lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Bảo Nghĩa Hầu Trần-Bình-Trọng 

trần bình trọng

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc biên khảo

Tóm lược nội dung : «Thái tổ nhà Trần vua Thái Tông băng hà năm Bảo Phù thứ 5, 1277, thọ 6o tuổi, trị vì 33 năm. Nhà Nguyên muốn lợi dụng nước ta đang có tang muốn đem quân sang xâm chiếm, chúng sai nhiều sứ giả sang nước ta chiêu dụ vua nhà Trần sang triều cống Mông-cổ. Nhưng Đức vua Trần Nhân Tông đã khéo léo từ chối và tìm cách kéo dài thời gian để chuẩn bị lực lượng chống Nguyên

Với chủ tâm xâm chiếm nước ta, ngày 21 tháng 12 năm Giáp Tý (1284) quân Mông-cổ do Thoát Hoan cầm đầu đã tràn xuống tới biên giới của nước ta. Trước sự tấn công hung hãn của giặc lần lượt các ải Khả-Ly (thuộc Lạng Sơn), Nữ-Nhi, Chi Lăng,  bến Vạn Kiếp v.v…rơi vào tay giặc.»

Ngày 14 tháng giêng (1285), quân ta lập các cứ điểm (gồm các sào lũy bằng gỗ) phòng ngự phía Nam sông Cái để chống giặc, ở đây mở màn cho trận đánh thành Thăng Long. Theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a4 ghi như sau –Toàn Tập Trần Nhân Tông, Lê Mạnh Thát- về rõ bối cảnh của trận đánh «Trấn Nam Vương liền cùng quan hành tỉnh tự mình đến Đông Ngạn, sai quân đánh, giết được rất nhiều, bắt được 20 thuyền. Hưng Đạo Vương thua chạy. Quan quân buộc bè làm cầu, sang bờ bắc sông Phú Lương. Nhật Huyên bố trí binh thuyền, dựng rào gỗ dọc theo sông. Thấy quan quân đến bờ, lập tức nổ pháo, hô lớn thách đánh. Đến chiều lại sai Nguyễn phụng ngự mang thư đến Trấn Nam Vương và quan hành tỉnh, xin rút đại quân. Hành tỉnh lại đưa thư trách, rồi lại tiến quân. Nhật Huyên liền bỏ thành chạy, đồng thời sai Nguyễn Hiệu Nhuệ đem thư xin lỗi và biếu phương vật, cùng xin rút quân. Hành tỉnh lại đưa thư chiêu dụ, rồi điều quân sang sông, đóng ở dưới thành An Nam. Hôm sau, Trấn Nam Vương vào quốc đô của nước đó. Cung thất đều trống trơn, chỉ lưu lại mấy tờ chiếu sắc và mấy lá thư của hành tỉnh, tất cả đều bị xé nát».

Ở đây cho ta thấy toàn diện bối cảnh của trận đánh ngay bên ngoài kinh thành Thăng Long do Đức vua Trần thống lãnh ba quân chiến đấu. Tuy rằng cách đây hơn một tháng vào ngày 9 tháng giêng và liên tiếp sau đó nhiều ngày quân ta đã kịch chiến với giặc ở bến đò Bình Than và lại rút lui, nhưng cũng cần phải hiểu đó là cuộc triệt thoái nằm trong kế hoạch dự trù để dụ quân địch vào nơi mà ta thấy thích hợp để đánh. Kế hoạch rút quân của ta từ Bình Than về Thăng Long và từ Thăng Long về Thiên Trường là nhằm bảo toàn lực lượng tránh đi ba mũi tấn công của giặc Nguyên. Một mũi do chính Thoát Hoan và A Lý Hải Nha từ phía Đông Bắc xuống, mũi kế là từ Tây Bắc thọc qua do Nạp Tốc Lạt Đinh và cuối cùng, quan trọng hơn là mũi từ phương Nam đâm lên do Toa Đô chỉ huy. Khi quân Nguyên tới phía bắc bờ sông Hồng (tức sông Phú Lương), chúng kết bè để làm cầu vượt sông. Binh sĩ ta trông thấy lập tức nổ súng (pháo) chống giặc và cố tình trêu chọc bằng cách thách thức đánh nhau. Trong lúc hai bên đang kịch chiến, Đức vua Trần Nhân Tông sai Nguyễn Hiệu Nhuệ sang trại quân Nguyên đưa thơ và cống phẩm yêu cầu Thoát Hoan rút lui. Thoát Hoan không nghe vừa gởi thơ trách móc vừa tiếp tục tấn công.

Về nhân vật đưa thư thì trong An Nam Truyện ghi là tên hai người là Nguyễn Phụng Ngự và Nguyễn Hiệu Nhuệ (trong Cương Mục và sách Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm cũng ghi là Nguyễn Hiệu Nhuệ không thấy ghi Nguyễn Phụng Ngự). Mục đích là nhằm dò thám quân tình thực hư của địch cho nên ta mới duy trì sự liên lạc với chúng một cách chừng mực, sự duy trì này ta thời nay gọi là vừa đánh vừa đàm. Phía quân Nguyên có rõ mưu lược này của ta hay không thì không ai được biết, nhưng mỗi lần ta đưa thơ qua, chúng đều trả lời (dĩ nhiên là với những lời lẽ không thuận lợi) và cho sứ giả của ta đi vào doang trại của chúng, đây là một sự thành công về chiến lược tình báo do Đức vua Trần chủ trương. Có thể nói phương pháp này chỉ có triều đình nhà Trần là xử dụng một cách hiệu quả nhất từ xưa đến nay mà thôi.

Thoát Hoan không chấp thuận lời rút quân, bèn cho quân lính tấn công và bắc cầu phao sang sông, sau đó đóng doanh trại sát kinh thành. Tại đây theo An-Nam Chí-Lược quyển 4 tờ 37 thì Đức Hoàng Đế Trần cùng quân sĩ trấn giữ Lư-Giang (có lẽ đây là một phần của sông Hồng trước khi vào Thăng Long). Quân ta ở hai bờ sông lập đồn chống cự dữ dội nhưng không được đành phải rút lui. Thoát Hoan vào được Thăng Long chỉ thấy thành quách trống trơn không người lui tới, chỉ còn lại các văn thư của Mông-cổ đã bị xé nát. Đó đây dưới các gốc cây còn để lại nghiêm lịnh cấm quân dân Đại Việt đầu hàng kẻ thù. Tuy chiếm được Thăng Long nhưng Thoát Hoan e dè sợ lọt vào ổ phục kích của ta nên không dám đóng quân trong thành. Về thời điểm khi thành Thăng Long thất thủ thì Cương Mục Chính Biên quyển VII ghi «Ngày hôm sau, kéo quân vào thành, thì lúc bấy giờ nhà vua đã chạy ra ngoài rồi, Thoát Hoan cho quân đuổi theo».

Việt Sử Tiêu Án ghi «ngày đã về chiều, quân giặc qua sông vào kinh thành». Toàn Tập Trần Nhân Tông của giáo sư Lê Mạnh Thát ghi ở trang 73 như sau: «Chính trong ngày 14 tháng giêng năm Ất Dậu ấy (1285) khi Thoát Hoan vào kinh thành yến tiệc với thuộc hạ». An-Nam Chí-Lược của Lê Tắc quyển đệ tứ ghi: «Ngày 13 Bính Tuất…Trấn-Nam-Vương qua sông mở tiệc tại cung đình An-Nam». Quyển Đạo Phật và Dòng Sử Việt của tác giả Đức Nhuận ghi ở trang 265: «ngày 18 tháng 2…địch dùng súng đại bác bắn yểm trợ…kéo đến đánh chiếm Thăng Long; nhưng khi vào được thành thì chỉ còn trơ trụi những thành quách».

Tại sao lại có sự khác biệt nêu trên về thời điểm thành Thăng Long thất thủ như thế? Quyển Toàn Tập Trần Nhân Tông của giáo sư Lê Mạnh Thát ghi 14 tháng giêng năm Ất Dậu (1285); còn Đạo Phật và Dòng Sử Việt của tác giả Đức Nhuận ghi vào ngày 18 tháng 2. Còn Thăng Long mất vào buổi sáng, chiều hay ngày hôm sau, có nơi ghi là ngày 14 tháng giêng là do sự đề kháng của quân ta ở những nơi chốn khác nhau, và khi không có sự đề kháng nữa thì Thoát Hoan mới vào được bên trong thành. So sánh đối chiếu nhiều bộ sử khác nhau, chúng tôi đi đến quyết định lấy ngày 14 tháng giêng là ngày giặc chiếm thành Thăng Long.

Khi quân giặc kéo vào Thăng Long thì Đức vua Trần và toàn thể quân dân Đại Việt đã rời khỏi kinh thành để lui về Thiên Trường (Nam Định) mà lập phòng tuyến mới. Trong khi đó quân Nguyên vẫn tiếp tục truy sát quân ta để cố bắt cho được hai vị vua của ta.

Ngài rước Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đi Tam Trĩ Nguyên (là sông Ba Chế, ở huyện Ba Chế thuộc tỉnh Quảng Ninh), Thoát Hoan khi vào thành biết rằng nhà vua đã đi xa nên càng gấp rút đuổi theo. Hưng Đạo Vương là người có tài, nhưng có hiềm khích trong gia đình với hai vị vua (vì cha là An Sinh Vương Trần Liễu đã khởi binh chống lại triều đình), khi thấy ông cầm một cây gậy đầu có bịt sắt đi theo hai vua bôn đầu, khiến nhiều người dân để ý, ông đã tháo bỏ đầu bọc sắt, chỉ xử dụng gậy không, từ đó dân chúng mới yên lòng. Điều này chứng tỏ ông là một người biết gát bỏ thù riêng để lo việc nước, hành động này thật đáng ca ngợi và còn lưu mãi tiếng thơm ở đời sau.

Quân do thám Mông-cổ dò biết được nơi chốn đào tỵ của hai vua nên chúng chia hai đường do Tả thừa truy đuổi bằng đường thủy, Hữu thừa rượt theo bằng đường bộ. Đức Hoàng đế Trần bỏ đường thủy phò Thượng Hoàng đi bộ cùng với quân dân. Trong Cương Mục và Toàn Thư không thấy ghi cách tổ chức hành quân triệt thoái vào đời Trần ra sao, nhưng có một điều chắc chắn rằng đã được các vị lãnh đạo thời đó suy nghĩ cũng như sắp xếp một cách chu đáo cuộc triệt thoái này. Ngày nay nhiều nhà quân sự tiếng tăm trên thế giới cho rằng hành quân triệt thoái nó còn khó hơn cả khi tấn công và đất địch vì đạo quân bị rơi vào thế thụ động vừa phải tìm cách bảo toàn lực lượng vừa lo chống đỡ kẻ thù truy kích, thì cách đây 718 năm về trước, một vị Hoàng đế người Việt Nam đã thành công trong việc chỉ huy đoàn quân triệt thoái giữa lúc đang bị kẻ thù xâm lăng truy đuổi gắt gao. Người đó không ai khác hơn đó là Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông.

Như ta đã thấy ở các trận, ngoại trừ trận Nội-Bàng, Chi-Lăng, Vạn-Kiếp đây là những chiến trường mà ta và quân Mông-cổ giao tranh rất ác liệt và gay go. Nhưng với quân số áp đảo, Mông-cổ đã đánh bứt được các vị trí trú phòng trên vùng biên giới khiến ta phải rút lui một cách bất ngờ ngoài dự định. Đặc biệt khi chiến tuyến Nội-Bàng thất thủ đã làm xáo trộn hoàn toàn kế sách phóng thủ của quân đội Đại Việt. Lý do như các đoạn trước có nói là vì ta bố trí binh sĩ dựa theo sự bố phòng của danh tướng Lý Thường Kiệt cách đây 200 năm về trước chống lại quân nhà Tống, phương pháp này đã rất có hiệu quả vào thời đó. Nhưng vào lúc mà quân Nguyên tấn công vào ta trên nhiều trận tuyến, thì phương pháp này hoàn toàn thất bại, vì quân thù ngày nay khác với trước. Quân thù này ngày càng hung hăng hơn năng động hơn, ta có thất bại một vài trận đầu là chuyện đương nhiên không thể tránh khỏi.

Để điều chỉnh khiếm khuyến chiến lược này Đức Hoàng đế Trần đã gấp rút đi bằng thuyền nhẹ ra Hải-Đông đến nỗi quên cả ăn sáng để hội họp cấp tốc với Hưng-Đạo-Vương. Từ đó một kế sách mới được hình thành. Đó là chiến lược rút lui, phòng thủ và phản công. Và chiến lược này bắt đầu thực hiện, từ trận Bình-Thang do Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông đích thân thống lãnh hơn 100 ngàn quân dân Đại Việt chiến đấu chống giặc.

Một trong những phòng tuyến xa bảo vệ Thiên Trường (Nam Định nơi đặt triều đình tạm của ta) là bãi Tha-Mạc (tức sông Thiên-Mạc ở bên sông Cái thuộc Hưng-Yên. An-Nam Chí-Lược gọi là ải Thiên-Hán), vị tướng trấn thủ phòng tuyến này là Bảo-Nghĩa-Hầu Trần Bình Trọng. Ngày 21 (nhâm thìn) tháng giêng năm Ất Dậu (1285) quân ta chạm địch ở bãi Tha Mạc trong nỗ lực ngăn chận sự tiến quân của chúng làm phòng tuyến xa cho Thiên Trường. Cũng cần biết thêm về Bảo-Nghĩa-Vương Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi vua Lê Đại Hành, là người chồng sau của công chúa Thụy Bảo, có thân phụ làm quan trong đời vua Trần Thái Tông. Ông được triều đình cho phép mang họ Trần. Trong trận giao tranh với địch quân ở bãi Tha-Mạc (hay Đà-Mạc nay là bãi Mạn Trù theo Toàn Thư tức hạ lưu sông Phú Lương ở tại bãi Mạn Trù của huyện Đông Yên vùng tỉnh Hưng-Yên) quân Nguyên chiếm được nơi này và chúng bắt được Bảo-Nghĩa-Vương. Khi bị giặc bắt Bảo-Nghĩa-Vương Trần Bình Trọng nhất định cự tuyệt việc ăn uống và không hé môi nói một lời nào về tình hình quân đội và triều đình Đại Việt. Thoát Hoan hỏi Vương rằng: «Có muốn làm Vương đất Bắc hay không»?

Bảo-Nghĩa-Vương hét lớn: «Ta thà làm ma nước Nam chứ không làm Vương đất Bắc».

Thoát Hoan thấy không thể nào chiêu dụ được vị dũng tướng như thế nên hắn ra lịnh giết đi để trừ hậu hoạn. Nghe được hung tin Bảo-Nghĩa-Vương Trần Bình Trọng tử quốc, Đức Hoàng đế Trần và triều đình đã vô cùng thương khóc cho người nghĩa tướng một lòng vì dân vì nước. Phải nói cái chết của Bảo-Nghĩa-Hầu Trần Bình Trọng là một sự mất mát lớn lao của triều đình nhà Trần, đặc biệt là đối với Đức vua Trần Nhân Tông là người rất coi trọng tình nghĩa gia đình, cho nên trong Cương Mục ghi lại phản ứng của ngài là «Nhà vua được tin này, vật vã thương khóc».

Đại Cương Lịch Sử Việt Nam tập I ở trang 228 ghi ngày 26 tháng 2 năm 1285 giặc Nguyên giết chết danh tướng Trần Bình Trọng. Bị giặc bắt trong gần một tháng, ông phải đối phó với nhiều thủ đoạn mua chuộc cũng như áp lực tinh thần của kẻ thù, chưa hết ngày 1 tháng 2 xảy ra sự kiện Chương Hiến Hầu Trần Kiện (một tôn thất nhà Trần) đầu hàng kẻ thù, tin tức bất lợi như thế làm thế nào mà ông không hay biết, làm sao mà kẻ thù không khai thác có lợi cho chúng? Thế mà ông vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu và lòng trung thành với tổ quốc và dân tộc Việt Nam, không hổ danh là Bảo Nghĩa Hầu và tiếng thơm này vẫn còn lưu truyền ở ngàn đời sau.

(Trích Đức vua Trần Nhân Tông, tinh anh và tổng lực của tộc Việt. Biên khảo sử của Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc. -Chưa xuất bản-). 

Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site