lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Anh Ba Sàm:

Blog Cầu-Nhật-Tân:

Blog Cu-Làng-Cát:

Blog Dân Làm Báo:

Blog Dân Oan Bùi-Hằng:

Blog Giang-Nam Lãng-Tử:

Blog Huỳnh-Ngọc-Chênh:

Blog Lê-Hiền-Đức:

Blog Lê-Nguyên-Hồng:

Blog Lê-Quốc-Quân:

Blog Mai-Xuân-Dũng:

Blog Người Buôn Gió:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Blog Phạm-Viết-Đào:

Blog Quan Làm Báo:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Ủng Hộ Trúc-Lâm Yên-Tử - Donate:

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Anh-Hùng Nguyễn-Khoa-Nam

Quân Sử Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam

Di ảnh Thiếu tướng Nguyễn-Khoa-Nam Tư lịnh Quân đoàn IV Quân Khu IV 

Quân Sử Việt Nam, Lễ giỗ Nguyễn Khoa Nam

Lễ giỗ lần thứ 33 của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam 

Lễ giỗ Nguyễn Khoa Nam

Các cựu quân nhân đứng hầu hai bên bàn thờ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam 

Bài viết: Trần Kim Vy
Chụp ảnh: Trần Minh Tâm

Chiều Chủ Nhật 04 tháng 5 năm 2008 tại nhà hàng Ocean Palace đã có khoảng trên dưới 700 quan khách tham dự Lễ Giỗ và Tưởng Niệm cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một trong năm vị hổ tướng đã tuẫn tiết thà chết theo thành chứ không để lọt vào tay giặc. Hành động anh hùng của danh tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại nhiều thương tiếc và kính phục, không những chỉ từ những quân nhân trong Quân Ðội VNCH mà ngay cả trong lòng toàn thể người dân Việt Nam từ quốc nội lẫn hải ngoại.

Theo lời của ông Nguyễn Khoa Tần trong tộc họ Nguyễn Khoa thì:

"Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam sinh tại Ðà Nẵng ngày 23-9-1927, gốc làng An Cựu Tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình văn học, tôn sùng đạo Phật. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh Tra Học Chánh thời Pháp thuộc tại Ðã Nẵng, hồi hưu năm 1941. Thân mẫu ông là cụ bà Công Tôn Nữ Mộc Cần, thuộc dòng Tuy Lý Vương. Trong nhiều khía cạnh, ông được thừa hưởng tất cả tinh anh của hai bên nội, ngoại.

"Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, đến năm 1975 chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, phục vụ trong ngành Y Tế tại SàiGòn và đã hồi hưụ Em trai là ông Nguyễn Khoa Phước, phục vụ trong ngành giáo dục và cũng là cựu Thượng Nghị Sĩ dưới chế độ VNCH.

"Tướng Nguyễn Khoa đậu bằng Thành Chung Pháp năm 1944 sau đó bằng Tú Tài I năm 1946. Tốt nghiệp trường Hành Chánh Huế, ông làm việc tại Sở Ngân Sách Trung Việt cấp bậc Chủ Sự Phòng từ năm 1951.

"Cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, ông đã bị gọi động viên, gia nhập khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Ðức vào tháng 4 năm 1954. Mãn khóa tháng 10-1953, ông đã gia nhập binh chủng Nhảy Dù với cấp bậc Thiếu Úỵ Trong suốt thời gian từ tháng 12 năm 1953 cho đến ngày chia đôi đất nước vào tháng 7-1954, trên cương vị một Trung Ðội Trưởng thuộc Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù, Thiếu Úy Nam đã tham gia nhiều cuộc hành quân trên chiến trường Bắc Việt.

"Mùa hè 1955, là Ðại Ðội Trưởng thuộc Tiểu Ðoàn 7 Nhảy Dù, Trung Úy Nam đã tham gia chiến dịch hành quân tảo thanh lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Thủ Ðô Sài Gòn. Cuối năm 1955, ông được bổ nhiệm chức vụ Ðại Ðội Trưởng Ðại Ðội Kỹ Thuật Dù. Trong thời gian này ông được cử đi viếng thăm các trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Pháp và Nhật. Ðầu năm 1961, ông được thăng cấp Ðại Úỵ Năm 1962, Ðại Úy Nam được đề cử tham dự khóa học về Chiến Tranh Rừng Rậm tại Fort Braggs, đến năm 1963, khóa Bộ Binh Cao Cấp tại Fort Benning, Hoa Kỳ.

"Cuối năm 1965, ông được thăng cấp Thiếu Tá và giữ chức vụ Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù. Tháng 02-1966, đơn vị ông tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Ðoàn 2 Bộ Binh tổ chức nhằm tấn công một đơn vị của Sư Ðoàn 2 Bắc Việt, và do chiến công này Thiếu Tá Nam được trao tặng Ðệ Tứ Ðẳng Bảo Quốc Huân Chương.

"Sau đó, ông được vinh thăng Trung Tá và được đề cử giữ chức vụ Chiến Ðoàn Trưởng Chiến Ðoàn 3 Nhảy Dù. Cuối năm 1967, chiến đoàn Dù do ông chỉ huy đã chiến thắng trận đánh đồi 1416 Ngok Van ở Kontum, tiêu diệt một Trung Ðoàn Chủ Lực Bắc Việt. Ông được ân thưởng Ðệ Tam Bảo Quốc Huân Chương và là sĩ quan thứ hai của Sư Ðoàn Nhảy Dù sau Trung Tướng Ðỗ Cao Trí, được trao tặng huy chương cao quý này lúc còn mang cấp bậc Trung Tá. Ông cũng được gắn huy chương Distinguished Service Medal của Tổng Thống Hoa Kỳ.

"Ðầu năm Mậu Thân 1968, các chiến đoàn Dù được nâng cấp thành các lữ đoàn. Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù được điều động về Sài Gòn tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven Ðô Thành Sài Gòn - Chợ Lớn và ông được vinh thăng Ðại Tá trong thời gian này.

"Ðầu năm 1970, ông được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 Bộ Binh kiêm Tự Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Giữa năm 1970, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng Nhiệm Chức tại mặt trận, cho đến tháng 10-1971 thì được vinh thăng Chuẩn Tướng Thực Thụ. Năm 1972, ông được vinh thăng Thiếu Tướng Nhiệm Chức và tháng 10-1973 được lên Thiếu Tướng thực thụ.

"Vào tháng 11 năm 1974, Thiếu tướng Nguyễn Khoa được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Ðoàn IV - Quân khu 4 cho đến ngày 30-4-1975. Khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, với tư cách Tư Lệnh Quân Ðoàn IV - Quân khu 4, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào sáng ngày 01 tháng 5 để bảo toàn khí tiết của một vị tướng lãnh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòạ Ông tự sát khi mới 48 tuổi".

Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa đã khuất bóng 33 năm. Năm nay, Lễ Giỗ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam có phần trang nghiêm và đặc biệt hơn những năm trước, vì ngoài gia đình tộc họ Nguyễn Khoa còn có sự tham dự đầy đủ của các Hội Ðoàn Quân Ðội tại Houston Texas qua lễ nghi quân cách, lễ trao quốc kỳ cho đại diện gia đình do cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường chủ lễ trước sự hiện diện của trên dưới 700 quan khách, đại diện các hội đoàn tương trợ, ái hữu và các cơ quan truyền thông Việt ngữ địa phương.

Chương trình tổng quát được điều hợp bởi hai MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên và Nguyễn Khoa Diệu Thảo là những con cháu đời thứ hai của tướng Nguyễn Khoa. MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên là phu nhân của nhạc sĩ Trúc Hồ, hiện là Giám Ðốc hệ thống truyền hình SBTN cũng là thành viên trong Ban Giám Ðốc và điều hành của Công ty Asia Network. Công ty này đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào nền ca, vũ, nhạc kịch Việt từ thời tiền chiến cho đến hôm naỵ MC Nguyễn Khoa Diệu Thảo tốt nghiệp chương trình đại học với cấp bằng Tiến sĩ Dược khoa là phu nhân của Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Văn Diệụ Bác Sĩ Nha Khoa Diệu & Dược sĩ Thảo là đôi uyên ương rất dễ thương, có những đóng góp không nhỏ trong các sinh hoạt Cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn tại thành phố Houston.

Mở đầu Lễ Giỗ, ông Nguyễn Khoa Hoạt ngỏ lời chào mừng quan khách. Ông nói rằng:

"Thừa lệnh ông Tộc Trưởng, tôi xin thay mặt bà con Tộc Nguyễn-Khoa tại quê nhà và hải ngoại để cảm ơn sự hiện diện của quý vị tại hội trường này vào ngày hôm nay để cùng chúng tôi cử hành Lễ Húy Kỵ một thân nhân trong gia tộc Nguyễn Khoa, đó là cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, một chiến sĩ QLVNCH, đã anh dũng hy sinh tính mạng của mình vào những ngày cuối cùng của nền tự do dân chủ tại miền Nam Việt Nam hầu bảo toàn thương vong cho đồng bào và các chiến hữu thuộc cấp.

"Sự ra đi vĩnh viễn của một danh tướng được lòng kính mến từ mọi tầng lớp dân và quân của miền Nam Việt. Sự hy sinh đã để lại cho hậu thế một gương sáng, để chúng ta có thể nhìn vào đó hầu xây dựng cho những thế hệ tương lai, hầu tạo dựng một niềm tin vững chắc hơn cho việc bảo tồn những di sản tinh thần vô giá mà Ông Bà Tổ Tiên đã để lại cho chúng ta đến ngày hôm nay."

Cảm tạ lòng thương mến của quan khách và đặc biệt các hội đoàn quân độị Ông Nguyễn Khoa Hoạt xúc động nói thêm:

"Ðã một phần ba thế kỷ trôi qua, đặc biệt năm nay, Lễ Húy Kỵ của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được các hội đoàn quân đội tại địa phương và các vùng phụ cận đã không quản ngại giúp đỡ gia tộc Nguyễn Khoa trong phần nghi lễ quân cách để ngày húy kỵ thứ 33 của cố Thiếu tướng được thêm phần uy nghiêm và trang trọng. Chúng tôi không bao giờ dám quên nghĩa cử cao quý nàỵ"

Một thành viên trong gia đình được MC Diệu Thảo trang trọng giới thiệu là Tộc Trưởng lên khán đài đọc diễn văn chủ tọa Lễ Giỗ là ông Nguyễn Khoa Khương. Ðược biết ông Nguyễn Khoa Khương chính là thân phụ của MC Nguyễn Khoa Diệu Quyên. Người viết xin đăng lại nguyên văn để độc giả biết được tâm tình của gia đình vị tướng mà mỗi khi nghĩ đến ai cũng sa lệ tiếc thương và kính phục:

"Kính thưa quý quan khách;
"Kính thưa quý vị đại diện các Quân, Binh chủng Quân Lực Việt , thưa bà con thân mến trong Tộc Nguyễn Khoa;

"Thật là vinh dự cho tôi được thay mặt bà con tộc họ Nguyễn Khoa để chủ tọa Lễ Giỗ cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Ðoàn IV và Quân Khu 4 của Việt Nam Cộng Hòa cho đến ngày 30 tháng Tư 1975.

"Bình thường giỗ húy-kỵ là một lễ đơn giản và ấm cúng trong gia đình. Ðặc biệt năm nay Lễ Giỗ cố Thiếu tướng lần thứ 33 được thêm phần trang trọng nhờ các cựu chiến sĩ đại diện QLVNCH tham gia và thực hiện phần nghi lễ quân cách. Với tư cách đại diện Tộc trưởng họ Nguyễn Khoa ở hải ngoại, tôi xin thành thật cảm tạ sự tham gia đặc biệt của quý vị đại diện các Quân, Binh chủng QLVNCH.

"Tôi thường cảm nghĩ, và hôm nay xin mạo muội trình bày cùng quý vị, đức độ trong đời sống binh nghiệp và gia đình cũng như hành động tối hậu của Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam là một tấm gương sáng đang tiếp nối truyền thống trung-hiếu-nghĩa của các tiền nhân tộc Nguyễn-Khoa trong lịch sử Việt Nam. Như có ghi chép trong gia phả Nguyễn Khoa và trong bộ Quí Hương Tiên Nguyên Sử, gần 5 thế kỷ trước, năm 1557, vị thủy tổ của tộc họ theo chân Chúa Nguyễn Hoàng trấn nhậm miền Nam từ dãy Hoành Sơn trở vàọ Qua các thế kỷ, vì lập công trạng lớn với quốc gia, có bốn vị trung thần thuộc tộc Nguyễn Khoa được phong chức hiệu "Khai Quốc Công Thần" và tước vị "Quận Công" và không biết bao nhiêu vị khác đã giữ những nhiệm vụ và chức vụ quan trọng tại triều đình Huế và ở các miền gần xa, kể cả biệt phái bình định giúp nước lân cận. Lịch sử đã gây cảm hứng cho một giáo sư người Pháp, ông Georges Rivière, và ông đã viết bài sưu khảo tỉ mỉ đăng trong tạp chí Biên Khảo Cố Ðô Huế (Bulletin des Amis du Vieux Hue) với tựa đề "Một Dòng họ Trung Thần" (Une Lignée de Loyaux Sujets).

"Nói riêng về tướng Nguyễn Khoa Nam, tôi xin nhắc lại lối hành xử của một viên tướng dũng mãnh khác trong tộc Nguyễn Khoa đúng 200 năm về trước, tức là năm 1775: đó là Kiệt Tiết Tướng quân Nguyễn Khoa Kiên, đã dùng gươm tử tiết khi bị bão đắm tàu và cô thế, thay vì nghe lời dụ dỗ mời phục chức tương đương của địch. Lúc tuẫn tiết, dũng tướng Nguyễn Khoa Kiên được sắc phong "Hầu Tước Triệu Thành", với chức hiệu "Chiêu-Dũng Tướng Quân Cẩm-Y Vệ", tức là Tham Mưu Trưởng Biệt Quân Hoàng Gia (mặc Cẩm y, tức là quân phục màu đỏ tím).

"Nói về khía cạnh đạo đức, chúng ta nhớ lại một vị Thượng-quan thuộc tộc Nguyễn Khoa, cảm thấy buồn bực trước sự bất lực của Triều đình đối với quân Pháp thuộc địa, đã treo ấn từ quan để xuất gia, rồi tu hành chính đạo trở thành Ðại Sư Viên Giác, lập nên chùa Ba-La-Mật có tiếng ở Huế, và tạo nên dòng tu có nhiều danh sư như Hòa Thượng Viên Thành và Hòa Thượng Thích Trí Thủ.

"Chúng ta nhắc lại lịch sử oai hùng của quốc gia cũng như lịch sử các vị đã dày công bảo vệ giang san, không phải chỉ để ôn cố tri tân suông. Chúng ta ước mong các thế hệ trẻ sau này, bất cứ ở nơi nào, nhìn lại lịch sử để tri ân và tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công lớn với nước nhà, nhất là luôn luôn cố gắng trau giồi và hành xử thế nào cho xứng đáng là hậu duệ của các ngài.

"Tôi xin cảm tạ tất cả quý vị đã có lòng đến dự Lễ Giỗ Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam hôm nay, tỏ lòng ngưỡng mộ một trong số các sĩ quan và chiến sĩ vị quốc vong thân."

Trước bàn thờ có di ảnh của vị tướng hùng anh QLVNCH Nguyễn Khoa , một chương trình Lễ Nghi Quân cách do các hội đoàn quân đội thực hiện hết sức trang nghiêm và cảm động. Ðiều động và sắp xếp công việc sau hậu trường, người viết thấy có cựu Ðại Tá Nhảy Dù Liêu Quang Nghĩa, cựu Trung Tá TQLC Nguyễn Văn Phấn, cựu HQ Ðại Uý Lưu Ðức Huyến. Trên khán đài có hai sĩ quan nghi lễ là HQ Ðinh Quang Tiến và TSQ Hồ Sắc đồng điều hợp chương trình Lễ Nghi Quân Cách thật nhịp nhàng, các cựu quân nhân phía dưới vào hàng thật nghiêm chỉnh.

Sau nghi lễ rước Quốc Quân Kỳ là Lễ chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và VNCH, là phút mặc niệm để tưởng nhớ công ơn tiền nhân đã có công dựng nước và những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ gìn giữ giang sơn tổ quốc VN, những chiến sĩ, quân dân cán chính VNCH và Ðồng Minh đã hy sinh để bảo vệ tự do cho miền Nam VN, và những chiến sĩ đã bỏ nình trong lao tù CS. Chúng ta cũng không quên nhớ đến những đồng bào thân yêu của chúng ta đã bỏ mình trên biển cả rừng sâu, trên con đường tìm tự dọ Ðặc biệt hôm nay chúng ta cùng tưởng nhớ đến cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa , và những anh hùng liệt sĩ đã tuẫn tiết hy sinh, nêu cao tinh thần bất khuất của quân nhân QLVNCH.

Sau Lễ An Vị Quốc Quân Kỳ là nghi lễ trao quốc kỳ VNCH cho thân nhân cố thiếu tướng Nguyễn Khoa. Ðây là lá Quốc Kỳ lẽ ra được phủ trên quan tài của bất cứ chiến sĩ nào đã hy sinh tánh mệnh cho Tổ Quốc. Nhưng trường hợp của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa tuẫn tiết trong thời điểm đau thương của đất nước nên QLVNCH dù muốn thực hiện nghi lễ tri ân này cũng không thể nào thực hiện được. Hôm nay trong dịp gia đình tộc họ Nguyễn Khoa tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 33 cho tướng Nguyễn Khoa Nam, các Hội đoàn Quân đội dưới sự chủ toạ của Thiếu Tướng Mạch Văn Trường tiến hành nghi lễ trang trọng này nhằm làm ấm lòng gia tộc Nguyễn Khoa và bày tỏ lòng tôn kính của người còn sống đối với anh linh của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.

HQ Ðinh Quang Tiến kể lại rằng: "Kính thưa quý vị, 33 năm trước, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa , Tư Lệnh Quân Ðoàn 4, Quân khu 4, đã anh dũng tuẫn tiết không đầu hàng địch quân. Nhưng trong hoàn cảnh đau thương của đất nước lúc bấy giờ, QLVNCH đã không thể truy điệu an táng Thiếu Tướng theo lễ nghi quân cách. Hôm nay, lễ giỗ lần thứ 33 của Thiếu tướng, tập thể Quân Nhân các Quân Binh chủng QLVNCH tại Houston kính cẩn nghiêng mình trước hương linh của vị anh hùng liệt sĩ Nguyễn Khoa Nam, và xin trao Quốc Kỳ VNCH tượng trưng cho hồn thiêng sông núi của Tổ Quốc VN, ghi ơn người anh hùng dân tộc đến Gia Tộc Nguyễn Khoa".

Nghi lễ trao cờ được bắt đầu, Phan Thuận một cựu sĩ quan HQ đến trước mặt cựu Chuẩn tướng Mạch Văn Trường chào kính và escort cựu Tướng Mạch Văn Trường lên khán đàị Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Văn Diệu đến chào và escort ông trưởng tộc Nguyễn Khoa Phước lên khán đàị Sĩ quan phụ tá Lê Ðắc Lực (81 Biệt Cách Dù) tiến lên bàn thờ, nghiêm chỉnh chào tay di ảnh Cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam rồi nâng lá Quốc Kỳ trên bàn thờ xuống trao cho Thiếu Tướng Mạch Văn Trường. Cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường có đôi lời cùng đại diện gia tộc Nguyễn Khoa và trao quốc kỳ VNCH cho ông Nguyễn Khoa Phước trong khi đó quân nhạc tấu kèn Bế Quân Hiệu. Các hội đoàn quân đội trong tư thế nghỉ và tan hàng chấm dứt phần Lễ Nghi Quân Cách.

Ông Nguyễn Khoa Phước người em ruột của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam xúc động nói lên lời tri ân chân thành đến cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường và toàn thể các cựu chiến sĩ đã thực hiện một nghi thức trang trọng mà 33 năm qua gia đình ông mới nhận được lá cờ tượng trưng hồn thiêng sông núi trong đó có sự chứng giám của anh linh vị Tướng trong QLVNCH là người anh người em người bác người cậu của gia tộc họ Nguyễn Khoạ Chương trình tiếp tục với nghi thức viếng di ảnh và dâng hương lên bàn thờ cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa.

Chia xẻ cùng quan khách hiện diện những kỷ niệm thực về cái chết bi hùng của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là cựu Y sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng giám đốc Tổng Y viện Phan Thanh Giản, người đã chôn cất cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam. Một câu chuyện cuối cùng xảy ra giữa Thiếu Tướng Nguyễn Khoa và cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, người nhận lệnh cuối cùng lo cho sự an toàn của 16 ngàn quân lính và gia đình của họ được tướng Trường kể lại từng chi tiết. Ðặc biệt bà Nguyễn Khoa Phước, người em dâu thuật lại việc cải táng người anh chồng là cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam như thế nào trong lúc chồng bà là ông Nguyễn Khoa Phước còn bị CS nhốt trong tù. Sau đó là phần phát biểu của cựu Y Sĩ Thiếu Tá Nhảy Dù Trần Văn Tính. Bài nói chuyện của ông Trần Văn Tính thật xúc tích nêu cao được "TINH THẦN NGUYỄN KHOA " như sau:

"Kính thưa quý bậc Trưởng Thượng và quý Niên Trưởng tôn kính; Kính thưa quý vị cùng quý anh chị em trẻ thân mến:

"Trước anh linh Thiếu Tướng Tư Lệnh, và sự hiện diện quý báu của Quý vị, chúng tôi xin góp chút tâm tình, để cùng quý vị và gia tộc Nguyễn Khoa, tưởng niệm vị Anh hùng Dân Tộc Vị Quốc Vong Thân: NGUYỄN KHOA NAM.

"Trong quân sử Hoa Kỳ và VNCH, có ghi một chiến tích lừng danh trên ngọn đồi chiến lược 1416 trong cuộc Hành Quân Phối Hợp Việt-Mỹ được đặt tên là Darkto tại tỉnh Kontum vào tháng 10 năm 1966. Song song hành quân với Lữ Ðoàn 173 Nhảy Dù của Hoa Kỳ, Mũ Ðỏ Trung Tá Nguyễn Khoa Nam chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Nhảy Dù VN gồm các TÐ3, TÐ6 và TÐ8ND. Ðịch có một Trung Ðoàn chạm trán TÐ1/LÐ Hoa Kỳ và một Trung Ðoàn khác đánh với TÐ8ND Việt.

Kết quả: Ðịch bỏ lại hơn 300 xác chết; phía ta có khoảng 50 tử thương và bị thương. Riêng phía HK, có một số mất tích rất khó hiểu, có lẽ vì hết đạn. Tổng Thống Hoa Kỳ L.B. Johnson đã tặng huy chương Silver Star cho Mũ Ðỏ Trung Tá Nguyễn Khoa và huy chương Ðơn Vị Chiến Thắng cho TÐ8ND.

"Do gương can trường tại chiến trận, tài chỉ huy khéo léo và tính cẩn trọng cố hữu khi chuẩn bị hành quân cũng như khi trực tiếp điều động chỉ huy TÐ8ND của Mũ Ðỏ Nguyễn Khoa Nam, bên ta thắng lớn, ít thương vong và, đặc biệt khác với phía Hoa Kỳ, chúng ta không có ai mất tích. Cho đến nay, các vị tướng lãnh Nhảy Dù Hoa Kỳ vẫn còn ca tụng chiến thắng Darkto đồi 1416 và dùng làm tài liệu học tập quân sự.

"Với Hùng-Tài và Trí-Dũng đặc biệt ở đồi 1416 cũng như được thăng đến cấp tướng sau rất nhiều chiến công hiển hách khác, câu hỏi được đặt ra về Mũ Ðỏ Nguyễn Khoa Nam: (A) Người Từ Ðâu Tới? (B) Người Ðể Lại Những Gì? và (C) Người Ði Về Ðâu?

"A. Nguyễn Khoa đến từ lòng đất Mẹ VN như tất cả chúng tạ Người là một đứa con của đại dân Tộc Việt, gia tộc Nguyễn Khoa, một gia tộc với nhiều Văn Thần-Võ Tướng mở mang bờ cõi và phục vụ an dân, tận từ thời Chúa Nguyễn Hoàng vượt Ðèo Ngang, vâng theo câu "Hoành Sơn Nhất Ðái, Vạn Ðại Dung Thân" của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dân gian hay hát:

    Thương em, anh cũng muốn vô
    Sợ truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang
    Phá Tam Giang đày rày đã cạn
    Truông nhà Hồ, Nội Tán cấm nghiêm.

"Nội Tán đó là Nội Tán Ðại Thần Nguyễn Khoa Ðăng với công dẹp tan giặc cướp bình định an dân vùng truông cuối làng Hồ Xá và choa đào xả thêm nước Phá Tam Giang ra cửa biển Thuận An ở miền Trung. Tại miền, còn có nhiều chùa ghi lại công đức của Tổng Trấn Nam Kỳ Nguyễn Khoa Thuyên, và chúng ta có vị Ðại sứ VNCH đầu tiên tại Thái lan là cụ Nguyễn Khoa Toàn, người đã đặt nền tảng ngoại giao giữa hai quốc gia mà phúc lợi còn tồn tại đến ngày naỵ

"Năm 1953, thanh niên Nguyễn Khoa là:

Chàng tuổi trẻ vốn giòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung

(Ðoàn Thị Ðiểm)

Cùng với những sinh viên ưu tú gia nhập trường Võ Bị Thủ Ðức trong thời kỳ phát triển Quân Lực do biến chuyển thời cuộc thực thi Ước Kết Atlantic Chrter ngày 14-9-1941; theo đó Thủ Tướng Anh Churchill đã phải đồng ý với Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt là, nếu được Mỹ tham chiến giúp Anh-Pháp thì sau khi thắng Thế Chiến II, phải để cho tất cả mọi Quốc Gia độc lập tự do theo tinh thần Dân Tộc Tự Quyết. Tất nhiên là Tự Trị với Quân Lực riêng của mình, hầu Tư Bản Hoa Kỳ có thị trường mở rộng trên thế giới và được mua bán tài nguyên chiến lược trực tiếp, khỏi phải qua các điều kiện thương mại bất lợi hay luật lệ khắc khe, có khi cấm đoán, của những nước chủ thuộc địa cũ.

"B. Ðến từ lòng đất Mẹ Việt Nam, sinh ra từ gia tộc Nguyễn Khoa, xuất thân từ Quân Trường Võ Khoa Thủ Ðức, tôi luyện trong Binh Chủng Nhảy Dù, Tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại gì cho thế hệ tương laỉ Tuổi trẻ của chúng ta có thể học được gì?

"Với tư cách Y sĩ Trưởng Sư Ðoàn 7 BB, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn 7 Quân Y, phục vụ cạnh Sáu lẽ Một (601 là Danh hiệu Truyền Tin Tướng Nguyễn Khoa Nam tự chọn cho mình ở Sư Ðoàn 7), chúng tôi xin ghi lại 7 "Kỷ Niệm" sáng soi cho tuổi trẻ.

"Thứ I: Hành quân ở cùng Ðồng Tháp, Ðại Tá tỉnh trưởng thỉnh cầu Thiếu Tướng Tư Lệnh ở tại dinh tỉnh trưởng, đầy đủ tiện nghi và an toàn. Tướng từ chối và cho Công Binh kéo một thùng sắt Conex chất bao cát chung quanh, làm chỗ ở sát cạnh Trung Tâm Hành Quân. Ăn uống đơn giản với Cơm Câu Lạc Bộ lấy về. Cả tại Hậu-Cứ Sư Ðoàn, cũng không có đầu bếp riêng: Ðức tính sống đơn giản, bình dị, không hề xa xỉ này, chúng ta có cố gắng theo không?

"Thứ II: Tư Lệnh Sư Ðoàn 7 BB, rồi Tư Lệnh Quân Ðoàn IV kiêm Quân Khu 4, một vùng giàu có sung úc vào bậc nhất nước Việt Nam, nhưng tướng Nam không tậu nhà riêng, không có xe hơi riêng, không tơ hào tài sản, chẳng bao giờ tích lủy của cải riêng tư: Ðức tính Thanh Liên, Trong Sạch giữa môi trường đầy cám dỗ, chúng ta có học được không?

"Thứ III: Tại căn cứ Ðồng Tâm, hậu cứ sư đoàn 7BB, cho xây một hang đá Ðức Mẹ khổng lồ, nhưng trên bàn thờ cạnh đầu giường ngủ, lại có một tượng Phật nhỏ, rồi hàng năm đến ngày Tết của người Miên, thì nhắc nhở các Ðơn Vị Trưởng chăm lo cho lính gốc Miên nghỉ lễ ăn Tết: Gương tôn trọng mọi Tín Ngưỡng, thương yêu mọi sắc dân, không phân biệt màu da hay chủng tộc, chúng ta có tránh thiên vị Tôn giáo mình, hài hòa trải tình thương như thế không?

"Thứ IV: Từ Thiếu Úy Trung Ðội Trưởng đến Ðại Tá Lữ Ðoàn Trưởng Nhảy Dù, lên đến Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Ðoàn, rồi Tư Lệnh Quân Ðoàn kiêm Tư Lệnh Quân Khu, oai chấn cả một phần tư Quốc Gia nhưng Tướng Nam, ngoại trừ khi hô trước hàng quân, chưa hề to tiếng hay cải vả với ai: Ðức tính hiền hòa, khiêm cung trang nhã, khi trong tay đầy quyền hành, chúng ta có rèn nhân cách và theo được phần nào không?

"Thứ V: Gần như quanh năm suốt tháng, từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, lúc nào cũng trang nghiêm trong quân phục và giầy trận, uy nghi ở Trung Tâm Hành Quân hay Phòng Thuyết Trình. Ra ngoài lúc nào cũng nón sắt, đi xe quân độị Luôn luôn cẩn trọng, quý sinh mạng và tài sản của từng người lính, từng người dân. Hy sinh phục vụ liên tục đến nỗi không còn thì giờ riêng để lập gia đình, như tự áp dụng cho chính mình câu thơ của Hồng Hà nữ sĩ: "Phép công là trọng, niềm tây sá nào": Ðức tính nghiêm túc, mẩn cán, tận tụy phục vụ, hy sinh cao độ và thương yêu quân dân đó, chúng ta có theo được phần nào không?

"Thứ VI: Chỉ huy ít hao quân, ít thiệt hại cho dân, nhưng thành công vì lúc nào cũng chuẩn bị chu đáo, cẩn trọng điều quân và theo dõi sát tình hình từng ngày, từng giờ; lại tìm hiểu tài năng đặc biệt của từng cá nhân, từng đơn vị và xử dụng chính xác khả năng của thuộc cấp: Tài tiên liệu, chuẩn bị cho lúc khó khăn, tính cẩn trọng, chu đáo và khả năng dùng người này, chúng ta có cố gắng học, theo gương và áp dụng được phần nào không?

"Và thứ VII: Ba mươi tháng Tư, 75: Lệnh đầu hàng. Tướng Nguyễn Khoa , một Quân Nhân gương mẫu, với tánh chín chắn, lòng can đảm cố hữu, đã có quyết định phi thường: Bất Khuất, không khuất phục bạo tàn. Hy sinh: Tuẫn Tiết. "Thời đã thế, thế thời phải thế! Nhưng Anh hùng tử, khí hùng nào tử!"

"Trong niềm thương tiếc vô biên, từ tâm khảm chúng tôi hiện ra một gương sáng chói ngờị Ðó là gương Ðức Ðộ - Thanh Liên - Hùng Tài - Trí Dũng - Mẩn Cán - Hy Sinh - Bất Khuất.

"Kính thưa quý vị;

"Chúng ta hãy tôn xưng Dũng Khí và Tài Ðức của vị Anh hùng Vị Quốc Vong Thân là: Tinh Thần Nguyễn Khoa". Tinh Thần Nguyễn Khoa Nam sẽ là "nhân tố đạo học" nẩy mầm trong thế hệ trẻ Việt Nam, góp phần đào tạo những con ngươi xứng đáng là NGƯỜI, tạo dựng những nhà lãnh đạo Ðức Ðộ, Thanh Liêm, Hùng Tài, Trí Dũng, Mẩn Cán, Hy Sinh và Bất Khuất của một nước Việt Nam tươi sáng.

"C. Người đi về đâu? Tướng Nguyễn Khoa? Chết không được phủ lá cờ, không có chút lễ nghi Quân táng, không có những tiếng súng chào vang vọng, nhưng:

- Người đi vào Lịch Sử oai hùng của Dân Tộc Việt
- Người đã trở về lòng Ðất Mẹ Quê Hương và gia phả tộc Nguyễn Khoa.

"Xin ghi khắc:

"Trí Dũng Tài Cao Trời Việt;
"Hùng Tài Ðức Trọng Tộc Nguyễn Khoa

"Kính thưa quý vị: Người đã đi sâu vào tim của mỗi người, mọi nơi với niềm mến thương và kính phục.

"Hình ảnh Tướng đã ngự vào tâm khảm của chúng ta, của thế hệ trẻ, của Quân Dân VNCH kiên cường, bất diệt bởi: Tinh Thần "Nguyễn Khoa"

"Trân trọng kính chào quý vị;
"Trần Văn Tính.

Một tiết mục tiêu biểu khác là "Nghi Thức Trao Biểu Tượng Cho Thế Hệ Tương Lai" cũng được diễn ra trong trang nghiêm do Bác sĩ Trần Văn Tính và Gia Ðình Mũ Ðỏ thực hiện.

Buổi Lễ Giỗ thứ 33 của cố Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam nặng về phần phát biểu, nhưng quan khách tham dự không ai thấy chán. Bởi vì mỗi một kỷ niệm với vị danh tướng này được nhân chứng sống kể lại là một tài liệu quý giá để sau này kẻ hậu sinh chép vào trang Sử Việt.

Quan khách tham dự được gia đình Nguyễn Khoa khoản đãi buổi cơm chiều thân mật. Buổi lễ Giỗ chấm dứt vào lúc 9 giờ.

Trước khi chấm dứt bài phóng sự, người viết nhận một cú điện thoại từ Dược sĩ Diệu Thảọ Sau những lời cảm ơn sự hiện diện của báo Ðẹp trong buổi Lễ Giỗ, Dược sĩ Diệu Thảo cho biết ông Nguyễn Khoa Phước em ruột của cố Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam rất cảm động khi nhận lá Quốc Kỳ VNCH từ tay cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường. Lúc cô đứng bên cạnh nghe giọng người bác run run nói: "Anh ơi! 33 năm rồi em mới nhận lá cờ này!" cô đã chảy nước mắt. Người viết hỏi cô Diệu Thảo có biết gì về tướng Nguyễn Khoa thì cô trả lời: "Em không biết gì hết, chỉ nghe kể lại thôi vì lúc đó em chưa ra đờị Hai năm sau em mới sinh rạ Bây giờ em mới có 31 tuổi thôi!

Dược sĩ Diệu Thảo tha thiết tiếp: "Chị Kim Vy ơi, chị có viết bài xin cho em gửi lời tri ân tất cả mọi người đã thương mến gia tộc Nguyễn Khoa và đặc biệt là cụ Bác sĩ Hoàng Như Tùng. Bác sĩ là người đã lo chôn cất Bác và làm dấu nơi chôn cất bác để sau này gia đình Nguyễn Khoa biết chỗ mà cải táng bác.

Gia đình em cũng ngỏ lời tri ân các Hội đoàn Quân Ðội đã giúp cho tiết mục Lễ Nghi Quân Cách thật trang trọng. Gia đình thật cảm động không biết dùng lời lẽ gì để bày tỏ trọn vẹn tấm lòng của gia tộc Nguyễn Khoa đến tất cả quý quan khách..."

Bài viết: Trần Kim Vy
Chụp ảnh: Trần Minh Tâm

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

pay per click advertising

Thông Báo: Trang nhà Trúc-Lâm Yên-Tử nhận đăng quảng cáo cho các cơ sở thương mại. Rất mong đón nhận sự ủng hộ của quý độc giả ở khắp mọi nơi. Đa tạ. Xin vui lòng liên lạc qua email truclamyentu@truclamyentu.info để biết thêm chi tiết. We add your banner or small texted-based on our website, please contact us at truclamyentu@truclamyentu.info. Thanks

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

free counters
un compteur pour votre site