lịch sử việt nam
Trúc-Lâm Yên-Tử (07-09-2009) - Chuyên-mục Địa-Linh Nhân-Kiệt Của Việt-Nam được thành lập nhằm vinh-danh những anh-hùng, anh-thư đã dầy ân đức đối với đất nước và dân-tộc Việt-Nam qua nhiều thời đại.
***
Ai Giết Tướng Nguyễn Văn Hiếu?
Cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trả lời về cái chết của Tướng Hiếu
Lời Bàn :
Người đặt câu hỏi đã nêu vấn đề một cách không chính xác: Tướng Hiếu chết ngày 8 tháng 4 năm 1975 chứ không phải ngày 21 tháng 4 gần kề ngày Long Khánh thất thủ.
Ông Thiệu coi bộ lợi dụng sự sai sót này, chứ không chịu đính chính, để có bề thế không phải trả lời một câu chất vấn được đặt ra một cách hơi mơ hồ.
Nếu đúng như ông Thiệu nói là phục tài Tướng Hiếu đến mức độ có ý định đem về cạnh bên mình để xử dụng, sao ông không thực hiện điều đó trước và sau khi Phó Tổng Thống Hướng xin dành dùng đến Tướng Hiếu cho công cuộc bài trừ tham nhũng; trước, như khi Tướng Đỗ Cao Trí đề nghị giao cho Tướng Hiếu nắm Quân Đoàn III thay ông khi Tổng Thống Thiệu cử ông đi nắm Quân Đoàn II thay Tướng Lãm vào tháng 2 năm 1971, và khi ông cách chức Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 sau trận Snoul và đẩy đi Quân Đoàn I cho ngồi chơi sơi nước trong chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I; và sau, như khi Tướng Thuần xin dùng tài Tướng Hiếu trong chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, và khi ông Thiệu hai lần thay Tư Lệnh Quân Đoàn III với Tướng Đống rồi Tướng Toàn mà lại không cử Tướng Hiếu.
Ông Thiệu cố ý không hiểu lời buộc tội giết Tướng Hiếu của người đặt câu hỏi nói là ông sợ Tướng Hiếu sẽ loại trừ Tướng Quang và vây cánh của ông, sau khi ông nhường chức Tổng Thống lại cho ông Hương. Thay vào đó ông lấn áp tư tưởng bằng cách nhấn mạnh là ông có quyền hành tuyệt đối tùy tiện muốn thay đổi hay cho giải ngũ bất cứ vị tướng lãnh nào và do đó không cần phải dùng tới thủ đoạn để trả thù.
Đồng thời khi quả quyết điều này, ông gián tiếp nhìn nhận là Tướng Hiếu bị ám hại chứ không phải vì sơ ý bị súng cướp cò gây nên tai nạn.
Ông nói là ông có cảm tình và quý trọng Tướng Hiếu vì là một "người tài, ngay thẳng và rất là trong sạch" nên không có lý do gì để mà đi "trả thủ một cách hèn nhát". Điều này đúng khi ông chưa dở chứng tham quyền cố vị ghế tổng thống. Chứ còn khi ông đã ham quyền chức lãnh tụ quốc gia và đã bao quanh mình với những quần thần tham nhũng thì tránh sao khỏi khiếp sợ trước nguy cơ của một "người tài, ngay thẳng và rất là trong sạch" có thể phương hại đến những tham vọng của mình và nhất là khi biết mình kém tài, lươn lẹo và rất tham nhũng.
Ông Thiệu đã lợi dụng thời gian hỏi đáp giới hạn và eo hẹp để làm như không sợ đối mặt với lời buộc tội và nhân cơ hội giải trình với một lời đáp vu vơ, vô tội vạ.
Đừng nghe những gì ông Thiệu nói. Hãy xem những gì ông làm.
Xin thêm một nhận xét là hình như ông Thiệu coi bộ lúng túng khi bất thần bị đặt câu hỏi và buộc tội về cái chết của Tướng Hiếu: ông ngần ngừ không trả lời được ngay khi người đặt câu hỏi dứt lời, tìm cách tranh thủ thời gian suy nghĩ, bằng cách thì thầm nhỏ to đối thoại với hai người ngồi cạnh bên trên bàn chủ tọa:
- "Ông Hiếu nào?"
- "Thiếu Tướng Hiếu."
- "À ?..."
- "Thiếu Tướng Hiếu, Quân Đoàn III, Biên Hòa."
(Đến đây thì ông chấn chỉnh lại được tinh thần và thốt ra:)
- "À, Tướng ..., tôi xin trả lời câu đó."
Đoạn phim này đã được một độc giả mang tên tamdop mách bảo cho từ link youtube (đoạn phim này nay đã bị xoá và thế bằng đoạn phim khác).
Phỏng Vấn Cố Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu - Phần 4-4 - HNC
Nguyễn Văn Tín
Ngày 20 tháng 2 năm 2011
Đang xem báo Trúc-Lâm Yên-Tử
Bài Viết Tin-Tức Thời-Sự Mới Nhất có liên quan đến Lịch-sử Việt- Nam và Lich su viet nam
***
Điện-Ảnh - Thơ Văn - Sáng-Tác - Hồi-Ký - Triết-Học - Truyện
________
- Giới-Thiệu Các Web, Blog Mới - Trúc-Lâm Yên-Tử