lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2012) - Chuyên-mục Quan Làm Báo được thành lập nhằm mục tiêu phổ-biến những thông-tin liên-quan đến nội-bộ đảng Cộng-sản Việt-Nam. Những bài viết trong mục này thể hiện quan-điểm riêng của ban biên-tập Quan làm báo; Trúc-Lâm Yên-Tử phổ-biến để rộng đường dư-luận.
Lưu ý: Sau phần nguồn là Quan làm báo chúng tôi có ghi thêm (Trúc-Lâm Yên-Tử) xin được hiểu là bài viết của Quan làm báo đăng trên trang TLYT.
***
***
Quan Làm Báo: Việt Nam Rớt 10 bậc đứng thứ 75 về năng lực cạnh tranh toàn cầu
Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh.
Hôm nay 5/9, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2012 - 2013. Theo đó, Việt Nam rớt 10 bậc tụt xuống thứ 75 trong số 144 nền kinh tế được xếp hạng.
Với cú rớt hạng này, Việt Nam để tuột mất vị trí số 6/8 nước Đông Nam Á có trong danh sách vào tay Philippines và trở thành nước đứng gần cuối trong khu vực Asean về năng lực cạnh tranh, chỉ đứng trên duy nhất Campuchia.
Báo cáo mức độ cạnh tranh toàn cầu của WEF dựa trên 12 tiêu chí chính ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế, bao gồm: thể chế chính trị, môi trường kinh tế vĩ mô, sức khỏe và giáo dục, cơ sở hạ tầng, mức độ hiệu quả của thị trường hàng hóa - thị trường lao động, sự phát triển thị trường tài chính, công nghệ thông tin, quy mô thị trường, sự tinh vi trong kinh doanh và năng lực cải tiến.
Trong 12 tiêu chí đánh giá này, Việt Nam tụt hạng về 9 tiêu chí, xếp thứ hạng dưới 50 trên tất cả các tiêu chí và đặc biệt thấp (trên dưới hạng 100) trên một số tiêu chí quan trọng, ví dụ môi trường kinh tế vĩ mô (106), cơ sở hạ tầng (95), chất lượng đường sá (120) và cảng biển (113), mức độ tôn trọng bản quyền (113), bảo vệ tác quyền (123).
Riêng tiêu chí tổn thương của doanh nghiệp tư nhân do tham nhũng và vấn đề đạo đức được WEF đặc biệt lưu ý bởi xếp hạng của Việt Nam gần chạm ngưỡng 10 quốc gia yếu kém nhất thế giới.
Ngoài các hạn chế kể trên, Việt Nam được đánh giá có một số mặt tích cực như quy mô thị trường lớn (xếp thứ 32), mức độ hiệu quả của thị trường lao động (51), nền tảng giáo dục cơ bản (64) và chăm sóc y tế công cộng (64).
Trong số 10 nước đứng đầu về năng lực cạnh tranh năm nay gần như không có gương mặt mới ngoại trừ Hồng Kông thay vị trí của Đan Mạch. Thụy Sỹ và Singapore vẫn là 2 nền kinh tế đứng đầu bảng về chất lượng. Cả Mỹ và Nhật đều bị rớt hạng nhẹ, tuy nhiên vẫn thuộc top 10.
Tại châu Á, Hàn Quốc tăng 5 bậc lên vị trí thứ 19, Thái Lan tăng 1 bậc lên 38 và Philippine thay Việt Nam xếp vị trí thứ 65. Ở chiều ngược lại, Trung Quốc tụt từ vị trí 26 xuống 29, Malaysia và Indonesia cùng rớt 4 bậc xuống lần lượt 25 và 50.
N.Linh
Theo TTVN/WEF
Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử