lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam

Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại. 

***

Danh tướng lịch sử Việt Nam - đại tướng Đỗ-Cao-Trí

Nguyên Trung tướng Tư Lịnh Quân Ðoàn III Quân Khu III (1970); nguyên tư lịnh Liên đoàn Nhảy Dù (1955).

Lúc ấy Lonnol nổi dậy cướp chánh quyền. Tại làng Mimốt, lính Miên tập trung dân Việt giết hại, thanh niên thì đập đầu trả trôi sông, thiếu nữ thì hãm hiếp xong bắt làm người hầu như nô lệ. Có thanh niên sau khi bị đập đầu, thẩy xuống nước được một lúc thì tỉnh lại. Nhờ làm nghề chài lưới, nên anh lặn rất giỏi; anh dùng hơi tàn cố lội vào bờ bên kia và chạy trốn vê biên giới Việt Nam. Gặp lúc Tiểu đoàn 1 Nhảy Dù dang hành quân phía Bắc trại biên phòng Kàtum, anh tới xin họ đem quân giải cứu mấy ngàn đồng bào, sắp bị lính Miên ‘cáp duồn’ sát hại hết! Tiểu đoàn trưởng vội báo về Bộ chỉ huy Lữ đoàn 1 Nhảy Dù. Nhằm lúc Trung tướng Ðỗ Cao Trí đang họp với Ðại tá Lữ đoàn trưởng và có sự hiện diện của Tướng Ðống, Ðại tá Lương, Trưởng phòng 3 Sư đoàn. Mọi người đều đề nghị Tướng Trí tìm cách cứu giúp đồng bào  mình.

Lúc ấy chưa có lệnh qua Miên, nên Tướng Trí chỉ thị Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù lập tức lợi dụng đêm tối, lấy trực thăng VN tại Quân đoàn 3 chở quân (vì trực thăng Mỹ không dám thi hành khi chưa có lệnh Tổng thống của họ). Khi hai đại đội đầu tiên của Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù vừa đáp xuống sân banh Mimốt, thì Trung tướng Trí cũng đáp trực thăng xuống theo, làm Thiếu tá Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 2 Nhảy Dù giật mình, sợ ông bị nguy hiểm, nên báo cáo về Lữ đoàn 1 Nhảy Dù.

Tướng Ðống thấy Trung tướng Trí vì nóng lòng muốn cứu đồng bào mình mà không nề nguy hiểm, ông vội đốc thúc các đơn vị lên tiếp ứng. Ông cùng Ðại tá Lương cũng bay trực thăng tới với Tướng Trí tại mặt trận luôn. Lính Miên là loại ô hợp, chỉ một thời gian ngắn đã bị bắt gọn. Lập tức Lữ đoàn 1 Nhảy Dù cho một tiểu đoàn tiến từ Thiện Ngôn lên Smac, lo giữ đường cho xe vận tải chở hằng ngàn đồng bào ta về bên này biên giới, để tránh bị sát hại một cách quá dã man (điều đáng nói là Mimốt cũng gần căn cứ địa của  Tướng Trần Văn Trà ở cục R, nhưng vì không muốn mất lòng lính Miên, nên Vc nhắm mắt rút đầu để cho đồng bào bị cáp duồn, miễn sao cho họ được yên thân thôi). Vài tháng sau, Tổng thống VNCH ra lệnh tấn công qua biên giới Việt Nam - Cao Miên phối hợp với Ðồng Minh (sau khi đã được Tổng thống Nixon cho phép).

Lữ đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh nhảy vào giải tỏa Kam Pong Cham, phối hợp với Tướng Intam, Tổng trấn kiêm Tư lệnh đệ nhất quân khu, kiêm Phó chủ tịch quốc hội. Các Tiểu đoàn Nhảy Dù tung quân ra đánh chiếm Peam Chikong, Pretotung, và Trà Ơn (năm 1970). có một bà lão kể cho Ðại tá Lương nghe là chính tên đầy tớ giúp việc cho bà đã rũ lính Miên tới hãm hiếp con gái và bắt làm người hầu cơm nước, thật là nhục nhã vô cùng!

Trận này sào huyệt an toàn của Vc bị phá tan tành; dùng chiến thuật diều hâu di động chớp nhoáng, khiến địch chạy phân tán tứ tung, không nơi trú ẩn, các Tiểu đoàn Nhảy Dù tịch thu rất nhiều chiến lợi phẩm; trong đó có đủ thứ kho chứa quân trang quân dụng, và hàng ngàn vũ khí, nhiều chưa từng thấy trong cuộc chiến chống du kích tại miền Nam VN. Ðây là một trận địa chiến quy mô, tập hợp các đơn vị thiện chiến nhứt của Quân Lực VNCH và Ðồng Minh.

Sư đoàn chia nhiểu mũi dùi, tiến vô vùng địch tại bên kia biên giới. Những mục tiêu quan yếu như Lò Gò, Xóm Giữa, Smac, Krek, Snoul, Mimot, Damber... lần lượt bị các Tiểu đoàn Nhảy Dù và đơn vị bạn (Biệt Ðộng Quân, Bộ Binh) tấn chiếm. Tin tức tịch thu chiến lợi phẩm được báo cáo về tới tấp. Những vùng lâu nay gọi là bất khả xâm phạm, bay giờ đã trở thành bình địa bởi pháo binh, B 52, khu trục, và cuối cùng các Tiểu đoàn Nhảy Dù, TQLC, Biệt Ðộng Quân, Sư đoàn 25 Bộ Binh vào làm chủ tình hình. Trận này mất một vị Tướng có tài đánh trận địa chiến. Cố Ðại tướng Ðỗ Cao Trí đã bị tai nạn phi cơ, trực thăng chở ông vừa cất cánh tại phi trường Trảng Lớn, đã bị nổ tung. Dân chúng ở Mimốt nhớ ơn vị tướng anh hùng, cứu hàng vạn nhân mạng, nên đã tạc tượng thờ Tướng Ðỗ Cao Trí tại đồn điền Mimốt.

(David Fulghum, Terrence Mailand South Vietnam on Trial - The Vietnam Experience.
Boston Publishing Company
  chuyển ngữ: Trương Dưỡng)

@ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site