lịch sử việt nam

Trang Chính

Biển Cả Và Con Người:

Bưu-Hoa Việt-Nam:

Blog Phạm-Hoàng-Tùng:

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam:

Điện-Toán - Tin-Học:

Ebooks Hồi-Ký - Bút-Ký:

Hịch Tướng Sĩ:

Hình-Ảnh Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa

History Of Viet Nam

Hoàng-Sa Trường-Sa Là Của Việt- Nam:

Hồ-Sơ Chủ-Quyền Quốc-Gia Việt- Nam 

Hội Sử-Học Việt-Nam

Human Rights Vietnam - Human Rights Activist

Lá Thư Úc-Châu

Lịch-Sử Việt-Nam Cận-Đại:  

Lịch-Sử Việt-Nam Ngàn Xưa:

Ngàn Năm Thăng Long (1010 - 2010)

Nghĩa-Trang Quân-Đội Biên-Hòa

Nguyên-Tử Của Việt-Nam Và Quốc- Tế

Người Dân Khiếu-Kiện:

Phụ-Nữ, Gia-Đình, Và Cuộc Sống:

Quốc-Tế:

Sitemap:

Tiền-Tệ Việt-Nam:

Tin Nhắn, Tìm Thân-Nhân Mất-Tích, Mộ Tìm Thân-Nhân:

Tin-Tức Thời-Sự Việt-Nam:

Thư-Tín:

Tư-Tưởng Phật-Giáo:

Tưởng-Niệm 50 Năm Anh-Hùng Ngô-Đình-Diệm, Anh-Hùng Ngô-Đình-Nhu Vị-Quốc Vong-Thân 1963-2013:

Tưởng-Niệm 50 Năm Hòa-Thượng Thích-Quảng-Đức Tự-Thiêu 1963-2013:

Trang Thơ Văn Mai-Hoài-Thu:

Trang Thơ Văn Minh-Vân:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Chí-Thiện:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Khôi:

Trang Thơ Văn Nguyễn-Thị-Thanh:

Trang TL Nguyễn-Việt Phúc-Lộc:

Trang Nhật-Hồng Nguyễn-Thanh-Vân:

Trang Thơ Văn Phạm-Ngọc-Thái:

Trang Thơ Văn Phan-Văn-Phước:

Trang Thơ Văn Quê-Hương:

Trang Thơ Văn Thanh-Sơn:

Trang Thơ Văn ThụcQuyên:

Trang Thơ Văn Vĩnh-Nhất-Tâm:

Truyện Dài Thời Chiến-Tranh Việt-Nam (Ebooks):

Văn-Hóa Tộc Việt:

Weblinks:

 

 

Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam 

Anh-Hùng Lê-Quang-Bá

Tổng-Thống Lê-Quang-Bá

ÔNG Lê-Quang-Bá là người Tam-Kỳ, tỉnh-lỵ Tỉnh Quảng-Tín của Việt-Nam Cộng-Hòa.

Tam-Kỳ, nằm ngay trên Quốc-Lộ số 1, là điểm-giữa của chiều dài lĩnh-thổ hình chữ S nước ta.  Sau quốc-biến 30-04-1975, Việt-Cộng sáp-nhập Tỉnh Quảng-Tín vào Tỉnh Quảng-Nam--Ðà-Nẵng, và Thị-Xã Tam-Kỳ trở thành một thị-trấn thuộc Huyện mang cùng tên của Tỉnh mới này; thế nhưng phần đất dân-cư đông đúc nhất và sinh-hoạt náo-nhiệt nhất trong địa-hạt của Tỉnh cũ vẫn là thị-trấn Tam-Kỳ.

Tôi có đến Tam-Kỳ nhiều lần.  Tuy mỗi Tỉnh có những đặc điểm riêng của nó; nhưng những đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở đây là, dù Quảng-Tín là một Tỉnh mới được thành-lập trong vòng hai thập-niên sau cùng đầy khó-khăn và nguy-hiểm của chiến-tranh khắp Miền Nam, nhưng nó cũng đã được xây dựng và thiết-trí cho, đầy-đủ những cấu-trúc và cơ-sở sinh-hoạt căn-bản, nhất là ở Tam-Kỳ, tương đương hoặc có phần nào trội hơn so với một số tỉnh-lỵ cố-cựu khác của nước nhà .  Tam-Kỳ không những chỉ vươn lên cho bản-thân mình là một Thị-Xã nằm ngay trên trục lộ giao-thông chính, mà còn làm đầu tàu, với cương-vị một tỉnh-lỵ, lôi kéo các Quận khác, và cả các Xã+Thôn trực-thuộc, miền đồng-bằng cũng như miền sơn-cước; phát-triển nhanh theo với đà tiến-triển của tình-hình chính-trị, kinh-tế, văn-hóa, xã-hội chung.  Ðặc-biệt là về mặt chiến-lược quốc-phòng, Tỉnh Quảng-Tín mà trung-tâm là Tam-Kỳ đã góp phần và chia sớt gánh nặng với các Tỉnh Quảng-Nam và Quảng-Ngãi của Vùng I, và Kontum của Vùng II, trong nhiệm-vụ phân-tán và tiêu-hao lực-lượng cộng-sản Bắc-Việt trên đường xâm-nhập vào Nam, giảm-thiểu tiềm-năng của địch trước khi chúng có thể kéo xuống tập-trung và tăng-cường ở vùng Ba Biên-Giới Việt-Miên-Lào hầu từ đó xuất-phát và yểm-trợ cho các mũi tấn-công xa hơn và sâu hơn vào Vùng II và Vùng III.

Chiến-tranh đã đẩy người dân tự tìm lối thoát, bằng nhiều hướng đi, trong đó có một hướng nhằm thỏa-mãn nhu-cầu thể-xác, và một hướng nhằm đáp-ứng khát-vọng tinh-thần.

*

Thời-gian liền trước biến-cố 1975, Tam-Kỳ được chú ý nhiều một phần nhờ có phong-trào "tình cho không, biếu không", được tiêu-chuẩn-hóa và hệ-thống-hóa qua cái gọi là "Tamecalo (ta-mê-ca-lô)."  Dư-luận đồn rằng, ở cái tỉnh-lỵ trẻ-trung này, có một thiếu-phụ trẻ đẹp vợ góa của một sĩ-quan cấp tá, đã tạo nên giai-thoại cho một thời.  Mất chồng trong thời chiến, người thiếu-phụ ấy hiểu rõ tâm-trạng của những bạn gái đồng cảnh-ngộ, nên tự mình đi tiên-phong, và thuyết-phục các góa-phụ tử-sĩ khác, mở rộng vòng tay tiếp đón các nam-chiến-sĩ, làm hết những gì có thể làm được, để sưởi ấm lòng những đấng mày râu mà giờ phút này còn là những thân-xác nam-nhi nồng cháy yêu đương nhưng biết đâu giờ phút sau sẽ trở thành những hình-hài bất động vô-tri dù được phủ liệm dưới lá quốc-kỳ.  Song le, tuy nợ tang-bồng không là của riêng của ai, nhưng chinh-khách thì quá nhiều, nên các thiếu-phụ giàu-lòng-thương-người ấy chỉ dành riêng đặc-tình kia cho sĩ-quan cấp tá mà thôi ...  Dường như về sau những nguồn an-ủi đó không còn hạn định trong giới góa chồng mà đã lan rộng ra cả các giới vắng chồng và chưa chồng.  Có điều, tiêu-chuẩn cấp tá thì vẫn giữ nguyên; bởi thế, có nhiều sĩ-quan cấp tá dù còn độc-thân hay đã có-vợ có-con đùm đề, cả ở địa-phương lẫn từ nơi khác lần mò đến, rộn-rịp hưởng-ứng đến nỗi người dân bắt chước cái lối đặt tên-tắt của các công-ty thương-mại & kỹ-nghệ ở Sài-Gòn mà đặt tên cho cái hội "ái-hữu" ấy là Tamecalo, có nghĩa là "Tá Mê Cái L..."

*

Bên cạnh cái xu-hướng yêu-cuồng sống-vội trong đời sống vật-chất ấy, Tam-Kỳ vẫn có cái ý-chí vươn lên trong đời sống tinh-thần.  Về mặt tín-ngưỡng, ngoài các tôn-giáo lớn đã phát-triển khắp nơi, như Phật-Giáo, Ky-Tô-Giáo, Tam-Kỳ là một trong số ít những Thị-Xã tuy dân-số khiêm-tốn mà cũng có cơ-sở Phật-Giáo Hòa-Hảo, và có một tổng-số tín-đồ Ðạo Cao Ðài khá đông; riêng về Cơ Ðốc-Giáo mà hệ-thống chính-yếu phổ-quát khắp nước thuộc hệ-phái Liên-Minh Cơ Ðốc-Nhân và Truyền-Giáo-Gia (CMA: Christian and Missionary Alliance), Tam-Kỳ cũng có cả những giáo-phái Tin Lành khác mà thường thì chỉ thấy ở các thành-phố lớn như Sài-Gòn, Ðà-Nẵng mà thôi.

THÁNG 4 năm 1982, tôi được đưa từ Trại "Thanh-Liệt" ở ngoại-ô Hà-Nội vào Trại Hội-An thuộc Tỉnh Quảng-Nam Ðà-Nẵng.

Vào thời-gian ấy, ông Lê Quang Bá không còn; nhưng những sự-tích về ông thì vẫn còn được các tù-nhân bị giam lâu ngày ở Trại này nghe thấy và kể lại cho người khác cùng nghe.

Ông Lê-Quang-Bá là một nhân-vật quen-thuộc đối với Hội-Thánh Tin Lành địa-phương.  Các nhà lĩnh đạo tinh-thần thì rao giảng là không xen lấn vào công việc của chính-quyền và cũng không khuyến-khích tín đồ hoạt-động chính-trị; nhưng ông Bá thì là con dân của đất nước, đồng-bào của toàn dân; ông không thể tự tách mình ra khỏi đại-khối quốc dân.

Cuối tháng 3 năm 1975, sau khi Việt-Nam Cộng-Hòa rút khỏi Tỉnh Quảng-Trị rồi Tỉnh Thừa-Thiên ở phía Bắc, cộng-sản vào chiếm Tỉnh Quảng-Tín ở phía Nam, thì con đường huyết-mạch Quốc-Lộ số 1 bị cắt đứt, dân-chúng Vùng I bị tách lìa ra khỏi Miền Nam, ngoại-trừ một thiểu-số có phương-tiện và cơ may di-tản được bằng tàu-thủy hoặc tàu-bay .  Ðồng-bào bị kẹt lại khiếp đảm trước cảnh Việt-Cộng chém đầu, chặt tay, đóng đinh vào chân của những nhân-viên, và của cả những thường dân bị nghi là cộng-tác-viên, của Chính-Quyền Quốc-Gia, không may bị lọt vào tay kẻ thù đến gieo rắc tang-tóc oan-khiên trong Tỉnh mình.

Ông Lê-Quang-Bá không đi lánh nạn như một số công-chức, chính-khách, Dân-Biểu, quân-nhân, và thân-nhân của họ, cùng với những thường dân mà đời sống tinh-thần và vật-chất đã gắn liền vào chế độ Việt-Nam Cộng-Hòa, sợ nếu ở lại thì sẽ bị Việt-Cộng sát-hại, đọa đầy .  Ông là một nhân-sĩ độc-lập, không có chân trong guồng máy Chính-Quyền Quốc-Gia, và lại là người đã lớn tuổi, xưa nay không hề làm gì bị tai-tiếng; có uy-tín và được đồng-bào sở-tại mến thương, có con cháu sinh sống lương-thiện tại địa-phương; bản-thân có tài-sản riêng đủ để tự nuôi sống mình.  Ông không đành dứt bỏ thân-nhân, bạn bè, những nét mặt, những giọng nói, nhà cửa, đất đai, khu phố, bầu trời, môi-trường và nếp sống quen thuộc tưởng như đã là một phần của chính cơ-thể ông, cuộc đời ông.

Nhưng, cộng-sản đến là đất trời đảo lộn, mọi sự đều đổi thay.  Mọi người đều bị bắt buộc phải gò ép lời nói, việc làm, và cả ý nghĩ, tình cảm, theo một chiều hướng nhất định cho phù-hợp với chủ-trương đường-lối của đảng và nhà-nước “nhân dân”.  Cuộc đổi đời không chừa một ai .  Bao nhiêu sách quý, báo hiếm, kinh-kệ, tài-liệu, kỷ-vật, kể cả thư-từ, hình-ảnh, bằng-cấp, giấy tờ hộ-tịch, đều bị những kẻ mọi-rợ đui điếc vơ vứt vào thùng chứa "văn-hóa-phẩm nô dịch và đồi-trụy" đem đi tiêu-hủy sạch trơn.  Nhà cửa bị tịch-thu, của-cải bị tước đoạt, nghề-nghiệp bị hạn-chế, học-vấn bị cản-trở, tự do bị cấm đoán, tư-tưởng bị đàn-áp, nhân-phẩm bị chà đạp, sinh-mệnh bị rẻ-rúng.

Bản-thân ông Lê Quang Bá, về phương diện vật-chất, đã rõ-ràng trở thành nạn-nhân của chế độ vô-sản chuyên-chính; và về phương diện tinh-thần thì ông Bá thuộc thành-phần trí-thức tiểu-tư-sản phản động, kẻ thù cần phải triệt-hạ của giai-cấp bần-cố-nông "giác-ngộ cách-mạng".  Nhưng, cá-nhân ông Bá dù có bị thiệt-thòi đau đớn bao nhiêu cũng không đáng kể vào đâu so với nỗi mất-mát tàn-mạt khốn-khổ điêu-linh vô cùng lớn-lao mà đại đa-số đồng-bào khắp nước bỗng-nhiên phải hứng chịu .

Ðó là lý do ông Lê Quang Bá quyết định dấn thân "làm một việc gì" cho Quốc+Dân.

Thế là, dĩ-nhiên trong bóng tối, để tránh né tối đa tai+mắt của kẻ thù, ông Bá đã bí-mật thành-lập được một tổ-chức khởi-nghĩa, nhằm lật đổ guồng máy đảng và nhà-nước cộng-sản, khôi-phục lại chính-quyền cho phe Quốc-Gia .

Trong những năm cuối thập-niên 1970 bước qua đầu thập-niên 1980, Tam-Kỳ của Tỉnh Quảng-Tín cũ, cũng như nhiều thành-phố và thị-trấn khác trên toàn-quốc, đã là một địa-bàn hoạt động chống Cộng của người dân thuộc mọi thành-phần, dưới nhiều hình-thức khác nhau .  Những chiếc phi-cơ phản-lực cỡ lớn hằng ngày bay ngang qua bầu trời Tỉnh nhà, mà dân-chúng tin là B-52 của Mỹ với ý đồ sẽ dội bom dọn vùng cho Nhảy Dù đổ bộ xuống đẩy lui quân Bắc-Việt xâm-lăng; những vụ Việt-Cộng hành-quyết công-khai để "trừng-trị điển-hình" các phần-tử "phản động hiện-hành"; những hành-khách xe đò được gặp kháng-chiến-quân Việt-Nam Cộng-Hòa trên các đường đèo hẻo lánh; những chuyến vượt biển bị lộ, và những ghe nào đã đi lọt được; những đàn cá từ trên rừng núi trôi về còn sống nhưng chỉ còn trơ bộ xương hoặc bị lở-loét thịt da, do chất độc của Liên-Xô mà Việt-Cộng dùng để đương đầu với Fulro; Fulro người Kinh nay đã kiểm-soát vùng biên-giới và liên-kết với du-kích Wong Pao của Lào và đồng-bào Thượng ở vùng giáp-ranh Việt-Nam--Cam-Pu-Chia; những tin đồn về "Ðảng Rồng Ðen", về Phục-Quốc-Quân từ Thái-Lan về, về tàu thủy Mỹ vào đánh các đồn Công-An Biên-Phòng, về trực-thăng Mỹ đến bốc các nhân-vật Quốc-Gia; vân vân.  Tình-hình đó khiến mọi người như đang sống trên dầu-sôi lửa-bỏng, nhất là sau khi Việt-Cộng phá vỡ tổ-chức "Việt-Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng" ở Ðà-Nẵng, là một lực-lượng có chiến-khu trong rừng núi Tỉnh Quảng-Nam, và một tổ-chức chính-trị khác tại Huế, xử-tử nhiều lĩnh-tụ chống cộng, bắn giết và bắt-bớ tù đày hằng trăm đảng-viên.

Trong bối-cảnh lịch-sử ấy, ông Lê Quang Bá đã khéo-léo che đậy cơ-sở của mình, không trùng-lập hay dẫm đạp lên các chi-nhánh của các đoàn-thể bạn, cho nên các tin-tức mà Việt-Cộng khai-thác được từ các vụ án phá vỡ những tổ-chức khác, hoặc những cá-nhân "bạo-loạn" khác, đều không phương-hại gì đến sự an-toàn của tổ-chức và nhân-sự của ông.

Ðiểm nổi bật hơn hết là, ông Bá quan-niệm rằng chính-thể Việt-Nam Cộng-Hòa là một thực-thể hợp-pháp trước cộng đồng thế-giới, nay dù cá-nhân Tổng-Thống hay cơ-cấu Chính-Quyền liên-hệ có bị vây khốn, thì đó chỉ là hậu-quả tạm-thời của việc đối-phương tráo-trở vi-phạm Hiệp Ðịnh Paris, cho nên phải có một cơ-cấu khác, lâm-thời thay thế Chính-Quyền Việt-Nam Cộng-Hòa, để tiếp-tục công cuộc chống cộng, phục-hồi Chính-Quyền Quốc-Gia .  Do đó, tuy các nhà chính-trị chống Cộng đều mong được sự tiếp tay hậu-thuẫn của Hoa-Kỳ, nhưng các nhân-vật khác thì chỉ tổ-chức và điều-hành đoàn-thể của họ như một đảng-phái chính-trị hoặc một lực-lượng chiến đấu vũ-trang; còn ông Bá thì vừa hành-động phối-hợp chính-trị & quân-sự như thế, vừa thành-lập một mô-thức Chính-Quyền quy-ước, và dựa vào đó để trực-tiếp vận-động ngoại-giao với bên ngoài, nhất là Chính-Phủ Hoa-Kỳ.

Trong mục-đích đó, ông Lê Quang Bá đã cử một chiến-hữu, là người anh của một người con rể của ông, làm đại diện chính-thức, với tư-cách Ủy-Viên Ngoại-Giao của bộ máy Chính-Quyền Quốc-Gia Lâm-Thời ấy, mang ủy-nhiệm-thư cùng hồ-sơ tài-liệu và thư riêng của Chủ-Tịch Lê Quang Bá gửi Tổng-Thống Mỹ, sang tận Thủ Ðô Hoa-Thịnh-Ðốn để hội-kiến với Tổng-Thống Hiệp-Chủng-Quốc và các quan-chức Hoa-Kỳ cũng như các nước Ðồng-Minh.

Theo kế-hoạch của ông Bá thì vị đại diện ấy sẽ ra Ðà-Nẵng, đáp xe lửa vào Sài-Gòn, rồi từ trong Nam kiếm đường vượt biên hoặc vượt biển ra Thế-Giới Tự Do .  Sở-dĩ phải vào Nam chứ không dùng ghe xuất-phát từ các bãi biển dọc Miền Trung là vì các nhân-vật chủ-chốt trong tổ-chức của ông Bá đều là người có tên tuổi ở địa-phương, đi đâu đồng-bào cũng sẽ nhận ra; mà trong chuyến đi này thì viên sứ-giả ấy phải mang theo ít nhất là một cái cặp đựng mật-thư, nhiều tiền hoặc vàng, và có thể là cả một bộ lễ-phục nữa; nếu bị đồng-bào nhận ra thì có thể sẽ có người xin đi theo gây vướng-víu dễ bị lộ, hoặc có người hãm-hại hầu cướp của, thế là người ở nhà sẽ bị bắt điều-tra vì có thân-nhân "bỏ trốn ra nước ngoài trái phép" là một hành-vi mà Việt-Cộng ghép vào tội "phản-quốc", tạo cơ nguy cho âm-mưu sớm bị phanh phui .

Về đường-sắt thì, ngoài rất nhiều tụ điểm khác, các sân ga xe lửa cũng là nơi tập-trung nhiều thành-phần thiếu may-mắn.  Phu khuân-vác giành-giật hành-lý của hành-khách, kẻ gian cũng xen vào cướp bóc, móc túi, đoạt cả xách tay, đồng-hồ, dây chuyền, vòng, nhẫn, hoa-tai của người đi tàu lẫn người đón đưa .  Hành-lý trong toa cũng bị lấy cắp một phần hoặc nguyên bao, nguyên thùng, ném qua cửa sổ, lăn xuống bục lên/xuống dù trong lúc tàu đang chạy nhanh. Giới con-buôn thường-xuyên dùng xe-lửa di-chuyển hàng-hóa giữa Sài-Gòn và các Tỉnh Miền Trung, Miền Bắc hồi đó đều coi ga Nha-Trang là một trong những ga có nhiều kẻ cắp, kẻ cướp nhất.

Tuy nhiên ông Bá và viên đại diện tin chắc là sẽ không gặp rủi-ro, vì người-trong-cuộc đã có ý-thức đề-cao cảnh-giác, vả lại không mang hàng-hóa kềnh-càng, chỉ một cái túi đi đường và một cái cặp cầm tay, thì có đủ sức giữ kỹ đến cùng.

Vị "sứ-giả" của tổ-chức Chính-Quyền Lâm-Thời Lê Quang Bá đáp xe lửa từ Ðà-Nẵng vào Sài-Gòn như đã được hoạch định.

Rồi, vì đi đường xa mỏi mệt, cũng như nhiều khách cùng toa, ông ta ngả lưng xuống nghỉ, với cái cặp được cẩn-thận lót dưới đầu .

Khi tàu đến ga Nha-Trang, những hành-khách cũ rời tàu và những hành-khách mới lên tàu, cùng với các thân-nhân lên đón/đưa và các người bán đồ ăn+uống hoặc đồ dùng lặt-vặt, tạo nên một cảnh chen lấn xô-bồ, giúp kẻ gian tha-hồ lợi dụng để cướp giật.

Và vị ủy-viên ngoại-vận của tổ-chức Lê Quang Bá đã bị kẻ gian giật mất cái cặp đựng hồ-sơ tài-liệu bí-mật quốc-sự dù được ông-ta vừa kê đầu lên, vừa đặt tay đè lên.

Thấy ông-ta hốt-hoảng len-lách để chạy theo, hòng giật lại cái cặp của mình, các hành-khách đồng-hành liền thò đầu ra cửa sổ toa tàu, la lớn "Cướp! Cướp!", và chỉ cho mấy nhân-viên Công-An đứng ở gần đó rượt theo chận bắt tên cướp vừa mới nhảy xuống khỏi tàu.

Do đó, Công-An Việt-Cộng bắt được tên cướp, lấy lại được cái cặp, và mời người bị cướp xuống ký giấy tờ nhận lại tài-sản của mình.

Tất-nhiên Công-An mở cặp ra xem, thấy rõ bên trong có đựng những gì; và kết-quả là vị đại diện của tổ-chức Lê Quang Bá bị bắt, cuối cùng bị giải-giao ra cho Công-An Tỉnh Quảng-Nam--Ðà-Nẵng chấp-lý.

Trong thời-gian bị "cải-tạo", tôi bị Bộ Công-An (Nội-Vụ) Việt-Cộng cùng với các phái đoàn phản-gián Hung-Gia-Lợi, Ba-Lan, và cả Liên-Xô, thẩm-vấn nhiều lần về các đường dây nội-tuyến mà tôi đã tổ-chức được, hoạt động ngay trong nội địa Ba-Lan và Hung-Gia-Lợi .  Bởi thế, tôi đã bị đưa-đi đưa-lại giữa các Trại "Cải-Tạo" với các Trại Tạm-Giam ở Ðà-Nẵng, Hội-An, Hòa-Sơn, Hà-Nội, nhiều lần.  Tại mỗi Trại tôi lại bị chuyển qua nhiều buồng.  Nhờ đó, tôi đã gặp được nhiều người thuộc nhiều giới đáng kể.

Do kinh-nghiệm nghề-nghiệp cũ, tôi đã phối-kiểm vụ án Lê Quang Bá qua nhiều nguồn tin thân-tín, gồm cả những người đã có mặt tại Trại Kho-Ðạn thời-gian ông Lê Quang Bá và đồng nhóm mới bị bắt về tạm giữ tại đây, và Trại Hội-An sau khi họ được chuyển tiếp vào đây; thí-dụ: Trần Văn Thanh, là một cựu Trưởng Phòng Cảnh-Sát Ðặc-Biệt Thị-Xã Ðà-Nẵng dưới thời Ðệ-Nhất Cộng-Hòa; Lê Viết Châu, là một người tự-nguyện làm mật-báo-viên cho tôi trước năm 1975, nay ở tù vì tội vượt biển nhưng được Ban Giám-Thị cho phục-vụ trong toán cấp dưỡng, đem cơm nước đến cho can-phạm cấm-túc trong các buồng; Ðặng Công Trứ, là một thiếu-tá Không-Quân Việt-Cộng tại Ðà-Nẵng, bị bắt vì chủ-mưu tổ-chức gây "bạo-loạn", dự định ném bom các căn-cứ quân-sự khắp nước để mở đầu cho một cuộc binh-biến lật đổ tặc-quyền Việt-Cộng vào dịp Nô-En 1979; v.v...

Cùng bị bắt với ông Bá, có cả trăm người khác, bị tra-vấn suốt ngày đêm.  Ðiều đặc-biệt là Việt-Cộng chú-trọng hỏi về CIA, về các đường dây trao đổi tin-tức của dân-chúng giữa Việt-Nam với Hoa-Kỳ, về các phần-tử trước kia có nhiều quan-hệ mặt-này mặt-nọ với Mỹ.  Có nhiều lần chúng bàn-tán với nhau về một số can-phạm mà chúng gọi là "Tổng-Thống", "Ngoại-Trưởng", "Tổng-Trưởng", v.v...

Nói chung, vụ án Lê Quang Bá có tầm quan-trọng đặc-biệt nên Bộ Nội-Vụ Việt-Cộng đã trực-tiếp điều-tra xét hỏi; và vì mật-thư cùng các hồ-sơ tài-liệu định được đưa qua cho Tổng-Thống Hoa-Kỳ đều được viết bằng chữ Anh, trong đó ông Lê Quang Bá là "President", người bị lộ diện tại ga Nha-Trang là ủy-viên về "Foreign Affairs", v.v... nên các phiên dịch-viên của Việt-Cộng dịch thế nào mà ông Bá được chúng xem là "Tổng-Thống", người ấy là "Ngoại-Trưởng", và các thành-viên khác của tổ-chức ấy là "Tổng-Trưởng", "Thứ-Trưởng" Bộ này, Bộ kia, v.v...

Khác với các tổ-chức chống Cộng khác, tỷ như "Việt Nam Dân-Tộc Cách-Mạng Ðảng" của kỹ-sư Nguyễn Văn Bảy ở Ðà-Nẵng, nhóm của tiến-sĩ Nguyễn Nhuận ở Huế, v.v... mà Việt-Cộng đã đưa ra xử án công-khai; lần này Việt-Cộng mở một phiên tòa đặc-biệt ngay trong khuôn-viên Trại Tạm-Giam Hội-An, nhưng không cho "trại viên" tham dự như vào các trường-hợp khác, và đã tuyên án ông Lê Quang Bá tử-hình, các chiến-hữu của ông thì người tù chung-thân, người 20 năm, v.v...

Thế rồi ông Bá đã bị xử bắn, cũng ngay trong Trại Hội-An, giống như trường-hợp Ðặng Biên, một anh-hùng Nhân Dân Tự-Vệ nổi tiếng của Tỉnh Quảng-Nam.

Vụ án Lê Quang Bá sau đó đã được đồng-bào khắp Tam-Kỳ, Hội-An, Ðà-Nẵng, và cả các Tỉnh ở Miền Trung, biết rõ.  Nhưng khi ông bị hành-quyết thì các can-phạm bị nhốt trong Trại, trong hoàn-cảnh bị bưng-bít, đã không được biết kịp thời để cùng nóng sốt nhỏ lệ khóc thương một Chiến-Sĩ của Tự Do, Dân-Chủ và Nhân-Quyền ngay vào giờ phút thiêng-liêng Người vì nợ nước vĩnh-viễn ra đi.

"Bất câu thành bại luận anh-hùng!"

Nhưng trong trường-hợp ông Lê Quang Bá, tôi tin rằng ông chỉ là một nhà ái-quốc, chỉ thuần-túy nhắm vào sứ-mệnh cấp-thiết trước mắt là tháo gỡ ách cộng-sản cho đồng-bào, và đã chỉ nằm xuống trong lòng Ðất Mẹ như một đứa con yêu của Quốc+Dân, chứ không phải là một chính-khách dung-tục cốt mưu-cầu địa-vị Tổng-Thống cho bản-thân mình, như một số các nhà hoạt động chính-trị khác, hoặc như Việt-Cộng đã cố-tình gán-ghép cho ông.

Lê-Xuân-Nhuận @ Trúc-Lâm Yên-Tử

Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử

Live Traffic Feed

free counters
un compteur pour votre site