lịch sử việt nam
Biên-giới Việt-Trung và sự đối-đầu Trung-Pháp
vào thời-kỳ chinh-phục Bắc-Kỳ
Charles Fourniau
Dịch giả : Trương Nhân Tuấn
(La frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l’époque de la conquête du Tonkin, Charles Fourniau, trong quyển Les Frontière du Vietnam, Pierre-Bernard Lafont làm chủ- biên, nxb Harmattan, Paris 1989, trang 85-103 – Trương Nhân Tuấn lược dịch)
...
Từ 31 tháng 7 năm 1894, Trung-Hoa khai-chiến với Nhật, nhưng bị thua liên-tục một cách nhục nhã và ngày 17 tháng 4 năm 1895 phải ký hiệp-ước Simonoseki, đánh-dấu một giai-đoạn mới trong lịch sử kháng-chiến của Trung-Hoa chống lại áp-lực của các đế-quốc. Kể từ lúc nầy ‘Trung-Hoa mất đi nhanh-chóng sự tự-chủ về kinh-tế, độc-lập về lãnh-thổ, chính-trị cũng như về quân-sự. Trung-Hoa đi vào một giai-đoạn đau-thương nhất trong lịch-sử của họ, trong lúc mà những nước giàu đang tiến bước mạnh trong lãnh-vực kỷ-nghệ”.
Giai-đoạn lịch-sử bắt đầu với những năm dài trong vấn-đề phân-định đường biên-giới Việt-Trung, chấm dứt trong một hoàn-cảnh khác hẵn với lúc ban đầu.
Trong khoảng thời-gian 20 năm, sau khi chế-ngự được các cuộc nổi dậy to lớn trong những thập niên 50 và 60, đã có một sự thay-đổi chính-trị dưới ảnh-hưởng của Lý Hồng Chương, Trương Chi Ðộng v.v.. việc nầy cho phép Trung-Hoa, mặc dầu có những nhượng-bộ ở những xứ mà họ cho là của mình, nhưng Trung-Hoa vẫn đương-đầu được với những gây-hấn của các cường-quốc để thương-lượng với họ và đôi khi dành được một vài ưu-điểm.
Nhưng từ 1894-1895 thì mọi việc đều thay đổi. Trung-Hoa không thể đối đầu ở mọi mặt-trận, trong lúc mà sự bành-trướng của các đế-quốc, đặc-biệt là nước Pháp, có được kinh-nghiệm đụng-độ với Tàu ở các năm 1883-1885 cũng như việc chống-cự của các lực-lượng ái-quốc Việt-Nam; nước Pháp
đã có một tư-thế khác: chiếm-giữ được Lào và chuẩn-bị những dự-án ở Vân-Nam.
Vì thế những vấn-đề liên-quan đến biên-giới còn tồn-đọng chưa giải-quyết được đặt ra trong một hoàn-cảnh hoàn-toàn khác: Trong vùng thượng-du Tây-Bắc, thẩm-quyền của triều-đình An-Nam thì
chưa bao giờ được xác-định thực sự, đường biên-giới lịch-sử không rõ-ràng, những vùng đất tại đây thực-tế thuộc thẩm-quyền của các dòng-họ phong-kiến thuộc các dân-tộc thiểu-số hơn là những vùng đất thuộc quốc-gia cần được phân-định. Vì thế những vùng đất nầy đường biên-giới không được xác-định bằng thực-tế lịch-sử mà do tương-quan lực-lượng trong mỗi lúc. Do đó mà quan niệm
của Lyautey, phù-hợp với quan-niệm của nhiều viên sĩ-quan thời đó, nhất là ông Pennequin.
Lyautey giải-thích rằng sẽ có lợi nếu để nguyên tình-trạng (statu quo) vùng biên-giới chưa được phân-định. “Sẽ rất có thể một ngày nào đó chúng ta sẽ mở lớn ra ở vùng Vân-Nam... Vì thế sẽ có lợi nếu để vấn-đề nguyên-trạng... Việc phân-giới, luật-lệ về cảnh-sát biên-phòng... thì trấn-an được những nhà ngoại-giao, nhưng nó đi ngược lại đường-hướng chính-trị của chủ-nghĩa thuộc-địa, chủ- nghĩa nầy thì làm mọi việc để chiếm đất và tương-lai sẽ quyết-định sau... Những người theo chủ- nghĩa thuộc-địa thì không bao giời phân-định biên-giới” (theo P. Lyautey, Lettres de Tonkin et de Madagascar).
Nhưng dầu vậy cũng phải thiết-lập một đường biên-giới, bởi vì từ nay hầu như toàn vùng đã ở dưới sự kiểm-soát của Pháp. Nhưng không thể là đường biên-giới do công-ước 1887 chỉ-định. Vì thế Pháp đã ép Trung-Hoa một đồ-tuyến khác.
Vào đầu năm 1894, ông Pavie gặp Toàn-Quyền De Lanessan và ông Gérard đang chuẫn-bị đi Bắc- Kinh để lãnh nhiệm-vụ Ðặc-Sứ Pháp (Ministre de France). Những người nầy sắp đặt một đồ-tuyến mới để yêu-cầu triều-đình Trung-Hoa chấp-thuận, trong đó liên-quan đến biên-giới Việt-Trung (vùng Phong-Thổ) và biên-giới Lào-Trung (vùng Phong Saly, Mường Hou và Mường Sing). Ðồ- tuyến mới này đem lại cho Việt-Nam – là vùng duy nhất mà chúng tôi nhận thấy – toàn-bộ lãnh-thổ của Ðèo Văn Trị, giao lại cho Việt-Nam vùng phía Bắc đã bị đồ-tuyến của công-ước 1887 chia hai. Toàn-bộ vấn-đề biên-giới (Việt và Lào), từ sông Hồng đến sông Cửu-Long, đã được thương-lượng tại Bắc-Kinh vào năm 1894 do ông Gérard, trong một khung-cảnh tai-biến của cuộc-chiến Trung- Nhật.
Về vấn-đề biên-giới Việt-Nam, có hai điểm không tương-xứng được giải-quyết: vùng đất nhỏ ở Muong Thong và Man-Mei để hoàn-tất vĩnh-viễn biên-giới vùng Tụ-Long và sự phân-định vùng Phong-Thổ.
Ngày 10 tháng 10 năm 1894, ông Gérard điện-tín cho hay rằng Tổng-Lý Nha-Môn đã chấp-nhận đồ-tuyến đề-nghị. Vì thế công-việc trên thực-địa có thể được tiếp-tục. Ông Pavie được chỉ-định làm chủ-tịch ủy-ban. Ông nầy chia vùng biên-giới làm hai phần, ranh-giới là sông Ðà, dành cho vùng thuộc Lào từ sông Ðà đến sông Cữu-Long, giao công-việc phân-định từ sông Ðà đến sông Hồng cho Commandant Tournier, các vị phụ-tá là Lugan, Sandré và Sainson. Ngày 26 tháng 11 năm 1894 Cdt Tournier lên lãnh nhiệm-sở. Hai ủy-ban Pháp-Trung họp tại Long-Pô ngày 3 tháng 1 năm 1895.
Ngày 29 tháng 3 việc trắc-địa theo đồ-tuyến xác-định ở Bắc-Kinh hoàn-tất. Công-việc được thực hiện cùng lúc với phần biên-giới kia, việc thương-thuyết bắt đầu lại tại Bắc-Kinh đưa đến kết-quả ngày 20 tháng 6 năm 1895 ký công-ước giữa ông Gérard và hoàng-thân King, chủ-tịch Tổng-Lý Nha-Môn, xác-định biên-giới giữa sông Hồng và sông Cữu-Long. Cùng lúc trong khoản cuối cùng, công-ước nầy giải-quyết dứt-khoát luôn những tranh-chấp ở Tụ-Long (Muong-Thong và Man-Mei).
Công-Ước Gérard vì vậy là văn-bản duy-nhất bổ-túc thêm cho công-ước 1887. Văn-bản nầy sửa chữa đoạn thứ năm của vùng biên-giới Vân-Nam, có nghĩa là vùng phía bên kia của sông Hồng.
Những sửa-đổi chi-tiết khác cũng được chấp-nhận trong những lúc cắm mốc.
Công-ước Gérard vì thế mở qua giai-đoạn cuối của việc phân-giới giữa Trung-Hoa và những vùng đất dưới sự kiểm-soát của Pháp. Việc cắm mốc còn trễ nãi ở vùng phía bên kia sông Ðà. Ngược lại, nó được giải-quyết nhanh-chóng từ sông Ðà đến sông Hồng. Ðoạn biên-giới nầy được chia làm hai tiểu-đoạn: sông Hồng tới sông Nậm-Nam, tức vùng Phong-Thổ; và từ sông Nậm-Na đến sông Ðà, tức vùng Lai-Châu.
Ngày 1 tháng 4 năm 1896 trung-tá Vimard, chỉ-huy trưởng vùng 4 quân-sự điện-tín cho tổng tư lệnh; “việc phân-giới giữa hai nước Việt-Trung thì hoàn-toàn kết-thúc”.
Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử