lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Blog Quan Làm Báo 

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2012) - Chuyên-mục Quan Làm Báo được thành lập nhằm mục tiêu phổ-biến những thông-tin liên-quan đến nội-bộ đảng Cộng-sản Việt-Nam. Những bài viết trong mục này thể hiện quan-điểm riêng của ban biên-tập Quan làm báo; Trúc-Lâm Yên-Tử phổ-biến để rộng đường dư-luận. 

Lưu ý: Sau phần nguồn là Quan làm báo chúng tôi có ghi thêm (Trúc-Lâm Yên-Tử) xin được hiểu là bài viết của Quan làm báo đăng trên trang TLYT. 

***

quan làm báo

***

Quan Làm Báo: Thống-Đốc Bình, Một Kẻ Đại Bịp Và Phục-Vụ Các Bố Già Trong Con Mắt Cả Nước

Quanlambao - Những trả lợi lươn lẹo, quanh co của Thống đốc Bình nhằm che dấu sự tội chủ mưu, đồng lõa cung các nhsm bố già thôn tính thị trường vàng, phá nát nền tài chính tiền tệ, đây doanh nghiệp đến phá sản... các báo lề trái đã vạch mặt chỉ tên bản chất của sự việc. 

Nay đến chính các báo Lề Đảng, tuy không 'dám' gọi đúng tên, điểm đúng mặt Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhưng Tuổi Trẻ cũng đã viết 02 bài mà đọc xong thì bất cứ ai cũng hiểu bản chất những trả quanh co, đôi chối của ông Bình tại Quốc Hội là dối trá và che đậy hành vi phạm pháp của minh, chạy tội vì đã phá hoại nền kinh tế, tài chính, tiền tệ và thị trường vàng bằng những chính sách hành chánh, bao cấp phục vụ chỉ riêng cho các nhóm bố già.

Rõ ràng chân tướng của Thống đốc Bình đã dược cả nước nhận dạng không thể chối cãi. Vậy các ngài BCT làm gì?

Phần trả lời chất vấn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại kỳ họp Quốc hội ngày 13-11 đã đem đến sự thất vọng cho nhiều người khi cho rằng thống đốc trả lời dài dòng, không sát thực tế.

thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam ngyuễn văn bình, bình ruồi

Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày 13-11 - Ảnh: VIỆT DŨNG

Ông Nguyễn Thành Long (chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN): Xoay ngược 180 độ...

Theo dõi trả lời chất vấn của thống đốc, tôi nhận thấy có hai thay đổi trong chính sách quản lý thị trường vàng. Thứ nhất, trước đây việc tuyên bố chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới hơn 400.000 đồng là có đầu cơ, từ đó đã lập nhóm G5 +1 để bán vàng bình ổn thị trường thì nay thống đốc đã xoay ngược 180 độ khi tuyên bố “không có chuyện bình ổn giá vàng”. Thứ hai, một năm trước, trên diễn đàn Quốc hội chính thống đốc tuyên bố SJC là nhãn hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và khi có điều kiện, thương hiệu vàng SJC sẽ được đổi tên thành vàng SBV thì nay thống đốc lại nói không cần chuyển đổi sang vàng miếng SJC.

Trong việc điều hành chính sách, tất nhiên có những quy định đưa ra chưa phù hợp, cần phải sửa. Trách nhiệm của người điều hành là phải thừa nhận và nói rõ cho người dân hiểu hơn là lấp lửng. Với cách quản lý như hiện nay sẽ không giúp thị trường vàng ổn định mà trái lại như nhận xét của đại biểu Trần Du Lịch, NHNN muốn tiêu diệt thị trường vàng. Vì vậy, những giải pháp này sẽ chỉ có tác dụng nhất thời chứ lâu dài khó đạt được mục tiêu hướng người dân sang giữ VND, trái lại còn gây nên những căng thẳng xã hội không cần thiết.

Ông Nguyễn Bá Lễ (giám đốc Công ty TNHH SXTM Hoàng Bảo Ngọc, TP.HCM): Trả lời không sát thực tế.

Thống đốc tuyên bố nếu có doanh nghiệp nào chỉ cần đáp ứng được yêu cầu, thậm chí hơi yếu một tí thống đốc sẽ chỉ đạo toàn hệ thống cấp tín dụng mới ngay, thậm chí lãi suất hợp lý. Tôi thấy câu trả lời này không đúng với thực tế. Là doanh nghiệp trong ngành sản xuất, đi vay vốn tôi bị hành bởi hàng loạt thủ tục, ngân hàng làm khó đủ thứ, định giá tài sản thế chấp rất thấp, thậm chí sau khi cho nhân viên xuống thẩm định thì “im re”. Chưa kể ngân hàng còn đòi hỏi lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp từ 20-30%. Thời buổi làm ăn khó khăn như thế này mà đòi hỏi lợi nhuận như vậy chúng tôi khó lòng đáp ứng nổi. (...)

Thiết nghĩ thống đốc NHNN cần sâu sát thực tế hơn, chứ trả lời như thống đốc chỉ an toàn cho thống đốc trong khi không giúp gì được cho doanh nghiệp khó khăn đang cố gắng duy trì, bám trụ từng ngày.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà (quận 3, TP.HCM): Trả lời chưa thuyết phục

Về câu chuyện vàng, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi sát sườn như: vì sao cơ chế quản lý thị trường vàng chưa đem lại hiệu quả, có lợi ích nhóm hay không... Tuy nhiên câu trả lời của thống đốc quá dài dòng, không đi vào trọng tâm để cuối cùng chốt lại rằng “vàng là mặt hàng Nhà nước không khuyến khích kinh doanh và không cần bình ổn giá. Nếu chúng ta chấp nhận việc giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới thì có nghĩa chúng ta đang chấp nhận việc vàng hóa nền kinh tế”. Lập luận như vậy là không thuyết phục người đặt câu hỏi cũng như người dân, đặc biệt là những người giữ vàng.

Mua vàng là tập quán lâu đời của người dân do đồng tiền mất giá. Trong bối cảnh lạm phát còn cao, kinh tế vĩ mô chưa ổn định, khó thực hiện ý đồ “nung chảy vàng thành tiền đồng” nếu không có câu trả lời thuyết phục, hợp lòng dân và thể hiện tinh thần trách nhiệm của người điều hành.

ÁNH HỒNG ghi

Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội:

Thống đốc hiểu chưa chính xác... TT - Trong buổi trả lời chất vấn ngày 13-11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nắm rất rõ việc mình làm, rất nhớ số liệu nhưng có điểm thống đốc đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác khiến đại biểu Quốc hội không thể hiểu được câu trả lời.

Chẳng hạn, khi nói về “bộ ba bất khả thi”, thống đốc dẫn ra ba yếu tố là tăng trưởng, lạm phát và tỉ giá để cho rằng không thể đồng thời thực hiện ba mục tiêu này. Tuy nhiên, thật ra “bộ ba bất khả thi” đề cập tới ba mục tiêu là ổn định tỉ giá, tự do hóa dòng vốn và chính sách tiền tệ độc lập. Như vậy, thống đốc hoặc chưa hiểu chính xác về lý thuyết “bộ ba bất khả thi”, hoặc cố lấy sự thông cảm để né câu hỏi của đại biểu.

Về tình trạng nợ xấu, để như hiện nay chắc chắn NHNN có trách nhiệm. Trong 10 tháng đầu năm nay, khi thống đốc đã nhậm chức, nợ xấu tăng tới 66%. Thống đốc cũng khẳng định có lợi ích nhóm, cơ quan thanh tra giám sát còn kém, nhưng phải có trách nhiệm cụ thể chứ. Như đại biểu Dương Trung Quốc nói không thể chỉ có xin lỗi. Nếu chỉ xin lỗi là xong thì rất khó cải thiện tình hình. Tiếp theo sau xin lỗi là gì? Nếu làm tốt công tác giám sát nợ xấu thì khả năng nợ xấu có nghiêm trọng như hiện nay không hay chỉ ở mức nào?

Theo trả lời của thống đốc thì có vẻ tỉ giá, lạm phát đã ổn và đó chủ yếu là nhờ các biện pháp quản lý vàng. Tuy nhiên, nếu sòng phẳng thì cần làm rõ vàng đóng góp bao nhiêu phần trong sự ổn định đó. Ai cũng biết năm nay tỉ giá có ổn là do tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn nhiều, nhập khẩu ảm đạm, không gây nhiều sức ép tăng giá USD. Đóng góp từ các biện pháp quản lý vàng, nếu có, theo tôi không hẳn là nhân tố quyết định.

Còn việc cấm huy động vàng trong thời điểm hiện nay, theo tôi, là một biện pháp hành chính, có thể nó không giúp huy động được 15 tỉ USD. Nhu cầu tích lũy tài sản bằng vàng để tránh lạm phát bào mòn tài sản tích lũy là nhu cầu chính đáng của người dân. Trước kia ngân hàng chưa huy động người dân vẫn tích lũy, nếu đồng tiền cứ mất giá thì người dân vẫn phải giữ vàng và sẽ tìm được cách giữ vàng. Chỉ có điều khi NHNN cấm các ngân hàng huy động vàng thì người dân sẽ thiệt, chịu nhiều rủi ro để giữ tài sản của mình hơn.

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu”, chúng tôi đã có khuyến cáo cần sớm đưa vào hoạt động một thị trường vàng hiện đại cùng với việc cấp chứng chỉ vàng. Nếu các biện pháp này được áp dụng ngay sau khi đóng cửa các sàn vàng thì việc chống vàng hóa đã đi đúng hướng, thay vì xây dựng thương hiệu quốc gia hay độc quyền gì đó.

Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...

Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn.

CẦM VĂN KÌNH ghi - Tuoi Tre

***

Chính-Sách Độc Quyền Vàng - thực-Chất Là Quốc-Hữu Hóa Thương Hiệu Và Thống-Đốc Bình tỏ Rõ Sự Khinh-Thường Quốc-Hội ! 

Quanlambao - Có lẽ không một người nào em Truyền hình trực tiếp, chứng kiến cảnh ông Thống đốc trả lời chất vấn, đặc biệt chất vấn về vàng đề thấy cái cười khẩy khinh bỉ....

Về câu chuyện SJC được ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết chất vấn Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình kèm theo cụm từ “lợi ích nhóm”.

Vì sao cơ chế quản lý kinh doanh vàng miếng chưa đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới? Vì sao không tập trung quản lý chất lượng vàng lại quản lý bằng nhãn hiệu (SJC) và “không có vấn đề lợi ích nhóm không?”.

Uốn ba tấc lưỡi theo đúng phong thái của một vị Thủ Tướng làm cha thiên hạ, Thống đốc nêu ra hàng loạt con số “10-13 tấn vàng được buôn lậu qua biên giới mỗi năm”, “chợ đen hoạt động sôi nổi khiến tỷ giá chính thức cũng tăng theo”. “12 ngàn cửa hàng bán vàng như loại hàng hóa bình thường”.

Thậm chí còn dùng lời lẽ của con cáo đặt một chân vào nhà của Thỏ: “ngoại tệ từ mồ hôi được phục vụ cho buôn lậu vàng”!!!! Và đây chính là nguyên nhân của việc Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xử phạt cao, kèm theo hình thức “tịch thu sung công quỹ”. Có đúng là hiện nguyên hình một con cáo không?

Bình Ruồi giải thích vấn đề thương hiệu độc quyền SJC,  "do SJC đang chiếm hơn 90% thị trường” và “cần chuẩn hóa về 1 loại vàng”! Rõ ràng một loại Quốc hữu hoá thương hiệu vàng! Nếu đối chiếu với các Chính sách cởi mở của Đảng và Nhà Nước thì đây chính là một hành động quay troqr lại những năm 1975 - 1980 - Thời kỳ Quốc Hữu hoá và 'đánh tư sản' ở Miền Nam!

Đỉnh điểm của phiên chất vấn, ĐBQH Nguyễn Văn Tuyết bức xúc bắt đầu bằng câu: “Ông đừng nghĩ dân không biết gì”. Ông Tuyết sau đó trích dẫn 2 bản nghị quyết, trong đó có nghị quyết mà QH vừa thông qua nói rõ chữ “liên thông” (với thị trường thế giới) và đảm bảo quyền lợi của người dân để thẳng thừng chất vấn Thống đốc có tuân thủ Nghị quyết của QH hay không?

Ông Bình đã cười khẩy khinh bỉ trả lời: “Chính vì thực hiện NQ 2011 của Quốc hội nên NHNN phải cho nhập 15 tấn vàng vào quý IV/2011. Giai đoạn đó chúng tôi xây dựng gần xong Nghị định 24. Sau đó, chúng tôi kiên quyết không cho nhập 1 kg vàng nào nữa. Việc đã làm không còn ý nghĩa thực tiễn nữa. Môi trường pháp lý đã thay đổi. Nghị quyết lần này có nói nhưng chúng tôi đã báo cáo xin ý kiến Chính phủ và Chính phủ đã có ý kiến với nội dung này trong dự thảo nghị quyết QH."!?

Qua những tuyên bố của Thống đốc đang mở ra một vấn đề mới, còn nghiêm trọng hơn câu chuyện quản lý vàng: Đó là việc hoặc nghị quyết của QH sai, do đó Thống đốc không thực hiện. Hoặc việc Thống đốc cứ làm, bất chấp nghị quyết của QH như thế nào. Vấn đề còn là lựa chọn của một bộ trưởng hành pháp, đã thực hiện theo một nghị định do chính ngành mình soạn thảo, từ chối NQ của QH với danh nghĩa “đã có ý kiến lại”.

Hôm qua, có tới 5 chất vấn hỏi về “lợi ích nhóm”. Thống đốc khẳng định là có, nhưng chỉ có trong lĩnh vực “cổ đông, khách hàng liên quan đến khu vực bất động sản”. (!?)

Nhưng người dân cả nước và ĐBQH đều nhận biết rõ chỉ có Thống đốc Bình - Lê Hùng Dũng - Đỗ Minh Phú là những kẻ đang trục lợi từ sự Quốc hữu hoá thương hiệu vàng cả nước, trong đó phải kể đến cái kế hoạch kiếm 1 tỷ đô la cùng với Bố già Kiên đã bị phá sản vì chính không một người dân nào tin vào những lời 'dụ dỗ', 'làm bàn' của thống đốc Bình.

Cả nước đang phải gánh chịu hậu quả của việc hỗn loạn thị trường Vàng chỉ vì Thống đốc đang phục vụ các Bố già trên thì ai sẽ sử lý? 

Trần Hoàng Quan -Quan làm báo

***

Quan Làm Báo | 15 tỉ USD bất động trong vàng thì Thống đốc định ăn cướp?

nguyễn văn bình

Vài tháng trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bị tờ Global Finance (Tài chính Toàn cầu) đưa vào danh sách 10 thống đốc yếu kém nhất thế giới.

Xem chất vấn tại Quốc hội mấy ngày vừa qua, tôi thấy Thống đốc Nguyễn Văn Bình là người trả lời chất vấn trúng nhất, khúc chiết nhất và rõ ràng nhất trong số các quan chức bị chất vấn, tất nhiên phải bỏ ra ngoài các câu trả lời của các quan chức vài tình tiết khôi hài như “nửa giải Nobel” hay “có câu trả lời rồi, nhưng để ở nhà” v.v…

Trong cuộc chất vấn thống đốc có rất nhiều câu hỏi đã liên quan đến vàng. Trả lời của thống đốc là rất rành mạch và rõ. Vàng không là hàng hóa thiết yếu. Không cần liên thông với quốc tế. Cũng chẳng cần bình ổn giá vàng. Chính vì muốn liên thông với quốc tế và muốn bình ổn giá vàng nên đã tạo khuyến khích cho đầu cơ vàng, cho vàng hóa nền kinh tế, cho nhập lậu và xuất lậu vàng (dưới nhiều danh nghĩa) gây mất ổn định tỉ giá, góp phần đẩy lạm phát lên v.v… Hoàn toàn đúng!

Giá vàng chênh nhiều so với giá thế giới (chênh khoảng 3 triệu đồng/lượng) chủ yếu là do các ngân hàng thương mại đã huy động vàng của dân, đã bán ra để lấy tiền đồng cho vay với lãi suất cao và nay phải mua vàng trong dân để trả cho người gửi. Ngân hàng Nhà nước không cho nhập khẩu, các ngân hàng phải mua nhiều vàng để trả cho dân, cầu về vàng tăng, cung thì không và giá tăng là điều dễ hiểu. Các nhà đầu cơ vàng trước đây đã trúng lớn, nay họ phải chịu thiệt cũng là chuyện bình thường trong kinh doanh. Tôi hoàn hoàn ủng hộ chính sách quản lý kinh doanh vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước và những kết quả như thống đốc trình bày là rõ. Có lẽ một năm sau sẽ còn ít câu hỏi, bức xúc về vàng so với thời gian quá độ này.

Tuy nhiên, vẫn phải tranh luận thêm về vài câu trả lời của thống đốc.

Mua vàng của người này để trả cho người khác thì tổng số vàng trong tay nhân dân không giảm đi hay tăng lên; tức là không “huy động” được một tí vàng nào để biến thành vốn kinh doanh qua các giao dịch này cả. Thế nhưng, ông thống đốc lại bảo các đại biểu Quốc hội rằng trong 6 tháng qua, các ngân hàng đã mua được 60 tấn vàng (tương đương 63 ngàn tỉ đồng) từ dân cư và coi đấy là thành tích “huy động” vàng để biến thành vốn. Đúng là các ngân hàng đã phải “bơm ra” khoảng 63 ngàn tỉ đồng để trả cho những người bán vàng và họ có thể sử dụng (một phần) số tiền đó vào hoạt động kinh tế, số vàng trong dân không thay đổi với các giao dịch mua để trả này của các ngân hàng thương mại. Nói cách khác, chẳng có “thành tích” huy động vốn “nằm chết” trong vàng nào cả.

Mà có đúng là vốn nằm chết, nằm bất động trong vàng (lên đến 15 tỉ USD) và cần phải huy động hay không?

Thống đốc đã trả lời rõ ràng, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước quyết định không “huy động” vàng trong dân như trước kia đã khuyến khích (dân gửi vàng cho Ngân hàng Nhà nước như gửi tiết kiệm). Rồi Ngân hàng Nhà nước đã giải thích lại và thống đốc cũng khẳng định lại trong phiên chất vấn: Ngân hàng Nhà nước “huy động” theo cách mua vàng của dân. Để chữa cái sai trước kia thì cách nói “huy động” qua mua như vậy cũng được, nhưng tốt nhất là bỏ từ “huy động” ấy đi, mà chỉ dùng từ mua hay bán mà thôi. Đấy là cách làm đúng.

Làm như thế, hay như cách Ngân hàng Nhà nước đã làm trong 1 năm qua cũng chẳng phải là “bóp chết” thị trường vàng như chuyên gia- Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch đã chất vấn thống đốc. Chẳng nên sợ chuyên gia hay các đại biểu Quốc hội có thể do chưa hiểu nên dùng từ ngữ gay gắt mà phải làm mềm câu trả lời của mình đi. Chính vì thế, tôi nghĩ thống đốc nên bỏ hẳn từ “huy động vàng” khỏi tư duy của mình, dẫu Nghị định 24 vẫn bỏ ngỏ khả năng ấy.

Hệ thống bảo hiểm- nhất là bảo hiểm xã hội của chúng ta còn yếu kém. Người dân còn bất an. Và nhu cầu trữ vàng vẫn có do vàng bền lâu và có tính thanh khoản cao (dễ đổi ra tiền mặt) dưới bất cứ chế độ nào. Kinh tế ổn định, xã hội dân chủ văn minh, bất trắc giảm, người dân cảm thấy an tâm, tin vào sức mạnh của đồng tiền Việt Nam, thì nhu cầu dùng vàng làm của phòng thân sẽ giảm đi.

Để giúp bạn đọc hiểu dễ hơn, hãy xét trường hợp bất động sản. Tổng giá trị của các bất động sản ở các nước đang phát triển thường bằng 6 đến 7 lần tổng tín dụng. Tương tự với vàng, cũng nên hỏi sao không huy động số vốn khổng lồ đó cho hoạt động kinh tế? Tại Việt Nam, người ta dùng bất động sản để làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng để kinh doanh (đủ loại chứ không chỉ kinh doanh bất động sản). Tổng số khoản vay có tài sản thế chấp bằng bất động sản là khoảng 57% của tổng dư nợ. Số bất động sản này đã được dùng để tạo vốn kinh doanh, song số bất động sản còn lại là nhiều gấp bội.

Tất nhiên, người sở hữu vàng dễ hơn người có bất động sản, vì vàng dễ bán hơn và cũng dễ được chấp nhận làm tài sản thế chấp hơn.

Chính vì thế, hãy bỏ khái niệm “huy động vàng” đi và nói 15 tỉ USD “bất động”, “nằm chết” trong vàng là không đúng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A

 @ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site