lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Vinh Thăng Những Cánh Chim Trời Trấn Giữ Không Gian

lịch sử việt nam

Bay Vào Lòng Mẹ

Lịch Sử Việt Nam | anh hung nguyen manh dung, anh hùng nguyễn mạnh dũng

Tưởng Nhớ Anh-Hùng Nguyễn-Mạnh-Dũng

1, 2, 3, 4

Chinh Nguyên

Hôm nay là ngày 27 tháng 03 năm 2006, tôi ngồi tính nhẩm, thế là chỉ còn 33 ngày nữa là đúng 31 năm tôi xa xứ. Những kỷ niệm Tháng Tư lại có dịp hiện ra như một cuốn phim chiến tranh có người chết kẻ bị thương, có nhà sập và dân chúng chạy dưới những lằn đạn réo buồn xé lòng.

30 tháng 04 năm 75 tôi chợt bỏ nhà không có một quyết định trước, nhập vào những người di tản của thành phố Sài Gòn để chạy vòng vòng vì không biết chạy đâu để thoát khỏi tay Cộng Sản, trong khi chỗ nào cũng có tiếng súng AK bắn ra hàng loạt, một vài nơi đặc công Cộng Sản tung ra những trái lựu đạn, thỉnh thoảng với tiếng nổ của đạn pháo làm lòng dân Sài Gòn náo loạn. 

Cũng may là chiếc tàu Trường Xuân đã mang tôi đi vào giờ phút chót của định mệnh trong số gần bốn ngàn người thoát nạn Cộng Sản ra biển Đông khi Tổng-Thống-hai-ngày Dương Văn Minh kêu gọi quân đội bỏ súng đầu hàng trong lúc xe tăng T54 của Cộng Sản đã tràn vào thành phố ủi sập cổng Dinh Độc Lập.

Tôi đang miên man ngồi nghĩ lại đời tầm gởi bèo trôi xứ lạ, bỗng dưng tôi bắt gặp hình ảnh một người bạn thuở nhỏ của tôi, đúng nó, Nguyễn Mạnh Dũng, trên một Website* trong mục Untold Stories.

Cả một thời hoa niên của những ngày cùng học chung một lớp ở Trung Học Ban-Mê-Thuột lại trở về trong ký ức, khi nhìn vào khuôn mặt Dũng trên ảnh, với nụ cười nở trên miệng rộng. Dũng ngạo nghễ và oai hùng trong bộ đồ bay với đầy đủ trang bị an toàn cho một người phi công chiến đấu, mà trên tay là chiếc mũ bay màu trắng còn ghi tên của nó.

Đọc những dòng chữ ghi tiểu sử quân đội của Dũng từ 1968 tới 30 tháng 04 năm 1975 mà thấy lòng mình dấy lên những xúc động như xoáy vào tim. Thì ra Dũng đã là một phi công gan dạ của phi đoàn 516 Phi Hổ Dragonfly A-37B. Và không chừng trong quá khứ - khi còn chiến đấu chung trong hàng ngũ quân đội Việt Nam Cộng Hoà - có thể tôi và nó đã điện đàm với nhau khi nó bay qua Đài Kiểm Báo 621 Pyramid Ban-Mê-Thuột trước tháng Tư 75, nhưng chúng tôi không nhận được giọng nói của nhau vì thời gian xa cách và cũng vì tuổi đời lửa đạn chiến tranh. Rời trường lớp và gia đình, chúng tôi như những con chim lìa tổ bay mỗi người mỗi hướng rồi lớn lên trong khói lửa chiến tranh. Chỉ khi nào gặp mặt hay nhìn thấy hình nhau mới nhận ra được bạn mình, như tôi đã nhận được Nguyễn Mạnh Dũng trong trang Web của VietNam Air Force.

Tôi chợt nhớ tới những lời nói chuyện với Việt em Dũng, người mà tôi mới gặp lần đầu trong buổi họp mặt “Mùa Hè Rực Rỡ” được tổ chức tại Seattle tháng 07 năm 2003. 

Vừa nhìn thấy Việt và bắt tay thật chặt thân tình là tôi hỏi ngay:

  • Em là con của Thầy Quang dạy vẽ?
  • Dạ.
  • Vậy Việt là em của Nguyễn Mạnh Dũng, nó đâu rồi?

Thoáng một nét buồn diệu vợi, và trong giọng nói trả lời tôi về Dũng dường như cố nuốt sự xúc động trong lòng:

  • Anh Dũng em… đã qua đời lâu rồi… anh không biết sao…!

Một cơn nhói đau bất chợt đâm vào tim, khi tôi vừa nghe Việt trả lời. Cúi đầu tưởng nhớ tới Dũng trong vài giây, rồi vỗ vai Việt với giọng buồn tôi hỏi:

  • Dũng mất trong trường hợp nào vậy?

Đôi mắt Việt chợt nhìn qua khung của sổ, hướng về khung trời có đầy những vì sao lấp lánh:

  • Ngày cuối cùng của cuộc chiến đó anh. Việt trả lời.
  • Tới lúc đó mà tụi chó VC còn pháo kích sao? Tôi tức giận gằn giọng.
  • Không, anh Dũng em bay phi vụ cuối cùng ngày 30 tháng 04 cho đến khi hết đạn, hết xăng…! Bất chợt thấy khuôn mặt ưu sầu của Việt, tôi ôm vai Việt an ủi:
  • Đời có số mệnh…!

Việt gạt ngang câu nói của tôi.

  • Không phải đâu anh…! Anh Dũng của em tự nguyện chiến đấu cho quê hương và chọn cái chết trong danh dự của một quân nhân chứ không hàng địch mặc dù ông Minh đang hô hào quân đội buông súng trên đài phát thanh…!
  • Anh không ngờ anh Dũng của em gan dạ như vậy…! Tôi bùi ngùi nói với Việt.

Việt nhìn tôi thật lâu, rồi thở dài:

  • Mỗi lần gặp các anh, em lại nghĩ tới anh Dũng và nhớ đến thủa thiếu thời cùng anh Dũng chơi đùa.

Việt nói tiếp với lòng kính nể trong khi tôi ngồi nghe:

  • Ngay từ thiếu thời và cho tới khi trưởng thành, anh Dũng em luôn giữ vai người anh cả của gia đình đông em một cách mẫu mực và được sự nể trọng và kính phục của các em. Ngoài tình thương yêu, bảo vệ che chở của người anh cả, trong suốt bao năm dưới mái ấm gia đình, anh chưa bao giờ to tiếng, la mắng các em, dù các em đã phạm những lỗi lầm không thể tránh khỏi của tuổi trẻ ngông cuồng.

Ngoài vai trò người anh cả gương mẫu trong gia đình, anh còn trọng trách quan trọng hơn, là đích tôn của dòng họ. Trong cương vị này, anh cũng hoàn tất một cách tuyệt hảo, nghĩa là, cả dòng họ, nội cũng như ngoại, kể cả những người lớn tuổi, đã xem anh như một người con, cháu thật chững chạc, xứng đáng đại diện cho dòng họ ở trong Nam, từ lúc di cư.

1, 2, 3, 4

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site