lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Anh-Hùng Hồ-Ngọc-Cẩn
Trúc-Lâm Lê-An-Bình sưu khảo
Ông sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938 và mất ngày 14 tháng 8 năm 1975
Nguyên Ðại tá Tỉnh trưởng tỉnh Chương Thiện năm 75.
Là sĩ quan Sư Ðoàn 21 Bộ Binh. Cố Đại tá nổi tiếng nhờ sự tác chiến vững chải và gan dạ của ông. Ông là sĩ quan trẻ tuổi và thăng cấp mau lẹ của QLVNCH (nhờ thực tài).
Hiến dâng trọn cuộc đời cho công cuộc đấu tranh chống bạo quyền Cộng-sản, dành lấy tự do cho dân tộc, Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn xuất thân từ một gia đình có truyền thống chống Cộng. Nhập học trường Thiếu Sinh Quân năm 14 tuổi. Sau 4 năm học, nhà trường đã rèn luyện ông thành một chiến sĩ có căn bản vững chắc về lập trường Quốc-Gia và kiến thức Quân-sự.
Năm 18 tuổi, sau khi tốt nghiệp Trường Thiếu Sinh Quân, ông đã trở thành Huấn Luyện Viên Quân Sự của nhà trường. Tiếp tục theo học Khóa 2 Sĩ quan Ðặc biệt Ðồng Ðế Nha Trang vào năm 1961-1962. Ông đỗ Thủ khoa với cấp bậc Chuẩn úy và giữ chức vụ Trung đội trưởng Biệt Ðộng Quân.
Qua nhiều cuộc giao tranh ác liệt với Vc từ 1962-1963, ông đã trưởng thành trong khói lửa và được đề cử giữ chức vụ Ðại đội trưởng 368 và cũng trong thời gian này ông được bầu làm Chiến sĩ xuất sắc của Binh chủng Biệt Ðộng Quân thuộc Quân khu 4. Do đó, không lấy làm lạ khi ông được tuyển-chọn đi dự Khóa Sình Lầy Mã-Lai năm 1964.
Với những chiến công dồn dập, ông được thăng cấp Ðại úy Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 42 BÐQ.
Từ 1966-1968, ông được thăng cấp Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33 thuộc Sư đoàn 21 Bộ Binh. Sau đó, ông giữ chức vụ Trưởng phòng 3 Sư đoàn 21 Bộ Binh và là Thuyết trình viên cho chiến dịch U-Minh, nhằm tấn công và kiểm soát vùng này.
Từ 1970-1971 : Trung tá Trung đoàn phó Trung đoàn 33 thuộc Sư đoàn 21 Bộ Binh.
Từ 1972-1973 : Trung tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn 15 Bộ Binh thuộc Sư đoàn 9. Trung đoàn 15 Bộ Binh được tăng phái hành quân cho Sư đoàn 21 Bộ Binh. Tư lịnh lúc bấy giờ (Sư đoàn 21 Bộ Binh) là Chuẩn tướng Hồ Trung Hậu, trước kia là Tư lịnh phó Sư đoàn Nhảy Dù, đang đảm trách chỉ huy hành-quân giải-tỏa An-Lộc. Bộ chỉ huy hành quân lúc đó đóng tại Lai-Khê.
Sau khi nhận lịnh, Trung tá Cẩn cho xuất phát hành quân. Suốt 3 ngày đêm ròng rả vượt bao gian khổ trở ngại, đơn vị của ông bị địch phát giác. Bọn địch cố bám vị trí yết hầu đường đi lấy nước. Ông tìm cách liên-lạc với Bộ Tư lịnh Sư đoàn 21 Bộ Binh. Người chịu trách nhiệm tiếp tế nước lúc đó là Ðại tá Nguyễn Tiến Lộc, thường gọi là ông già FM đầu bạc, Tham mưu trưởng Sư đoàn. Trung tá Cẩn rất khiêm nhường chỉ xin được tiếp tế muối và nước để cuộc hành quân lịch-sử giải-tỏa An-Lộc có thể tiếp tục được. Ðại úy Hạnh, Sĩ quan Tiếp tế và Chuyển vận thuộc phòng 4, Sư đoàn 21 Bộ Binh đã lấy võ đạn 155 đựng nước, vặn khóa thả dù tiếp tế.
Với bao kinh nghiệm và thao lược sẵn có, Trung tá Cẩn đã cùng các cánh quân bạn chọc thủng phòng tuyến của địch, đánh bật Cộng quân ra khỏi vùng tử thủ. Sau cùng nối liền tuyến phòng ngự của Tướng Lê Văn Hưng. Hai bên tay bắt mặt mừng, thấm tình Huynh Ðệ Chi Binh.
Trong chiến dịch này, Hồ Ngọc Cẩn được thăng cấp Ðại tá với 20 tuổi lính và 34 tuổi đời, tuổi hăng say tin tưởng vào tương lai. Ông nhận nhiệm vụ mới với nhiều khó khăn thử thách trong tình trạng khẩn trương của đất nước : Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Chương Thiện.
Ở đây, sau một thời gian đọ sức đấu trí gay go, ông đã dọn sạch các căn cứ hậu cần của Cộng quân xây dựng từ nhiều năm trước đó.
Bất cứ ở đâu, bất cứ chức vụ nào do cấp trên giao phó, ông đều gieo rắc sự kinh-hoàng cho địch và đồng thời đem lại vinh quang về cho hàng ngủ Quốc gia.
Ngày 30 Tháng 4 năm 1975, Cộng sản thôn tính trọn miền Nam. Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn lại có dịp chứng tỏ long trung kiên dũng cảm và son sắt trước uy vũ bạo tàn.
Thực vậy, sau nhiều ngày bị Cộng quân tấn công bằng xa tăng và có pháo binh yểm trợ vào Tiểu khu Chương Thiện, Ðại tá Cẩn chỉ huy chặn đứng nhiều đợt tấn công biển người của địch quân. Nhưng ‘mãnh hổ nan địch quần hồ‘. Sáng ngày 30/4/75, chu vi phòng thủ càng bị thu hẹp lại. Trong khi binh sĩ còn đang cầm súng với không hơn 2 Ðại đội với nhiều người hy sinh và bị thương. Ðến 12 giờ trưa cùng ngày, có lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, ông vẫn hiên ngang cùng binh sĩ tử thủ chiến đấu mặc dầu khắp nơi bọn Cộng quân đều hô hào đại thắng. Ðến 5 giờ chiều, bọn chúng tấn công mạnh vào phía Ðông của Tiểu khu. Chi đội Thiết vận xa của ta thất thủ. Cộng sản đã xử dụng M113 lấy được làm phương tiện tấn công quân ta. Phía Bắc và Tây Tiểu khu, Cộng quân cho lực lượng Bộ Binh trang bị vũ khí hùng hậu có pháo binh yểm trợ ồ ạt tấn công. Sau 2 giờ quyết tử, tuyến phòng thủ pháo binh của Sư đoàn 21 Bộ Binh hoàn toàn tê liệt. Cộng quân lại xử dụng trọng pháo 155 ly lấy được của ta bắn xối xả vào Bộ chỉ huy Tiểu khu.
Toàn thể chiến sĩ còn lại đã chiến đấu vô cùng anh dũng dù đạn dược đã cạn dần từ lúc 10 giờ đểm 30/4/75. Mãi đến 11 giờ đêm ngày 1/5/75, Bộ chỉ huy Tiểu khu mới hoàn toàn thất thủ.
Trước giờ phút nghiêm trọng này, đức tính trong sáng của người chỉ huy vẫn được thể hiện nơi Ðại tá Cẩn. Thực vậy, không muốn cho đồng đội hy sinh, Ðại tá Cẩn đã buộc tất cả phải rời Tiểu khu. Chỉ còn lại một mình và người lính cận vệ trung thành, Ðại tá Cẩn dũng cảm chiến đấu ngăn chận địch che chở cho anh em binh sĩ rút lui bằng khẩu đại liên và 4 thùng đạn.
Hết đạn, Cộng quân ập vào chiếm Trung tâm Hành quân, Ðại tá đã tự sát với khẩu rouleau nhưng không kịp thi hành ý định nên đành phải sa cơ.
Cộng sản dùng xe Jeep chở Ðại tá Cẩn đến phi trường Vị-Thanh. Nơi đây chúng đã đánh đập Ðại tá Cẩn rất dã man, dùng súng dọa giết. Ðại tá Cẩn dõng dạc nói thẳng vào mặt kẻ thù : ‘Tôi chỉ có một mình không vũ khí, nhưng tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn tôi xin được mặc quân phục và chào lá Quốc kỳ của tôi lần sau cùng’. (Ðây là lời kể lại sau này của một tên Cộng sản bắt Ðại tá Cẩn, nhưng kính phục hành động anh hùng của Ðại tá Cẩn nên kể lại cho thân nhân và một số người ở vùng miền Tây nghe).
Thấy Ðại tá Cẩn bất khuất, chúng trói ông bằng kẽm gai và giải về Tiểu khu Chương Thiện, giam ở nơi đây hơn 3 tháng, sau đó chuyển về Cần Thơ và nhiều lần đổi trại giam. Nhiều chiến sĩ ta bị giam chung cho biết Cộng sản đã tra tấn hành hạ ông bằng đủ mọi hình thức dã man nhất. Nhận thấy vô vọng, không khai thác được gì ở người anh hùng này nên chúng đành mượn tay tòa án (một thứ tay sai đắc lực của đảng CSVN) kết án tử hình ông với tội danh hết sức kỳ quái : ‘Giết hàng ngàn người vô tội‘. Mặc dù dân chúng còn ở lại Việt Nam sau năm 75, không còn lấy gì làm lạ với những bản án như vậy, nhưng bọn chúng vẫn lì lợm gọi đó là ‘Tòa án nhân dân’ và ‘Nhân dân đã phán xét như thế‘.
Sáng ngày 14/8/75, trước vành móng ngựa với hai tay bị còng, sau khi bản án viết sẵn đọc xong, bọn chúng liền nhanh tay nhét giẻ vào miệng Ðại tá Cẩn để ông không kịp nói lời nào. Mọi người Việt Nam có mặt hôm đó đều vô cùng xúc động và thương tiếc.
Buổi chiều cùng ngày, bọn chúng đưa Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn ra sân bắn, bịt miệng, bịt mắt. Thản nhiên bình tỉnh như sẳn sàng tiếp nhận một cái chết anh hùng khi thất thế. Hiên ngang đi vào lòng đất Mẹ, Ðại tá Hồ Ngọc Cẩn đã nằm xuống nhưng gương sáng vẫn rạng ngời.
@ Trúc-Lâm Yên-Tử
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử