lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Weblinks:

 

 

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại

Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa Qua Hình Ảnh 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

Trang Điệp-mỹ-Linh 

Xin mời Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử trên Facebook

 

 

quốc kỳ việt nam

Là Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa,

Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.

Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.

Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.

Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.

Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.

Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

---------------

quan su viet nam, hải quân việt nam cộng hòa quansuvietnam, hải quân việt nam cộng hòa

Lịch-Sử Quân-Sự Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa :

http://www.truclamyentu.info/tlls_lichsuvietnamcandai/dml_lsqsvn-hq4.html

Chương I: Bối cảnh khai sinh Quân Đội Việt-Nam Và Những cảm nghĩ về các tổ-chức Quân-Đội Việt-Nam  giữa Thế kỷ 20

Chương II: Sơ Lược Tổ Chức Của Hải-Quân Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân

Chương III: Vùng Sông Ngòi_Hành-Quân Lưu-Động

Chương IV: Những Chiến Dịch Trong Vùng Sông Ngòi_Hải Quân Phối Hợp Với Quân Bạn

Chương V: Vùng Duyên Hải_Hành-Quân Lưu-Động Biển*

Chương VI: Từ Mật Khu Vũng Rô Đến Những Diễn Tiến Trước Khi Xảy Ra Hải Chiến Hoàng Sa và Hải Chiến Hoàng-Sa Ngày 19-01-1974

Chương VII: Cuộc Đàm Thoại Bất Ngờ (1)

Chương VIII: Những Biến Chuyển Quân Sự Và Các Cuộc Rút Quân Bằng Đường Thủy

***

Chương IV: Những Chiến Dịch Trong Vùng Sông Ngòi_Hải Quân Phối Hợp Với Quân Bạn

HẢI-QUÂN PHỐI HỢP VỚI QUÂN BẠN TRONG NHỮNG CHIẾN DỊCH BÌNH ĐỊNH MIỀN TÂY

CHIẾN DỊCH ĐINH TIÊN HOÀNG *
Từ ngày 23-5-1955 đến 29-12-1955

Thời Pháp đô hộ Việt-Nam, tại miền Nam, Pháp dùng lực lượng của các giáo phái và Bình Xuyên như Phụ Lực Quân (Suppletif Forces) để giữ an ninh lãnh thổ và dùng những viên chức thân Pháp để cai trị. Tại miền Bắc, Pháp dùng lực lượng của đảng Đại Việt và Việt-Nam Quốc Dân Đảng để bình định nông thôn. Những lực lượng võ trang này trở thành “sứ quân”, hùng cứ tại những địa phương khác nhau.

Trước khi Hiệp Định Genève được ký kết và trước khi Nội Các của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được thành lập, Bộ Quốc Phòng Quốc Gia Việt-Nam đã có kế hoạch sát nhập binh đội các lực lượng giáo phái võ trang tại miền Nam vào Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam, đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam. Việc sát nhập được ấn định bởi dụ số 24 QP, ngày 10 tháng 4 năm 1954; nhưng kế hoạch này chỉ được xúc tiến sau ngày Hiệp Định đình chiến được ban hành.

Biện pháp đầu tiên của Chính Phủ Quốc Gia là gây áp lực bằng cách không tiếp tục tài trợ ngân khoản cho quân đội giáo phái như Pháp đã làm; và đồng thời buộc các giáo phái phải trao trả quyền kiểm soát những vùng mà họ đã chiếm cứ.

Vào thời điểm đó, hai giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo không có lập trường rõ ràng, nửa muốn hợp tác với Chính Phủ, nửa lại không. Dường như hai giáo phài này muốn đợi chờ một biến chuyển chính trị có lợi cho họ; chỉ có Bình Xuyên chống đối Chính Phủ.

Ngày 26 tháng 3 năm 1955, Bình Xuyên ra lệnh cho 350 công an xung phong từ Đà-Lạt rút về Sài-Gòn tăng cường lực lượng, chuẩn bị chống chính phủ Quốc Gia một cách quy mô.

Vào thời điểm này Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia đóng tại số 606 đại lộ Trần Hưng Đạo. Công an xung phong của Bình Xuyên bố trí ở đường Trần Hưng Đạo, từ ngả tư đường nhà thờ Chợ-Quán đến ngã tư Kergandadec để chuẩn bị tấn công.

Đêm 30 tháng 3 năm 1955, lúc 12 giờ, tiếng nổ đầu tiên của một trái lựu đạn do công an xung phong Bình Xuyên thuộc 1 đơn vị đóng ở trường huấn luyện Cảnh Sát liệng vào bót Cảnh Sát trung ương do 1 Đại Đội thuộc Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù và 1 Chi Đội Thiết Giáp Quốc Gia đóng giữ.

Sau tiếng nổ, công an xung phong Bình Xuyên bắt đầu tràn vào bót Cảnh Sát trung ương và Bộ Tổng Tham Mưu, dưới sự yểm trợ của 1 phân đội vũ khí nặng gồm 1 đại liên 12.7 ly, bốn trung liên và 1 khẩu đại bác 57 SKZ đặt trên các lầu từ những nhà kế cận.

Khuya 30 tháng 3 năm 1955, lúc 0 giờ 20 sáng, lực lượng viện binh tiếp ứng của phân khu Sài-Gòn Chợ-Lớn đến. Sau một giờ giao tranh, lực lượng Quân Đội Quốc Gia không những giải tỏa áp lực của Bình Xuyên mà còn chiếm luôn trung tâm huấn luyện Cảnh Sát – do công an Bình Xuyên chiếm đóng – vào lúc 1 giờ 30 sáng.

Trong thời gian Bình Xuyên tấn công bót Cảnh Sát trung ương thì Dinh Độc Lập, căn cứ đóng quân của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù và Nha Quân Y bị pháo kích bằng súng cối 81 ly.

Lệnh ngưng bắn được ban hành vào hồi 2 giờ 30. Tuy nhiên, nhiều cuộc chạm súng lẻ tẻ vẫn diễn ra trong đô thành Sài-Gòn đến 5 giờ sáng.

Kết quả: Quân đội Quốc gia: 5 chết, 31 bị thương. Bình Xuyên: 5 chết, 7 súng trường 1 số đạn và lựu đạn để lại chiến trường.

Sáng 30 tháng 3 năm 1955, chính phủ Quốc Gia Việt-Nam thông báo cho quốc dân biết "công an xung phong Bình Xuyên đã tấn công các cơ sở Quốc Gia và bị quân đội anh dũng nay lui". Thủ tướng Ngô Đình Diệm hứa "sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ chủ trương gây rối". Bên mặt trận của giáo phái cũng ra thông cáo, đổ lỗi cho chính phủ đã dùng võ lực khiêu khích mặt trận. Từ ngày đó trở đi, đài phát thanh Bình Xuyên liên tiếp phổ biến những bài có nội dung công kích nặng nề Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.

Ngày 31 tháng 3 năm 1955, Trung tướng Nguyễn Thành Phương, tổng chỉ huy lực lượng quân đội Cao Đài, chấp thuận việc Quốc Gia hóa thêm 5 ngàn quân Cao Đài trong một buổi lễ được tổ chức long trọng tại dinh Độc Lập. Ngoài việc vận động riêng với Cao Đài, Thủ tướng Ngô Đình Diệm cũng đã chiêu phục được 1 thành phần Hòa Hảo do trung tá Huê và thiếu tá Tư Đây chỉ huy.

Ngày 2 tháng 4 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm hiệu triệu đồng bào trên đài phát thanh, lên án hành động của Bình Xuyên, nhưng không đả động tới các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và mặt trận, cốt ý để sau này dễ dàng tiêu diệt Bình Xuyên mà không va chạm đến giáo phái.

Chiều 19 tháng 4 năm 1955, khoảng 3 giờ 30, Bình Xuyên cho một xe Jeep mang số IC của Pháp đến bắn vào Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam tại Chợ-Quán và phóng ba trái lựu đạn vào văn phòng Tổng Thanh Tra Quân Lực đặt cạnh Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia.

Ngày 20 tháng 4 năm 1955, quân của Bình Xuyên chạy xe Jeep bắn vào một toán quân của Liên Đoàn Nhảy Dù Quân Đội Quốc Gia, trước trường Tôn Thọ Tường, trên đường Trần Hưng Đạo. Buổi chiều, quân của Bình Xuyên bắn vào xe chở quân nhân của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Quốc Gia, nhưng không gây thiệt hại.

Cùng ngày, một toán quân Bình Xuyên tấn công tư thất của Đại Tá Mai Hữu Xuân – giám đốc Nha An Ninh Quân Đội – trên đường Marcel Richard.

Ngày 28 tháng 4 năm 1955, khoảng 12 giờ 15 trưa, công an Bình Xuyên đóng tại  trường Petrus Ký lại nổ súng vào một toán binh sĩ của Quân Đội Quốc Gia đang di chuyển trên đường Nancy, ngay trước vọng gác của họ. Một binh sĩ Nhảy Dù tử thương.

Một giờ chiều cùng ngày, 1 Tiểu Đoàn Nhảy Dù Quân Đội Quốc Gia mở cuộc tổng tấn công các vị trí đóng quân của Bình Xuyên tại Sài-Gòn, Chợ- Lớn. Tiểu Đoàn Nhảy Dù mở nhiều đợt xung phong vào các vị trí của Bình Xuyên. Song suốt cả buổi chiều vẫn chưa chiếm được mục tiêu. Có 1 đợt tấn công, 1 thành phần của Tiểu Đoàn Nhảy Dù tiến sát tới căn nhà chính do nhiều công an Bình Xuyên chiếm giữ, nhưng Bình Xuyên chống trả quyết liệt. Bên lực lượng Nhảy Dù, có chiến xa loại nhẹ yểm trợ, 1 chiếc bị bazooka của Bình Xuyên bắn cháy. Ban đêm, Bình Xuyên bắn vài quả pháo 81 ly vào dinh Độc Lập, nhưng không gây một thiệt hại nào.

Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1955, lực lượng Nhảy Dù tiếp tục tấn công Bình Xuyên vào trường Pétrus Ký, nhưng công an Bình Xuyên đã rút theo ngã sau đường Trần Bình Trọng về bên kia cầu chữ Y từ nửa đêm. Lực lượng Nhảy Dù kiểm soát trọn khu Chợ-Lớn và dàn quân đối diện với Bình Xuyên ở Kinh-Đôi.

Tại Sài Gòn, Quân đội Quốc gia làm chủ được tình hình. Các bót của công an Bình Xuyên ở Đa-Kao và đường Catinat bị cô lập và bị bao vây. Còn tại những bót khác, công an Bình Xuyên đều bỏ trốn hoặc ra quy hàng.

Ngày 30 tháng 4 năm 1955, Liên Đoàn Nhảy Dù bố trí dọc theo Kinh-Đôi đối diện với Chánh-Hưng. Trong khi đó, Trung Đoàn 60 thuộc lực lượng của Thiếu Tướng Trịnh Minh Thế -- đã sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam từ tháng 2 năm 1955 -- được điều động từ Tây-Ninh về đóng tại Khánh-Hội, dọc theo con lộ liên thông từ Khánh-Hội tới Nhà-Bè. Ngoài ra, lực lượng Quân Đội Quốc Gia còn có các đơn vị khóa sinh của trung tâm huấn luyện Quang Trung và vài đơn vị của Phân Khu Sài-Gòn Chợ-Lớn và Phân Khu Mỹ-Tho tham chiến.

Tối 30 tháng 4 năm 1955, lực lượng Quân Đội Quốc Gia bắt đầu bắn đại bác vào khu vực Bình Xuyên. Tin tức tình báo ghi nhận rằng lực lượng Bình Xuyên mất hẳn tinh thần. Các cấp chỉ huy đều tìm đường lánh nạn. Binh sĩ Bình Xuyên chỉ còn chờ cuộc tổng tấn công của Quân Đội Quốc Gia để rút lui hoặc đầu hàng.

Ngày 1 tháng 5 năm 1955, lực lượng Nhảy Dù tấn công Bình Xuyên theo 2 cánh: Cánh thứ nhất, xử dụng hỏa lực yểm trợ để vượt thẳng qua cầu chữ Y. Cánh quân thứ hai xuất phát từ phía Tây Nam Đô Thành, băng qua cánh đồng, tiến chiếm khu Chánh-Hưng.

Ngày 2 tháng 5 năm 1955, các đơn vị Nhảy Dù đã tiến chiếm các mục tiêu của Bình Xuyên một cách dễ dàng. Lực lượng Bình Xuyên chỉ chống cự yếu ớt.

Ngày 3 tháng 5 năm 1955, trong khi cuộc hành quân truy kích Bình Xuyên đang tiến hành, Thiếu Tướng Trịnh Minh Thế bị tử trận tại dốc cầu Tân-Thuận khi Ông từ Sài-Gòn đến đây bằng xe Jeep để thị sát chiến trường.

Sau khi quân Bình Xuyên bị Quân Đội Quốc Gia đánh bật ra khỏi Sai-Gon Chợ-Lớn, các lực lượng giáo phái ly khai của Hòa Hảo rút lui khỏi những vị trí khó chống giữ và tập trung về những vị trí then chốt ở miền Tây Nam Việt. Do đó tình hình tại các tỉnh Cần-Thơ, Long-Xuyên, Châu-Đốc, v. v…trở nên bất an. Tại Cần-Thơ đã có những cuộc chạm súng giữa quân của Chính Phủ Quốc Gia và các đơn vị võ trang của giáo phái.

Để ổn định tình hình an ninh tại miền Tây Nam Việt, chính phủ Quốc Gia đã tổ chức nhiều cuộc hành quân càn quét trong những địa bàn rộng lớn và chia làm nhiều giai đoạn.

Trong phạm vi bài này, xin chỉ được đề cập đến những giai đoạn nào có Hải-Quân tham dự mà thôi.

Ngày 23 tháng 5 năm 1955, khu chiến miền Tây được thành lập, bao gồm 3 phân khu:

Vĩnh-Long, gồm các tỉnh: Trà-Vinh, Vĩnh-Long và Sa-Đéc

Cần-Thơ, gồm các tỉnh: Cần-Thơ, Long-Xuyên, Châu-Đốc và Hà-Tiên

Sóc-Trăng gồm các tỉnh: Sóc-Trăng, Bạc-Liêu và Rạch-Giá

Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng I

Ngày 5 tháng 6 năm 1955, Quân Đội Quốc Gia Việt-Nam khai diễn Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng , với mục đích tấn công vào căn cứ địa của ông Trần Văn Soái (còn được gọi là ông Năm Lửa) và ông Lâm Thành Nguyên (còn được gọi là ông Hai Ngoán) để tái lập anh ninh và giải tỏa các trục giao thông.

Cuộc hành quân hỗn hợp có 21.000 quân, được đặt dưới sự chỉ huy của Đại Tá Dương Văn Đức; và với sự tham chiến của những đơn vị sau đây:

  • Khu chiến xử dụng 12 Tiểu Đoàn Khinh Chiến, được tổ chức thành 6 Liên Đoàn Xung Kích để lùng và diệt địch.
  • Nhiều đơn vị Địa Phương, gồm Bảo An của các Phân Khu và Tiểu Khu để tổ chức thành các đơn vị tăng cường và án ngữ những vị trí thiết yếu của Chiến Dịch.
  • Liên Đoàn Nhảy Dù, do Trung Tá Đỗ Cao Trí chỉ huy, gồm hai tiểu đoàn:        
    • Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, do Đại Úy Phan Trọng Chinh làm Tiểu Đoàn Trưởng.
    • Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù, do Đại Úy Nguyễn Văn Viên làm Tiểu Đoàn Trưởng.
      • 2 Trung Đội Công Binh Nhảy Dù do Thiếu Úy Huỳnh Long Thành và Chuẩn Úy Nguyễn Xuân Hiền làm Trung Đội Trưởng.
      • Một Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.
      • Hải Đoàn 25 Xung Phong, do Hải-Quân Trung Úy Đinh Mạnh Hùng chỉ huy.

Từ sáng sớm, Hải Đoàn 25 Xung Phong đưa quân vượt sông, đổ bộ lên mé phải, đánh úp căn cứ Cái-Vồn. Khi mặt trận khai diễn, quân Hòa Hảo của ông Trần Văn Soái bị bất ngờ, chống cự rất yếu. Lực lượng của Ông Trần Văn Soái  tại trục Vĩnh-Long và Cần-Thơ bị tan rã.

Kết quả: Một số theo ông Trần Văn Soái chạy về Đồng Tháp Mười.

Ngày 18 tháng 8 năm 1955, Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng giai đoạn I tạm kết thúc.

Tổng kết giai đoạn I Chiến Dịch được ghi nhận:
Thiệt hại của quân đội Quốc Gia:
- Tử thương: 6 sĩ quan, 15 hạ sĩ quan, 103 binh sĩ.
- Bị thương: 24 sĩ quan, 89 hạ sĩ quan, 417 binh sĩ
- Mất tích: 11 binh sĩ
- Thiệt hại của Hải-Quân không đáng kể.
Thiệt hại của Lực Lượng giáo phái:
- Tử thương: 463
- Bị bắt: 239
- Quy thuận: 1,823 người

Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng II

Ngày 22 tháng 9 năm 1955,  sau khi quân Hòa Hảo tập trung lại được lực lượng, Quân Đội Quốc Gia mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng II. Những trận đánh với lực lượng Hòa Hảo đáng kể nhất đã diễn ra tại Nam Thái Sơn/Ba- Thê, Rạch-Giá/Hà-Tiên, Vĩnh-Phú, Cái-Dầu, Giồng-Riềng. Nhiều cuộc đột nhập bằng giang đĩnh và đặc biệt bằng những xuồng máy loại M2 vào vị trí địch quân. Một Trung Vận Đĩnh (LCVP) bị bắn chìm trên đường hành quân.
* Điệp-Mỹ-Linh tổng hợp và tóm lược từ Wikipedia, Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng của Vương Hồng Anh, của Đại Úy Võ Trung Tín và Đại Úy Nguyễn Hữu Viên.

CHIẾN DỊCH HOÀNG DIỆU *

Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Hoàng Diệu gồm có:

  • Tổng chỉ huy Chiến Dịch: Đại Tá Dương Văn Minh
  • Chỉ huy phó: Trung Tá Nguyễn Khánh
  • Tham mưu trưởng: Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hạnh
  • Chỉ huy lực lượng Hải-Quân: Tư Lệnh Hải-Quân, Hải-Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ.

Khoảng một tuần sau khi Chiến Dịch được phát động, Tư Lệnh Hải-Quân Lê Quang Mỹ ra lệnh cho Hải-Quân Đại Úy Trần Văn Chơn – chỉ huy trưởng Giang Lực – thay thế Ông ở chức vụ chỉ huy lực lượng Hải-Quân cho đến khi Chiến Dịch kết thúc.

  • Thiếu Tá Nguyễn Chánh Thi chỉ huy 3 Tiểu Đoàn Nhảy Dù.
  • Thiếu Tá Đỗ Hữu Độ chỉ huy 4 Tiểu Đoàn thuộc Trung Đoàn Bộ-Binh 154.
  • Thiếu Tá Nguyễn Xuân Thịnh chỉ huy 2 đơn vị Pháo-Binh và 1 Pháo Đội của Tiểu Đoàn 34 Pháo-Binh.
  • Hải-Quân Đại Úy Chung Tấn Cang chỉ huy một cánh quân hoạt động trên sông Lòng-Tàu.
  • Hải-Quân Đại Úy Lâm Ngươn Tánh – chỉ huy trưởng Hải Lực – chỉ huy Giang Pháo Hạm Tầm Sét, HQ 331.

Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch đóng tại Rạch-Cát
Bộ Chỉ Huy Lưu Động được đặt trên chiến hạm Chi Lăng, HQ 01.
Ngày 21 tháng 9 năm 1955, Chiến Dịch Hoàng Diệu – đã được dự trù từ tháng 7 – được khởi xướng với mục đích hủy diệt các cơ sở, kho tàng dự trữ và tiểu trừ quân đội Bình Xuyên.
Để tiêu diệt quân Bình Xuyên đóng trong những vùng rừng rậm và lầy lội ở Rừng-Sát, Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Hoàng Diệu cho phong tỏa toàn thể khu rừng bằng một vòng đai với những cánh quân của Phân Chi Miền Đông:

  • Hai Tiểu Đoàn của Liên Đoàn Biên-Hòa và một Chi Đội chiến xa tăng cường, án ngữ phía Tây Bắc Rừng-Sát.
  • Hai Tiểu Đoàn của Liên Đoàn Bà-Rịa và một Chi Đội Thiết Giáp tăng cường, án ngữ phía Đông khu rừng.
  • Một đơn vị thuộc Phân Khu Mỹ-Tho án ngữ phía Tây Rừng Sát

Lực Lượng Xung Kích tiến sâu vào trung tâm căn cứ địa của Bình Xuyên gồm có:

  • Ba Tiểu Đoàn của Liên Đoàn Nhảy Dù
  • Trung Đoàn Bộ-Binh 154 với 2 Tiểu Đoàn cơ hữu và 2 Tiểu Đoàn tăng phái.
  • Tiểu Đoàn 3 Pháo-Binh tăng cường 2 đơn vị Pháo-Binh và 1 Pháo Đội của Tiểu Đoàn 34 Pháo-Binh.
  • Một Đại Đội xuồng M2 Công-Binh dùng làm phương tiện tiếp tế, liên lạc và tải nước ngọt.
  • Tiểu Đoàn 1 Thủy-Quân Lục-Chiến
  • Không-Quân: Bốn phi cơ quan sát
  • Lực Lượng Hải-Quân gồm có:

- HQ 01 Chi Lăng
- Giang Pháo Hạm Tầm Sét, HQ 331
- Hai Hải Đoàn Xung Phong

Nhiệm vụ của Hải Đoàn Xung Phong và Thủy-Quân Lục-Chiến là tuần soát và chiếm cứ những đồn cũ của Bình Xuyên trên sông Lòng Tàu, giải tỏa đoạn thủy lộ huyết mạch Vũng-Tàu Nhà-Bè, để sự lưu thông của dân chúng và thương thuyền ra vào Saài-Gòn được tự do.

Từ Soái Hạm Chi Lăng, Tư Lệnh Chiến Dịch, Đại Tá Dương Văn Minh, chỉ huy các cuộc tiến quân của Bộ-Binh và điều khiển các cuộc tác xạ đồng loạt bằng pháo binh vào các cứ điểm của Bình Xuyên. Khi thuủy triều dâng cao, nước tràn ngập các hầm trú ẩn, bộ đội Bình Xuyên phải leo lên cây ẩn núp và trở thành mục tiêu cho Pháo-Binh và hải pháo tác xạ.

Sau khi các đơn vị án ngữ thiết lập xong vòng đai bao vây, lực lượng Xung Kính được chiến đỉnh của Hải-Quân đưa đến những vị trí đã được chỉ định để đổ bộ vào vùng đất địch.

- Liên-Đoàn Nhảy Dù đổ bộ xuống miền sông Lòng-Tào và sông Đồng- Tranh.

- Trung Đoàn 154 đổ bộ xuống miền sông Vàm-Sắt

Ngày 23 và 24 tháng 9, những cuộc đổ quân vào Rừng-Sát diễn ra an toàn, không có đụng độ lớn.

Ngày 27, trận chiến xảy ra ở Rạch-Lá. Bình Xuyên dùng súng MJZ 57 bắn vào đoàn chiến đỉnh. Một chiến đỉnh bị chìm. Liền khi đó, Hải-Đoàn Xung Phong ủi thẳng vào nơi phát ra tiếng súng để phản công.

Thủy-Quân Lục-Chiến đổ bộ.

Một Trung Đội Bình Xuyên bị tiêu diệt.

Sau trận này, Bình Xuyên càng suy yếu thêm. Quân đội Quốc-Gia Việt-Nam dùng chiến thuật phong tỏa và pháo kích. Một pháo đội 105 ly được Quân Vận Đĩnh (LCM) chuyên chở đến gò Mang Thít làm căn cứ hỏa lực.

Vì pháo binh tác xạ liên tục ngày đêm khắp vùng, quân Bình Xuyên không còn chỗ trú ẩn an toàn phải ra đầu hàng.

Ngày 24 tháng 10 năm 1955 Chiến Dịch Hoàng Diệu kết thúc với tổng kết:

Quân Bình Xuyên:
- 20 chết
- 221 bị bắt
- 1119 quy thuận

Quân Đội Quốc Gia:
- 10 chết
- 59 bị thương
- 1 chiến đỉnh bị chìm
- 4 chiến đỉnh bị hư hại.
- Tịch thu nhiều vũ khí đủ loại.

* Điệp-Mỹ-Linh tổng hợp và tóm lược  từ Wikipedia, tư liệu của Cựu Tư Lệnh Hải-Quân Trần Văn Chơn và
Chiến Dịch Hoàng-Diệu của Vương Hồng Anh.

CHIẾN DỊCH NGUYỄN HUỆ *
Từ ngày 1-1-1956 đến 17-2-1956

Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng với chiến thuật vũ bảo đã làm tan rã và lũng đoạn tinh thần hiếu chiến của đối phương; đồng thời cũng phá nát những cơ sở hậu cần của họ, nhưng lại làm mất thiện cảm của nhiều người e ngại chính quyền đang ra tay tận diệt các thành phần giáo phái đối lập.

Ngày 26 tháng 10 năm 1955 Ông Ngô Đình Diệm trở thành vị Tổng Thống đầu tiên của chế độ Việt-Nam Cộng Hòa. Để sớm ổn định tình hình chính trị, Tổng Thống Diệm đã mời ông Nguyễn Ngọc Thơ góp phần vào việc thanh toán các phần tử phiến loạn Hòa Hảo còn lại. Ông Nguyễn Ngọc Thơ đồng ý và đề nghị cử Tướng Dương Văn Minh làm Chỉ Huy Trưởng Chiến Dịch, còn Ông phụ trách việc thương lượng với các phe ly khai; vì Ông đã từng quen biết hay đối đầu với họ khi làm tỉnh trưởng một số tỉnh trong vùng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1956, Thiếu Tướng Dương Văn Minh – nguyên Tư Lệnh Chiến Dịch Hoàng Diệu tiểu trừ lực lượng Bình Xuyên tại chiến khu Rừng-Sát – được Tổng Thống Ngô Đình Diệm chỉ định làm Tư Lệnh Chiến Dịch Nguyễn Huệ. Đại Tá Dương Văn Đức làm Tư Lệnh Phó để thực hiện ba nhiệm vụ sau đây:

  • Giải quyết lực lượng của Ông Ba Cụt, lực lượng của Ông Trần Văn Soái và các lực lượng ly khai để tái lập an ninh cho đồng bằng sông Cửu-Long.
  • Phong tỏa biên giới Việt Miên từ Hà-Tiên đến sông Vàm-Cỏ, không cho loạn quân rút lui, chạy trốn sang Cao-Miên.
  • Cắt đứt liên lạc của loạn quân giữa hai Khu Chiến miền Tây và Khu Chiến Đồng Tháp Mười.

 

Ngoài 3 nhiệm vụ kể trên, Chiến Dịch Nguyễn Huệ còn có nhiệm vụ tiêu diệt những cơ sở nằm vùng của Việt Cộng trong vùng hành quân để tái lập hành chánh, khai thác vùng Đồng Tháp Mười, mở mang đường sá, cầu cống và xây cất đồn bót.

Ngày 29 tháng 12 năm 1955 Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Nguyễn Huệ được thành lập và đặt bản doanh tại Long-Xuyên, gồm các vùng lãnh thổ sau đây:

  • Phân khu Mỹ-Tho, gồm các tỉnh Tân-An, Mỹ-Tho, Gò-Công, Bến-Tre
  • Phân khu VĩnhLong, gồm các tỉnh Vĩnh-Long, Trà-Vinh, Sa-Đéc
  • Phân khu Cần-Thơ, gồm các tỉnh Cần-Thơ, Long-Xuyên, Châu-Đốc, Hà-Tiên
  • Phân khu Sóc Trăng, gồm các tỉnh Sóc-Trăng, Bạc-Liêu, Cà-Mau và Rạch-Giá.

Vì vùng hành quân quá rộng lớn nên được chia thành 2 khu chiến và một khu trái độn.

1-. Khu Chiến Miền Tây:Hữu ngạn sông Hậu từ Châu-Đốc Rạch-Giá xuống tới Cà-Mau dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Dương Văn Đức. Sau chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, Đại Tá Đức vẫn tiếp tục bình định Miền Tây thanh toán chủ lực của ông Lê Quang Vinh cùng các lực lượng giáo phái ly khai đang khuấy rối đồn bót; được chia thành 3 vùng hoạt động:

  • Vùng Bắc: Long-Xuyên, Rạch-Giá, Châu-Đốc.
  • Vùng Nam: Long-Xuyên Rạch-Giá Cần-Thơ.
  • Vùng Cà-Mau: chia ra 2 vùng, Cà Mau Nam và Cà Mau Bắc; do các lực lượng của Thiếu Tá Trần Thanh Bền và Thiếu Tá Lâm Quang Phòng đảm trách.

2-. Khu Chiến Đồng Tháp:Dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Văn Là, nhiệm vụ chính là thanh toán tàn quân của ông Trần Văn Soái và được chia làm 2 khu vực qua 2 giai đoạn hành quân: Vùng tạm an và vùng bất an.

3-. Khu trái Độn Vĩnh Long:Dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Nguyễn Văn Quan, với phương tiện địa phương của Phân Khu, hoạt động ngăn ngừa mọi đột nhập của đối phương để liên lạc với Khu Chiến 1 và Khu Chiến 2.

Thành phần Quân Đôi Quốc Gia  tham chiến:
Bộ Tổng Tham Mưu Việt-Nam Cộng Hòa đã huy động một lực lượng Hải Lục Không quân hùng hậu lúc bấy giờ để tham chiến:

  • Ba Sư Đoàn 11, 14, 15 Khinh Chiến
  • Một Sư Đoàn Dã Chiến (Sư Ðoàn 4 - tiền thân của Sư 7 Bộ-Binh sau này). Sư Đoàn 4 Dã Chiến và Sư Đoàn 11 Khinh Chiến hoạt động tại Khu Chiến Miền Tây. Sư Đoàn 14 Khinh Chiến và Sư Đoàn 15 Khinh Chiến điều động từ miền Trung và Phân Khu Duyên Hải tăng cường cho Khu Chiến Đồng Tháp.
  • Trung Đoàn Địa Phương
  • Những đơn vị Cảnh Sát lưu động trong các vùng hành quân.
  • Lực Lượng Hải-Quân tham chiến gồm có:
    • Hải Đoàn 21 Xung Phong
    • Hải Đoàn 22 Xung Phong
    • Hải Đoàn 23 Xung Phong
    • Hải Đoàn 24 Xung Phong
    • 2 LSIL (Landing Ship Infantry Lage – Giang Pháo Hạm)
    • 1 LSSL (Landing Ship Support Large – Trợ Chiến Hạm)
    • 3 LCU  (Landing Craft Utility – Hải Vận Đỉnh)

Riêng khu Đồng Tháp được cung cấp:

  • 3 Hải Đoàn
  • 1 LCU
  • 20 xuồng M2.
    • Lực Lượng Không-Quân tham chiến gồm có:
      • 1 Phân Đội của Phi Đội 2 Quan Sát (Sóc Trăng + Long Xuyên)
      • 3 phi cơ oanh tạc Marcel Dassault (Sóc Trăng).
        • Thiết Giáp: 6 Chi Đoàn Thám Xa.
        • Pháo-Binh gồm có:
  • Tiểu Đoàn 21
  • Tiểu Đoàn 22
  • Tiểu Đoàn 24
  • Tiểu Đoàn 3 Tiểu Đoàn 4 Pháo-Binh phân chia cho Khu Chiến Đồng-Tháp.
    • Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Đại Úy Ngô Xuân Soạn làm Tiểu Đoàn Trưởng ứng chiến tại Sa-Đéc. Đơn vị này được xử dụng như một đơn vi Trừ Bị.

Ngoài những đơn vị tác chiến kể trên, một số các đơn vị yểm trợ và chuyên môn cũng được đặt dưới quyền điều động của Tư Lệnh Chiến Dịch Nguyễn Huệ.

Kinh nghiệm trong chiến dịch Đinh Tiên Hoàng, Bộ Chỉ Huy Chiến Dich Nguyễn Huệ tránh dùng chiến thuật vũ bảo mà thiên về biện pháp Tâm Lý Chiến và Chính Trị. Chiến Dịch được chia ra làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1.- Bố trí lực lượng chận các nẻo xâm nhập vào Đồng Tháp, nhất là vùng biên giới Miên Việt, hầu cô lập đối phương về mặt tiếp tế, cũng như tiếp viện từ bên ngoài; đồng thời hành quân tảo thanh vùng Bắc-Chiên và Cao-Lãnh.

Giai đoạn 2.- Xoay mặt trận từ gò Bắc-Chiên sang Hồng-Ngự để đánh ép đối phương dồn về trung tâm khu bất an để dễ bề tiêu diệt hoặc phải bị bế tắc mà ra đầu hàng.

Giai đoạn 3.- Sau khi thanh toán nhóm Trần Văn Soái sẽ xoay sang vùng tạm an phía Đông Bắc vùng Đồng-Tháp để giải quyết lực lượng Cao Đài ly khai.

bản đồ quân sự hành quân đồng tháp

Ngày 9 tháng 1 năm 1956, Bộ Chỉ Huy Đồng-Tháp và Sư Đoàn 15 Khinh Chiến di chuyển đến gò Bắc-Chiên. Lực lượng Quân Đội Việt-Nam Cộng Hòa chia làm 3 cánh:

  1. Cánh A: Gồm Trung Đoàn 43, Trung Đoàn 44 và 1 Pháo Đội di chuyển lên Gò Bắc-Chiên do Hải Đoàn 21 và 23 Xung Phong đảm nhận. Cánh quân này từ ngày 12 tháng 1 bắt đầu tiến quân từ Gò Bắc Chiên về phiá Tây Bắc.

  2. Cánh B: Gồm có Trung Đoàn 39 và Tiểu Đoàn 581 tại Cao-Lãnh thành lập một hệ thống án ngữ hoạt động tảo thanh quanh Chi Khu Cao-Lãnh.

  3. Cánh C: do lực lượng của Thiếu Tướng Nguyễn Giác Ngộ và Trung Đoàn 42 từ Sa-Đéc di chuyển lên, án ngữ chặn đường rút lui của đối phương ở miền Tây.

Trung Đoàn 45, lực lượng trừ bị hoạt động chung quanh Gò Bắc Chiên.

Khởi đầu cuộc hành quân vào Đồng-Tháp với các cánh quân tham chiến, Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Nguyễn Huệ đã áp dụng ngay kế hoạch dồn ép quân của lực lượng ông Trần Văn Soái, trong khi bí mật tìm cách móc nối để thương thuyết vận động ông Trần Văn Soái ra quy thuận. Cuộc hành quân tiến vào Đồng-Tháp đã diễn tiến tốt đẹp. Trên đường tiến quân chỉ xảy ra vài cuộc giao tranh. Phía đối phương bị thiệt hại nặng.

Sau khi bị thiệt hại nặng và vẫn còn bị quân của Quân Đội Quốc Gia bao vây, ông Trần Văn Soái chấp nhận thương thuyết với đại diện chính phủ là Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ.

Ngày 7 tháng 3 năm 1956, một buổi lễ tiếp nhận quy hàng được tổ chức tại Cái-Vồn – chấm dứt hoạt động chính trị cũng như quân sự của ông Trần Văn Soái!

* Điệp-Mỹ-Linh tóm lược Chiến Dịch Nguyễn Huệ từ “20 Năm Chiến Sự” – Binh chủng Nhảy Dù của
Đại Úy Võ Trung Tín và Đại Úy Nguyễn Hữu Viên.

CHIẾN DỊCH SÓNG TÌNH THƯƠNG * 1963

Theo Nghị Quyết khởi nghĩa tháng 11 năm 1940 của Xứ Ủy Nam-Kỳ, ngày 14 tháng 12 năm 1940, nhà giáo kiêm đảng viên Cộng Sản Việt-Nam Phan Ngọc Hiển xung phong cầm đầu một Tiểu Đội Địa Phương đánh chiếm đảo Hòn-Khoai (Poulo Obi, mũi Cà-Mau), giết chết đảo trưởng Oliver và tịch thu một số vũ khí.

Một tuần lễ sau, quân đội Pháp phản kích, chiếm lại đảo, bắt được ông Phan Ngọc Hiển cùng đồng bọn tại Xóm Rạch Gốc (Năm-Căn). Ông giáo Hiển với 9 người trực tiếp tổ chức cướp đảo bị Pháp xử bắn tại sân vận động Cà-Mau vào ngày 12 tháng 7 năm 1941, còn lại một số tòng phạm bị lưu đày biệt xứ; trong số tòng phạm này có đảng viên Cộng Sản trung thành Bông Văn Dĩa. Bông Văn Dĩa vượt thoát khỏi Côn-Đảo bằng bè, trở về đất liền với bí danh Tư-Hoa, lập Làng Rừng đầu tiên tại quê nhà Tân-An (Cửa Bồ-Đề).

Kể từ năm 1953, vùng Năm-Căn thuộc tỉnh An-Xuyên (tên cũ là Cà-Mau) bị bỏ hoang, không có cơ quan chính quyền và cũng không có cuộc hành quân nào của quân Việt-Nam Cộng Hòa để ổn định tình hình – ngoại trừ cuộc hành quân của Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên của Thủy-Quân Lục-Chiến, do Đại Úy Nguyễn Thành Yên chỉ huy, nhằm bảo vệ biệt khu Hải-Yến của Linh Mục Nguyễn Lạc Hóa tại dinh điền Cái Đôi Ngọn – vì vậy, vùng Năm-Căn không có an ninh.

Lợi dụng tình trạng thiếu an ninh, Việt Cộng ra lệnh cho dân chúng: Muốn an ổn mưu sinh, muốn tự do đi lại hành nghề đốn củi, hầm than, đánh cá làm mắm, bắt ong lấy mật, v. v…thì người dân phải gia nhập Làng Rừng, tuyệt đối cấm định cư trong các ấp chiến lược của Việt-Nam Cộng Hòa.

Áp dụng chiến lược của Mao Trạch Đông, “Lấy nông thôn bao vây thành thị”, Việt Cộng ráo riết ngăn cấm dân cư bán thổ sản lên tỉnh; do đó tại các tỉnh và Sài-Gòn rơi vào tình trạng khan hiếm tài nguyên và nhu yếu phẩm.

Tháng 10 năm 1962, các đội Hải-Thuyền báo cáo về Phòng 2 Bộ Tư Lệnh Hải-Quân, nguồn tin chính xác rằng: Tàu vỏ gỗ Đông Phương thuộc Đoàn 759, trọng tải 30 tấn, xuất phát từ cảng Đồ-Sơn (bến cảng chính của Đoàn 125, Trawler sau này), dưới sự điều động của cán bộ Bông Văn Dĩa, đổ thành công 30 tấn vũ khí đạn dược tại Vàm-Lũng, Cà-Mau.

Vì những lý do kể trên, giữa tháng 12 năm 1962, Bộ Thổng Tham Mưu chấp thuận kế hoạch Hành Quân Sóng Tình Thương tại An-Xuyên do Bộ Tư Lệnh Hải-Quân đệ trình; nhưng sửa lại là Chiến Dịch Sóng Tình Thương.

Vị sĩ quan soạn thảo Chiến Dịch Sóng Tình Thương là Hải-Quân Thiếu Tá Đinh Mạnh Hùng, Chỉ Huy Trưởng Hải-Lực.

Ngoài mục tiêu an ninh quân sự thuần túy là hành quân tìm diệt địch và tái chiếm lãnh thổ, Chiến Dịch Sóng Tình Thương còn kiểm soát tài nguyên lưu thông bằng đường thủy, thu phục nhân tâm về với chính nghĩa Quốc Gia, ngõ hầu quy tụ được số dân cư đáng kể cho Quận tân lập Năm-Căn.

Phân Nhiệm

Thành phần tham dự:
Hải-Quân:

  1. Dương Vận Hạm (LST – Landing Ship Tank) Cam-Ranh, HQ 500, neo tại Xóm-Mới trên sông Cửa-Lớn làm Tổng Hành Dinh và trạm tiếp vận chính cho Chiến Dịch.

  2. Hải Vận Hạm (LSM – Landing Ship Medium) Lam-Giang, HQ 402, làm trạm tiếp liệu lưu động và cũng là nơi tạm trú cho thành phần đổ bộ.

  3. Hải Vận Hạm Hương-Giang, HQ 404, được phân nhiệm giống như HQ 402.

  4. Hộ Tống Hạm (PC – Patrol Craft) Tụy-Động, HQ 04, yểm trợ hải pháo khi được yêu cầu và chuyên chở phái đoàn thanh tra giám sát Chiến Dịch.

  5. Giang Pháo Hạm (LSIL – Landing Ship Infantry Large) HQ 330 Lôi-Công yểm trợ hải pháo, dọn bãi đổ quân và làm nơi tạm trú cho toán xung kích đổ bộ.

  6. Trợ Chiến Hạm (LSSL Landing Ship Support Large) Nỏ-Thần HQ 225, có nhiệm vụ giống như HQ 330.

  7. Giang Đoàn 22 Xung-Phong với 18 chiến đĩnh do Hải-Quân Thiếu Tá Huỳnh Duy Thiệp chỉ huy; có nhiệm vụ khai thông thủy lộ, đổ bộ lục soát và tuần tiểu giữ an ninh.

  8. Duyên Đoàn 41 Hải-Thuyền (Hòn-Khoai) tăng phái thường trực 10 ghe KiênGiang để chuyển quân đổ bộ và tuần tiểu an ninh.

  9. 1 Trung đội Người Nhái để thành lập 4 toán xung kích đổ bộ.

  10. 1 Trung đội Quân-Y Dân Sự Vụ do Bộ Tư Lệnh Hải-Quân, Phòng Tâm Lý Chiến, phối hợp với Bộ Tư Lệnh Hải-Quân, Phòng Quân-Y  điều hành.

Thành phần trừ bị:

    1. Trợ Chiến Hạm Linh-Kiếm, HQ 226

    2. Tiểu đoàn 1 Thủy-Quân Lục-Chiến Quái-Điểu đóng quân trong thị xã An-Xuyên

    3. Duyên-Đoàn 43 Hải-Thuyền (Hòn-Tre)

Tiểu Đoàn Trưởng: Đại Úy Nguyễn Thành Yên,
Tiểu Đoàn Phó/Đại Đội Trưởng Đại Đội 1: Đại Úy Cổ Tấn Tinh Châu
Đại Đội Trưởng Đại Đội 2: Đại Úy Nguyễn Văn Hay
Đại Đội Trưởng Đại Đội 3: Trung Úy Nguyễn Năng Bảo
Đại Đội Trưởng Đại Đội 4: Đại Úy Hoàng Văn Nam
Trưởng Ban 3: Trung Úy Ngô Văn Định.

Tiểu Đoàn Trưởng: Đại Úy Bùi Thế Lân
Tiểu Đoàn Phó/Đại Đội Trưởng Đại Đội 4: Đại Úy Tôn Thất Soạn
Đại Đội Trưởng Đại Đội 1: Trung Úy Nguyễn Thành Trí
Đại Đội Trưởng Đại Đội 2: Trung Úy Trần Văn Hoán
Đại Đội Trưởng Đại Đội 3: Trung Úy Trương Văn Nhất
Trưởng Ban 3: Trung Úy Nguyễn Văn Ánh

Pháo Đội A –75 ly Sơn pháo
Pháo Đội Trưởng: Trung Úy Đoàn Trọng Cảo

Đại Đội Công-Binh:
Đại Đội Trưởng: Trung Úy Bùi Văn Phẩm
Đại Đội Phó: Thiếu Úy Cao Văn Tâm

Quan Niệm Hành Quân

Giai Đoạn I: (Khoảng 1 tháng)
Lực lượng Thủy-Quân Lục-Chiến đổ bộ từ mỏm Cà-Mau (Xóm-Mới) hành quân truy lùng và tiêu diệt địch tại phía Nam sông Cửa-Lớn. Sau đó các chiến hạm và Hải Đoàn cùng Thủy-Quân Lục-Chiến vào tái chiếm Năm- Căn. Một Hải Đoàn khai thông thủy lộ từ Đầm-Dơi xuống Năm-Căn.

Giai Đọan II: (Khoảng 1 tháng)
Xây dựng căn cứ Năm-Căn. Tái lập Quận Năm-Căn. Hành quân mở rộng vùng bình định. Công tác bình định trong giai đoạn này do lực lượng lãnh thổ đảm trách.

Diễn Tiến Hành Quân, Giai Đoạn I

1.- Ngày N (3-1-63)
Tiểu Đoàn 2 Thủy-Quân Lục-Chiến được HQ 402 chuyển vận và đoàn giang đỉnh hộ tống trên sông Bảy-Hạp từ Cà-Mau hướng về Năm-Căn. Tiểu Đoàn 2 sẽ đổ bộ lên đảo Charlie lúc giờ G: 6 giờ 30 sáng, bên bờ sông Năm-Căn; sau đó tiến quân về phía Nam, gần mũi Cà-Mau.

HQ 404 chuyên chở Bộ Tham Mưu Hành Quân, Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến, Pháo Đội A-75 Sơn Pháo của Thủy-Quân Lục-Chiến và Đại Đội Công-Binh Thủy-Quân Lục-Chiến, giang hành cách HQ 402 khoảng 300 thước. Những đơn vị này sẽ đổ bộ sau khi Tiểu Đoàn 2 thiết lập xong đầu cầu, bảo vệ an ninh sâu trong đất liền.

Với hỏa lực mạnh của những dàn hải pháo 76 ly, 40 ly và đại liên 12 ly 7, HQ 04 và HQ 226, di chuyển với tốc độ chậm để bảo vệ đoàn “công voa”

Duyên Đoàn 41 Hải Thuyền tiến chiếm vị trí làm “nút chặn” phía Nam của bãi đổ bộ Charlie, sau đó bố trí và chờ lệnh.

Trời bắt đầu sáng dần. Giờ tác xạ dọn bãi đổ bộ đã đến. Những tràng Đại liên 50 ly, trung liên BAR, tiểu liên, súng phóng lựu trên các giang đĩnh đồng loạt khai hỏa.

Từ máy truyền tin của một giang đĩnh đang tiến sát vào bãi Charlie vang lên lời báo cáo về Bộ Chỉ Huy Hành Quân xen lẫn tiếng súng nổ rền vang “ Bên phải, bên phải… Việt Cộng đang chạy, 5 tên có thằng cầm tiểu liên… rồi, rồi..trúng rồi… 3 tên …”

Đại Úy Vương, Tham Mưu Phó Hành Quân Hải-Quân, ra lệnh tất cả chiến đỉnh rời vùng tác xạ ở bãi Charlie, di chuyển về phía Nam, để HQ 402 tiến vào, dùng hỏa lực cực mạnh của chiến hạm “dọn bãi” để Tiểu Đoàn 2 đổ bộ.

6 giờ 30 sáng, Tiểu Đoàn 2 Thủy-Quân Lục-Chiến đổ bộ lên bãi Charlie; sau đó tiến sâu vào bên trong các rặng dừa nước, dàn rộng bảo vệ an toàn đầu cầu. Du kích Việt-Cộng chỉ bắn lẻ tẻ và bắt đầu “chém vè”, chạy vào rừng đước bạt ngàn.

Tiểu Đoàn 2 Thủy-Quân Lục-Chiến rời vùng Charlie, bắt đầu lục soát tiến quân về hướng Nam theo kế hoạch hành quân.

Thành phần Hải-Quân và Thủy-Quân Lục-Chiến trên HQ 404 lần lượt đổ quân lên bãi Charlie để bắt đầu thiết lập vị trí cho Bộ Tham Mưu Hành Quân phối hợp chỉ huy cũng như cho Pháo-Đội A-75 Sơn-Pháo sắp đặt vị trí súng sẵn sàng yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị Thủy-Quân Lục-Chiến.

Khoảng 9 giờ sáng, khi cánh A của Tiểu Đoàn 2 vừa chiếm xong mục tiêu đầu tiên phía Nam Charlie khoảng một cây số thì Việt-Cộng bắt đầu “dàn chào” bằng một loạt súng cối 60 ly; hầu hết đều rớt xuống sình lầy, rừng đước, không gây thiệt hại gì cho quân bạn. Một quả đạn nổ cách Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 khoảng vài thước. May mắn, Đại úy Yên, Đại Úy cố vấn USMC Richard B. Taylor, Trung Úy Ngô Văn Định, không bị thương tích gì.

Các cánh quân Tiểu Đoàn 2, tiếp tục tiến quân lục soát chậm vì địa thế sình lầy. Di chuyển theo những bờ đất ngăn nước mặn, hoặc đôi khi binh sĩ phải nối đuôi nhau đi trên những cầu khỉ làm bằng thân từng cây tràm cột qua các thân cây đước. Phía dưới mặt đất là sình lầy không lội bộ được.

Đến trưa tạm dừng quân nghỉ để ăn cơm, Đại Úy Yên vô tình ngồi trên một qủa mìn, được che đậy bằng rơm rạ và lá cây khô. May mà loại mìn nội hóa khó kích nổ, được khám phá kịp thời.

Các cánh quân chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích Việt Công. Tiểu Đoàn 2 tịch thâu vài khẩu súng trường nội hóa và súng “ Ngựa trời” loại Bazoka nội hóa (Hình dáng như con ngựa trời) cùng mìn bẫy và lựu đạn, trong các chòi lá giữa rừng đước. Tiểu Đoàn 2 bắt được 5 thanh niên trốn giữa rừng.

Đại đội Công-Binh Thủy-Quân Lục-Chiến

Đây là lần đầu tiên Đại Đội Công-Binh xuất quân tham dự hành quân với lực lượng đổ bộ Thủy-Quân Lục-Chiến. Mục đích việc xử dụng Công-Binh trong Chiến Dịch này là để thiết lập một doanh trại đồn trú cho đơn vị Địa Phương Quân, cách phía Nam quận lỵ Nam-Căn, dự trù sẽ tái chiếm và thiết lập qua giai đoạn II. Doanh trại này dự trù thiết lập cách Quận lỵ 1 cây số. Đại Đội Công-Binh được tăng cường một lực lượng lao công tù Côn-Sơn trong công tác tham gia xây dựng doanh trại.

Tuy nhiên, mấy ngày sau, Trung Úy Phẩm Đại Đội Trưởng, Đại Úy John (Cố vấn Công-Binh, USMC) và Thiếu Úy Tâm Đại Đội Phó, đi thám sát địa điểm dự trù thành lập doanh trại, thì nhận thấy rất khó thực hiện. Khu đất trống, bằng phẳng tương đối khô ráo, hai mặt có sông rạch, hai mặt kia là rừng đước, cách một khoảng trống 200 mét thì bên dưới khoảng đất này vẫn còn là sình lầy lỏng bỏng, không thể xây cất trụ móng vững chải được. Kế hoạch xây dựng được hoãn lại, chờ giới chức thẩm quyền lựa chọn địa điểm khác.

Qua những ngày đầu lục soát và truy lùng địch, các đơn vị Thủy-Quân Lục-Chiến tiếp tục hoạt động trong khu vực ấn định. Đại Đội Công-Binh đóng quân bên cạnh Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 2 tại Vàm Tân Ân.

2.- Ngày N+1: (4-1-63)

Tiểu Đoàn 4 Thủy-Quân Lục-Chiến được chuyển vận trên HQ 500 ủi bãi vào phía Đông mũi Cà-Mau về phía biển Nam-Hải. Tiểu Đoàn 4 sẽ đổ bộ lúc 7 giờ sáng dưới sự yểm trợ hỏa lực của Giang Đoàn Xung Phong.

thủy quân lục chiến việt nam cộng hòa

Trước giờ G, một toán Người Nhái Hải-Quân, bí mật xâm nhập vào bờ biển, thám sát và đặt mìn phá hoại các cơ sở, hoặc công sự chiến đấu của địch.

Sau khi cuộc đổ bộ của Người Nhái hoàn tất, Tiểu Đoàn 4 Thủy-Quân Lục-Chiến di chuyển lục soát lên hướng Bắc, trong thế gọng kìm với Tiểu Đoàn 2 Thủy-Quân Lục-Chiến, dồn dịch xuống từ Năm-Căn. Tiểu Đoàn 4 chỉ chạm súng lẻ tẻ với du kích Việt Cộng.

Chiều cùng ngày, Tiểu Đoàn 4 phát giác và phá hủy một trạm Công-Binh và xưởng chế tạo mìn bẫy nội hóa của Việt Cộng.

Những ngày kế tiếp, các đơn vị Thủy-Quân Lục-Chiến tiếp tục lục soát hành quân như kế hoạch hành quân đã hoạch ấn định. Những cơ sở hậu cần của Việt Cộng bị phát giác và phá hủy. Du kích địa phương, một số bị tử thương, một số là tù binh, hoặc tình nghi bị Thủy-Quân Lục-Chiến bắt giữ. Số còn lại lợi dụng đêm tối và địa thế quen thuộc đã chạy thoát.

Thủy-Quân Lục-Chiến chỉ có vài quân nhân bị thương vì mìn bẫy hoặc Việt Cộng pháo kích vào vị trí đóng quân.

Chiến Dịch Sóng Tình Thương đã được Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, đến thị sát. Đại Tướng Lê Văn Tỵ đã nhận xét về Hải-Quân V.N.C.H. như sau “Miền Nam Việt-Nam nhiều sông rạch, các cuộc hành quân Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ, Sóng Tình Thương v.v… đã không thể nào thành công được nếu không có sự yểm trợ của Hải-Quân”.

Chiến Dịch Sóng Tình Thương dàn rộng qua các vùng sông Ông-Đốc, cửa Bồ-Đề, sông Cửa-Lớn, sông Bẩy-Hạp, xóm Ông-Trang, Đầm-Dơi, Năm-Căn, v. v….

3.- Ngày N+7 ( 10-1-63 )

Trong ngày N+7 một phái đoàn gồm nha Chiến Tranh Tâm Lý thuộc Bộ Tổng Tham Mưu phối hợp với Bộ Chiêu Hồi và phòng Tâm Lý Chiến Hải- Quân đến ủy lạo và thiết lập hệ thống hành chánh Việt-Nam Công Hoà tại Năm-Căn. Tháp tùng phái đoàn có Đại Tá Hải-Quân Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải-Quân, đến thăm viếng và khen ngợi những đơn vị tham dự chiến dịch và những thành quả đã thu đạt được.

4.- Ngày N+10 đến cuối giai đoạn I

Tiểu Đoàn 4 Thủy-Quân Lục-Chiến hoạt đông ở khu vực Rạch Ông Trang. Một Trung Đội thuộc Đại Đội 1 của Trung Úy Trí đi tuần tiễu lục soát, 2 quân nhân bị thương vì dẫm phải hầm chông, 1 bị Việt Cộng bắn súng “ngựa trời”, loại Bazoka nội hoá.

Hải Đoàn 22 Xung Phong, do Hải-Quân Thiếu Tá Huỳnh Duy Thiệp chỉ huy, được điều động vào Năm-Căn hoạt động trên sông Bồ-Đề, sông Cái-Lớn, Ấp-Voi, Lò-Than để dẫn đường cho Chiến Dịch Sóng Tình Thương.

Sau một cuộc hành quân đột kích, trên đường về, Hải- Đoàn 22 Xung Phong bị Việt Cộng phục kích trên sông Bồ-Đề, gần Đình Tân Ân, ngã ba Tam-Quan, trước khi vào kinh Cái-Nháp. Một LCM 6 bị trúng đại bác 75 ly không giật. Mười Tám giang đĩnh ủi bãi ngay vị trí đặt súng của địch. Sau khi đổ bộ xung phong, Hải-Quân tịch thu được khẩu đại bác 75 ly không giật, 2 súng cá nhân và 5 xác địch.

5-Kết thúc hành quân ở giai đoạn I

Sau hơn một tháng hoạt động Chiến Dịch Sóng Tình Thuơng, lực lượng Thủy-Quân Lục-Chiến hoàn tất nhiệm vụ. Lực lượng Thủy-Quân Lục-Chiến được lệnh rời vùng hành quân, bàn giao nhiệm vụ cho lực lượng lãnh thổ Năm-Căn thuộc tỉnh Cà-Mau.

Giai đoại 2 từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 28 tháng 2 năm 1963.

Hải-QuânThiếu Tá Nghiêm-Văn-Phú thay thế Hải-Quân Thiếu Tá Đinh Mạnh Hùng, nỗ lực xây dựng quận mới và hành quân mở rộng vùng bình định về phía ngã ba Tam-Giang (cửa Bồ-Đề).

Khoảng thượng tuần tháng hai, trong công tác khai thông kinh Cái-Nháp đến Cái-Keo, Giang Đoàn 22 Xung Phong đụng độ với Đại Đội 1 Quyết-Thắng thuộc Tiểu Đoàn Việt Cộng 306 U Minh Hạ. Sau đó Giang Đoàn 22 Xung Phong rà mìn, phá rào, triệt cản để khai thông thủy đạo sông Đầm-Dơi, từ ngã ba Tam-Giang lên tận Tân-Duyệt mà không bị một tổn thất nào. Ngoài ra, Giang Đoàn 22 Xung Phong còn bảo vệ toán Quân Y Dân Sự Vụ hoàn tất công tác tại những xã ấp xa xôi như Tam-Giang, An-Hải và Đầm-Chim.

Tính đến ngày 28 tháng 2 năm 1963, lực lượng hành quân bình định đã gom được hơn 3 ngàn dân cho 15 xã ấp mà trước đây họ đã bị Việt Cộng khống chế, phải tản mát.

Sau khi Chiến Dịch Sóng Tình Thương kết thúc, Đại Úy USMC Richard B. Taylor là vị sĩ quan Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ tham chiến tại Việt-Nam đầu tiên được Tổng Thống Hoa-Kỳ ân thưởng U.S Silver Star.(2)

* Điệp-Mỹ-Linh tổng hợp và tóm lược từ Chiến Dịch Sóng Tình Thương của MX. Tôn Thất Soạn và của Nguyễn Văn Ơn

1.- Theo sự xác nhận của Cựu Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng: Thời điểm thực hiện Chiến Dịch Sóng Tình Thương, cấp bậc của Ông cũng như của Cố Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú là Hải-Quân Thiếu Tá.

2.-Sách The Easter Offensive của Đại Tá Gerald H.Turley có đề cập đến sự ân thưởng US Silver Star của Đại Úy Taylor.

TRẬN BA-RÀI *

Rạch Ba-Rài bắt nguồn từ quận Cái-Bè, chảy ra sông Cửa-Tiểu theo hướng Bắc Nam. Lòng rạch hẹp. Nơi có chiều ngang rộng nhất tại ngã ba Ba-Rài và Cửa-Tiểu chỉ khoảng 100 thước. Con rạch cắt một góc chéo 25 độ rồi uốn khúc, tạo thành một doi đất bề ngang khoảng 600 thước. Vì vậy, từ cửa rạch không thể thấy bên trong. Hai bên bờ cây rậm rạp và những hàng dừa mọc chen nhau như một bức tường.

Tham dự trận Ba-Rài là những đơn vị sau đây:

  1. Giang Đoàn 21 Xung Phong
  2. Giang Đoàn 27 Xung Phong
  3. Nhiều tiểu đoàn Thủy-Quân Lục-Chiến
  4. Vài thành phần thuộc Sư Đoàn 7 Bộ-Binh

Theo tin tình báo của Sư Đoàn 7 Bộ-Binh, tiểu đoàn 261 của Việt Cộng đang có mặt tại vùng Ba-Rài và được trang bị:

- 3 súng DKZ 57 ly
- 2 liên thanh phòng không 12.7
- 3 khẩu B 40
- và vô số súng cá nhân AK 47, v.v…

Thủy-Quân Lục-Chiến và vài thành phần của Sư Đoàn 7 Bộ-Binh mở cuộc hành quân, bao vây địch. Lực lượng này bị địch cầm chân, không thể tiến và cũng không thể lui. Quân của Sư Đoàn 7 có thể thấy Việt Cộng, bằng mắt thường; vì vậy quân của Sư Đoàn 7 Bộ-Binh không thể gọi Pháo-Binh tác xạ hoặc xin phi cơ oanh kích. Rừng dừa lại quá rậm, trực thăng không thể đổ quân tiếp viện.

Sư Đoàn 7 Bộ-Binh yêu cầu Hải-Quân phối hợp hành quân để thực hiện kế hoạch rút quân cho phi cơ dễ oanh tạc.

Ngày 29 tháng 9 năm 1965, Giang Đoàn 21 và Giang Đoàn 27 Xung Phong, dưới sự chỉ huy của Hải-Quân Đại Úy Trần Văn Triết – vì Hải-Quân Thiếu Tá Huỳnh Huy Thiệp, chỉ huy trưởng giang đoàn 21, đi họp tại Cần-Thơ – tham chiến.

Cả hai Giang-Đoàn khởi hành từ sông Cửa-Tiểu, ngược lên thượng nguồn.

Khoảng 2 giờ chiều cùng ngày, hai Giang Đoàn đến dòng sông lớn phía ngoài rạch Ba-Rài.

Nhiệm vụ của Giang Đoàn 21 và Giang Đoàn 27 là tiến vào rạch Ba-Rài, hỗ trợ cho Bộ-Binh và Thủy-Quân Lục-Chiến rút lui từ xã Xuân-Sơn.

Đại Úy Triết chỉ định toán của Hải-Quân Trung Úy Nguyễn Ngọc Giang, gồm Monitor Combat 6001 – thuyền trưởng là Nguyễn Văn Đức (Đức Râu) – và hai chiếc Fom 5001 và 5002, do Trung Sĩ Sụn làm Thuyền Trưởng, tiến vào kinh nhỏ để bắt liên lạc với Bộ-Binh.

Đoàn giang đỉnh của Trung Úy Giang tiến sâu vào trong kinh và bắt được liên lạc với Bộ-Binh và Thủy-Quân Lục-Chiến trên bờ tại xã Xuân Sơn. Trung Úy Giang báo cáo cho Đại Úy Triết. Đại Úy Triết ra lệnh một Monitor Command với hai RPC (River Patrol Craft – tiểu đỉnh chạy trong sông) hộ tống đi vào; và toán của Trung Úy Giang tiến ra yểm trợ.

Lệnh được thi hành. Tất cả đều yên lặng; một im lặng ngột ngạc, căng thẳng.

Theo kinh nghiệm tác chiến tại sông ngòi, Trung Úy Giang ý thức được rằng không nên đưa toán giang đỉnh tiến vào vùng hành quân rồi trở ra sông lớn cùng trên một cửa sông; vì địch thường phục kích khi đoàn tàu giang hành trở ra. Nhưng trên con rạch Ba-Rài, Trung Úy Giang không thể có lựa chọn nào khác!

Khi đoàn giang đỉnh quay trở ra, tiếp tay được với toán giang đỉnh của Đại Úy Triết, Trung Úy Giang được lệnh “nằm” lại giữ an ninh thủy trình. Đại Úy Triết cho 3 giang đỉnh tiến sâu vào tiếp giáp với Bộ-Binh trên bờ. Khi Hải-Quân gặp Bộ-Binh, địch không kềm chân Bộ-Binh nữa vì sợ Hải-Quân phản công.

Vì thủy trình quá dài, khoảng hơn 10 cây số, Đại Úy Triết chỉ thị toán của Trung Úy Giang giữ an ninh đoạn giữa và Monitor Combat 6007 của Trung Úy Bảo giữ an ninh khúc sông phía ngoài.

Tại khúc sông phía ngoài, chiếc Monitor Combat 6007 của Trung Úy Bảo bị Việt Cộng tấn công nặng nề. Trung Úy Bảo bị thương nặng. Chiếc Combat bốc cháy mà Đại Úy Triết cũng như Trung Úy Giang không hề biết!

Khoảng 4 giờ chiều cùng ngày, một phi cơ quan sát cho Hải-Quân biết một tầu Hải-Quân bị cháy phía ngoài đầu kinh. Sau khi liên lạc với Trung Úy Bảo không được, Đại Úy Triết chỉ thị toán giang đỉnh của Trung Úy Giang ra tiếp cứu.

Khi đến gần chiếc Combat 6007 của Trung Úy Bảo, toán giang đỉnh của Trung Úy Giang bị địch tấn công bằng đủ loại vũ khí nặng. Trung Úy Giang ra lệnh 3 chiến đỉnh ủi thẳng vô bờ, phản công. Địch xuất hiện rất đông, trong quân phục kaki vàng và nón cối. Địch mở cuộc tấn công với mục đích cướp tầu, nhưng chúng không thể nào tiến tới gần tầu được. Cuộc giao tranh diễn ra rất khốc liệt.

Toán giang đỉnh của Đại Úy Triết trở ra, bị Đại Đội Bộ-Binh 1 của Việt Cộng phục kích hai bên bờ. Lúc này Hải-Quân Trung Úy Đặng Diệm, Hải- Quân Thiếu Úy Hoàng Hiền và Đại Úy Davis đang ở trên chiếc Monitor Command. Chiếc Monitor Command bị trúng đạn. Thiếu Úy Hoàng Hiền và Đại Úy Davis  bị tử thương.

Sau khi toán giang đỉnh của Đại Úy Triết ra đến sông lớn, Đại Úy Triết phải đi họp với Bộ-Binh tại Cái-Bè.

Trước khi rời vùng hành quân, Đại Úy Triết ra lệnh tất cả giang đỉnh phải rút ra ngoài sông lớn. Nhưng toán của Trung Úy Giang vẫn kẹt lại, vì đang đụng độ quyết liệt với Cộng quân. Trung Úy Giang ra lệnh nhân viên tận dụng hỏa lực 40 ly, 20 ly, đại liên 50, 30, FM Bar; nhờ vậy, địch quân không thể nào tiến lên được và chúng gục xuống sau những tiếng hô “xung phong”.

Bỗng dưng khẩu đại liên 30 bên trái ngưng nhả đạn. Trung Úy Giang quay sang, thấy đầu Trung Sĩ Đức gục xuống. Trung Úy Giang lại được lệnh Đại Úy Triết phải rút ra ngoài. Trung Úy Giang báo cáo tình hình và cho biết giang đỉnh của Trung Úy Giang bị trúng rất nhiều đạn súng lớn, bị lũng một chỗ lớn, nếu rút ra sẽ bị chìm. Về nhân viên, Trung Sĩ Đức hy sinh, Trung Sĩ Thức, Thuyền Phó Monitor bị thương nặng. Phóng viên AP bị một viên đạn vô ngực, ông ta rất tỉnh; nhưng có triệu chứng cho thấy sự nguy kịch sẽ đến với ông ta. Vài phút sau ông ta cũng “ra đi”. Số nhân viên còn lại đều bị thương, nhưng vẫn quyết tâm chiến đấu.

Khoảng 11 giờ đêm, tiếng súng thưa dần. Trung Úy Giang Yêu cầu Đại Úy Triết cho đơn vị vào tiếp cứu, nhưng vô hiệu!

Khi tiếng súng im hẳn, Trung Úy Giang cùng 8 nhân viên chuẩn bị tất cả vũ khí cá nhân và lựu đạn để, nhỡ giang đỉnh chìm, tất cả sẽ đào thoát, đợi đến sáng hôm sau sẽ tìm đường bộ trở về Cái-Bè! Nhưng, nhờ trước đó Trung Úy Giang đã chỉ thị nhân viên cột giây an toàn từ bít sau lái của chiếc Monitor 6001 lên gốc cây trên bờ cho nên giang đỉnh không bị vô nước.

Khoảng 4 giờ sáng, ba giang đỉnh tiếp cứu tìm đến vị trí của Trung Úy Giang. Một giang đỉnh cặp vào chiếc Monitor Combat 6001 của Trung Úy Giang, đón Trung Úy Giang và tám nhân viên – Thân hình cả chín người đều bê bết máu!

Hai chiếc LCM cặp hai bên, kè chiếc Monitor Combat 6001, rời vùng hành quân!

Địch bỏ lại 57 vũ khí đủ loại.

Vài hôm sau, trong vô số xác địch nổi lềnh bền dọc theo rạch Ba Rài, đoàn giang đỉnh đi vớt xác nhận ra xác của Trung Úy Bảo!

* Điệp-Mỹ-Linh viết theo lời kể của cựu Hải-Quân Trung Úy Nguyễn Ngọc Giang.

HÀNH QUÂN TAM GIÁC SẮT *

Vùng tiếp giới của ba địa điểm Bến-Cát (thuộc tỉnh Bình-Dương), Bến-Súc và Củ-Chi đã tạo nên một địa danh hung hiểm – Tam Giác Sắt (Iron Triangle) – trong cuộc chiến Bắc Nam trên quê hương Việt-Nam.

Tam Giác Sắt rộng khoảng hơn 60 dặm vuông, toàn rừng cây, bao trùm phần đất liền nhau của ba huyện Củ-Chi, Bến-Cát và Trảng-Bàng, cách sông Sài- Gòn từ 30 đến 50 cây số về phía bắc - tây bắc, ở vị trí trung gian giữa hai chiến khu lớn của miền Ðông Nam Bộ: Chiến khu D và Chiến khu Dương Minh Châu. Riêng trên địa phận huyện Bến-Cát, Tam Giác Sắt nằm trên vùng đất của ba xã An-Ðiền, An-Tây và Phú-An, thuộc phía tây nam Bến- Cát, nên thường được gọi là Ðịa Đạo Tây Nam Bến-Cát. Nơi đây từng là căn cứ của Huyện ủy Bến-Cát, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một và Khu ủy Sài-Gòn Gia- Ðịnh.

Theo Trang Điện Tử tỉnh Bình-Dương thì hệ thống địa đạo chằn chịt nối liền ba xã An-Điền, Tây-An và Phú-An đã xuất hiện tại Bình-Dương từ năm 1948. Năm 1960 quân du kích Củ-Chi đến học tập kinh nghiệm và về xây dựng địa đạo Củ-Chi.

Tam Giác Sắt là một căn cứ hậu cần rất quan trọng của Cộng Sản Việt-Nam. Tam Giác Sắt cũng là nơi xuất phát những đơn vị đặc công phục kích các đoàn quân xa và các đơn vị tuần tiễu cùa Hoa-Kỳ hoặc của Việt-Nam Cộng Hòa.

Theo sự phân tích của chuyên viên tình báo Việt-Nam Cộng Hòa, lộ trình tấn công của Cộng quân vào khu vực vòng đai đô thành Sài-Gòn và tỉnh Gia-Định có thể dọc theo sông Sài-Gòn về hướng Nam và có thể giao tiếp với một cánh quân khác dọc theo Quốc Lộ 13 từ hướng Bình-Long. Từ hướng Tây Nam, các cuộc tấn công của Cộng quân có thể được xuất phát từ khu vực Mỏ-Vẹt và Ba-Thu trên đất Cao-Miên, kế đó băng qua khu Vườn-Thơm tại Hậu-Nghĩa và cuối cùng tiến vào ngoại vi của Chợ-Lớn.

Để triệt tiêu lực lượng Cộng quân, liên quân Việt-Nam Cộng Hòa và Hoa-Kỳ đã phát động nhiều cuộc hành quân quy mô tấn công vào

Tam Giác Sắt. Nhưng trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ đi sâu vào chi tiết của những cuộc hành quân hỗn hợp có sự tham dự của Hải-Quân mà thôi; vì vậy, chúng tôi chỉ xin đề cập đến hai cuôc hành quân.

  1. Cuộc hành quân thứ nhất:  Xuất phát vào tháng 8 năm 1966

Cuối tháng 7 năm 1966, để tải đạn tiếp tế cho quận Dầu-Tiếng và cũng để thăm dò và chuẩn bị cho cuộc hành quân quy mô sắp khai diễn, Giang Đoàn 22 Xung Phong – dưới sự chỉ huy của Hải-Quân Đại Úy Lê Hữu Dõng – và nhiều giang đỉnh của Giang Đoàn 24 Xung Phong, rời trại Cữu-Long, di chuyển qua cầu Bình-Lợi, giang hành về Bình-Dương.

Từ Bình-Dương ngược thượng nguồn để đến quận Dầu-Tiếng, trên dòng sông hẹp, chiều ngang chỉ hơn 20 thước, đoàn giang đỉnh phải qua những mật khu của Việt Cộng như Bời-Lời, Hố-Bò, Tam Giác Sắt, v.v…

Trong chuyến công tác này, hai Người Nhái Lê Đình An và Châu Kim Cang, được biệt phái theo để phòng khi cấp cứu.

Tất cả vào nhiệm sở tác chiến. Người Nhái Lê Đình An làm trưởng khẩu bích kích pháo 81 ly và có nhiệm vụ truyền khẩu lệnh tác xạ từ đài chỉ huy đến xạ thủ Kim. Người Nhái Châu Kim Cang thủ đại bác 20 ly bên hông chiếc Monitor (Tiền Phong Đỉnh) của Giang Đoàn 24.

Trên không trung, một phi cơ quan sát L19 và hai trực thăng bay với vận tốc vừa phải. Pháo-Binh tại căn cứ ở Bình-Dương bắn dọc theo giang trình để yểm trợ đoàn giang đỉnh.

Đoàn giang đỉnh vẫn lầm lủi tiến, khi thì giang hành sát bờ bên trái, lúc thì sát bờ bên phải để tránh thủy lôi. Vậy mà thủy lôi vẫn nổ liên hồi! Khi qua ngã ba nhà máy xay lúa, mọi vũ khí nặng trên đoàn giang đỉnh được khai hỏa tối đa vào hai bên bờ sông.

Khi Người Nhái Lê Đình An vừa chuyển lệnh đến xạ thủ Kim thì mọi người nghe một tiếng nổ kinh hồn. Một cột nước bắn lên cao và toàn thân chiếc Monitor rung chuyển. Người Nhái Lê Đình An, xạ thủ Kim và một quân nhân bị thương.

Đoàn giang đỉnh ủi thẳng vào bờ, phản công, trong khi trực thăng bắn yểm trợ. Hai chiếc LCM được lệnh cặp hai bên chiếc Monitor bị trúng thủy lôi, đưa chiếc Monitor rời vùng giao tranh.

Đến Dầu-Tiếng, sau khi số đạn tiếp tế được vận chuyển cấp tốc khỏi các chiến đỉnh, Đại Úy Dõng được lệnh nhận một Trung Đội Địa Phương Quân đã mãn công tác, đưa về Bình-Dương. Đại Úy Dõng chỉ thị hai LCM hạ cửa đổ bộ để đón Trung Đội Địa Phương Quân.

Đối với những đơn vị Hải-Quân trên sông rạch thì sự trở về của đoàn giang đỉnh trên những dòng sông hẹp đồng nghĩa với sự chấp nhận trực chiến với Cộng quân!

Nhờ tránh những đám lục bình khả nghi, nhờ vận chuyển sát bờ, nhờ hỏa lực mạnh từ chiến đỉnh bắn vào bờ, không một giang đỉnh nào bị mìn. Nhưng, một trái đạn 57 ly do Cộng quân bắn xuyên qua một trong hai LCM chở Địa Phương Quân, làm tử thương một Địa Phương Quân!

Không lâu sau đó, chiếc LCM chở Địa Phương Quân thứ hai bị trúng thủy lôi, chìm, mang theo 20 quân nhân. Vài thủy thủ bị sức ép, văng xuống sông.

Tháng 8 năm 1966, khi Lữ Đoàn Khinh Binh Hoa-Kỳ vừa đến Nam Việt-Nam, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Hoa-Kỳ đã bố trí Lữ Đoàn này vào ngay khu vực ven Chiến Khu C – nơi mà Sư Đoàn 9 Việt Cộng đang tập trung trở lại sau khi bị liên quân Việt-Nam Cộng Hòa và Hoa-Kỳ đánh tan!

Tháng 9 năm 1966, Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Dã Chiến 2 của Hoa-Kỳ tại Vùng 3 phối hợp với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Việt-Nam Cộng Hòa tổ chức cuộc hành quân quy mô mang tên là Attleboro với quân số tham chiến là 22 ngàn quân, gồm những đơn vị sau đây:

Hoa-Kỳ:

  1. Sư Đoàn I
  2. Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù
  3. 1 Lữ Đoàn của Sư Đoàn 4
  4. 1 Lữ Đoàn của Sư Đoàn 25
  5. Với sự tham dự của Pháo-Binh và pháo đài bay B52

Việt-Nam Cộng Hòa:

  1. Chiến Đoàn Đặc Nhiệm trực thuộc Quân Đoàn 3

Lực lượng Cộng Sản  Bắc Việt tại vùng hành quân, tin tức tình báo cho biết, có các đơn vị sau đây:

  1. Trung Đoàn 101
  2. Trung Đoàn 271
  3. Trung Đoàn 272
  4. Trung Đoàn 273.

Suốt 6 tuần đầu của cuộc hành quân, không có đụng độ nào cả; chỉ có Pháo- Binh Hoa-Kỳ tác xạ khoảng hơn 10 ngàn quả đại bác và B-52 oanh kích vào những khu vực được ghi nhận là vị trí tập trung của Bắc quân.

Tháng 11 ngày 3, Lữ Đoàn Hoa-Kỳ kịch chiến với 3 Trung Đoàn Cộng quân. Cuộc giao tranh diễn ra rất các liệt.

Ngày 6, Mỹ ước tính đã hạ được 270 Bắc quân.

Ngày 7, liên quân Việt-Nam Cộng Hòa và Hoa-Kỳ chiếm được 35 pháo đài kiên cố của Cộng quân và họ tuyên bố đã loại khỏi vòng chiến 319 Cộng quân. Việt Cộng mở nhiều đợt xung phong, tấn công trở lại, nhưng bị phi cơ dội napalm, đẩy lùi cuộc tiến công. Hoa-Kỳ công bố tổng số Bắc quân bị hạ là 758 người.

Ngày 9, liên quân Việt-Nam Công Hòa và Hoa-Kỳ lục soát chiến trường, tìm thấy 95 xác nữa, nâng tổng số quân Bắc Việt bị tử thương là 853 người.

Tháng 11 ngày 27 năm 1966, cuộc hành quân kết thúc.

Theo thống kê của Việt-Nam Cộng Hòa và Hoa-Kỳ thì: 1.101 Cộng quân chết; 44 người bị bắt; 149 vũ khi bị tích thu và khoảng 1.000 tấn gạo được tìm thấy.

Sau khi bị liên quân Việt-Nam Cộng Hòa và Hoa-Kỳ càn quét, Bắc quân rút lui về bên kia biên giới Việt Miên.

  1. Cuộc hành quân thứ nhì: Khởi động ngày 9 tháng 1 năm 1967

Để thực hiện cuộc hành quân thứ nhì tấn công vào mật khu Tam Giác Sắt, liên quân Việt Mỹ đã huy động những đơn vị sau đây:

Lực lượng Việt-Nam Cộng Hòa:

  1. Các đơn vị bộ chiến thuộc Sư Đoàn 5 Bộ-Binh
  2. Chiến Đoàn Đặc Nhiệm của Quân Đoàn 3
  3. Một thành phần của Lực Lượng Tổng Trừ Bị tăng phái
  4. Chiến Đoàn I Nhảy Dù, do Trung Tá Hồ Trung Hậu chỉ huy
  5. 2 Người Nhái
  6. Đài truyền tin của Hải-Quân được đặt tại ty Bưu Điện Bình-Dương, cạnh Tòa Tỉnh, để liên lạc với các quân binh chủng bạn.

Lược lượng Hải-Quân sau đây được đặt dưới sự điều động của – sĩ quan thâm niên hiện diện – Hải-Quân Đại Úy Hồ Quang Minh:

  1. Giang Đoàn 30 Xung Phong – Chỉ Huy Trưởng là Hải-Quân Đại Úy Hồ Quang Minh.
  2. 10 chiến đỉnh và một sĩ quan do Giang Đoàn 24 Xung Phong tăng phái
  3. 8 giang đỉnh và một sĩ quan do Đại Đội Tuần Giang tăng phái  

Các đơn vị Hoa-Kỳ tham chiến:

  1. Một Lữ Đoàn của Sư Đoàn 1
  2. Một Lữ Đoàn của Sư Đoàn 25
  3. Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù
  4. Thiết Đoàn 11
  5. Với sự tham dự của pháo đài bay B-52.

Theo kế hoạch, các đơn vị dàn quân theo hình móng ngựa để bao vây chiến khu Tam Giác Sắt. Sau đó, một số đơn vị có chiến xa và cơ giới Công-Binh yểm trợ, tiến vào giữa để tảo thanh và truy kích. Dàn trận trước tiên là những Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa-Kỳ. Đây là Lữ Đoàn Xung Kích trong suốt cuộc hành quân.

Trong khi những đơn vị của Bắc quân cố tìm cách thoát khỏi vòng vây của liên quân Việt Mỹ thì đoàn giang đỉnh của Hải-Quân đến Bình-Dương, đón hai Tiểu Đoàn Nhảy Dù đưa lên Dầu-Tiếng.

“Đổ” quân Nhảy Dù tại Dầu-Tiếng xong, một số giang đỉnh cùng Người Nhái Lê Đình An và Người Nhái Nguyễn Đức Nguyên, được chỉ định đến Bến-Súc lập vòng đai an toàn trong khi các LCM đón dân chúng từ những thôn xóm hẻo lánh do đơn vị Nhảy Dù Việt-Nam phối hợp với Đoàn Dân Sự Vụ tỉnh Bình-Dương đưa về.

Nhiệm vụ của Người Nhái là bảo vệ đoàn giang đỉnh và bảo vệ mấy chiếc cầu để giang đỉnh cập vào. Sau đó đoàn giang đỉnh này trở về Bình-Dương, đưa dân chúng lên bờ. Đoàn Tâm Lý Chiến cùng nhân viên cơ hữu của Hải-Quân tiếp đón, giúp đỡ, đưa dân chúng vào trại tạm cư để thanh lọc, đề phòng Việt Cộng trà trộn với người tỵ nạn.

Số giang đỉnh còn lại lo vấn đề tuần tiễu, kiểm soát và ngăn chận địch quân trên thủy trình từ Dầu-Tiếng đến biên giới Cao-Miên. Trên dòng sông ngập xác người, theo lệnh của Hải-Quân Đại Úy Hồ Quang Minh, đoàn giang đỉnh phải giang hành sát bờ, khi thì bên trái, lúc thì bên phải để tránh mìn. Mìn vẫn nổ. Mìn nổ nhiều hơn quanh chiếc Commandement; vì địch quân thấy đài chỉ huy trên Commandement cao hơn những giang đỉnh khác và có nhiều dàn “ăng-ten” vươn cao. Mìn nổ liên hồi mà đoàn giang đỉnh vẫn cứ tiến – chỉ khi nào bị phục kích từ trên bờ thì đoàn giang đỉnh mới ủi ngay điểm bị phục kích để phản công.

Trong khi tuần tiễu, Giang Đoàn 30 Xung Phong chận bắt một ghe máy nhỏ, chở hai thanh niên và một phụ nữ. Đại Úy Minh ra lệnh nhân viên lục xét ghe; tìm được 2 AK 47.

Cũng thời gian này, đơn vị Nhảy Dù Việt-Nam phá hủy bệnh xá, kho tiếp liệu đạn dược và tịch thu nhiều vũ khí của Việt Cộng.

Đêm 10 tháng 3 năm 1967, trận chiến bùng nổ, khi hai tiểu đoàn Bắc quân chọc thủng tuyến đóng quân của một tiểu đoàn thuộc Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù Hoa-Kỳ, gần trung tâm của Chiến khu C. Giao tranh ác liệt diễn ra suốt đêm và kéo dài đến hết ngày hôm sau.

Tính đến cuối ngày 11 tháng 3, sau 3 tuần liên tục truy kích, liên quân Việt-Mỹ đã loại khỏi vòng chiến 744 Cộng quân.

Ngày 19 tháng 3, Lữ đoàn 173 mở cuộc tấn công vào vị trí của Cộng quân nằm về phía Tây của Chiến khu C.

Ngày 20 tháng 3 năm 1967, giao tranh tiếp diễn tại nhiều hướng. Theo Mỹ, tính đến ngày này có 1.117 quân Bắc Việt tử thương; phía Hoa Kỳ có 143 tử trận, 659 người bị thương.

Ngày 22 tháng 3 năm 1967, một trận kịch chiến đã kéo dài trong 6 giờ liền. Không-Quân Việt-Nam Cộng Hòa thực hiện 117 phi vụ yểm trợ.

Kết quả: 596 Việt Cộng tử trận, phía Hoa Kỳ có 31 binh sĩ tử trận và 109 người bị thương.

Ngày 17 tháng 4 năm 1967, kết thúc giai đoạn 2. Theo tài liệu do liên quân Việt-Nam Cộng Hòa – Hoa Kỳ sau này tịch thu được, trong trận này quân Việt Cộng bị tổn thất đến 3.000 người.

* Điệp-Mỹ-Linh tổng hợp và tóm lược từ Dòng Sông Oan Nghiệt và Hành Quân Tam Giác Sắt của: Người Nhái Lê Đình An, Chiến dịch Attleboro Wikipedia, Tư liệu của cựu Hải-Quân Trung Tá Hồ Quang Minh và Phạm Hà – Trang Sài Gòn

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed
free counters

un compteur pour votre site