lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tòa Án Hình Sự Quốc Tế Về Việt-Nam và Trung Quốc:

Tưởng-Niệm 50 Năm 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Trí-Lực:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Hồ Sơ Chủ Quyền Của Quốc Gia Dân Tộc Việt Nam

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

 

Biên-giới Việt-Trung và sự đối-đầu Trung-Pháp
vào thời-kỳ chinh-phục Bắc-Kỳ

1, 2, 3, 4

Charles Fourniau
Dịch giả : Trương Nhân Tuấn

(La frontière sino-vietnamienne et le face à face franco-chinois à l’époque de la conquête du Tonkin, Charles Fourniau, trong quyển Les Frontière du Vietnam, Pierre-Bernard Lafont làm chủ- biên, nxb Harmattan, Paris 1989, trang 85-103 – Trương Nhân Tuấn lược dịch)

...

Về phía Trung-Hoa, ở Quảng-Tây, tướng Sou (Sử Kinh Báo) cũng theo khuynh-hướng hợp-tác và giao-hảo. Ðại-Tá Galliéni kể lại trong một câu chuyện khôi-hài về những buổi đại-yến mà tướng Sou đải ông nầy hay là tình bạn thật sự đã nẩy-nở giữa hai người. Ở Quảng-Ðông và Vân-Nam sự- việc cũng tương-tự như thế. Hai bên Pháp và Trung-Hoa làm như không còn nhớ đến trận Lạng- Sơn, không còn vấn-đề phục thù cho những trận chiến vào các năm 1884-1885. Hai bên chấp-nhận lần-hồi những gì đã xãy ra và chuẫn-bị cho tương-lai, vì quyền-lợi hỗ-tương giữa Pháp và Trung- Hoa.

Và vì không còn những mâu-thuẫn chính-trị cơ-bản, việc phân-giới trở thành không quan-trọng và không được sự chú-ý của chính-quyền trung-ương nữa.

Tuy-nhiên, những khó-khăn trên thực-địa không phải là không có. Sự diễn-dịch đồ-tuyến trên thực địa cần phải có một vài thay-đổi để phù-hợp với thực-tế. Bởi vì các bản-đồ và các biên-bản phân định năm 1887 thường thì không chính-xác. Vì thế trước khi cắm mốc người ta phải lấy địa-hình để vẽ lại bản-đồ và việc nầy dễ-dàng đặt lại vấn-đề công-ước 1887. Vài viên sĩ-quan Pháp có chủ- trương thay-đổi sâu-xa. Ý-kiến được chấp-nhận là trao-đổi và đền-bù đất đai, tùy theo yếu-tố chiến lược đòi hỏi. Vì vậy mà mặt lịch-sử của đường biên-giới bị xem nhẹ. Công việc đã gặp nhiều trở- ngại, mất thì-giờ ở tại một số vùng có tranh-chấp. Hai vùng quan-trọng đó là Ðèo-Lương trên biên giới Quảng-Tây và Tụ-Long trên biên-giới Vân-Nam. Vùng Tụ-Long đã được giải-quyết phần lớn vào năm 1894, nhưng những điểm tranh-chấp chính-yếu chỉ được giải-quyết ở cấp cao hơn, tại Bắc-
Kinh, giữa ông Gérard và Tổng-Lý Nha-Môn, qua công-ước 1895.

Tại Ðèo-Lương thì Ðại-Tá Galliéni nhượng-bộ và bỏ một phần đất (diện-tích giới-hạn) của tổng nầy vì ông cho rằng, điều quan-trọng cho quân-đội Pháp là không phải tranh-chấp từng tất đất, mà “đạt được những đền-bồi xứng-đáng để có được một đường biên-giới thiên-nhiên thuận-lợi nhằm ngăn cản dễ-dàng những đảng cướp xâm-phạm vào lãnh-thổ”. Vấn-đề chủ-yếu không còn là lãnh-thổ mà là chiến-lược. Vì thế vấn-đề biên-giới mỗi lúc được lẫn vào trong những vấn-đề khác về bình-định và cảnh-sát biên-phòng, chống lại những đảng cướp Tàu còn ở trên đất Việt, và chống lại sự xâm nhập của các băng đảng khác đến từ Tàu, hai phương-diện nầy thực ra liên-hệ với nhau.

Cũng như thế mà Ðại-Tá Pennequin, từ tháng 8 năm 1893, đuổi được những đảng cướp Tàu đóng trên thượng-lưu sông Hồng, bằng cách cam-kết sẽ rút khỏi vùng Tụ-Long mà người Tàu muốn lấy vùng nầy. Nhưng những đảng cướp nầy lại đụng-độ với quân triều-đình; quân triều-đình bị thua nặng. Ðể có được sự bình-yên, viên quan Tàu trấn-thủ vùng nầy là ông Tao-tai Mường-Tè phải kết hợp với chúng và hứa là không đánh-đuổi cũng như cung-cấp cho chúng tiền bạc và đạn-dược, sau đó viên quan nầy nhượng vùng đất có tranh-chấp nầy lại cho Pháp. Pháp đồng-ý tiếp-nhận và vào tháng 2 năm 1894, gởi một đạo quân gồm 500 người do ông Prétet chỉ-huy. Những đảng cướp tại đây vì thế phải bỏ nơi nầy, một số trở lại phía thượng-lưu sông Ðà; là nơi mà Ðại-Tá Pennequin đã
đuổi chúng đi năm trước.

Cũng vậy ở khắp nơi trên đường biên-giới, những băng đảng cướp từ bên Tàu sang lãnh-thổ Việt- Nam để cướp-bóc.

“Tất-cả những quan-lại Trung-Hoa ở vùng biên-giới biết rằng họ có thể cướp bóc và giết người vô tội- vạ như ý muốn ở Bắc-Kỳ, sau đó chuyên-chở phẩm-vật cướp về lại bên Tàu mà không có một trở ngại. Những viên quan trong vùng biên-giới Quảng-Tây nầy dung-dưỡng cho bọn cướp vì họ sống nhờ vào đó. Ở mỗi trạm gác họ lấy một phần những gì mà bọn cướp đã cướp được, quân lính của họ là những nhân-viên đắc-lực phụ-trách công việc nầy” (theo Galliéni au Tonkin). Bọn cướp ăn cướp không từ món gì, từ trâu bò cho đến đàn bà, con nít.

Những hoạt-động tàn-ác của bọn cướp Tàu – trên biển cũng như trên đất liền – là bắt cóc trẻ em và phụ-nữ, sau đó bán sang Tàu để làm nô-lệ, thứ thiếp hay làm điếm; sự phân-biệt ba tình-trạng nầy thì thông-thường rất khó. Galliéni viết (Galliéni au Tonkin): “Ở Quảng-Tây thì phụ-nữ rất hiếm hoi... Riêng ở Long-Châu thì tỉ-lệ chỉ có một phụ-nữ cho 5 hay 6 đàn ông; hơn nữa phụ-nữ Việt thì được ưa-chuộng vì giỏi-giang trong mọi lãnh-vực, làm việc nhà, tiết-kiệm và biết thương-lượng buôn-bán. Vì thế những thương-buôn Tàu rất muốn có những người phụ-nữ nầy để giúp họ trong việc buôn-bán... Một số lớn, theo lời ông Lãnh-Sự Long-Châu, thì được đối xử tốt, họ theo các thói quen của Tàu để phù-hợp với nếp sống mới và không tìm cách trở về quê-quán. Nhưng một số khác thì nhớ quê nhà và có khi tìm đến lãnh-sự Pháp để xin được hồi-hương”.

Việc phân-giới thực-sự đã làm giãm lần hồi số lượng đảng cướp Tàu vùng biên-giới, việc nầy còn có hiệu-quả hơn khi các đồn bót được dựng lên. Việc xây-dựng nầy nhằm vào một mục-tiêu chiến lược, nhưng thực-tế, nó được dùng vào, hay thử dùng vào, việc kiểm-soát (police) để ngăn-chận sự hỗn loạn và nghèo-đói từ các vùng Hoa-Nam đã bị tàn-phá tràn sang và việc buôn lậu vũ-khí hay thuốc phiện. Chất ma-túy nầy thực-tế mới đóng vai-trò tiền-tệ thực-sự ở các vùng biên-giới. Trong năm 1894, trên các vùng biên-giới thuộc tỉnh Quảng-Ðông, Quảng-Tây và Vân-Nam việc phân-giới và cắm mốc đã kết-thúc, ngoại trừ một vài địa-phương còn tranh-chấp thuộc tổng Tụ-Long và vùng hữu-ngạn sông Hồng. (Ông Charles Fourniau viết sai ở nơi đây: toàn vùng biên-giới Vân-Nam, khu-vực tả-ngạn sông Hồng chỉ được phân-giới và cắm mốc ... do Ðại-Tá Pennequin phụ-trách. Xem bản tường-trình của Pennequin và các biên-bản phân-giới vùng Vân-Nam) Sự phân-giới vùng hữu-ngạn sông Hồng.

Ở vùng thượng-du Tây-Bắc Việt-Nam, phía Tây Lào-Cai, giữa sông Hồng và thượng-lưu Sông Ðà thì không được phân-giới và vùng nầy cũng không được phân-định (vì quên) trong công-ước 1887. Về đoạn thứ 5 của vùng biên-giới Vân-Nam, Ủy-Ban Phân-Ðịnh đã ký một biên-bản vô-lực (procès-verbal de carence) vào ngày 19 tháng 10 năm 1886 : không thể có được sự thỏa-thuận “vì những trở-ngại hiện-hữu trên đoạn biên-giới nầy, Ủy-Ban quyết-định rằng, trong lúc nầy không thể đi ra thực-địa. Vì thế, ..., các Ủy-Viên hai bên sẽ đệ-trình việc nầy lên chính-phủ của họ, hai bên sẽ thỏa-thuận về thời-điểm và phương-thức cho việc phân-định lại vùng biên-giơi nầy”.

Nhưng để có thể ký-kết các hiệp-ước bổ-túc một cách nhanh-chóng, toàn thể chiều dài của vùng biên-giới được vẽ trên bản-đồ. Ông Constans ở Bắc-Kinh thỏa-thuận với nhà Thanh để vẽ đồ-tuyến nầy trên bản-đồ của Trung-Hoa, thiếu mọi công việc đo-đạc trên thực-địa. Phía Trung-Hoa đòi-hỏi toàn vùng nầy, được biết dưới tên là Phong-Thổ. Những người thương-lượng phía bên Pháp gộp vấn-đề nầy với những tranh-chấp ở tổng Tụ-Long, đạt được là đường biên-giới chia vùng Phong- Thổ ra làm hai, Việt-Nam được một nửa.

Công-Ước được ký-kết như thế nhưng trên thực-tế thì đường phân-chia nầy chỉ là một đường vạch trên bản-đồ mà bản đồ nầy hoàn-toàn sai, nó không hề phù-hợp với một thực-tế lịch-sử, thực-tế chính-trị hiện-thời cũng như thực-tế từ sự đo-đạc trắc-địa.

Nhưng làm sao mà phía Pháp biết được vì chưa hề có một người Pháp nào đi vào vùng nầy, một vùng hoàn-toàn thoát khỏi sự kiểm-soát của chính-quyền Việt-Nam cũng như Trung-Hoa. Vùng nầy
được điều-khiển do những đầu-lĩnh phong-kiến địa-phương hay những đảng cướp, mặc khác, vùng nầy bị tàn-phá dữ-dội.

Lý-do, một mặt do hậu-quả của việc lập sào-huyệt của các đảng cướp Tàu, vùng nầy bị tàn-phá ghê gớm vào năm 1887 bởi đường-lối chính-trị “tiêu-thổ” của Tôn Thất Thuyết. Ông nầy sau khi rời vua Hàm-Nghi trong vùng núi non Quảng-Bình thì sang Tàu. Trước khi vào đất nầy ông ngừng ở Lai-Châu, tại đây ông được Ðèo Văn Trị, một đầu-lĩnh quan-trọng cai-trị vùng nầy, tiếp-đón. Ðể ngăn chận một sự theo-đuổi có thể của quân Pháp - mà trên thực-tế thì quân nầy không thể tiến vào
những vùng rừng núi - ông Tôn Thất Thuyết thuyết-phục Ðèo Văn Trị áp-dụng việc “tiêu-thổ” vùng đất của mình rồi theo ông sang Tàu. Ðèo Văn Trị đã nghe theo. Ông Pavie (Auguste) đi ngang vùng nầy năm sau diễn-tả cho chúng ta những thung-lũng bỏ hoang, làng-mạc nhà cửa phá bỏ do những người dân ở đây mà một số theo thủ-lĩnh của họ sang Tàu.

Quyết-định tại Bắc-Kinh cắt làm hai vùng Phong-Thổ trên bản-đồ, hay là lời tuyên-bố của tổng-đốc Vân-Nam chính-thức sát-nhập vùng nầy vào lãnh-thổ của mình thì rất thiếu thực-tế đối với với tình trạng cụ-thể của vùng đất hẻo-lánh nầy, nó hoàn-toàn tự-trị dưới một chế-độ phong-kiến, và phần lớn rất nghèo-khổ. Nhưng bắt đầu từ năm 1888 tình-trạng nầy thay-đổi tận gốc rễ.

Người Pháp bắt đầu đi vào vùng thượng-lưu sông Ðà vào năm 1888 qua hai hình-thức. Một bằng quân-sự (đoàn quân Pernot) và hai là việc thám-hiểm. Công-trình thám-hiểm của ông Pavie được thực hiện hai lần, lần đầu từ Thái-Lan đi lên Hà-Nội và lần thứ hai từ Hà-Nội đi ngược trở lại để đến Bangkok. Cuộc hành-quân Pernot thì để lại Lai-Châu một đồn-binh; ông Pavie lúc trở về thì đi với ông Pennequin và không hề nổ súng, những người nầy đã thành-công trong việc thâu-phục được một số băng đảng ở vùng nầy.

Hoạt-động nầy của người Pháp ở đây thực sự không nhắm vào Trung-Hoa hay những vấn-đề liên quan đến biên-giới với họ, mà là do việc Thái-Lan đã có những hoạt-động trên toàn vùng đất Lào và
có khuynh-hướng bành-trướng về những địa-phương nguyên-thủy thuộc ảnh-hưởng An-Nam, từ đèo Ai-Lao (thuộc vùng Bình-Ðịnh) cho đến vùng thượng-lưu sông Ðà. Năm 1888, một đạo-quân nhỏ của Thái-Lan đã chiếm vùng nầy và bắt đi nhiều cháu, con thuộc dòng-họ Ðèo Văn Trị. Sau đó những tù-nhân nầy được thả nhờ trung-gian của ông Pavie. Nhờ vậy mà tình-hình xã-hội ở đây thay-đổi. Cho đến lúc nầy thì Ðèo Văn Trị vẫn còn ở Trung-Hoa với Tôn Thất Thuyết, dòng-họ ông cai-trị vùng nầy thù-nghịch với Pháp trong lúc người Pháp thì dựa lên kẻ thù không đội trời chung của Ðèo Văn Trị là viên Quan-Châu ở “Chien-Tao”, một người không có nhiều thế-lực. Năm 1888, gia-đình Ðèo Văn Trị (ông nầy đang ở bên Tàu, quyền-hạn trong tay người em là Kam Heun), để có thể bảo-vệ chống lại uy-quyền của Thái, họ phải nghiêng về phía Pháp. Người Pháp vì vậy mới bỏ viên Quan-Châu ở Chiên-Tau để lập quan-hệ với dòng-họ thống-trị vùng nầy. Ðèo Văn Trị từ Tàu trở về và ở lại đây, trở thành người cộng-tác mật-thiết dưới quyền bảo-hộ của Pháp cho đến khi ông này chết. Nhờ vào việc nầy mà toàn vùng Phong-Thổ mới chịu sự lãnh-đạo của Pháp, dòng-họ Ðèo Văn Trị lãnh-đạo vùng nầy không hề công-nhận công-ước 1887.

Nhưng vào cuối năm 1891, để chấm-dứt việc phân-giới vùng biên-giới Vân-Nam, ủy-ban do ông Servière làm chủ-tịch đến Phong-Thổ để làm công-việc trắc-địa lấy đồ-hinh vùng nầy chiếu theo đồ-tuyến 1887. Những sĩ-quan phụ-trách vùng biên-giới nầy phản-đối kịch-liệt.

Nhất là viên chỉ-huy trưởng đạo (cercle) Van-Bu (phía hữu-ngạn sông Ðà, và vùng thượng lưu sông Mã), là vùng trực-tiếp liên-hệ, phải-đối việc trắc-địa tại đây và giải-thích như sau:

“Công-Ước Constans đã nhượng cho Trung-Hoa toàn vùng hữu-ngạn sông Mã và trọn vùng tả-ngạn sông Ðà, phía trên Lai-Châu mà đây là cái nôi của dòng-họ Ðèo Văn Trị và dường như họ không biết đến nội-dung công-ước nầy. Nhưng trên thực-tế, bỏ qua nội-dung công-ước, thì chúng ta kiểm soát vùng nầy và thái-độ của chính-quyền Trung-Hoa không hề phản-đối. Nhưng nếu chúng ta phân-định thì chúng ta phải áp-dụng công-ước vì vậy phải cắt vùng nầy ra làm hai. Nếu chúng ta nhượng vùng nầy thì chúng ta không những xúc-phạm Ðèo Văn Trị về quyền-lợi mà còn đến danh dự của ông ta. Chúng ta làm việc với ông nầy từ một năm nay và xem như là người bảo-vệ biên giới; khi phong ông ta làm Quan-Ðạo vùng nầy, chúng ta đã có quan-hệ vĩnh-viễn với ông. Nếu chúng ta cắt vùng nầy ra làm hai, chúng ta tự xóa bỏ uy-danh của mình mà ở xứ rộng-lớn và khó khăn nầy, chúng ta chỉ giữ được là nhờ ở cái uy-danh nầy và sự gan-dạ của mình.” (CAOM, tiểu đoàn trưởng Thirion gởi chỉ-huy trưởng vùng 4 quân-sự).

Bị thuyết-phục bởi những lý-lẻ nầy, vị chỉ-huy trưởng vùng 4, lúc đó còn là Trung-tá, ông Pennequin, sau đó là tướng Duchemin là chỉ-huy trưởng quân-đội, cùng đòi hỏi đình-chỉ việc phân giới. Tháng 3 năm 1894, ông Toàn-Quyền Lanessan ra lệnh cho Servière ngưng mọi công-việc trong đoạn biên-giới giữa sông Hồng và sông Ðà.

Hơn nữa, bắt đầu từ năm 1893, vấn-đề không còn tương-tự như năm 1887 vì hai lý-do: Pháp chiếm được Lào và sự yếu-kém của Tàu.

Từ năm 1893, Pháp đặt được quyền bảo-hộ tại Lào; lực-lượng của Thái-Lan bị đuổi về phía bên kia sông Cửu-Long, không còn là một nguy-hiểm nữa. Tuy-nhiên, xứ bảo-hộ thuộc Pháp kéo dài thêm nhiều trăm cây-số đường biên-giới với Tàu về phía Tây. Sự phân-định biên-giới phía Bắc Lào gây thêm nhiều việc phiền-phức trong một vùng núi cao khó-khăn cho việc đi lại, tại đây là vùng tam biên Miến-Ðiện (thuộc Anh) Lào (thuộc Pháp) và Trung-Hoa. Những sự nhượng-bộ trong lúc phân giới giữa Pháp với Trung-Hoa tại Bắc-Kỳ có thể sẽ có ảnh-hưởng rất lớn trên vùng biên-giới có tranh-chấp ở Lào. Quan-trọng là đối-tượng không còn là Trung-Hoa mà là nước Anh. Trung-Hoa bắt đầu từ những năm 1893-1894 cho thấy những dấu-hiệu sút-kém, mở ra cho Pháp những đường-hướng chính-trị mới.

1, 2, 3, 4

Thư-viện bồ-đề online@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site