được truyền đi kêu gọi xuống đường tiếp sức cho cuộc biểu tình.
♦ Chính quyền cho lực lượng an ninh truy bắt một số người, một số vụ đụng độ xảy ra khiến một số người bị thương hoặc tử nạn, đoàn biểu tình đưa nạn nhân (hoặc quan tài) tiến thẳng về UBND các thành phố lớn.
♦ Lực lượng an ninh được tăng cường với hơi cay, bom xăng, vòi rồng để chặn đoàn biểu tình.
♦ Lực lượng dân chủ bắt đầu phát đi tuyên bố “ngày xuống đường vì dân chủ, chống tham nhũng độc tài”.
♦ Ngày “xuống đường vì dân chủ, chống tham nhũng độc tài” được hưởng ứng rộng khắp cả nước, trên khắp các nẻo đường ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ v.v., hàng trăm ngàn người tràn xuống các ngả phố trung tâm giương cao các biểu ngữ đòi tự do, dân chủ, chống độc tài đảng trị, chống tham nhũng, đòi quyền bầu cử dân chủ, đòi bọn tham nhũng và bọn tham quyền cố vị từ chức và trao quyền cho nhân dân…
♦ 14 thành viên Bộ Chính Trị ĐCS họp khẩn cấp, nhiều ý kiến được đưa ra khá xung đột, một số ý kiến chọn giải pháp nói chuyện với đoàn biểu tình, một số ý kiến chọn giải pháp răn đe bằng việc huy động xe tăng và thiết giáp.
♦ Sau cuộc họp của Bộ Chính Trị, giải pháp đưa ra là điều động các binh chủng tăng – thiết giáp án ngữ các lối vào trung tâm các thành phố lớn, sẵn sàng chờ lệnh. Bộ Thông Tin và Truyền Thông (4T) được phép gây tắc nghẽn mạng internet và dịch vụ tin nhắn trên ĐTDĐ.
♦ Tổng thống Mỹ và một số nguyên thủ ở Châu Âu và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ra lời kêu gọi lãnh đạo Việt Nam hãy tôn trọng ý kiến người dân để thực thi một nền dân chủ. Các vị nguyên thủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới (ngoại trừ Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Hàn, Lào, Campuchia và một số các quốc gia còn dưới ách độc tài) lên tiếng ủng hộ cuộc xuống đường của người dân Việt Nam đòi tự do và dân chủ, đòi quyền con người và chống tham nhũng.
♦ Lực lượng quân đội có xu hướng đứng về phía nhân dân để đòi quyền tự do dân chủ, họ không thể bắn vào đồng bào ruột thịt của mình, họ sẽ đứng về phía nhân dân.
♦ Bộ Chính Trị ĐCS họp phiên khẩn thứ hai để tìm cách đối phó tình hình, lệnh giới nghiêm ở các thành phố lớn được ban bố.
♦ Người dân bất chấp lệnh giới nghiêm, thậm chí càng nhiều người đổ xuống đường vì đây là cơ hội đem lại cuộc sống tự do, chống lại bọn tham nhũng hại dân hại nước.
♦ Bộ Chính Trị ĐCS họp phiên thứ ba ra tuyên bố sẽ thương lượng với người dân, hứa sẽ thay đổi hiến pháp, tổ chức bầu cử “dân chủ”.
♦ Người dân không chấp thuận lời kêu gọi giả dối đó, họ đòi ban lãnh đạo ĐCS từ chức để mở ra một cuộc tổng tuyển cử công bằng.
Tóm lược:
Trên đây là 5 khả năng có thể xảy ra cho một cuộc chuyển hóa dân chủ Việt Nam. khả năng 4 có nét tương đồng với khả năng 1 nhưng có những khác biệt. Ở khả năng 4 thì phe dân chủ đã chủ động thực hiện một phong trào đòi đa nguyên chính trị sau đó thì ĐCS mới thay đổi theo, còn khả năng 1 thì ĐCS bắt buộc phải mở cửa cho đa nguyên chính trị ra đời để có thể cứu vớt ĐCS. Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu ĐCS còn đủ tỉnh táo để chọn một lối thoát cho mình trước khi họ có thể bị đánh đổ bởi khả năng 5 hay khả năng 3 trong sự xem xét để né tránh xảy ra khả năng 2 hay không?