lịch sử việt nam

Trang Chính

Bản Tin Blogs:

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu Nhật-Tân:

Blog Chu-Mộng-Long:

Blog Cu Làng Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Diễn-Đàn Công-Nhân:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quê Choa VN:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Diễn-Đàn Sửa Đổi Hiến-Pháp 1992:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tưởng-Niệm 50 Năm:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Trang Trần-quốc-Kháng_Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Weblinks:

 

 

Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên từ thời lập-quốc cho đến thế-kỷ 21

Phần 1 Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên từ thời lập quốc cho đến năm 1955

Phần 2 Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên từ năm 1955 đến năm 1973

Phần 3 Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên từ năm 1973 đến năm 2012

***

Phần 2 Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên từ năm 1955 đến năm 1973

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo. Sau khi chiếm được miền Bắc năm 1954, cộng sản Việt Nam phóng tay tổ chức tiếp tục chiến dịch cải cách ruộng đất rập theo khuông mẫu của Tàu cộng. Chiến dịch do Trường Chinh về Hành Thiện để đấu tố cha mẹ của đương sự.

Không khí khủng bố, kinh hoàng bao trùm lên thôn làng ở khắp miền Bắc Việt Nam. Tiếng kêu uất hờn của người dân thấu tận trời xanh. Đa số nạn nhân đều bị tử hình bằng nhiều hình thức khác nhau !!!

Hai trăm ngàn người dân vô tội đã bị giết chết, trong đó khoảng 40 ngàn người là cán bộ đảng viên cộng sản. Mục đích nhằm tiêu diệt những thành phần có thể làm phương hại đến đảng cộng sản sau này. Kể cả cán bộ đảng viên thuộc tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, yêu nước chống thực dân Pháp và quân phiệt Nhật. Chưa kể những thành phần có công với "cách mạng" như bà chủ đất Cát Thành Long ở Vĩnh Yên, người mẹ nuôi của cán bộ và Hồ chí Minh.

Hậu quả của chính sách này đã đưa đến nhiều uất hận trong mọi tầng lớp dân chúng và họ đã nổi loạn ở nhiều nơi ở miền Bắc.Vì tôn thờ chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, Hồ chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam đã áp đặt một chế độ tàn bạo, phi dân tộc, phản dân tộc chưa từng có trong lịch sử nước nhà kể từ năm 1954 cho đến nay.Họ đã quên lời dạy của tổ tiên

"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân mà thay cường bạo"

Ngày 23 tháng 10 năm 1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để truất phế vua Bảo Đại.

Nền cộng hòa này chỉ được gọi là Đệ I Cộng Hòa kể từ năm 1967, sau khi nền Đệ II Cộng Hòa được thành hình.

Đến năm 1960 đã có 55 quốc gia công nhận chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Ở miền Namvào 8 giờ sáng ngày 13/02/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm long trọng khai mạc buổi lễ Hợp Tác của lực lượng kháng chiến Liên Minh của Tướng Trình Minh Thế với chính phủ. Buổi lễ diễn ra thật trang nghiêm, long trọng.

Trung tướng Trình Minh Thế bị ám sát ngay tại mặt trận, khi đang chỉ huy binh sĩ Liên Minh tiểu trừ quân Bình Xuyên ở cầu Tân Thuận. Tướng Thế chết đúng 19 giờ chiều ngày 3 tháng 5 năm 1955 để lại sự bàng hoàng và thương tiếc cho tất cả mọi người.Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền truy phong chức Trung Tướng cho người quá cố và hạ lệnh quốc táng.

Trình Minh Thế, đấng anh hùng cứu quốc
Đã tung cờ chính nghĩa giữa non sông.
Cùng hào kiệt đổi trao lời nguyện ước,
Thề hy sinh để cứu vãn giống giòng !

Ngày 26/10/1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm công bố Hiến Ước Tạm Thời tuyên bố Việt Nam là một nước Cộng Hòa, Quốc Trưởng lấy danh hiệu là Tổng Thống.

Ngày 4/3/1956 miền Nam bầu Quốc Hội Lập Hiến; 8/3/1956, công bố kết quả cuộc bầu cử, có 123 vị đắc cử dân biểu. Ngày 15/3/1955, Quốc Hội Lập Hiến khai mạc và soạn thảo hiến pháp của Việt Nam Cộng Hòa.

26/10/1956 Tổng Thống Ngô Đình Diệm công bố Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa đã được Quốc Hội Lập Hiến thông qua. Hiến Pháp mới gồm 10 Thiên và 98 Điều. Điều 1 của Hiến Pháp tuyên bố “Việt Nam là một nước Cộng Hòa, Độc Lập, Thống Nhất, lãnh thổ bất khả phân.” Điều 2 tuyên bố “Chủ quyền thuộc về toàn dân.” Như vậy ngày 26/10/1956 là ngày Việt Nam Cộng Hòa (viết tắt là VNCH) chính thức được thành lập.

Đến đây có thể nói rằng nhà Nguyễn với 13 triều đại (1802-1954) đã thực sự chấm dứt, nhường bước cho chính thể Cộng Hòa. Nhà Nguyễn thất bại do nhiều lý do, trong đó vị vua cuối của triều đại này là Bảo Đại đã sai lầm khi ký sắc luật phóng thích tất cả tù nhân chánh trị ngày 02/05/1945, mà trong đó 90% là cán bộ CS con số cả mấy ngàn người (như Lê Duẫn, Tôn đức Thắng, Phạm Hùng, Lê văn Lương...) điều này đã khiến cộng sản chiếm được thế thượng phong trên chính trường Việt Nam để rồi họ thẳng tay tàn sát các chiến sĩ quốc gia, những thành phần không cộng sản, gieo biết bao tang thương cho tộc Việt trong mấy mươi năm qua.

Kể từ ngày thành lập VNCH, ngày 26/10/1956, uy tín của Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng như của chính thể đã ngày càng lên cao đối với trong và ngoài nước. Trường hợp tiêu biểu số gạo sản xuất năm 1954 là 2.565.540 tấn và năm 1960 là 4.955.000 tấn, tỉ lệ gia tăng đến 93,1%. Về xuất cảng năm 1955 là 2.424.000 tấn; 1960 là 2.995.000 tấn. Nhập cảng 9.212.000 tấn (1955), 8.412.000 tấn (1960).

Liên quan đến vấn đề bầu cử chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã không đồng ý với đề nghị ngày 20/7/55 của cộng sản Bắc Việt về hiệp thương thống nhất đất nước đi đến tổng tuyển cử vì cho rằng chế độ miền Bắc đã không có những điều kiện để bảo đảm tự do cho một cuộc bầu cử bỏ phiếu kín. Chính phủ Mỹ hoàn toàn ủng hộ VNCH trên vấn đề. Nước Anh đã gởi một lá thư nhắc nhở đến Nga Xô rằng: chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không bị ràng buộc gì bởi Hiệp định Genève 1954.

Cuộc bầu cử quy định vào tháng 07/1956 được hoãn lại đến một ngày vô hạn định !

Trong khi miền Nam Việt Nam dốc toàn lực vào việc chấn chỉnh nội trị, phát triển kinh tế, thì miền Bắc Việt Nam do Hồ chí Minh và đảng cộng sản (đảng Lao Động VN lúc bấy giờ) chỉ biết có thanh trừng, đàn áp, tiêu diệt người dân từ cải cách ruộng đất (tiêu diệt nông dân) đến Nhân văn giai phẩm (tiêu diệt trí thức) và chuẩn bị xâm lăng miền Nam qua các đoàn 559 xâm nhập vào miền Nam bằng đường Trường Sơn; đoàn 779 dùng đường biển và đoàn 959 đặc trách hành lang Lào.

Hà Nội chính thức thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam qua nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam (đảng Lao động Việt Nam thời đó) để chính thức hóa việc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa ngày 20/12/60.

Trận Ấp Bắc xảy ra ngày 02/01/1963 giữa Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Việt cộng đã làm nổi bật một số ưu nhược điểm của cả hai phía tham chiến. Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy giáp giới huyện Châu-Thành tỉnh Kiến Tường.

Trận Đầm Dơi xảy ra ngày 09/09/1963 khi việt cộng tấn công chi khu Đầm Dơi. Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến được tăng phái để giải tỏa Đầm Dơi. Kết quả trận đánh Đại đội 3/TĐ2TQLC bị thiệt hại nặng. Phía vc bị thiệt hại 122 cán binh.

Kể từ đầu thập niên 1960, chính phủ VNCH đã gặp rất nhiều khó khăn từ nội trị đến ngoại giao. Từ đó xảy ra những cuộc đảo chánh của một số đơn vị trong quân đội, cũng như các cuộc xuống đường biểu tình của Phật giáo và kết quả đưa đến là nền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam bị lật đổ ngày 01/11/1963. Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu bị hạ sát ngày 02/11/1963 trên chiếc thiết vận xa M113.

Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập ngày 31/12/1963 tại chùa Xá Lợi Sài Gòn, trong một đại hội quy tụ 10 giáo phái và các hội đoàn Tăng sĩ cũng như Cư sĩ thuộc Nam Tông Bắc Tông Phật Giáo. Một Hiến Chương của Giáo Hội cũng được thông qua.

Tháng 3/1965, Trung đoàn 9 Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã đổ bộ vào bãi biển Chu Lai, thị xã Đà Nẳng. Đây là biến cố đánh dấu chiến tranh Việt Nam đang leo thang dần với sự hiện diện của lính Mỹ nói riêng và quân nhân các nước đồng minh nói chung. Tuy nhiên điều này đã làm lu mờ chính nghĩa chiến đấu của Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xâm lăng của Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội.

Tháng 9/1965, Sư đoàn 22 Bộ Binh (QLVNCH) do Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng làm tư lịnh đã giao tranh dữ dội với sư đoàn 325 việt cộng do Tướng Dương Quốc Chính(tư lịnh ) và tướng Trương Công Ngữ (Chính ủy) tại Bình Định. Kết quả Sư đoàn 325 việt cộng rút lui và để lại chiến trường 2 phần 3 quân số.

Sau năm 1963, sinh hoạt của GHPGVNTN có nhiều khởi sắc. Đặc biệt là Viện Cao Ðẳng Phật Học Huệ Nghiêm được thành lập. Hòa thượng Thích Thiền Tâm được đề cử làm Viện Trưởng kiêm Ðốc Giáo với sự phụ tá của hai vị Thượng Tọa Bửu Huệ và Thanh Từ.

Hòa thượng Thích Thiền Tâm là bậc long tượng của chốn thiền môn. Nhưng tiếc thay ngài đảm nhận trách nhiệm đào tạo Tăng tài cho Giáo Hội nhằm ngay thời kỳ đấu tranh kiên cố của thời Mạt Pháp.Trong số những học tăng đang theo học tại Huệ Nghiêm, không ít vị đã bị lôi cuốn vào những cuộc đấu đá, sách động nhằm tranh giành quyền lực vô bổ. Chủ trương chuyên tâm nghiên cứu Phật học, tuyệt đối không tham gia vào những cuộc tranh chấp thế tục khoác mỹ hiệu bảo vệ đạo pháp của Hòa Thượng bị chống đối và ngài bị chỉ trích là khiếp nhược, cầu an, thiếu tinh thần tương trợ để tăng thêm “sức mạnh” cho Phật Giáo Việt Nam! Ngài đã chọn con đường từ nhiệm và về quy ẩn ở Đại Ninh để chuyên tu Tịnh độ.

Ngài đã an nhiên tọa hóa quy Tây ngay trên bản tọa ngày 21/11/1992 thọ 68 tuổi đời, 48 tuổi đạo, 42 tuổi hạ. Trong lễ khai mộ vào ngày 21/12/1992, đại chúng thấy có một cặp rắn vàng óng bò đến nằm trước mộ một lúc lâu, rồi ngẩng đầu, gật đầu chào ni sư Thanh Nguyệt ba lần trước khi bò mất dạng. Ngài để lại cho đời sau nhiều tác phẩm Tịnh Ðộ trong Ðại Tạng và Tục Tạng, cũng như nhiều tác phẩm Tịnh Ðộ cận đại. Ngài còn được xưng tụng là tối thượng Kim Cang A Xà Lê của Mật tông Việt Nam.

Sau khi GHPGVNTN được thành lập, Hòa thượng Thích Tâm Châu được đề cử vào trách nhiệm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Việt Nam Quốc Tự từ 1964 đến 1967.

Ngày 29/5/1966, Việt Nam Quốc Tự của HT Tâm Châu đã bị Tăng Ni và quần chúng theo Cộng Sản nắm giữ, thao túng, liên tục ngày này qua ngày khác, ra đường Trần Quốc Toản, ngã 6 Sài Gòn - Chợ Lớn biểu tình, đả đảo và đốt hình nộm Tổng Thống Mỹ, Tướng Thiệu Tướng Kỳ. Tại Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi khác tại miền Trung, an ninh trật tự bị xáo trộn có nguy cơ gây bất ổn cho chính thể. Nhóm Lập Trường ở Huế ra đời, đòi hỏi bầu Quốc Hội, đòi hỏi ngưng chiến tranh.

Chính phủ VNCH mang quân ra vãn hồi trật tự miền Trung. Thượng Tọa Trí Quang cùng nhóm tranh đấu tại Huế, kêu gọi Phật tử đem bàn thờ Phật ra đường, để ngăn cản bước tiến của Quân Đội Chính Phủ, cho các cán bộ Cộng Sản nằm vùng, trà trộn tẩu thoát.

Phong trào mang bàn thờ Phật ra đường lan tràn khắp nơi và vào cả đến Sài Gòn. Tại Sài Gòn họ đem ảnh Phật ra để trên đống rác. Hòa thượng Tâm Châu liền ra một thông bạch yêu cầu Phật tử không nên đem Phật ra đường.

Thượng Tọa Thiện Hoa Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo đột nhiên ra một thông cáo tán thành việc đem Phật ra đường. Tại Đà Nẵng cũng như một số nơi khác, ngoài việc đem Phật ra đường, còn ghìm súng, nấp sau tượng Phật bắn ra ,khi quân đội tiến vào kiểm soát chùa 3 giờ sáng ngày 23/10/1966.

Tại chùa Ấn Quang một số vị Thượng Tọa đã thành lập Hội Đồng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới và đề cử Thượng Tọa Thích Thiện Hoa làm Viện Trưởng, đến đây Hòa thượng Tâm Châu xem như bị lật đổ.

Ngày 1/11/1967 ngày thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa. Nền Đệ nhị Cộng Hòa được phát sinh từ Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do các tướng lãnh Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu điều hành trong thời kỳ chuyển tiếp từ nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa.

Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm tổng thống, với 38% số phiếu.

Đầu năm 1968 việt cộng vi phạm lịnh ngưng bắn và phát động tấn công toàn miền Nam qua chiến dịch tổng công kích-tổng khởi nghĩa. Ngày 30/01/1968 tấn công bằng súng cối vào Trung tâm Huấn luyện Hải-quân Nha-Trang, nhưng không gây thiệt hại đáng kể.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố hủy bỏ lịnh ngưng bắn; Tướng Westmoreland cũng thông báo tương tự như vậy đến quân đội Mỹ ít lâu sau đó. Tính đến ngày 10/02/1968 việt cộng đã tấn công 25 trong số 44 tỉnh thành của VNCH.

Nặng nề nhất là cố đô Huế. Việt cộng tấn công Huế vào sáng mùng hai Tết (31/01/1968), mặt trận Huế kéo dài đến ngày 25/02 xem như chấm dứt khi hai Tiểu đoàn 21 và 39 Biệt động Quân tái chiếm khu Gia Hội. Việt cộng rút đi đã để lại một xứ Huế điêu tàn và tang thương với khoảng 5000 người dân Huế và ngoại quốc bị chôn sống, bị hành quyết tập thể (chặt đầu bằng mã tấu, bắn chết hàng loạt)...Đó là tổng công kích đợt I. Tổng công kích đợt II dự trù vào tháng 04/68, đợt III vào tháng 8/1968, đều bị QLVNCH và Đồng minh đánh bại.

Báo cáo tổn thất của các phe tham chiến tính đến ngày 31/03/1968 của Bộ tổng tham mưu QLVNCH như sau:
- QLVNCH tử thương 4954, bị thương 15097, mất tích 926

- Đồng minh tử thương 4124, bị thương 19285, mất tích 604

- Việt cộng tử thương 58373, bị thương ?, tù binh 9461

- Dân chúng tử thương 14300, bị thương 24000, tỵ nạn 627000. Việt cộng đã thất bại vì chủ quan do các yếu tố: đánh giá sai tinh thần chiến đấu của QLVNCH cũng như sự đồng tình nổi dậy của dân chúng ủng hộ mặt trận giải phóng miền Nam chống chính phủ VNCH. Khi việt cộng chiếm nơi nào là dân chúng nơi đó bỏ chạy về vùng kiểm soát của chính phủ và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và đây cũng là lý do việt cộng trả thù người dân cố đô Huế khi thẳng tay chôn sống hàng ngàn người dân vô tội. Việt cộng thua lớn ở chiến trường Việt Nam nhưng lại thắng lớn ở Hoa thịnh Đốn do ý chí suy nhược của lãnh đạo chính trị nước Mỹ lúc đó và do sự tiếp tay của giới truyền thông bất lương.

Hành quân Cao Miên 1970 nhằm triệt hạ những khu an toàn của việt cộng; cuộc hành quân được chia làm 2 đợt. Đợt đầu ngày 27/3/70, đợt 2 ngày 28/3. Nhưng đây chỉ là những trận đột kích đánh nhanh rút lẹ. Vào tháng 4/1970, QLVNCH tổ chức thêm hai cuộc hành quân khác ở quy mô lớn hơn. Đó là cuộc hành quân sơ khởi diễn ra ngày 13/4/70 do Trung tướng Đỗ Cao Trí Tư lịnh quân đoàn III chỉ huy tổng quát. Tham gia trong chiến dịch gồm các chiến đoàn 225(1 trung đoàn của sư đoàn 25 bộ binh VNCH); chiến đoàn 318 Thiết kỵ, và chiến đoàn 333 Biệt Động Quân đã càn quét vùng Cánh Thiên Thần. Sau 3 ngày giao tranh với việt cộng, QLVNCH đã tịch thu được một số lượng lớn quân nhu quân cụ, và vc đã để lại chiến trường 700 xác cán binh.

Ngày 20/4 một cuộc hành quân khác được tổ chức với sự tham gia của Lữ đoàn 4 Kỵ binh và ba Tiểu đoàn Biệt Động Quân đã càn quét khu vực Ổ Quạ.

Ngoài ra còn các cuộc hành quân Toàn Thắng 42, 43, 45, Bold Lancer, Cửu Long, Bình Tây. Tổng số thiệt hại của Việt cộng là 11.369; Việt Nam Cộng Hòa và Đồng minh là 976 quân nhân. Số lượng vũ khí tịch thu đủ trang bị cho 74 tiểu đoàn và vũ khí cộng đồng cho 25 Tiểu đoàn.

Trung tướng Đỗ Cao Trí, Tư lịnh quân đoàn III đã tử nạn khi trực thăng của ông phát nổ trên không phận phía Tây Bắc tỉnh Tây Ninh ngày 23/2/1971. Cuộc hành quân này đã đánh dấu sự lớn mạnh vượt bực của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngày 30/06/70, Nga sô và Trung cộng phản đối cuộc hành quân càn quét các mật khu Việt cộng ở Cao Miên và gia tăng gấp đôi quân viện cho Việt cộng bù lại số lượng bị tịch thu. Năm 1970, phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ dâng cao,tình hình nội bộ nước Mỹ rối rắm đã tạo nhiều bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hòa đàm tại Paris. Đó là những nguyên nhân dẫn đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào. Số 71 là năm, còn số 9 là Quốc lộ 9. Mục đích nhằm tiến đánh Tchépone tiêu hủy hậu cần quan trọng của vc trên đất Lào. Cuộc hành quân khai diễn ngày 8/2/71 do Quân đoàn I đảm trách (Trung tướng Hoàng Xuân Lãm là tư lịnh).

Tham gia chiến dịch gồm Sư đoàn 1 Bộ binh (Tướng Phạm Văn Phú), Sư đoàn Nhảy Dù (Tướng Dư Quốc Đống), Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến (Tướng Lê Nguyên Khang), Liên đoàn 1 Biệt Động Quân, Lữ đoàn 1 Kỵ binh (Đại tá Nguyễn Trọng Luật)cùng các đơn vị yểm trợ khác, quân số khoảng 17 ngàn binh sĩ. Kế hoạch hành quân được Đại tá Trần Đình Thọ trình bày theo những phương hướng tốt nhất cho QLVNCH, nhưng đã bị Tướng Haig và MACV không đồng ý.

Hơn nữa, trong cuộc họp báo ngày 3/2/71, MACV đã vô tình hay cố ý tiết lộ kế hoạch hành quân, thế rồi QLVNCH sau đó đã gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề do việt cộng gây ra. Cuộc hành quân bắt đầu ngày 8/2/71 kéo dài đến ngày 25/3 coi như kết thúc khi các đơn vị QLVNCH rời khỏi đất Lào. Kết quả Mỹ 176 tử trận, Việt Nam Cộng Hòa 1483 binh sĩ tử thương, Việt cộng 13.535 cán binh để xác lại chiến trường.

Việt cộng đã phát động các cuộc tấn công Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ sẽ có cuộc bầu cử vào tháng 11/72.

Võ Nguyên Giáp đã mở ra 3 mặt trận từ Quân khu I, II và III. Mặt trận Quảng Trị bắt đầu ngày 30/03/72 khi Việt cộng pháo kích dữ dội các căn cứ của QLVNCH như Carrol, Mai Lộc, Sarge v.v...Kết thúc là cuộc tái chiếm Cổ thành Đinh Công Tráng, khi các chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến đã đánh bật Việt cộng và dựng lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa ngày 16/09/72 lúc 12g45. Và tháng 12/72 các Tiểu đoàn 2 và 8 Nhảy Dù đã tiến đánh căn cứ Suzie bị vc chiếm giữ cũng như mở rộng vùng kiểm soát đến tận bờ sông Thạch-Hãn. Mặt trận Quảng Trị đến đây coi như chấm dứt.

Trung tướng Ngô Quang Trưởng tư lịnh quân khu I kiêm tư lịnh chiến trường Trị Thiên đã cùng với các chiến sĩ anh dũng của QLVNCH đập tan huyền thoại về Võ Nguyên Giáp cũng như Quân đội nhân dân của ông ta.

Ngoài ra trong suốt thời gian xảy ra các trận ác chiến giữa QLVNCH và Việt cộng, trên Quốc lộ I kể từ sau ngày 1/5/72 đoàn người chạy loạn từ Quảng Trị dùng tất cả phương tiện để về Huế. Đau đớn thay, đoàn người chạy giặc này là những "mục tiêu di động" cho Việt cộng bắn vào không nương tay. Vị trí đặt súng chỉ các con đường trên dưới 100 thước...Đoạn đường 9 cây số từ La Vang thượng qua Hải Lăng đến giáp Hậu phủ một lớp nhựa mới. Đó là lớp nhựa bằng...thịt người.

Mặt trận An Lộc Bình Long khởi sự rạng sáng ngày 5/4/1972 khi Việt cộng tung 4 Công trường (Sư đoàn) 5,7,9 và Bình Long tấn công quận Lộc Ninh, sau đó là thị xã An Lộc dự định cắt đôi lãnh thổ VNCH.

Mặt trận An Lộc Bình Long khởi sự rạng sáng ngày 5/4/1972 khi Việt cộng tung 4 Công trường (Sư đoàn) 5,7,9 và Bình Long tấn công quận Lộc Ninh, sau đó là thị xã An Lộc dự định cắt đôi lãnh thổ VNCH.

Lực lượng trú phòng gồm Sư đoàn 5 Bộ Binh do Chuẩn tướng Lê Văn Hưng làm tư lịnh; Chiến đoàn 9 gồm Trung đoàn 9 Bộ Binh và 30 chiến xa thuộc Thiết đoàn 5, lực lượng Biệt Động Quân Biên Phòng, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân. Những lực lượng này đã chống cự quyết liệt của quân trú phòng, khiến vc không thể nào tràn ngập An Lộc được. Để trả đủa, vc đã mở trận địa pháo vào thành phố. Mỗi một cây số vuông phải hứng chịu gần 60 ngàn quả đạn, được bắn tập trung từ 10 vị trí trở lên trong 100 ngày vây khốn.

Tầm vóc lớn lao của trận An Lộc đã vượt xa trận Stalingrad, trận Điện Biên Phủ khi xưa. Tất cả phóng viên chiến trường Việt Nam cũng như ngoại quốc đều chú mục vào nơi đây. Cả nước và thế giới yêu chuộng tự do đã hồi hộp theo dõi cuộc chiến này.

Lực lượng tăng viện gồm Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Sư đoàn 21 Bộ Binh, Trung đoàn 15 của Sư đoàn 9 Bộ binh, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù đã thành công trong việc bắt tay được với quân trú phòng của Tướng Lê Văn Hưng và giải toả được vòng vây của Việt cộng từ 100 ngày qua đối với thị xã An Lộc. Bỗng chốc một địa danh nhỏ bé nơi xa xôi hẻo lánh lại được vang danh thế giới nhờ sức chiến đấu thần kỳ dũng mãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã giữ vững thành phố này trong suốt 100 ngày dưới cơn mưa pháo của vc.

Cán binh Việt cộng trước khi xuất quân đã nhận được lịnh: "san bằng An Lộc, giết toàn thể lính Mỹ Ngụy, không để sót một người dân". Ngày 15/4/72 hơn 10 ngàn dân chúng An Lộc đã chạy vào khu nhà thờ và nhà thương An Lộc để trú ẩn, hy vọng sẽ không tấn công hai địa điểm này. Nhưng Việt cộng nào có chừa nơi nào! Hai tháng sau kể lại vụ nhà thờ 15/04, người lính Việt Nam Cộng Hòa tử thủ An Lộc vẫn không quên được nỗi kinh hoàng và lòng kinh tởm quân vc khi diễn tả lại cảnh hỗn loạn và thảm khốc của hơn 10 ngàn người dân đạp lên nhau để chạy thoát khi vc tấn công vào. Số thương vong không biết bao nhiêu kể siết...

Mặt trận Tây Nguyên-Kontum mở đầu khi Sư đoàn 320 Việt cộng tấn công căn cứ Delta của Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù; 5/4 Sư đoàn Sao vàng Việt cộng tấn công quận Hoài Nhơn và Tam Quan thuộc tỉnh Bình Định; 7/4 Việt công pháo kích mạnh lên căn cứ Charlie do Tiểu đoàn 11 Dù của Trung tá Nguyễn Đình Bảo trấn giữ. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 2 Dù yêu cầu cho TĐ11Dù được hành quân lưu động nhưng không được Bộ tư lịnh quân đoàn II của Tướng Ngô Dzu chấp thuận, do đó đã đưa đến cái chết của Trung tá Tiểu đoàn trưởng khi vc đổ mưa pháo xuống ngày 11/2/72 và tấn công biển người vào căn cứ. Tiểu đoàn 11 Dù dưới quyền của Thiếu tá Lê Văn Mễ Tiểu đoàn phó phải mở đường máu để rút khỏi căn cứ.

Chiến trường Tây Nguyên-Kontum kết thúc vào ngày 26/7/72 khi quận Hoài An được giải tỏa.

Ước lượng thiệt hại cho cả ba mặt trận là QLVNCH tử thương khoảng 50 ngàn binh sĩ; phía cộng quân 100 ngàn cán binh bỏ xác nơi chiến trường. Chưa đến 10 trong tổng số 260 quận lỵ bị Việt cộng chiếm được trong đợt công kích này.

Hiệp định Ba-Lê về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết giữa bốn bên gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ngày 27/01/1973 tại thủ đô của nước Pháp.

Trong đó điều 3 khoản b nói: "Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của mình. Ban liên hợp quân sự hai bên nói trong điều 17 sẽ qui định vùng do mỗi bên kiểm soát và những thể thức trú quân". Điều khoản này là chiếc dây thòng lọng mà Hoa Kỳ mà choàng vào cổ của Việt Nam Cộng Hòa.

Trước khi hiệp định Paris có hiệu lực, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã quyết định tái chiếm căn cứ Cửa Việt đã bị quân Việt cộng chiếm từ sau trận mùa hè đỏ lửa 1972. Nơi này có tầm chiến lược quan trọng có thể kiểm soát mọi hoạt động liên quan đến đường biển với thị trấn Đông-Hà. Hành động quân sự này với hy vọng sẽ được Ủy-Ban Giám-Sát và Kiểm-Soát Đình-Chiến hợp thức hóa vào ngày ngưng bắn bắt đầu được thi hành.

Một Lực Lượng Đặc Nhiệm được thành lập do Đại tá Nguyễn Thành Trí, Tư lịnh phó Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến chỉ huy. Các đơn vị tham gia gồm tiểu đoàn 2 và 4, cùng với ba đại đội của tiểu đoàn 5 TQLC. Lữ đoàn 147 TQLC làm nỗ lực chặn đường tiếp viện hướng Tây. Tăng phái cho TQLC có Thiết đoàn 20 cùng ba tiểu đoàn Pháo binh TQLC cũng như các chiến hạm Hoa Kỳ đang hoạt động ngoài khơi Việt Nam.

Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam đã tái chiếm căn cứ Cửa Việt vào lúc 7 giờ 58 phút ngày 28/01/1973 trước giờ hiệp định ngưng bắn có hiệu lực 2 phút. Lợi dụng không có Ủy ban Kiểm Soát và Giám Sát Đình Chiến hiện diện, quân Việt cộng đã phản công dữ dội với một trung đoàn bộ binh có chiến xa yểm trợ đồng thời pháo binh vc từ bớ Bắc phi khu quân sự pháo kích vào các vị trí pháo binh TQLC.

Sau ba ngày chiến đấu, một phần ba chiến xa yểm trợ cho TQLC bị hư hại do trúng pháo vc. Đồng thời phi pháo chỉ đến từ các tiểu đoàn pháo binh TQLC và thiếu hẳn sự yểm trợ về Không quân và hải pháo của Mỹ (các đơn vị Mỹ bị lệ thuộc vào hiệp định nên không thể yểm trợ cho TQLCVN) nên các đơn vị TQLCVN đã rút khỏi căn cứ Cửa Việt sau ba ngày chiếm giữ cam go.

Lịch sử Việt Nam qua hình ảnh:

Ngô Đình Diệm và Chính Nghĩa Dân tộc

 

Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 -

 

 

     

 

Phần 1 Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên từ thời lập-quốc cho đến năm 1955

Phần 2 Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên từ năm 1955 đến năm 1973

Phần 3 Việt Nam Sử Lược Tân Biên từ năm 1973 đến năm 2012

Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc biên-khảo

Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:

facebook

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters

un compteur pour votre site