lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Chết Bởi Trung Cộng:

Diễn-Đàn Thảo-Luận Về Tình-Hình Việt-Nam:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Cây có cội, nước có nguồn. Toàn dân Việt-Nam ngàn đời ghi nhớ ân đức Quốc Tổ Hùng Vương

Địa Linh Nhân Kiệt Của Việt Nam 

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

Thư-Viện Bồ Đề Online_Thư Viện Hoa Sen

nơi hội tụ của những tâm hồn trăn-trở về nhân-sinh quan và vũ-trụ quan

đồng thời xiển-dương Chánh Tín_bài trừ Mê-Tín Dị Đoan 

Hai Vị Vua Trưng

Nguồn: Wikipedia. Trúc Lâm Lê An Bình hiệu đính, Trúc Lâm Nguyễn Việt Phúc Lộc tái hiệu đính.

Lịch sử Việt Nam | hai bà trưng, diễn hành hai bà trưng

Diễn hành Hai Bà Trưng ở Sài Gòn nhân Ngày Phụ Nữ.

Hai Bà tuẫn tiết ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão năm 43 sau Tây lịch ) đây là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai Bà là hai chị em (nhiều nguồn tài liệu nói là sinh đôi) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư tôn xưng Hai Bà là anh hùng của tộc Việt.

Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán do Tô Định làm thái thú. Thu được 65 thành trì trong thời gian ngắn, Hai Bà lên ngôi vua và đóng đông ở Mê Linh. Nhà Hán phái Phục Ba Tướng Quân Mã Viện sang chiếm lại đất Việt. Hai Bà không kháng cự được trước lực lượng đông đảo của kẻ thù nên thua trận và đã nhảy xuống sông Hát tự tử. Hai Bà là vị nữ Vương đầu tiên của tộc Việt.

Olov Janse ed France Asie ghi nhận sự thất bại của Hai Bà Trưng cũng như sự tàn bạo của giặc Tầu trong như sau trong Việt Nam Carrefour de peuples et de civilisations các trang 1648-1651: "Dưới sự điều khiển của hai chị em bà Trưng, quân Hán đã bị đuổi ra khỏi biên giới. Để trả thù sự thất bại ấy, vua Tàu đã gởi vào năm 43 s.cn nhiều đội quân do tướng Mã Viện chỉ huy để chinh phục lại xứ này. Theo sử chép, một trong những đạo quân đã vượt xuống miền châu thổ Thanh Hóa, dọc theo lưu vực sông Mã, nơi vị trí của làng Đông Sơn. Chắc hẳn lúc ấy làng Đông Sơn đã bị cướp bóc và thiêu huỷ. Cuộc chém giết rất ghê tởm. Hàng ngàn người bị giết hay bị bắt làm nô lệ. Một vài lãnh tụ với một nhóm đồng ngũ cũng đã chạy thoát. Biến cố lịch sử ấy đã đánh một đòn rất nặng vào nền văn minh Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam… Nhưng nếu văn minh Đông Sơn đã bị suy sụp tại Bắc Việt vì cuộc xâm lăng của quân tàu, nó vẫn còn sống sót lại ở nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhất là nơi các cư dân miền núi".

Hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu[1]. Người mẹ là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm. Bà có công dạy hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị giỏi võ, có tinh thần yêu nước, có chí lớn.

Trưng Trắc là vợ của Thi Sách con trai Lạc tướng huyện Chu Diên[2].

Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống quân Hán, bà Man Thiện luôn luôn có mặt cùng các con bàn việc cơ mật. Bà mất trong thời gian chống Mã Viện. Nhân dân địa phương lập miếu thờ bà, gọi là Miếu Mèn, nay ở làng Nam Nguyễn, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây vẫn còn ngôi mộ cổ của bà. Nhân dân gọi đó là Mả Dạ (tiếng Việt cổ gọi các cụ bà là "dạ").

Các Lạc tướng Mê LinhChu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt.

Tháng 2, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở châu.[4] Tô Định chạy về nước. Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Ngày 30 tháng 2 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp PhốGiao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.

Lịch sử chống nhà Hán của Hai Bà Trưng

Tháng Giêng năm Nhâm Dần (42), Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)[5] đánh nhau với vua. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê). Quân cũng cho vua là đàn bà, sợ không đánh nổi địch, bèn tan chạy.

Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô, bị thua, đều tử trận[6]. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong thì tàn quân đầu hàng, Mã Viện bèn dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm)[7] làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán. Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây), và ở đất cũ thành Phiên Ngung cũng có[8].

Sử gia Lê Văn Hưu viết:

Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy.

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết:

Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa. Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?

Hoàng đế Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục:

Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm ru!

Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hai Bà Trưngquận Hai Bà Trưng, Hà Nộiđền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội - quê hương của hai bà. Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương (miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ đó là Nguyễn ThựcNgô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng.

Ngày nay tại các tỉnh miền nam Trung Quốc vẫn có tục thờ vua Bà, một vị thần linh thiêng trong quan niệm của người dân địa phương. Vua bà có khả năng chính là Hai Bà Trưng, do thời gian quá lâu đã thất truyền nguồn gốc của những phong tục này.

Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, quận... ở Việt Nam.

Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ, trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.

Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

Bộ tham mưu chống quân Tầu của Hai Bà Trưng

Theo nhiều nguồn tài liệu, thì hai bà có đến hơn bảy chục tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ hoặc thành hoàng ở các làng miền Bắc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh[9].

  • Ngoài ra còn có thủ lĩnh của dân tộc Tày, Nùng, Choang (Quảng Tây) lãnh đạo người dân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà.

Riêng về Bát Nàn công chúa bị thương đã rút về một ngôi chùa xã Tiên La đồng thời qua đời tại đây.

Trước khi qua đời vị nữ tướng này đã cùng với một số các nhà sư Phật giáo tìm cách ứng dụng vai trò của đạo Phật vào việc bảo vệ dân tộc chống lại chính sách Hán hóa dã man do Mã Viện áp đặt, trong bối cảnh này Lục Độ Tập Kinh được ra đời.

Lục Độ Tập Kinh là tổng hợp của nền văn hóa thời vua Hùng và tư tưởng Phật Giáo.

Lịch sử Việt Nam | Tem Việt Nam | hai bà trưng

Ngày 27/02/1974 chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phát hành bộ tem kỷ niệm Hai Bà Trưng, vị vua Bà đầu tiên của tộc Việt đã đánh bại đoàn quân xâm lược Tầu phương Bắc.

*/*/*

Hoa Thịnh Đốn: Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Trưng Vương

Tuyết Mai

Lễ tưởng niệm Nhị vị Trưng Vương năm nay đưọc tổ chức vô cùng trang nghiêm và trọng thể, do Hội Người Việt Cao Niên vùng Hoa Thịnh Đốn tổ chức vào lúc 12giờ trưa ngày 27 Tháng 3, 2009 tại Jewish Center, Annandale, VA.

Tham dự trong buổi lễ này có sự hiện diện của hầu hết các hội đoàn trong vùng HTĐ cùng với đoàn Nữ Hướng Đạo Trưng Vương. Ban Nữ Tế Quan gồm 25 phụ nữ trong  lễ  phục áo dài gấm xanh và đỏ dưới sự hướng dẫn của Giáo Sư Kim Oanh. Người điều hợp chuơng trình là Cô Lý Kim Hà (Cựu nữ sinh Gia Long).

Kiệu hai Bà được đoàn Nữ Hướng đạo Trưng Vương trang trọng rước vào, đặt trên lễ đài, hai bên có cờ lộng ngũ sắc.  Đoàn Nữ Hướng Đạo Trưng Vương đứng hai bên bàn thờ theo hình cữ V. Sau nghi lễ chào Quốc Kỳ Mỹ Việt, đoàn Nữ Hướng Đạo Trưng Vương hát bài “Trưng Nữ Vương”. Các em  hưóng đạo sinh  bé nhỏ được sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, nhưng các em hát tiếng Việt bài này rất hay, lời ca rõ ràng, giọng hát trầm hùng vang dội,  đã làm cho không khí  Lể Tưởng niệm hai Bà thêm phần sinh động và cảm động. Những bậc phụ huynh, ông bà hiện diện  vô cùng vui mừng, hạnh phúc  khi thấy các cháu bé hát bản nhạc này rất truyền cảm,  khán giả đã gởi đến các cháu những tràng pháo tay vang dội.

Sau đó Ông Nguyễn Đình Kỳ, Chủ Tịch Hội Người Việt Cao Niên đã đọc diễn văn chào mừng quan khách . Ông cảm tạ quan khách đến tham dự Lễ tưởng niệm Nhị vị Trưng Vương do Hội Cao Niên/HTĐ cộng tác với hai Hội Ái Hữu Nữ Trung Học Gia Long và Sương Nguyệt Ánh tổ chức.

Ông Kỳ kể lại tiểu sử của hai Bà Trưng. Ông nói, năm 40, thế kỷ thứ nhất, sau  Công Lịch. Nước Giao Chỉ ta đã bị quân Tàu đô hộ lần thứ ba, kéo  dài 150 năm. Lúc đó, Bà Trưng Trắc kết duyên cùng Ông Thi Sách, là con của một quan Lạc tướng ở Châu Diên. Cả hai ông bà cùng em là  Trưng Nhị đã âm mưu hoạt động để lật đổ chế độ Nhà Hán. Biết được âm mưu này Tô Định đã cho quân bắt và giết Tô Định. Bà Trưng Trắc liền cùng em là Trưng Nhị chỉ huy lực lượng quân dân đánh đuổi quân thù, thiết lập bản doanh tại Hát Môn. Chẳng bao lâu toàn bộ Giao Chỉ thuộc quyền kiểm soát của hai Bà. Tô Định và bè lũ xâm lăng chạy thoát thân về Nam Hải.

Nền độc lập được thu hồi năm Canh Tý đến năm Quý Mão,  sau Tây Lịch 40-43. Tháng 1, năm 42, Vua Hán cử Mã Viện, phong là Phục Ba Tướng Quân cầm đầu cuộc viễn chinh, đem hơn một vạn quân cùng thủy quân xâm nhập nội địa của nước ta. Quân ta phải rút về Cảm Khê, thuộc tỉnh Vĩnh Yên ngày nay. Sử của ta ghi hai Bà tự trầm tại Hát Giang. Lúc đó hai vị nữ anh thư của dân tộc Việt mới 29 tuổi. Nhị vị Trưng Nữ Vương tuy đem lại nền độc lập cho dân tộc Việt chỉ được 3 năm nhưng ý chí quật cưòng, tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước của hai bà là tấm gương sáng cho muôn đời sau.

Ông Kỳ nói tiếp, tiếc thay! Tổ tiên anh hùng, dũng cảm, bất khuất như vậy mà nhà cầm quyền  Cộng sản hiện tại trong nước lại hèn hạ, đốn mạt, nhục nhã, nỡ sai phường chèo đóng vai Ông Thi Sách, hai Bà và các vị nữ tướng phụ tá của hai bà đến dự Lễ Tế Mã Viện tại đền của hắn tại thị trần Đông Hương, bên kia biên giới Việt Nam. Thật là đáng giận, đáng khinh!

Sau đó Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐ/Washignton, D.C., MD&VA được mời lên phát biểu. Ông Anh nói, CSVN trong nước đã cho một đoàn văn công qua Tàu, đóng vai Thi Sách, hai Bà Trưng lạy trước bàn thờ của Mã Viện. Đó là một điều nhục nhã, thể hiện tinh thần nô lệ ngoại bang. Rất may chúng ta vẫn còn những anh thư như là LS Lê Thị Công Nhân, Nhà Văn Trần Khải Thanh Tgủy, Cô Phạm Thanh Nghiên … đã tiếp tục đấu tranh để có được tự do, dân chủ và đánh đuổi ngoại xâm, dành lại độc lập.

Ông Anh nhấn mạnh, muốn thành công  chúng ta  phải  đoàn kết để lật đổ chế độ CS thối nát, khiếp nhược. Chúng quỳ lạy trước kẻ ngoại xâm,  trong khi đó chúng đán áp dân chúng dã man. Chế độ đó không thể nào tồn tại được. Chúng ta phải đoàn kết để lật đổ chế độ đó và đầy lui ngoại xâm theo tinh thần dũng cảm của hai Bà Trưng.  

Sau đó,  Giáo sư Kim Oanh hướng dẫn  Ban Nữ Tế Quan, gồm 25 phụ nữ trong lễ phục lộng lẫy,  áo dài gấm xanh đỏ và khăn vành, lần lượt lên đứng hai bên lễ đài. Đặc biệt  Cụ  Bà Cát ngoài  80 tuổi nhưng cụ cũng cố dự lễ và xướng tế. Giọng Cụ trong và thanh cao. Theo lời của Cụ Cát, hương , hoa, trà, rượu  được các vị trong Ban Nữ Tế Quan lần lượt dâng lên bàn thờ  trong tiếng nhạc lễ rất trang nghiêm . Theo sau  là văn tế.  Khi nghi thức tế lễ  chấm dứt thì đồng hương được mời đứng tại chỗ chấp tay lễ bái và khấn nguyện hai bà. 

Cô Lý Kim Hà, Cựu Nữ sinh Gia Long, phát biểu, kỷ niệm 1970 năm ngày giỗ Nhị vị Trưng nữ Vương năm nay có ý nghĩa vô cùng trọng đại về mặt lịch sử; vì  năm 2010 là năm đánh dấu một ngàn năm xây dựng Thăng Long thành.Sự hy sinh cao cả của hai vị liệt nữ 1970 năm về trước đã chứng tỏ hùng hồn rằng dân Việt đã đoàn kết tranh đấu tới cùng cho những mục tiêu xứng đáng  và người Việt sẽ luôn tiếp tục tinh thần hy sinh cao cả của Nhị Vị Trưng Nữ Vương.

Ngày hôm nay trước một quốc nạn vô cùng nghiệt ngã: đó là sự bành trướng lãnh thổ của Trung quốc đã khiến cho đất nước của Việt Nam bị thu hẹp; chúng ta thử tự hỏi chúng ta đã, đang và sẽ làm gì với nỗi đau mất nước canh cánh trong lòng người dân Việt?  Có lẽ nào chúng ta cứ tự hào huyễn hoặc qua những bài phát biểu hùng hồn, nẩy lửa rồi mặc kệ ngày mai nổi trôi?? Chúng ta thật chẳng xứng đáng để tự hào với Tổ Tiên nếu toàn dân Việt trong cũng như ngoài nước chưa quyết tâm giành lại quyền tự quyết, quyền bãi miễn những người lãnh đạo bất tài bất xứng; chưa cương quyết chống lại lòng tham lam, ích kỷ vô độ ở phương Bắc, luôn nuôi tham vọng xâm chiếm lãnh thổ, lãnh hải của nước Việt.

Chúng ta có mặt tại đây hôm nay đã xác nhận lòng quyết tâm duy trì truyền thống đấu tranh cao đẹp của dân tộc Việt.  Công đức hai Bà đã nhắc nhở thế hệ kế tiếp, tuổi trẻ Việt Nam, ghi khắc là công cuộc dựng nước và giữ nước, cả hai -song đôi- đều thật muôn vàn khó khăn mà ông cha chúng ta đã đổ bao xương máu mới có được non sông liền một dảy từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau.

Vậy thì, bằng đấu tranh bất bạo động, bằng tất cả các hình thức, chúng ta phải đòi hỏi cho đuợc dân chủ và khuyến khích Quân Đội hãy bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân mình một cách chính đáng song hành việc loại khỏi hàng ngũ lãnh đạo những người phản bội Tổ Quốc, phản bội nhân dân.

Như thế  Tổ tiên Lạc Hồng, anh linh của nhị vị Trưng Nữ Vương và nhất là hồn thiêng sông núi, anh linh của bao anh hùng, liệt nữ vô danh mới an lòng với những phẩm vật đúng nghĩa mà thế hệ con cháu Hai Bà dâng lên Ngày Tưởng Niệm.

Tiếp theo là chương trình văn nghệ. Đoàn hướng đạo Trưng Vương trình diễn màn hoạt cảnh “Đêm Mê Linh”. Trang sử oai hùng của dân tộc Việt , hai Bà Trưng uy nghiêm, hùng dũng, điều binh khiển tướng,  đánh đuổi quân Tàu xâm lăng  ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập nước nhà,  đưọc các em nữ hư ớng đạo bé nhỏ làm sống lại trên sân khấu qua những màn múa kiếm, biểu diễn võ thuật,  thể hiện tinh thần của người phụ nữ VN,  vô cùng hấp dẫn, sống động, được khán giả vô tay tán tưởng nhiệt liệt.

Có nhìn tận mắt màn trình diễn “Đêm Mê Linh” của các em nữ Hướng Đạo Trưng Vương, không riêng gì phụ huynh của các em, không riêng gì những huynh trưởng đoàn hướng đạo này, mà tất cả những bậc phụ huynh, những ông bà, những ai hằng quan tâm tới thế hệ trẻ đều cảm thấy thật vui mừng, thật hạnh phúc khi thấy khí phách hùng anh, tinh thần dũng cảm của hai bà đã được truyền dạy, đã được gieo vào đầu các trẻ em thế hệ mai sau. 

Chương  trình được tiếp nối với Cô Mai Nguyễn biểu diễn Tài Chi với kiếm và quạt rất đẹp mắt.  Kế đến Ông Đỗ Hồng Anh trình diễn “Xuân Này Con Không Về”, Tuyết Mai trong một màn thi nhạc giao duyên “Dòng Sông Hát”,  Kiều Nga trong “Mẹ VN ơi! Con Vẫn Còn Đây!” Tuyết Ngọc trong nhạc phầm “Em  Lê thị Công Nhân”,  Giáo sư Kim Oanh trong dân ca ba miền cùng nhiều màn trình diễn khác…

Quan khách vừa thưởng thức chương trình văn  nghệ vừa thọ lộc trong một không khí thật ấm cúng, vui tươi. Đây là một ngày lễ trọng đại của dân tộc VN. Ước mong các chị em phụ nữ không coi đây là một dịp để vui chơi , mà  là một dịp để  tưởng nhớ, để  hun đúc tinh thần dấn thân phục vụ cho đất nưóc cho quê hương. Đây là dịp để chúng ta tự hỏi mình có thừa hưởng, có hấp thụ phần nào cái gia tài quý giá, cái truyền thống tốt đẹp mà hai bà đã để lại cho chúng ta, và chúng ta có truyền đạt lại cho con cháu mình cái truyền thống tốt đẹp mà hai bà đã để lại.

 @ Trúc-Lâm Yên-Tử

 

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site